Phép thuật cũng được các nhà sưdùng đểtrao cho người nghèo: Chử Đồng Tử được
sưNgưỡng Quang truyền phép thuật bằng một cây trượng và chiếc nón, phút chốc sống
trong cung điện thành quách nguy nga (Nhất DạTrạch- LNCQ), Sư ĐồLê ban cho Man
Nương cây trượng cắm xuống đất có nước cứu dân khỏi hạn hán (Man Nương truyện-
LNCQ). Các tiên nhân giáng thế, thần thánh cũng là những nhân vật trao phép thuật rồi
thoắt biến đi trong chốc lát: tiên nữdạy Tú Uyên phép tiên rồi cảhai cùng bay đi (Truyện
Tú Uyên - Thính văn dịlục, Bích Câu kỳngộ- TKTP); Lã Động Tân ban cho Hà Ô Lôi
phép để được tài giỏi thông minh hơn người (Hà Ô Lôi- LNCQ); Ân vương sai tiên nữMa
Cô ban cho con Thôi Lượng bó lá ngải chữa bướu (Việt Tỉnh Truyện-LNCQ); ông già trao
cho Trần Lộc phép phật thượng trịyêu quái (Dóng ngựa thi thơ-CDTK).
155 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hoá tâm linh trong văn xuôi trung đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều đình nhưng rất linh
thiêng, có thể ban phúc hay giáng họa cho dân. Có thể đó là những thần có lai lịch như: Lĩnh
hầu Ngô Phúc Du trong Liệt phụ Đoàn phu nhân (TTNL), Cô gái họ Nguyễn trong Minh
hôn (HĐTD), Tú Uyên trong Truyện Tú Uyên (Thính văn dị lục), cô Đào trong Cô Đào, chị
em gái trong Đế Thích, Người con gái trong Suối Rắn (CDTK). Hay là những thần không có
lai lịch rõ ràng như: ba mẹ con phu nhân Nam Tống trong Kiền Hải môn từ (VĐUL tục bổ)
và Cần Hải thần (LTKVL), vợ chồng Vũ Phục (Kiến văn tiểu lục), đứa bé trong Đông Liệt
sơn (TTNL). Thậm chí là những thần sinh thời phá phách, chết thần kì như trong Cường
Bạo Đại Vương, Đạp đầu thuồng luồng oai thần hiển hách (CDTK). Thần thiêng được lập
đền miếu còn là những ma quỷ tác quái dân làng với mục đích trấn trị mã tà: Ma cổ thụ
(LTKVL), Hồ tinh truyện, Mộc tinh truyện (LNCQ). Trong tâm thức dân gian dường như
những người bình thường, tầm thường khi chết lại càng thiêng hiển linh. Tuy họ không được
các vương triều phong tặng, thậm chí bị coi là tà thần, nhưng nhân dân vẫn nhớ về họ và
quanh năm lễ vái phụng thờ.
Thần được lập miếu thờ tuy có khác nhau về công tích, đức độ, âm phù... song xu
hướng chung vẫn là tôn vinh sự thiêng liêng của thần mà bất cứ ai cũng phải trân trọng bởi
“chẳng thiêng ai gọi là thần”. Và bao trùm lên hết là nhu cầu về sự chở che. Hành trạng của
các thần theo thời gian đã dần mờ nhạt sau màn sương lịch sử nhưng người dân vẫn muốn
nó hiện ra một cách cụ thể, vật chất giữa cuộc đời. Đó là nguyên nhân sâu xa của việc lập
miếu đền, tạc tượng thần. Những việc làm ấy đều đem lại sự an tâm trong đời sống tinh thần
của mọi người vì “có thờ có thiêng” và vẻ đẹp của thuần phong mỹ tục. Sự hiện hữu của các
miếu đền còn có ý nghĩa là một chỗ dựa tinh thần của dân làng trong cuộc sống quá nhiều
bấp bênh. Cái mà người dân tìm kiếm và đáp ứng lòng mong mỏi của họ không hẳn là một
ông thần cụ thể mà là niềm tin của họ được đáp ứng, là cái không khí linh thiêng, trang
trọng ở các miếu đền, tượng thần phả vào cuộc sống.
Nhìn một cách khái quát, hiện tượng tâm linh cầu cúng, khấn vái, tế tự là một trong
những biểu hiện văn hóa tiêu biểu của văn xuôi trung đại. Đó vừa là tín ngưỡng, cũng là
phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Nó có nguồn gốc sâu xa trong đời sống, quan
niệm và tư duy của con người và đi vào tâm thức mọi người.
