MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
LỜI CẢM ƠN . 4
A. MỞ ĐẦU . 5
1. Lí do chọn đềtài. 5
2. Lịch sửvấn đề. 6
3. Mục đích nghiên cứu. 12
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. 12
5. Phương pháp nghiên cứu. 12
6. Kết cấu của luận văn . 13
B. NỘI DUNG . 15
Chương 1 : VĂN HÓA ỨNG XỬTRONG THƠCHỮHÁN NGUYỄN DU - NHỮNG VẤN ĐỀ
CHUNG . 15
1.1. Các khái niệm . 15
1.1.1. Khái niệm văn hóa . 15
1.1.2. Khái niệm ứng xử. 21
1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử. 23
1.2. Văn hóa ứng xửtiếp hợp nhiều yếu tốvăn hóa ngoại lai. 29
1.2.1. Tiếp hợp Nho giáo . 29
1.2.2. Tiếp hợp Phật giáo . 33
1.2.3. Tiếp hợp Đạo giáo. 36
Chương 2: NGUYỄN DU VÀ THƠCHỮHÁN NGUYỄN DU. 41
2.1. Nguyễn Du. 41
2.1.1. Thời đại Nguyễn Du. 41
2.1.2. Gia thếvà cuộc đời Nguyễn Du. 44
2.2. ThơchữHán Nguyễn Du. 49
Chương 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬTRONG THƠCHỮHÁN NGUYỄN
DU. 81
3.1. Ứng xử đối với bản thân. 81
3.2. Ứng xửvới môi trường tựnhiên . 88
3.2.1. Thiên nhiên tươi đẹp đểhưởng thụngâm vịnh. 866
3.2.2. Thiên nhiên kỳquái khiến con người phải khiếp sợ. 95
3.3. Ứng xửvới môi trường xã hội. 75
3.3.1. Vua chúa . 76
3.3.2. Quan lại . 80
3.3.3. Những người nghèo khổ. 85
3.3.4. Người hiền, người tài . 89
3.3.5. Phụnữ. 95
3.4. Ứng xửtrong gia đình . 100
C. KẾT LUẬN. 108
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3697 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du , để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thứ ba là Nguyễn
Thuyến, con bà thiếp. Gia phả chép rằng Nguyễn Thuyến “giỏi văn học” nhưng không thấy có tác phẩm
lại để lại. Còn các con khác của Nguyễn Du không biết làm gì.
Nguyễn Du qua đời ở Kinh Đô, người nhà đem an táng ở làng An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên. Bốn năm sau mới dời về an táng ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Lúc Nguyễn Du mất,
quan lại ở Kinh đô nhiều người làm câu đối phúng viếng, hết lời ca ngợi con người tài hoa.
Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi khanh sinh bất thiểm
Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc tử do vinh.
(Một kiếp tài hoa, đi sứ, làm quan, sinh chẳng thẹn
Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh)
2.2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Bên cạnh “Truyện Kiều”, thơ chữ Hán của Nguyễn Du là châu báu của kho tàng dân tộc “Thơ chữ
Hán của Nguyễn Du là một áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý
nghĩa. Nó mới lạ độc đáo trong một nghìn bài thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so
với thơ chữ Hán Trung Quốc nữa” [62, tr 7]. Khác với “Truyện Kiều” là một bản trường ca tự sự, thơ chữ
Hán là cả một tập thơ ngắn, viết theo thể luật Đường. Ở mỗi bài thơ, thi nhân tự nhiên bộc lộ cái tôi trữ
tình của mình. Đó là cái tôi suốt cuộc đời trăn trở về thế thái nhân tình, về sự thay đổi của thời cuộc. Chất
trữ tình hòa quyện với chất thế sự làm nên những bài thơ mang màu sắc “trữ tình triết học” sâu sắc và
thấm thía [63, tr 8]. Mỗi bài thơ là một bức kí họa chân thực và 250 bài thơ hợp thành một bức chân dung
khá toàn vẹn về cuộc đời, tài năng và tâm hồn của nhà thơ.
Theo Lê Thước, Trương Chính và những người biên soạn cuốn “Thơ chữ Hán Nguyễn Du” xác
định tập thơ này được sáng tác trong một thời gian dài từ năm nhà thơ 21 tuổi (1786) cho đến năm 49 tuổi
(1814). Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có ba tập.
- “Thanh Hiên thi tập”
- “Nam Trung tạp ngâm”
- “Bắc hành tạp lục”.
