MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 5
3.1. Mục đích 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc luận văn. 6
PHẦN II: NỘI DUNG
CHưƠNG 1
BẮC KẠN - MỘT VÙNG ĐẤT MIỀN NÚI CAO GIÀU TRUYỀN
THỐNG VĂN HOÁ, VĂN HỌC 7
1.1. Một vài nét về Bắc Kạn - một tỉnh miền núi vùng cao tiêu biểu 7
1.2. Bắc kạn - một vùng đất giàu bản sắc văn hoá, văn học 9
1.2.1. Vài nét về khái niệm bản sắc văn hoá 9
1.2.2. Bản sắc văn hoá trong văn học 12
1.3. Bắc Kạn cái nôi văn học sinh ra nhiều nhà thơ, nhà văn
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại 24
CHưƠNG 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC BẮC KẠN TỪ NĂM 1945
ĐẾN NAY 26
2.1. Về đội ngũ sáng tác 26
2.1.1. Thời kì từ năm 1945 đến năm 1964 26
2.1.2. Thời kì từ năm 1964 đến năm 1986 29
2.1.3. Thời kì từ năm 1986 đến nay 33
2.2. Văn học Bắc Kạn - một số đặc điểm nổi bật 37
2.1.1. Về nội dung 37
2.2.1.1. Cuộc sống đầy khổ đau và bất hạnh của đồng bào các dân tộc
thiểu số trước năm 1945 - nguồn cảm hứng mãnh liệt trong
sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn 37
2.2.1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đầy hi sinh gian
khổ, nhưng thắng lợi vẻ vang; cuộc sống mới con người vui
tươi hăng say lao động sản xuất 43
2.2.1.3. Hình ảnh con người miền núi chân thực, thẳng thắn, thật thà
giàu tình cảm nhưng rất mạnh mẽ, quyết liệt - luôn là hình
ảnh trung tâm trong sáng tác của các tác giả Bắc Kạn 54
2.2.1.4. Hình ảnh thiên nhiên miền núi Bắc Kạn hiện lên vô cùng đẹp
đẽ, thơ mộng, hùng vĩ, thiên nhiên còn là cái nôi bảo vệ con
người và cách mạng - đây cũng là niềm tự hào về quê hương
miền núi trong sáng tác của các tác giả văn học Bắc Kạn 58
2.2.1.5. Những phong tục, tập quán đầy bản sắc dân tộc luôn là một chủ
đề hấp dẫn đối với các cây bút Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay 61
2.2.2. Về nghệ thuật 69
2.2.2.1. Sự kế thừa truyền thống văn học dân gian 69
2.2.2.2. Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ mang đậm phong cách diễn đạt của người miền núi 70
CHưƠNG 3
MỘT SỐ TÁC GIẢ VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA BẮC KẠN 86
3.1. Nông quốc chấn - nhà thơ tày tiêu biểu 86
3.1.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 86
3.1.2. Nông Quốc Chấn - một nhà thơ dân tộc giàu bản sắc 88
3.2. Tác giả Nông Minh Châu 105
3.2.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 105
3.2.2. Nông Minh Châu - một cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số tiêu biểu 107
3.3. Nhà thơ Triệu Kim Văn 119
3.3.1. Vài nét về con người và sự nghiệp 120
3.3.2. Triệu Kim Văn - một nhà Dao giàu bản sắc 121
PHẦN III: KẾT LUẬN 132
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
143 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3475 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn học Bắc Kạn từ năm 1945 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm mới đến vùng núi Bắc Kạn còn có phong tục, tập quán rất đặc sắc,
họ chuẩn bị đón tết rất chu đáo, vì theo họ tết đến sẽ mang lại niềm vui và xua
đi cái không may mắn của năm cũ. Vì thế họ có phong tục cắt giấy đỏ dán lên
cửa mong đợi điều tốt lành sẽ đến với họ. Trẻ con tết đến thì đánh quay, đốt
pháo, người lớn thì dậm dịch chuẩn bị mọi thứ để sum họp gia đình trong đêm
giao thừa.