2.1.3. Điềm báo
Trong trí tưởng tượng của người thời trung đại, giữa hai thế giới tâm linh và trần thế,
giữa Thiên và Nhân luôn có một sự “tương cảm” sâu sắc. Người ta rất tin vào lẽ “cảm ứng”
của đất trời với con người qua hiện tượng điềm báo. “Phàm việc một người, một nước cho
đến cả thiên hạ, sắp có việc hay thì tất có điềm hay sinh ra trước, sắp có việc dở thì tất có
điềm dở sinh ra trước” [67; tr754]
Cũng là sự mê tín quỷ thần, tin vào sự dự báo trước sự việc nào đó của thần cho con
người, nhưng khác với mộng, điềm báo hoàn toàn là sự tự phát. Đó là hiện tượng xuất hiện
ngẫu nhiên trong tự nhiên mà con người không thể dùng phương pháp nào để thỉnh cầu quỷ
thần phát tín hiệu được. Hình tượng điềm báo có thể hiện ra ở tai mắt, chân tay con người
hoặc ra cây cối súc vật, hoặc điềm ra mưa gió, mây núi, trăng sao. Với một niềm tin tâm
linh vào trời đất bao la huyền bí, con người dựa vào tính chất đặc điểm của điềm triệu mà
đoán trước việc dở hay, may rủi. Là bộ phận văn học mang đặc điểm văn hóa thời đại, văn
xuôi trung đại đã phần nào chứng minh sự tồn tại của tín ngưỡng này.
Chiếm phần lớn trong các tác phẩm là điềm báo hiện ra ở các hiện tượng tự nhiên
(sóng gió, mây mưa, cây lá, chim muông...) và chủ yếu là loại điềm dữ báo hiệu sự chẳng
lành. Đáng chú ý hơn cả là hiện tượng sóng to gió cả- sự ứng hiện của thần linh trong
LNCQ . Đó là sự xuất hiện của thần Long Đỗ thể hiện vương khí phương Nam trước quan
đô hộ Cao Biền: “Một buổi sáng sớm bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, trong đám mây
ngũ sắc ánh sáng lóe mắt thấy một dị nhân quần áo sặc sỡ, trang sức kỳ vĩ, cưỡi rồng đỏ, khí
thế ngùn ngụt” (Long Đỗ chính khí thần truyện); là oai linh của thần núi Đằng Châu muốn
bái kiến vua Lý Thái Tổ: “một lần vua dạo chơi, tới làng này, thuyền đang đi ở giữa sông
bồng gặp mưa to gió lớn phải dừng thuyền lại” (Khai thiên Đằng Châu thần truyện). Hay đó
là sự hiển linh trợ thuận của thần giúp vua Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành: “tới
cửa biển Hoàn Hải bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, sóng dâng cuồn cuộn, xa nhìn như
núi, ngự thuyền và chiến thuyền đều không thể qua bến được” (Ứng thiên hóa dục hậu thần)
và trong Áp lãng chân nhân (NOML). Hiện tượng giông gió bất thình lình nổi lên cản
đường đi của các nhân vật là điềm báo trước mệnh số ở trần gian: ông Hoàng Bình Chính
sau chuyến đi sứ trở về Nam qua hồ Động Đình gặp cơn giông gió xuýt làm gẫy buồm, đó là
sự ứng hiện của mỹ nhân hồ Động Đình thường hiện về trong giấc mộng báo trước việc ông
mãn hạn trích giáng trở về chốn cũ (Thần Hồ Động Đình - VTTB). Đây cũng là hiện tượng
mà Thiên Tích gặp trong truyện Trà Đồng giáng đán lục (TKML). Câu chuyện về hồ Động
Đình huyền thoại còn được kể lại qua sự linh hiển của con rắn báo oán dòng họ Nguyễn Trãi
khi con trai ông là Anh Võ đi sứ qua đây gặp sóng to gió lớn cản thuyền, đó là điềm hung
báo số mệnh ngắn ngủi của ông chỉ sau khi xong việc nước trở về (Lê Công Trãi -TTNL).
Cơn gió mưa dữ dội giữa đêm ứng với cái chết oan nghiệt của Vô Kị và cũng là điềm dự
báo cảnh điêu đứng của gia đình Nhược Chân vì bị hai hồn ma Hàn Than và Vô Kị tác quái
(Đào thị nghiệp oan ký - TKML); ứng với cái chết định mệnh của Bích Châu khi nàng tự
nguyện thác sinh để bảo toàn cho quân cơ nhà vua giữa biển khơi mù mịt là cơn gió dữ dội.