2.2.1. “Thanh Hiên thi tập”
“Thanh Hiên thi tập” gồm 78 bài, sáng tác từ 1786 – 1804, giai đoạn từ năm Tây Sơn kéo quân ra
Bắc (1786) cho đến những năm kết thúc giai đoạn Nguyễn Du làm quan ở Bắc Hà (1804). Tập thơ ghi lại
tâm sự của một con người đầy hùng tâm, tráng chí nhưng thời vận lỡ làng, cảnh ngộ gặp nhiều điều bất
như ý, đành ôm trong lòng mối u uất không cách gì giải tỏa được. Bao trùm cả tập thơ là điệp khúc buồn,
u uẩn, day dứt khôn khuây. Các bài trong tập thơ “Thanh Hiên thi tập” được sáng tác trong ba giai đoạn.
“Mười năm gió bụi” (1786 – cuối 1795)
“Dưới chân núi Hồng” (1796 – 1802 )
“Làm quan ở Bắc Hà” (1802 – cuối 1804)
Nguyễn Du nói rằng mình có một tâm sự không thể ngõ cùng ai thẳm sâu như nước sông Lam dưới
chân núi Hồng (Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ - Hồng sơn sơn dạ Quế giang thâm). Tâm sự của Nguyễn Du
vào thời điểm đó, lúc ông viết Thanh Hiên thì cũng như tâm sự của các nhà thơ cổ của Việt Nam và Trung
Quốc dưới các triều đại phong kiến suy tàn, xã hội loạn lạc. Nghĩa là buồn chán, sầu mộng, muốn xa lánh
đời sống ô trọc để giữ cái thanh cao trong nhân cách của mình. Nhưng ở Nguyễn Du như có phần sâu sắc
hơn, dằn vặt hơn và được nói ra thành thật hơn, xúc động hơn. Đó là cuộc đời của chàng trai trẻ Nguyễn
Du, đã từng mang chí lớn muốn vượt lên sánh ngang tầm vóc của vũ trụ, muốn ngang dọc vẫy vùng.
Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên (Khuất thực)
(Kiếm dài ngạo nghễ hiên ngang tựa như trời xanh)
Nhưng tiếc thay, thời thế đã không chọn mặt anh hùng, kiếm dài nhưng không giúp gì cho trang
nam tử. Chí không đạt, mộng không thành, hùng tâm dần nguội lạnh theo năm tháng. Vì vậy mà bài thơ
nào, câu thơ nào dường như cũng thấm đượm một nỗi u uẩn. Cả ba tập thơ như ướp bởi một thứ hương
hoa tao nhã mà gợi buồn, thanh khiết mà vương vấn, day dứt và lay động lòng người.
Từ cuộc sống phong lưu, Nguyễn Du bị đẩy ra giữa gió bụi cuộc đời. Trong quãng thời gian “mười
năm gió bụi”, nhà thơ sống nghèo túng, ăn nhờ ở đậu, tình cảnh đáng thương.
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên. (Quỳnh Hải nguyên tiêu)
(Chốn non Hồng không còn nhà, anh em tan tác,
Đầu bạc nhiều giận nỗi tháng ngày trôi.)
Sinh kế và hùng tâm không thành cho nên vào độ tuổi “tam thập nhi lập” nhà thơ đã tự thấy mình
đầu bạc chính tiếng thơ ấy vút lên bi phẫn.
Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp,
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy ? (Tự thán)
(Một nhánh cỏ bồng đứt gốc trước gió tây thổi gấp
Cuối cùng sẽ trôi giạt về đâu ? )
Con người thất chí kia như muốn lao vào hưởng lạc, muốn tìm quên qua men say. Cũng có lúc cao
hứng, con người cất lên bài ca hành lạc (Hành lạc từ). Cũng có lúc thi nhân muốn tìm đến một sự giải
thoát, tìm đến một cuộc sống an nhàn, vô lo như mơ về chốn “cửu huyền”, về “người ẩn dật”, về chuyện
“học đạo thành tiên”, về “chiếc xe gió một ngày đi vạn dặm”, về đàn âu tự do “theo dòng nước mà trôi
đi”, về “vầng trăng sáng”… Con người càng muốn thoát khỏi vòng trần tục nhưng vòng trần tục càng xiết
chặt nên đành đối diện nỗi day dứt chính mình. Chính vì vậy, con người ấy đã trở thành “con người vô
ngôn” nỗi niềm tâm sự nén chặt trong lòng, nước mắt thấm ngược vào hồn, tất cả trở thành một nỗi u uẩn
trĩu nặng tâm tư.
Nhất sinh u tứ vị tằng khai (Thu chí)
(Suốt đời ôm mối u sầu chưa từng gỡ ra được)
“Mối u sầu” kia là những gì không ai biết được, chỉ biết rằng đó là “những chuyện nghìn năm”.