- "Ngày ba mƣơi tết nhớ trồng bầu, trồng bí / Bầu bí sẽ leo xa quả lúc
lỉu treo giàn / Dán giấy hồng điều lên trên cánh cửa / Tài lộc sẽ đến nhà, già
khoẻ, trẻ ngoan"
(Mùa xuân Bản Hon - Dƣơng Thuấn)
-“Mạy va neo pác toỏng hang chàn, (Cây hoa đeo cắm buộc đuôi sàn) /
Chỉa đeng táp nả bàn slủng pjực (Giấy đỏ ốp mặt bàn sáng rực)”.
(Thơ phác mừa Nặm Pé - Thƣ gửi Ba Bể - Nông Quốc Chấn)
Ở truyện ngắn Ngày ba mươi tết của Nông Viết Toại đã cho ta cảm
nhận sự hồi tưởng của Cắm khi nhớ tới những ngày tết "quanh năm suốt
tháng chỉ có đêm ba mƣơi tết là sum họp gia đình. Bàn thờ tổ tiên đƣợc thắp
đèn, đốt nhang suốt đêm. Ông già thì đọc chuyện thơ Nôm, con gái thì quây
quần làm bánh khẩu sli, khẩu théc, thái thịt, gói giò, nhồi lạp sƣởng, nếu
không cũng chặt xƣơng băm thịt lợn…. để song trƣớc gà gáy. Còn bạn trẻ thì
tụ họp ngoài sân, ngoài sàn thi nhau đốt pháo” [59,tr.109].
Tết đến ai cũng mong muốn được sum vầy cùng gia đình, bạn bè được
tự mình đốt nén hương tưởng nhớ về người thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
- "Đêm ba mƣơi ấm nồng / Cả nhà vui họp mặt / Khói hƣơng thờ nghi
ngút / Gần lại cùng tổ tiên".
(Ngày xuân ở quê - Triệu Kim Văn)
Hát và dùng Đàn tính đệm hát trong các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ là
một nét đặc sắc của các dân tộc Việt Bắc. Có thể nói, tôi một người con xứ
núi Bắc Kạn sinh ra và lớn lên trong cái nôi của người Tày Bắc Kạn, từ nhỏ
đã được mẹ ru bằng tiếng hát then của dân tộc mình, nên tôi cũng hiểu được
phong tục hát then của người dân tộc miền núi. Cứ mùa xuân đến đêm đêm
mọi người tụ họp, cùng nhau ngồi lắng nghe chài then hát với mong muốn
mình sẽ tránh những điều dữ và cầu được những điều lành, điều tốt đẹp trong
cuộc sống. Đặc biệt qua tiếng hát then người dân tộc Bắc Kạn luôn mong
muốn trong tiếng then đó sẽ cầu được sự mạnh khoẻ, hạnh phúc, cầu cho ngô
lúa xanh nương.
- "Ai cũng vội đi mời bà then / Đến với cây đàn tính hát thâu đêm / Giải
đi vía dữ của năm qua / Cầu cho mọi ngƣời mạnh khoẻ / Cầu cho ngựa đầy
chuồng / Cầu cho lợn gà đầy đàn, lũ lũ / Cầu cho ngô lúa xanh nƣơng".
(Đêm then - Dƣơng Thuấn)
Cây đàn tính là niềm tự hào của dân tộc Bắc Kạn. Khi so dây gẩy đàn
thì tiếng hát sẽ vang xa mang những điều diệu kỳ đến với mọi người.
- “Slai phải slụ slai slơ / Tiếng đàn tính khảu xu, khảu slảy / Tiếng nằn
khửn pjai mạy, nhọt phja”
Dịch nghĩa:
- "Dây vải hay dây tơ ? / Tiếng đàn tính vào tai, vào ruột / Tiếng rung
lên ngọn cây, đỉnh núi"
(Tiếng đàn tính và tiểng lƣợn cần nghệ sĩ tha bót- Tiếng đàn tính và
tiếng hát ngƣời nghệ sĩ mù - Nông Quốc Chấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Trong bài thơ Đàn tính lời then muôn vật như say cùng lời hát, rừng
như khoe sắc hương, mây trôi nhẹ nhàng, trăng như toả sáng thêm.
- "Anh gẩy đàn tính dƣới trăng / Em hát lời then bên suối /... / Tiếng đàn
gợi nhớ gợi thƣơng / Mây trôi nhƣ đi chậm lại / Rừng đồi thoả sức đƣa hƣơng”
(Đàn tính lời then - Ngọc Hân)
Hát then là vẻ đẹp truyền thống của người dân tộc miền núi, vì thế
trong hoàn cảnh nào họ cũng hát, lúc buồn câu then như lắng xuống chia sẻ,
lúc vui câu then như tươi trẻ, đầy sức sống.