Trận gió lốc gian tà ấy còn là sự ứng hiện của đô đốc Nam Hải chực cướp đi sinh mệnh
nàng. Đến đời Lê Thánh Tông, linh hồn nàng hiện về qua cơn mưa gió dữ dội báo mộng cho
vua trị tội hung thần và phù trợ vua đánh giặc (Hải khẩu linh từ lục - TKTP). Rõ ràng, mưa
to gió lớn là biểu hiện sự cảm ứng mãnh liệt cơ trời và người vì “ai bảo trong chỗ tối tăm,
trời không soi đến việc ta”. Hiện tượng này cũng được nhắc đến trong ĐVSKTT- Kỷ nhà Lý
(Thái Tổ hoàng đế): Vua thân đi đánh Châu Diễn, khi về đến Vũng Biện vừa trời đất tối
sầm, gió và sấm rất dữ dội và chỉ sau khi đốt hương khấn vái trời thì gió sấm mới yên”.
Người xưa nói: “hòa khí chí tường, quái khí chí dị” tức khí hòa nhã thì điềm lành đem
đến, khí quái lệ thì điềm dữ đưa lại. Sự chiêm nghiệm thiên thời đã được đúc kết. Mưa to
gió lớn, sóng giật gió dữ và cả những đám mây thành hiện thường là sự báo triệu điều hung
dữ. Thấy đạo hắc khí từ phương Đông lấn át ngôi sao xa, nàng Bích Châu nghĩ ngay nó ứng
vào phận phi tần của mình (Hải khẩu linh từ lục). Hàn Tiến thấy đám mây đen sắc nhọn
xuyên giữa mặt trăng biết là điềm chẳng lành, quả bị quân Hiền vương đánh úp; trên điện
của chúa Hiền nhiều lần thấy hiện tượng nhật thực nguyệt thực diễn ra liên tiếp trong nửa
tháng và nhiều hiện tượng thời tiết khác là báo hiệu sự nghiệp nhất thống của Hiền vương
không thành (NTCNDC). Đây cũng là sự lạ được kể trong HLNTC: Tiếng nổ như sấm ở
giếng Tam Sơn mé sau điện rồng và bầu trời tối tăm giữa ban ngày, người cách nhau chỉ
gang tấc mà không thấy mặt ứng vào ngày bị hành hình của thái tử Lê Duy Vĩ do bị vu tội
thông dâm cung nữ (hồi thứ 3), đám mây đen kịt chạy từ Tây Nam và đàn ong đua nhau đốt
vào cổ Chỉnh báo trước vận số của ông trước nhà Tây Sơn (hồi thứ 10); ngược lại bầu trời
trong lành mát mẻ được coi là điềm thái bình khi Trịnh Tông được kiêu binh phò lên ngôi
(hồi thứ 2). Tác giả Nguyễn Xuân Huy trong tác phẩm Duyên Bích Câu khi viết lại Bích
Câu kỳ ngộ đã thuật truyện đồi thông làng Bích Câu: “Đồi thông có phủ mây vàng - Là điềm
có trạng ở làng Bích Câu”. Quả khoa thi năm ấy người làng là Tú Uyên đỗ trạng nguyên.
Sử sách Trung Hoa cũng ghi lại câu chuyện về Tào Phi: lúc sinh ra Tào Phi (con trưởng Tào
Tháo) trên mái nhà có một đám mây ngũ sắc trông như tán lọng phủ cả một ngày không tan,
người đời gọi là khí thiên tử. Quả nhiên sau Tào Phi cướp ngôi nhà Hán lập ra Ngụy Triều.
Còn hiện tượng trời tự nhiên nổi cơn giông, xe tự nhiên gẫy bánh, ngựa đứt dây cương trên
đường từ Mi Ổ tới kinh đô là điềm báo trước cái chết của Đổng Trác.