Đọc “Thanh Hiên thi tập” ta thấy nhà thơ nhắc nhiều đến “thế sự”, “trần thế”, “cổ kim” trong những câu
thơ đượm mùi triết lý.
Thế sự phù vân chân khả ai (Đối tửu)
(Việc đời như mây nổi thật đáng thương)
Cuộc đời của Nguyễn Du đã chứng kiến bao phen thay đổi sơn hà đến chóng mặt. Chuyện thay đổi
trước mắt, con người bị cuốn vào thực tại không sao cưỡng lại được nên chỉ thấy cuộc đời này đáng buồn,
đáng thương. Có thể nói ở Nguyễn Du nổi bật nhất là nét lo đời, lo cho tất cả mọi người - con người suốt
đời đau thế thái nhân tình. Nhà thơ chứng kiến giữa cuộc đời loạn lạc, ông càng hiểu rõ nỗi khổ của nhân
dân, càng đau đớn trước sự suy tàn của cuộc đời. Trên con đường đầy ngã rẽ, Nguyễn Du vẫn bế tắc
không thể chọn cho mình một hướng đi nhưng vượt lên tất cả là tấm lòng “sáng tỏ như vầng trăng” là nỗi
ưu ái dành cho cuộc đời và con người.
2.2.2.“Nam trung tạp ngâm”
“Nam trung tạp ngâm” gồm 40 bài sáng tác từ năm 1805 – 1812, giai đoạn từ lúc nhà thơ được
thăng hàm Đông các điện học sĩ vào làm quan ở kinh đô Phú Xuân (gần bốn năm) đến hết thời kỳ làm Cai
bạ dinh Quảng Bình (ba năm, năm tháng). Nhà thơ gửi gắm ở tập thơ này về nỗi thất vọng ở chốn quan
trường, nơi đây đầy những rối ren, ganh đua, lòng người hiểm ác khiến nhà thơ của chúng ta luôn phải cẩn
thận giữ gìn.
Năm 1802 Nguyễn Du bắt đầu ra làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du thăng chức nhanh và có
lúc giữ chức vụ quan trọng trong triều đình (theo gia phả chép lại). Làm quan là con đường có thể thỏa chí
nguyện tang bồng của thời trai trẻ mà sao giọng thơ vẫn rặt một nỗi bi thương? Chúng ta nghe lời bộc
bạch của Nguyễn Du về cuộc sống chốn quan trường.
Thượng uyển oanh kiều đa đố sắc (Tống nhân)
(Những con oanh đẹp trong vườn thượng uyển
ghen nhau vì sắc đẹp)
Quan trường như vườn thượng uyển những con oanh ghen nhau sắc đẹp. Ở đó nhà thơ không có ai
làm bầu bạn nay trở thành con người cô độc. Con người cô độc ấy muốn gò mình trong thế giới sầu muộn
riêng, từ chỗ không ai để trò chuyện đã tự mình đóng cửa không muốn trò chuyện với ai. Chính cuộc sống
ấy, nhà thơ cất lên những câu thơ như ai oán.
Phàm sinh phụ kỳ khí,
Thiên địa phi sở dung. (Điệu khuyển)
(Phàm sinh ra mang khí phách khác thường,
Thì trời đất không có chỗ dung).
Có lúc tự mỉa mai mình:
Hữu hình đồ dịch dịch,
Vô bệnh cố câu câu. (Thu chí)
(Có thân hình chỉ vất vả
Không bệnh mà lưng lom khom).
Một mình cô đơn chốn chân trời, thân bị một chức quan cột chặt, nhà thơ không khỏi nuối tiếc
những năm tháng cũ. Vì vậy mà nhà thơ một mực ngoảnh về phía quê hương.
Vọng vọng gia hương tự nhật biên,
Hoành sơn chỉ cách nhất sơn điên (Nễ Giang khẩu hương vọng)
(Trông ngóng về quê nhà xa tựa như ở bên mặt trời,
Nhưng chỉ cách một ngọn núi trong dãy Hoành Sơn)
Không gian lúc này đâu còn là không gian của địa lý mà đã trở thành không gian của tâm tưởng.
Người càng trông ngóng thì càng xa diệu vợi, cố hương ở đây không đơn thuần là quê cũ. Đó là hình ảnh
một thế giới mà nhà thơ đang hiện diện, nơi đó nhà thơ có những ngày tự do bay nhảy cùng sông Lam núi
Hồng, cùng rau thuần cá vược, cùng đàn âu trắng… Cuộc sống ở đó đạm bạc, giản dị đã qua cho nên tấm
lòng nhớ quê càng tiếc nuối và ám ảnh, da diết.