Điềm lạ còn hiện ra ở chim thú, cỏ cây, sự vật. Người gia đinh đến kỳ có tên trong sổ
Nam Tào sắp bị hổ đảo được báo trước bởi một con chuột ngậm cành lá phủ lên mặt dù đã
mấy lần anh bỏ đi (Cọp báo số mệnh người - CDTK). Cuộc đời oan khiên thảm khốc của
Nguyễn Trãi được báo trước bởi giọt máu của con rắn nhỏ đúng chữ đại và thấm ba tờ giấy
trên trang sách ông đọc (Lê Công Trãi - TTNL). Hình ảnh con quạ khoang bay xuống trước
sân vừa nhảy nhót vừa như có ý muốn mổ chúa Trịnh Tông được cho là điềm có kẻ dưới
mưu hại thật ứng hợp với tình hình đám kiêu binh lộng hành hạ bệ chúa, gây biến loạn trong
phủ (Hồi thứ 4). Đặc biệt, việc quốc biến trong phủ chúa được dự báo qua hàng loạt sự lạ:
Mùa hạ năm 1786, nửa đêm có vật gì mọc lên ở hòn đảo giữa hồ Hoàn Kiếm, đồng thời
trong phủ chúa cũng có vật gì mọc lên từ nóc nhà sáng rực (Kiếm hồ - TTNL); “ngày rằm
tháng một năm Nhâm Dần (1782), ở trong cung bỗng dội ra một tiếng rất to, rền vang đến
hơn một khắc, làm rung chuyển cả trời đất”. “Năm Quý Mão (1783), núi Vua Hùng tự nhiên
sụt xuống hơn hai chục thước. Tháng sáu năm ấy, con sông Thiên Đức cạn hẳn một ngày
một đêm. Năm Giáp Thìn (1784) giữa đêm mùng một tháng mười, trong hồ Thủy Quân,
thình lình có tiếng phát ra như sấm, nước hồ sủi lên sùng sục, sớm mai bao nhiêu tôm cá đều
chết sạch. Cùng trong năm ấy, trên các cây cối trong phủ chúa thường có hàng vạn con quạ
ở đâu kéo đến bay lượn lao xao, ngày đêm kêu gào quang quác. Rồi ở quanh bờ thành phía
ngoài cửa của các phủ đường, bỗng dưng cũng sụt xuống hơn mười trượng” (Hồi thứ 4); lầu
rồng 3 tầng tự dưng sụp đổ cũng báo trước sự thất thế của hoàng tử Toản khi bị Nguyễn Ánh
kéo quân ra đánh (hồi thứ 17) (HLNTC)
Nhiều sự việc tốt đẹp diễn ra cũng chứng thực cho những điềm báo của tự nhiên. Chim
bạch trĩ từ xa bay lại kêu lên 3-4 tiếng là trời cho An Tiêm kế sinh nhai giữa đảo hoang (Tây
qua truyện - LNCQ); chiếc lá đề thơ tự nhiên bay tới trước mặt Tú Uyên báo hiệu duyên
chàng cùng tiên nữ Giáng Kiều (Bích Câu kỳ ngộ- TKTP); sự kiện Minh Vương lên ngôi
được báo trước bởi xá lị bay vào áo khi vua Nhân Vương mất (Trúc Lâm thị tịch - NOML).
Thiền uyển tập anh kể chuyện thiền sư Vạn Hạnh biện giải các điềm Lê suy Lý dấy ngay
trong ngày Lý Công Uẩn đoạt thiên hạ: cây gạo bị sét đánh để lại vết tích chữ viết, quanh
mộ Hiển Khánh đại vương ban đêm nghe tiếng tụng kinh râm ran, cây đa chùa Song Lâm có
vết sâu ăn hình chữ Quốc (Thiền sư Vạn Hạnh).
Những điềm lạ của đất trời không chỉ liên quan đến việc bể dâu nhân thế mà còn là căn
nguyên sự ra đời của con người, nhất là bậc thánh nhân quân tử. Bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm
trứng rồi trăm trứng nở ra trăm con là điềm phi thường mở ra giống dòng người Việt (Hồng
Bàng thị truyện - LNCQ). Người con gái dẫm vào lốt bàn chân trên núi báo trước sự ra đời
của đứa con vừa chào đời đã biết đủ mọi thứ (Đông Liệt sơn - TTNL). Bà mẹ Ngô Kiều
Nương đi chợ ngồi nghỉ dưới gốc đa về mang thai sinh ra nàng, bà mẹ Dương Giới trú mưa
ở cung Tổ Long sinh ra chàng báo trước duyên hai người và tiền kiếp của họ là lân đá và
tinh khỉ (Việt Nam kỳ phùng sự lục). Đặc biệt sự thụ thai kỳ lạ giữa bà mẹ với các loài vật
là điềm báo sự ra đời khác thường và nguồn gốc vũ trụ của các danh nhân. Theo Thiền uyển
tập anh, thiền sư Ngộ Ấn ra đời sau khi bà mẹ ngồi dệt vải bị con khỉ trong rừng ra ôm lấy
lưng bà. Còn Tam Tổ thực lục chép chuyện Sư Tổ Huyền Quang ra đời do bà mẹ đi hái
thuốc gặp con khỉ già mặc áo hoàng bào ôm mặt trời hồng ném vào lòng bà. Vua Đinh Tiên
Hoàng là con của mẹ ông với con rái cá (Đinh Tiên Hoàng- CDTK ).
Sự lạ của cơ trời cũng ứng hợp với giây phút chào đời của các nhân vật. Lúc sinh
Nguyễn Giám Sinh bỗng trong phòng phát hỏa (Nguyễn Giám Sinh ký -CDTK); lúc sư tổ ra
đời trong buồng có ánh hào quang rực rỡ (Tam tổ thực lục). Không chỉ trong truyện mà
trong cả sử sách, nhiều điềm lạ gắn liền với sự ra đời của các vị vua cũng được chép cụ thể.
Về vua Lý Thái Tổ: “trước đấy, ở viện Cảm Tuyền chùa Ứng Thiên Tâm châu Cổ Pháp, có
con chó đẻ con sắc trắng có đốm đen, thành ra hai chữ thiên tử, kẻ thức giả nói đó là điềm
người sinh vào năm Tuất làm thiên tử. Đến đây, vua sinh ra năm Giáp Tuất làm thiên tử quả
nhiên ứng nghiệm [tr236]. Vua Lý Thánh Tông sinh ra do bà mẹ nằm chiêm bao thấy mặt
trăng vào bụng rồi có mang [tr290], vua Lý Thái Tông sinh ra ứng với điềm triệu: “khi vua
mới sinh ở phủ Trường Yên có con trâu của nhà dân tự nhiên thay sừng khác, người có trâu
cho là điềm không lành, lấy làm lo ngại. Có người giỏi chiêm nghiệm cười và nói rằng: “đó
là cái điềm đổi mới thôi” người ấy mới hết lo [tr260]. Vua Trần Thánh Tông sinh ra do Thái
Tông chiêm bao thấy trời trao cho thanh gươm báu rồi hậu có mang [tr432] (ĐVSKTT).
Lam Sơn thực lục cũng chép câu chuyện huyền thoại về sự ra đời của Lê Lợi: “Khi vua
chưa sinh, ở xứ Du Sơn trong làng, thôn sau thôn Như Áng, dưới rừng cây thường có con hổ
đen thân với người chưa từng làm hại ai, đến giờ thìn ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu
(1385) vua sinh, thì từ đấy không thấy con hổ nữa. Lúc vua sinh có ánh sáng đỏ đầy nhà,
mùi hương lạ khắp xóm”. Sử sách Trung Hoa cũng chép đức Khổng Tử ra đời được báo
trước bởi sự xuất hiện con kỳ lân.
Thánh nhân quân tử, họ là người của trời đất, mang tầm vóc vũ trụ nên câu chuyện về
họ có vẻ huyền hoặc đối với người hiện đại nhưng lại được các tác giả trung đại ưa thích sử
dụng và kể lại nhằm nêu lên tính chất phi thường, tính chất vũ trụ của họ như lời bàn của
Ngô Sĩ Liên “thánh hiền sinh ra, tất khắc có thường, đó là do mệnh trời mà sinh, như nuốt
trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân khổng lồ mà dựng nên nhà
Chu” [61,tr63]
Tin vào điềm triệu là một loại tín ngưỡng có thực và khá phổ biến trong đời sống
người Việt. Đó không chỉ là sự chiêm đoán mà còn là sự chiêm nghiệm từ thực tế. Không gì
khác hơn là sự cảm ứng kỳ lạ giữa cơ trời và con người trong mối quan hệ “thiên nhiên
tương dữ”. Hàng loạt hiện tượng điềm báo kể trong các tác phẩm trên đã chứng tỏ lẽ huyền
bí của thiên cơ. Ngoài LNCQ - tác phẩm lượm lặt những chuyện lạ của nước Nam, các tác
phẩm xuất hiện nhiều điềm báo chủ yếu thuộc thế kỷ XVIII-XIX. Điều này chứng tỏ, bối
cảnh xã hội đương thời đối với các nhà nho có quá nhiều bí ẩn cũng như sự bất khả giải mà
con người chỉ có cách duy nhất là tin vào sự huyền bí nhiệm màu của đất trời vạn vật.
2.1.4. Phép thuật, tướng số
2.1.4.1. Phép thuật
Trong thế giới siêu hình của người Việt, các lực lượng thần bí không chỉ tiên tri, định
đoạt phúc họa cho con người mà còn có quyền năng ma thuật làm những việc ngoài khả
năng của người trần (trừ tà ma, hoạn nạn, cải thiện đời sống...). Quyền năng ấy thực hiện
thông qua những nhân vật hữu hình có phép thần thông biến hóa (nhà sư, đạo nhân...). Niềm
tin phép thuật trong các tác phẩm văn xuôi trung đại bao gồm các hình thái: sự biến hóa,
trao phép thuật và làm phép thuật.