Cuộc sống an nhàn, ấm áp không phải dành cho thi nhân. Nhà thơ luôn phải đau lòng vì “mười
miệng trẻ đói mặt càng xanh như rau” lo lắng đến thắt ruột vì “quê hương nắng hạn lâu ngày”, trong khi
mình thì “một thân nằm bệnh ở thành phía đông”. Cho nên ước mơ vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực khô khan
giấc mộng phiêu bồng. Chuyện cơm áo của nhà thơ nay cột chặt nơi đất khách. Đành “thay cái cày bằng
cái lưỡi” (Y nguyên vận ký Thanh Oai Ngô Tứ Nguyên) để sinh kế song không thể yên lòng trước cuộc
đời, trước những người hành khuất đến từ thành Thăng Long “áo rách nón xơ sắc mặt xám như tro” (Ngẫu
hứng V), trước “xương tàn trăm trận đánh nằm trong bãi cỏ xanh” (Độ Linh Giang). Nhà thơ cảm thấy hổ
thẹn “thẹn mình đã phụ làn mây núi Hồng” (Giản Công bộ thiêm sự Trần), đành nhờ hoa cúc vàng, chim
âu trắng gửi lời từ tạ.
Có thể nói, trong quãng thời gian làm quan ở phía Nam, Nguyễn Du không hề có giây phút thanh
thản. Nhìn hiện thực chốn quan trường, con người muốn thoát ra nhưng càng vùng vẫy thì càng bế tắc,
càng bế tắc càng đau khổ.
2.2.3.“Bắc hành tạp lục”
“Bắc hành tạp lục” gồm 132 bài, được sáng tác trong khoảng 1813 -1814, khi đó Nguyễn Du được
nhà Nguyễn cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc tuế cống. Đây là tập thơ được sáng tác trong thời gian
ngắn nhất song lại có số lượng nhiều nhất. Tập thơ ghi lại những điều tai nghe, mắt thấy trên đường đi sứ
“mỗi một cảnh, mỗi một di tích, mỗi một con người của quá khứ và hiện tại trên đất nước Trung Hoa như
xác nhận thêm một lần nữa những điều mà nhà thơ từng nghiền ngẫm, nung nấu”[58, tr 320]. Trên đường
đi sứ Nguyễn Du thấm nhuần những cảm xúc và chiều sâu chiêm nghiệm, được thể hiện bằng ngòi bút
trác tuyệt của bậc đại thi hào cho nên “Bắc hành tạp lục” vượt lên những tập thơ đi sứ khác về độ chín và
cảm xúc của sự tài hoa. Trong “Bắc hành tạp lục”, Nguyễn Du đề cập hai loại đề tài hiện thực và lịch sử.
Với đề tài hiện thực là niềm trăn trở trước số phận con người, Nguyễn Du từ cõi lòng ngỗn ngang
những thất vọng khổ đau của riêng mình đề cập đến với cõi người. Ẩn hiện trên trang giấy là những sắc
mặt ốm đói xanh xao, là cảnh hiện thực của nhân dân cùng khổ, tác giả đã dụng công vẽ lên những bức
tranh tả thực đầy sống động về tình cảnh những người dân nghèo trên bước đường tha phương. Bước vào
thế giới Bắc hành là bức tranh hiện thực, bức tranh thứ nhất về một người già cả, mù lòa, một em bé dắt đi
hát rong kiếm ăn ở thành Thái Bình.
Khẩu phún bạch mạt, thủ toan xúc,
Khước tọa, liễm huyền, cáo chung khúc.
Đàn tận tâm lực cơ nhất canh,
Sở đắc đồng tiền cận ngũ lục.
Tiểu nhi dẫn đắc há thuyền lai,
Do thả hồi cố đảo đa phúc
(Thái bình mại ca giả)
(Miệng sùi bọt, tay rã rời,
Ngồi yên, cất đàn, ngỏ lời đã đàn hát xong.
Dốc hết tâm lực gần một trống canh,
Mà chỉ được năm sáu đồng tiền.
Đứa bé dẫn được ra khỏi thuyền
Còn quay đầu lại chúc “đa phúc” )
Hình ảnh ông cháu người hát rong mù làm ta nhớ đến hình ảnh cảm động về hai ông cháu ăn xin
lão Arkhip và bé Lionka trong truyện ngắn của văn hào Nga M.Gorki. Thời đại nào cũng vậy thường gặp
nhau một điểm nhìn. Người già và em nhỏ là đối tượng của sự nâng niu, trìu mến và trân trọng. Vậy mà ở
đây, họ bị xô đẩy vào những ngõ hẻm lầy lội của cuộc đời. Hình ảnh ông lão dốc hết sức “gần một trống
canh” “miệng sùi bọt, tay rã rời” cuối cùng chỉ được “năm sáu đồng tiền” ám ảnh mãi tâm trí người đọc.