Sự biến hóa ở đây là hiểu là sự hóa hình, biến hiện của nhân vật nhờ có phép thuật. Đó
là phép biến hóa của Lạc Long Quân thành trăm hình vạn trạng: yêu tinh, quỷ, rồng, rắn, hổ,
voi... tránh sự lục tìm của Đế Lai (Hồng Bàng thị truyện); biến dạng thành ngư dân để diệt
con ngư tinh linh dị khôn lường (Ngư tinh truyện). Đó còn là sự biến hóa thần kỳ của con
trai phú ông từ đứa trẻ lên ba không biết nói cười bỗng chốc thành thiên tướng đánh thắng
giặc Ân rồi bay về trời (Đổng Thiên Vương truyện, Sóc Thiên Vương sự tích ký); khả năng
tạo ra sương mù và biến thân thành hổ báo của Lê Văn Thịnh nhờ học được bùa chú của
người Man mưu hại vua Lý Nhân Tông, nhưng rồi cũng bị Mục Thận niệm chú mà hiện
nguyên hình (truyện về Mục Thận trong LNCQ và VĐUL ). Trong nhóm truyện về sự biến
hóa này, ngoài các nhân vật là thần linh (Rùa vàng) hay loài yêu tinh biến hoá muôn hình thì
sự biến hóa của các nhân vật được hiểu trước hết do sự ảnh hưởng của Đạo giáo phù thủy.
Mặt khác, phần lớn các truyện kể trong LNCQ đều có tính chất thần thoại và nhấn mạnh
nguồn gốc thần linh của các nhân vật (Lạc Long Quân, Đổng Thiên Vương)
Trong hệ thống tín ngưỡng người Việt, việc dùng bùa phép dường như không phải là
độc quyền của một tín ngưỡng tôn giáo nào bởi ở đây không có tôn giáo nào hoàn toàn
trung thành với nguyên lý khởi thủy của nó. Chúng buộc phải vận động, thích nghi với môi
trường xã hội, và nhất là để phù hợp với nhu cầu tâm linh của người dân. Trong không khí
cởi mở của nền văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, do có những đặc điểm tương đồng, dễ dàng
nhận thấy Đạo giáo in đậm nét trong hiện tượng phép thuật. Đây vốn dĩ là quyền lực trong
tay của các pháp sư, đạo sĩ song trong một số truyện, phép thuật còn được đặt trong khả
năng của nhân vật tiên, vua, nhà sư, thầy học và được trao cho những người thường giúp họ
vượt qua những tình cảnh éo le. Đạo sĩ là những người xuất thế thoát tục, ngao du đây đó
sống với trăng sao sông nước, cây cỏ, luyện thuốc tiên đan để trường sinh bất tử. Họ chủ
yếu tu luyện đắc đạo bằng cách làm việc thiện rồi trở nên bất tử. Và với nhu cầu tâm linh
bình dị của nhân dân là có được cuộc sống hạnh phúc, an bình nên trong tín ngưỡng của họ,
các tiên nhân thường xuất hiện trong những việc làm cứu nhân độ thế này. Đạo sĩ Hồ Công
truyền cho đứa bé chịu đi theo mình thuật chữa bệnh bằng một cây gậy và những câu thần
chú (Động Hồ Công - SCTT). Đỗ Uông được pháp sư chỉ cho thuật diệt yêu tinh trừ họa cho
dân làng bằng chỉ ngũ sắc (Dóng ngựa thi thơ- CDTK). Đặc biệt chân nhân Phạm Viên sau
khi đã đắc đạo thành tiên thường trao phép thuật giúp người, ban cho đạo tử phép chữa bệnh
đau tim bằng treo con cóc lên nhà đuổi ma đi (Thành đạo tử -TTNL), vẽ bùa xin tiền cho
anh làm mướn nghèo để kiếm kế sinh nhai (Kinh thành dung - TTNL), cho bà cô đồng tiền
để được no ấm, cho người ăn xin cây gậy làm kế sống, cho bà lão bán hàng chén rượu để
tránh hỏa tai (Địa tiên - HĐTD).