Vậy mà, ra khỏi thuyền còn quay lại chúc “đa phúc”. Có cái gì đó đến tội nghiệp, tội nghiệp đến chua xót.
Ông lão chúc “đa phúc” cho người đời, liệu ông có được chút phúc nào từ người đời chăng? Lẽ đời người
có áo cừu chăn bông làm sao biết lạnh! Lão Arkhip và bé Lionka bị xua đuổi đã chết tức tưởi trong một
đêm mưa lạnh ghê người. Vậy thì đâu là kết cục của ông cháu người hát rong mù?
Một bức tranh hiện thực có sức khái quát nữa là bức tranh một bà mẹ dắt ba con đi ăn xin Nguyễn
Du gặp trên đường.
Kiến nhân bất ngưỡng thị,
Lệ lưu khâm lang lang.
Quần nhi thả hỉ tiếu,
Bất tri mẫu tâm thương. (Sở kiến hành)
(Thấy người không dám ngước nhìn lên,
Nước mắt chảy ròng ròng trên vạt áo.
Bầy con vẫn cười vui,
Không biết lòng mẹ đau.)
Người mẹ đói rách khổ sở cùng ba người con lê la khắp đầu đường xó chợ. Khổ sở hơn khi thấy
người mà chẳng dám ngước nhìn lên, không dám ngước mắt khi biết mình đói, mình rách, mình hèn kém.
Thân phận kẻ nghèo, nhà thơ từng thốt lên chua chát “Phàm người ta thà muốn chết, không ai muốn
nghèo”, không muốn nhưng vẫn phải chịu. Vì vậy, mà tủi mà nghẹn ngào nước mắt rơi ướt vạt áo. Bên
cạnh, nước mắt cay đắng của người mẹ, bầy con vẫn hồn nhiên cười vui. Nụ cười trẻ nhỏ ngây thơ, trong
sáng quá đổi không khỏi làm người ta thắt lòng. Trẻ thơ như lá biếc chồi non, vậy mà chưa kịp hưởng mùa
xuân cuộc đời, mẹ của các em đã nhìn thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh, máu thịt nuôi sài lang.
“Thân mẹ” chết cũng không đáng tiếc, tấm lòng người mẹ từ ngàn xưa vẫn là biển cả. Nhưng còn các con,
những nụ cười hồn nhiên kia đâu có tội tình gì? Lại là câu hỏi lớn về số phận con người và ai là người có
thể trả lời? Chỉ biết rằng ở phía Tây “mặt trời cũng chỉ vì người mà vàng úa”.
Nếu ở “Thanh Hiên thi tâp” và “Nam trung tạp ngâm”, Nguyễn Du còn hoang mang giữa lẽ đổi
thay của cuộc đời thì ở “Bắc hành tạp lục”, nhà thơ băng khoăn về số phận của con người. Phải chăng số
mệnh tại trời? Nhà thơ không trả lời nhưng tự thân hiện thực trong tác phẩm có thể cất lên tiếng nói. Bên
cạnh hai ông cháu hát rong đáng thương là cảnh:
Nhất thuyền, nhất thuyền doanh nhục mễ.
Hành nhân bão thực tiện khí dư,
Tàn hào lãnh phạn trầm giang để.(Thái Bình mại ca giả)
(Thuyền này thuyền nọ đều đầy gạo thịt.
Người trong đoàn sứ ăn no còn thừa thì vứt,
Cơm nguội, thức ăn thừa đổ xuống đáy sông.)
Bên cạnh, bốn mẹ con đói rách phải phiêu dạt là cảnh:
Lân cẩu yểm cao lương (Sở kiến hành)
(Chó hàng xóm cũng ngán cao lương)
Nhà thơ không cần bình luận gì thêm, chỉ cần hạ một câu “chó hàng xóm cũng ngán cao lương” đủ
để thấy sự đối lập gay gắt. Sự đối lập của kiếp người và cái bất công của lẽ đời. Một chút phẫn nộ, một
chút châm biếm sâu cay ẩn đằng sau những câu thơ.
Thùy nhân tả thử đồ
Trì dĩ phụng quân vương (Sở kiến hành)
(Ai vẽ bức tranh này,
Đem dâng lên nhà vua.)
Lại là một câu hỏi lớn ném vào giữa cuộc đời, vậy ai là người có thể trả lời? Còn ai nữa đó chính là
xã hội phong kiến Trung Hoa “vốn ăn thịt người ngọt xớt như đường”. Xã hội ấy có gì khác với xã hội
Việt Nam, dân nghèo bỏ cửa nhà quê hương dắt díu nhau đi phiêu dạt. Vua chúa thì đắm chìm trong tửu
sắc trong khi đó người dân lao động thì cùng cực.