Phép thuật cũng được các nhà sư dùng để trao cho người nghèo: Chử Đồng Tử được
sư Ngưỡng Quang truyền phép thuật bằng một cây trượng và chiếc nón, phút chốc sống
trong cung điện thành quách nguy nga (Nhất Dạ Trạch - LNCQ), Sư Đồ Lê ban cho Man
Nương cây trượng cắm xuống đất có nước cứu dân khỏi hạn hán (Man Nương truyện -
LNCQ). Các tiên nhân giáng thế, thần thánh cũng là những nhân vật trao phép thuật rồi
thoắt biến đi trong chốc lát: tiên nữ dạy Tú Uyên phép tiên rồi cả hai cùng bay đi (Truyện
Tú Uyên - Thính văn dị lục, Bích Câu kỳ ngộ - TKTP); Lã Động Tân ban cho Hà Ô Lôi
phép để được tài giỏi thông minh hơn người (Hà Ô Lôi - LNCQ ); Ân vương sai tiên nữ Ma
Cô ban cho con Thôi Lượng bó lá ngải chữa bướu (Việt Tỉnh Truyện-LNCQ); ông già trao
cho Trần Lộc phép phật thượng trị yêu quái (Dóng ngựa thi thơ-CDTK).
Không chỉ trao phép thuật, các thần nhân còn xuất hiện trực tiếp làm phép thuật cứu
giúp người đời: trong tình thế nguy cấp, vị thần nhân cưỡi rồng tháo vuốt trao cho Triệu Việt
Vương gắn vào mũ đâu mâu làm giặc tan vỡ (Long trảo khước lỗ truyện); dị nhân làng Hạ
Bì nuốt lông trâu trở nên lặn giỏi phá thuyền giặc dễ dàng (Hạ Bì dị nhân ký) (LNCQ); dị
nhân xuất hiện đúng lúc giúp Ngọc Liễu chuyển thế cờ từ thua thành thắng và báo trước cho
biết việc triều chính để tránh tai vạ khi nhà Mạc mất (Nguyễn Kính - VTTB). Có khi họ xuất
hiện đúng trong hình dạng đạo nhân với phép thuật cao cường: một vị đạo nhân thấu tỏ sự
tình dân chúng bị hồn ma đôi trai gái nương thân cây gạo bên sông mà lập đàn, viết đạo bùa
trừ yêu (Mộc miên thụ truyện - TKML); ông Giáp Hải làm quan bị trả báo, đạo nhân kịp thời
làm phép cho ông chết giả gặp con trai đầu đã chết báo ông lập đàn sám hối (Nhận ra mẹ
đẻ-CDTK); ông sư tiên cho một người bạn ăn củ linh chi chữa bệnh và anh giám sinh thuật
cầu cúng chữa bệnh cho người (Ông sư tiên núi Nưa- SCTT). Lại có khi tiên nhân xuất hiện
dưới hình dạng một người bình thường: cụ già hiện lên trao cho Trương Ba 3 nén hương
thắp khi cần, sau làm phép nhập hồn cho Trương Ba đầu thai kiếp khác (Đế Thích ký -
CDTK); ông già rách rưới làm đạo bùa cho cô gái hóa ra đống xương trắng giúp Hoàng khỏi
bệnh (Xương Giang yêu quái truyện); Hải tiên hóa kiếp làm vợ Thúc Ngư rồi ban cho chàng
phép thuốc chữa bệnh (Ngư gia chí dị - TTDT).
Bùa phép cấp cho các pháp sư, thầy phù thủy khả năng kỳ bí vô hạn nên quần chúng
rất tin vào họ. Lợi dụng tâm lý này mà các quan đô hộ Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi
chính sách đồng hóa nhân dân ta. Họ không chỉ đề cao uy thế bằng cách bịa đặt ra việc thần
linh của người Việt có quan hệ, chịu ân tước và lệ thuộc vào họ (truyện về Lý Ông Trọng,
thần sông Bạch Hạc, Cao Lỗ, Lý Phục Man trong LNCQ) mà đi xa hơn còn thông qua bùa
phép để uy hiếp dân chúng. Đó là sự thật về quan đô hộ Cao Biền với những câu chuyện về
thuật yểm trấn thần linh (truyện về thần núi Tản Viên, thần sông Tô Lịch). Ông ta muốn cho
người dân ta tin rằng đến cả thần linh của đất Việt còn phải khuất phục trước uy quyền của
quan đô hộ thì nhân dân chớ dại dột mà coi thường. Nhưng thủ đoạn của Cao Biền đã thất
bại, đối với các chính thần phương Nam thì phép thuật ấy chỉ là trò trẻ con khiến ông ta phải
thú nhận “Linh khí ở phương Nam thì ta không lường được. Ôi, vương khí đất này không
đời nào có thể hết được” (Tản Viên sơn thần truyện). Như vậy, trong khi vẫn tiếp thu nhiều
ảnh hưởng của Đạo giáo, thì nhân dân ta vẫn chống lại việc quan đô hộ sử dụng Đạo giáo
như một công cụ để phá hoại tín ngưỡng dân gian nói riêng và văn hóa dân gian bản địa nói
chung.
Tính chất “mở” trong tín ngưỡng người Việt còn ở sự pha trộn giữa Đạo giáo và Phật
giáo cũng như cả hai tôn giáo này với tín ngưỡng dân gian. Trong các tác phẩm văn xuôi ta
thấy xuất hiện nhiều nhân vật là nhà sư có phép thuật siêu phàm. Phổ biến hơn cả là truyện
về phép thuật cao cường của nhà sư Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không (Từ Đạo Hạnh -
Nguyễn Minh Không truyện - LNCQ; Minh Không thần dị - NOML, Sự tích đại thánh Từ
Đạo Hạnh - Khuyết danh). Hay là truyện về thiền sư Đại Điên dùng phép đánh chết cha của
Từ Lộ, rồi Từ Lộ học được phép trả thù cho cha, dùng bùa diệt trừ mưu đầu thai làm con
vua Lý Nhân Tông của Đại Điên. Điển hình là câu chuyện thác sinh của Từ Đạo Hạnh làm
vua Lý Thần Tông, Minh Không có phép thần dị đi mưa về gió, chữa bệnh hóa hổ cho Lý
Thần Tông. Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không không chỉ được triều đình ban tước lộc
mà còn được nhân dân thờ phụng như những bậc thánh thần. Đó còn là truyện về danh tăng
Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền dùng phép thần thông diệt trừ yêu quái ẩn hình trên cung
điện đời Lý Nhân Tông (Tăng đạo thần thông-NOML, Thiền uyển tập anh). Hay truyện về
các nhà sư khác: ni sư Tuệ Thông trước khi tịch dặn đệ tử để lại ít xương mài nước chữa
bệnh cứu người (Ni sư đức hạnh - NOML); sư Pháp Vân làm phép trao cho Nhược Chân
diệt yêu quái trừ họa cho gia đình (Đào Thị Nghiệp oan ký); sư chăn trâu có phép làm mâm
cỗ chay đãi thợ xây chùa trong giây lát (Sư chăn trâu - CDTK).
Rõ ràng, truyện về các nhà sư là biểu hiện sự kết hợp khó tách bạch giữa các tín
ngưỡng tôn giáo thời Lý Trần. Theo GS Nguyễn Huệ Chi: “Có thể thấy Nguyễn Minh
Không phonclo hóa chính là con số cộng giữa một Không Lộ Thiền Tông và một Không Lộ
Mật Tông. Nhưng có phần chắc điểm xuất phát đầu tiên của các thần lực siêu việt của vị sư
Minh Không này chính là nguồn tín ngưỡng bản địa rất phong phú trong đời sống người
Việt, nó không tách rời khỏi mọi thứ bùa chú dân gian, cũng như về mặt tư tưởng, nó thấm
đậm triết lý dân gian của dân tộc Việt Nam” [16, tr15]. Cũng là sự tu luyện như ở Đạo giáo,
Phật giáo đề cao quá trình tu tâm và thần bí hóa kết quả sự tu luyện ấy. Các thiền sư nhờ
công phu tu tập mà có những khả năng phi thường hữu ích cho nhân dân. Phép thuật kỳ lạ
phi thường của họ nhất là phái Mật Tông được kể khá nhiều trong Thiền uyển tập anh và
Tam tổ thực lục: Thiền sư Ma Ha có khả năng niệm chú chữa bệnh hiểm nghèo, thiền sư
Đạo Huệ đọc kinh cảm hóa cả khỉ và vượn trong núi, sư Huyền Quang có khả năng phù
phép cảm thông trời đất, có thể hô gió gọi mây. Những chi tiết huyền bí này có liên quan
đến quan niệm của người xưa cũng như của thi pháp văn học trung đại về các danh nhân
đấng bậc. Còn về mặt tín ngưỡng, đây là kết quả sự “hỗn dung” như nhận định của GS. Trần
Văn Giàu: “Phật giáo đã lẫn lộn rất nhiều với tư tưởng Đạo giáo. Nếu chỉ thuần theo triết lý
Thiền Tông thì Đạo Phật không đi vào quần chúng được. Muốn đi vào quần chúng Việt
Nam thì không khỏi thỏa hiệp với tư tưởng tín ngưỡng dân gian ma thuật vốn có (dẫn theo
Ngô Đức Thịnh) [117, tr257].
2.1.4.2. Xem tướng số, bói toá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN025.pdf