Nếu ở hai tập thơ đầu thi nhân rơi vào trạng thái u uất, triền miên đến nỗi có lúc muốn quay lưng
với thực tại để tìm tới chốn “cửu huyền” thanh nhàn thì ở tập thơ đi sứ, ta đã thấy một Tố Như gắn bó với
cuộc đời, con người bằng một thái độ yêu ghét rõ ràng, bằng cái nhìn đầy tình yêu thương. Thơ đi sứ
Nguyễn Du thấm đượm chất trữ tình mà cũng sắc bén tính hiện thực là vì thế.
Bên cạnh những bài thơ viết về đề tài hiện thực, Nguyễn Du có một số lượng lớn tác phẩm lớn viết
về đề tài các nhân vật lịch sử Trung Quốc. Lịch sử văn hóa ở đây là cả một thế giới phong phú, sống
động với bao cảnh đời, bao số phận, với bao di tích, mỗi một nhân vật của quá khứ trên đất nước Trung
Hoa lại một lần nữa được nhà thơ nghiền ngẫm, nung nấu. Chính vì vậy, khi viết về đề tài này Nguyễn Du
luôn sâu sắc và độc đáo. Trong “Bắc hành tạp lục”, Nguyễn Du viết 59 bài thơ về 46 nhân vật lịch sử
Trung Quốc. Qua khám phá nội dung, cảm hứng các bài thơ cũng như tìm hiểu một số nét về cuộc đời của
các nhân vật, người viết đã phân chia 46 nhân vật thành ba nhóm chính.
-Những tấm gương trung nghĩa tiết liệt: như Đỗ Phủ, Nhạc Phi, Văn Thiên Tường, Khuất
Nguyên… Nguyễn Du cảm thương cho những số phận của họ.
Khuất Nguyên một người ngay thẳng lại có một kết cục éo le.
Thiên cổ thùy nhân liên độc tỉnh,
Tứ phương hà xứ thác cô trung ?
(Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu)
(Nghìn xưa, có ai thương người một mình tỉnh táo,
Bốn phương có chốn nào gởi được tấm lòng cô trung. )
Nhạc Phi người thời Nam Tống giỏi văn võ đời Tống Huy Tông có công đánh giặc. Nguyễn Du
khâm phục đây là một vị tướng có tài, tận trung báo quốc, Nguyễn Du viết:
Trung Nguyên bách chiến xuất anh hùng (Nhạc Vũ Mục mộ)
(Anh hùng xuất hiện trong trăm trận đánh ở Trung Nguyên)
Người trung đến mức mười năm chiến đấu xả thân vì nghĩa lớn, vậy mà bị chết oan một cách oan
uổng. Một vị tướng lừng danh cuối cùng chẳng còn được gì.
Tùng bách tranh tranh ngạo bắc phong
Trướng vọng Lâm An cựu lăng miếu. (Nhạc Vũ Mục mộ)
(Cây tùng cây bách vẫn hiên ngang ngạo nghễ lao vào trước gió bão
Buồn trông về lăng miếu cũ ở Lâm An.)
Đỗ Phủ là người có tài muốn đem tài trí của mình ra giúp đời, giúp nước nhưng đành bất lực trước
thời cuộc, trước nhân tình thế thái, trước cảnh đất nước lâm nguy, trước một xã hội đảo điên, người trung
có ít, kẻ nịnh quá nhiều.
Ông ca ngợi Giả Nghị có tài văn chương quân sự nhưng cái tài học của ông không được thi thố
“Lập đàn bất triển bình sinh học” cuối cùng bị lưu đày đến đất Trường Sa (Trường Sa Giả Thái phó)
Nguyễn Du phục tài thơ của người anh hùng dân tộc thời Nam Tống là Văn Thiên Tường cũng là
con người của “vầng chính khí”:
Ai trung xúc xứ minh kim thạch,
Oán huyết quy thời hóa đỗ quyên.
(Độ Hoài hữu cảm Văn Thừa tướng)
(Nỗi lòng bi thương đến chốn nào cũng thốt ra những lời thơ vàng đá,
Máu oán hờn khi trở về sẽ hóa thành chim đỗ quyên)
Văn Thiên Tường lúc bị giặc bắt, bị đày lên phía bắc, từng mơ ước hóa thành tiếng chim kêu ra
máu về đất Giang Nam. Câu thơ Nguyễn Du dùng lại ý ấy trong lời thơ của Văn Thiên Tường. Nguyễn
Du nói đến lòng cô trung, tiết nghĩa của những con người trí thức xưa, đây là những giá trị cho một lý
tưởng nhân văn cao cả về con người.
-Những bậc hiền tài bạc mệnh: Trong “Bắc hành tạp lục” vượt lên và chiếm một số lượng lớn
trong 132 bài thơ chữ Hán, Nguyễn Du thể hiện tình cảm yêu thương lẫn kính phục đối với những bậc
hiền tài, những người đã để danh tiếng cho lịch sử cho cuộc đời, cho dân tộc. Họ là những bậc hiền tài
được Nguyễn Du ca ngợi như Cù Thức Trĩ ở Quế Lâm tuẫn tiết giữ thành, nghìn năm nằm đất tóc ông vẫn
dài nhất định không chịu hàng phục nhà Thanh (Quế Lâm Cù Các Bộ). Ông thương cho số kiếp đày đọa
của Liễu Tông Nguyên, thấu hiểu vì sao cây cỏ khe suối nơi ông ở đều có tên là Ngu (Vĩnh Châu Liễu Tử
Hậu cố trạch). Nguyễn Du nhớ Hàn Tín nhớ đến cử chỉ cao đẹp đối với vua... theo Nguyễn Du đó là nghĩa
trọng tình thâm (Độ Hoài hữu cảm Hoài âm hầu). Ông cũng ca ngợi Âu Dương, được mệnh danh là Hàn
Phi đời Tống. Âu Dương là người tài giỏi tính tình thẳng thắn, làm quan thanh liêm, không được lòng bọn
quyền quý bị giáng chức nhưng hết lòng can vua (Âu Dương Văn Trung công mộ). Bùi Tướng Công
tướng mạo tầm thường mà văn võ song toàn, một đời xã thân cống hiến nhưng cứ bị bọn hoạn quan lộng
hành, phải cáo quan về nghỉ (Bùi Tấn Công mộ). Tỷ Can, Liêm Pha, Dự Nhượng, Kinh Kha đều là bề tôi
trung nghĩa [106, tr 104]. Đây là những bậc hiền tài nhưng bạc mệnh, Nguyễn Du vẻ lên những bức chân
dung độc đáo bằng lịch sử thơ ca, qua đó ông gởi gắm tâm sự riêng của mình.
-Những người gian ác xấu xa: Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng đã vạch trần những hành vi
không biết bao nhiêu người xấu xa, tàn ác như Mã Viện, Minh Thành Tổ, Tào Tháo, Tần Cối, Tô Tần.
Tào Tháo hẳn là nhân vật làm ông suy tưởng nhiều. Tào Tháo là một nhân vật lịch sử, một nhà
quân sự, chính trị và văn chương. Đó là một nhân vật lịch sử phức tạp và độc đáo. Nhân vật này còn sống
một đời sống qua văn học đó là tiểu thuyết Tam quốc chí. Nguyễn Du mượn truyện Tào Tháo, chuyện đài
Đồng Tước, chuyện 72 ngôi mộ giả… Đồng Đài Tước đổ, hoang tàn đó là một thời của Tào Tháo không
còn một chút dấu vết, chỉ để lại tiếng là người gian xảo mà làm đau lòng nước sông Chương nghìn năm.
Nguyễn Du đau với nỗi đau của lịch sử, đau với nỗi đau của nhân loại. Ông đứng cao hơn Tào Tháo, trên
các thời đại mà phán xét.
Tần Cối, “kẻ đã hại người anh hùng Nhạc Phi”, cũng khiến cho Nguyễn Du để tâm nhiều. Triều
Nguyễn nếu như không có những tên nịnh thần thì cũng là một triều đại không vừa với tầm cỡ như
Nguyễn Du. Ông cũng đã chứng kiến bao thảm kịch trong triều cho nên viết về đề tài lịch sử làm ông tâm
đắc. Gian thần Tần Cối tạc tượng bên mộ Nhạc Phi, dù là để người đời phỉ nhổ. Nó có công làm cho bọn
nịnh thần ngàn năm phải sợ. Thống thiết nhất là câu:
Nhất thế tử tâm hoài đại độc,
Thiên niên sinh thiết phụ kỳ oan. (Tần Cối tượng II)
(Suốt đời trái tim chết chứa đầy nọc độc,
Nghìn năm cục sắt sống kia phải mang nỗi oan kỳ lạ.)
Nguyễn Du vạch trần bản chất của Tô Tần, một điển hình của kẻ mưu cầu danh lợi. Mưu hợp tung
của ông ta không phải để đánh quân Tào tàn bạo mà là để được phú quý, rồi lên mặt với người thân. Con
người ấy thật là bỉ ổi, Nguyễn Du lên án:
Tung hoành tự khả ngu dung chúa,
Phú quý hoàn năng cứ quả thê. (Tô Tần đình I )
(Kế lớn tung, hoành có thể lừa phỉnh được bọn vua chúa tầm thường,
Giàu sang còn có thể ngạo nghễ với đàn bà góa.)
Đối với những loại nhân vật, Nguyễn Du có cách nhìn nhận đánh giá những cung bậc cảm xúc khác
nhau. Với các bậc tài hoa, trung nghĩa Nguyễn Du thể hiện tấm lòng yêu mến trân trọng, xót thương. Song
đối lập với những nhân vật kể trên là hình ảnh của các nhân vật gian ác, xấu xa. Họ là những kẻ trực tiếp
hoặc gián tiếp gây ra đau khổ, bi kịch cho những bậc hiền tài. Viết về họ giọng điệu của nhà thơ sắc sảo,
gay gắt và không giấu được nụ cười mỉa mai, tiếng nói phê phán.
Nhìn chung trong mảng đề tài nhân vật lịch sử, Nguyễn Du am tường nhiều về sự kiện và nhân vật
lịch sử Trung Quốc đặc biệt nơi còn để lại dấu tích mà ông gặp trên đường. Ông hết lời ca ngợi các bậc
trung thần nghĩa sĩ và cũng phê phán những kẻ ác, kẻ xấu. Trên hết, ông không chỉ nêu bài học giáo huấn,
tấm gương đạo lý mà còn nhấn mạnh về những khía cạnh nhân văn, những nỗi niềm thế sự, những buồn
vui trong một đời người và cũng là chung cho mọi kiếp người. Chính vì thế, ông phê phán quyết liệt về
hiện tượng ngang trái của xã hội và đồng cảm với Khuất Nguyên, ông kêu hồn Khuất Nguyên đừng trở về
cõi dương gian.
Tảo liễm tinh thần phản thái cực,
Thận vật tái phản linh nhân xi.
Hậu thế nhân nhân giai Thượng quan,
Đại địa xứ xứ giai Mịch La.
Ngư long bất thực, sài hổ thực.
Hồn hề! hồn hề! nại hồn hà? (Phản chiêu hồn)
(Hãy sớm thu tinh thần trở lại cõi thái cực,
Đừng trở về đây nữa, mà người ta mai mỉa.
Đời sau người đều là Thượng quan,
Mặt đất này đâu đâu cũng là sông Mịch La.
Cá rồng chẳng nuốt, hùm sói cũng ăn,
Hồn ơi! Hồn ơi! Hồn làm thế nào?
Nguyễn Du triệt để khai thác các nhân vật lịch sử qua các sự kiện, các nhân vật trong không gian
và thời gian khác nhau. Chính vì thế mà trong thơ chữ Hán của ông luôn trở đi trở lại các môtíp nắm mồ,
đứng trước mồ, bóng chiều, bóng đêm, gió tây, trời tây ông luôn nhìn lại quá khứ với cảnh xưa, người cũ
luôn luôn đặt mình vào đó mà chiêm nghiệm lại những năm tháng đã qua. Qua các hình tượng nhân vật
lịch sử ông bày tỏ thái độ đúng – sai của chính bản thân mình qua từng nhân vật của ông.
Viết về đề tài lịch sử, Nguyễn Du thể hiện một cách nhìn mới mẻ, tích cực và có những lúc tiếp cận
đến chân lý của thời đại. Nhà thơ luôn thường trực ý thức nối kết quá khứ - hiện tại, lịch sử - hiện thực, vì
vậy khi nói về quá khứ cũng là nói về cả tương lai. Một điều đáng chú ý là khi bàn về các nhân vật lịch sử
Trung Hoa nhà thơ bao giờ cũng bắt nguồn từ lập trường dân tộc Việt Nam, đứng vững trên lập trường
dân tộc. Điều đó, làm nên giá trị đặc biệt có ý nghĩa nhân sinh và mang đậm màu sắc dân tộc.
Qua các bài thơ viết về các nhân vật văn hóa, lịch sử, Nguyễn Du thể hiện đầy đủ vẻ đẹp và ý nghĩa
của nó. Ấy là một hồn thơ nhạy cảm tinh tế với mọi thay đổi của kiếp sống con người, của những giá trị
nhân văn. Đằng sau những vần thơ ấy là tấm lòng khao khát muốn lưu giữ trong vĩnh hằng những giá trị
con người đẹp đẽ được kết tinh từ ý nghĩa lịch sử của nhân loại.
Như vậy, ba tập thơ cho ta thấy những chặng đường sáng tác phù hợp với các chặng đường đời và
tư tưởng của tác giả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN061.pdf