-"Dẫu khi buồn khi vui / Trẻ già ai cũng hát / Câu then tình bát ngát /
Say ngƣời hơn men say".
(Điệu hát quê mình - Dƣơng Khâu Luông)
Bên cạnh đàn tính tẩu và hát then, ta còn có các điệu lượn, say đắm
lãng mạn và bay bổng. Tiếng hát lượn có thể bay qua ngọn núi và trôi theo
dòng nước.
- "Lƣợn Hà Lều, nàng ới, / Hanh lục báo, lục slao. / Cằm xoỏng slèo
nặm khuổi, / Cằm bên quá nhọt khau”.
Dịch nghĩa:
- "Hát Hà Lều nàng ơí, / Tiếng con gái con trai. / Tiếng trôi theo nƣớc
suối, / Tiếng bay qua đỉnh đèo".
(Bài thơ Pắc Bó -Bài thơ pắc bó- Nông Quốc Chấn)
Những điệu lượn thật ngọt ngào êm ái như những lời tâm tình đầy yêu
thương của rừng, của suối, của đất mẹ, của tình yêu con người với nhau.
- "Ngọt ngào và dịu êm / Câu lƣợn cọi / Lời tâm tình của rừng / Lời
tâm tình của suối / Lời tâm tình đất mẹ / Đã nuôi nấng ta khôn lớn đến bây
giờ / Ơi câu lƣợn cọi / Tiếng gọi tình yêu ngàn năm".
(Tiếng gọi tình yêu - Ma Phƣơng Tân)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Có thể nói, cái đặc sắc của hội xuân của dân tộc miền núi là những điệu
hát lượn để trai gái giao duyên bày tỏ tình yêu.
- "Yêu nhau / Đốt lửa lên / Ta gọi nhau về hát lƣợn / Ta hát cho ngọn
lửa tàn đêm / Ta hát cho trăng tròn, trăng khuyết / Ta hát cho trăng lặn lại
trăng lên / Cho tình yêu ta chung một nhịp đập".
(Yêu nhau - Dƣơng Khâu Luông)
- “Đêm khuya rồi / Hai ngƣời còn hát / Tiếng lƣợn quyện vào nhau /
Làm cho lửa đốt lòng”.
(Hát lƣợn - Dƣơng Khâu Luông)
Nét đặc sắc của đồng bào Bắc Kạn là những sinh hoạt văn hoá văn
nghệ của chợ phiên, đời sống của người miền núi gắn liền với chợ phiên, cứ
năm ngày mọi người lại họp chợ để mua, bán, trao đổi hàng hoá và cũng là
nơi cho các đôi trai gái tìm hiểu nhau trong những điệu lượn.
- "Những đêm trăng ngần / Những buổi sáng chợ phiên / Hát với nhau
từng đôi trai gái / Bên đƣờng ai cũng bị bùa mê".
(Lƣợn cọi - Dƣơng Thuấn)
Trong truyện ngắn Trên trời mây trắng như bông của nhà văn trẻ Hồ
Thủy Giang cũng đã tái hiện những phiên chợ qua nỗi nhớ về quá khứ của
anh họa sĩ “Chợ bông ngày ấy, năm ngày họp một phiên, bông bồng bềnh
trắng xóa cả một vùng. Con gái Tày thủa ấy toàn mặc áo chàm chứ không
nhƣ bay giờ” trong kí ức của anh thì “Cái chợ bông của vùng này đúng là
độc nhất vô nhị. Không phải là chợ để bán mua mà là chợ của tình yêu, của
văn hóa”. [33,tr.81-83].
Nhắc đến lễ hội của Bắc Kạn ta không thể không nhắc đến lễ hội Lồng
Toổng đây là một lễ hội vui xuân độc đáo của dân tộc Bắc Kạn. Lồng Toổng
có nghĩa là xuống đồng để cúng thần, cầu mưa cho mùa màng bội thu, làng
bản an cư lạc nghiệp. Người ta tổ chức lễ hội này cũng là để tết đến mọi
người vui chơi, giải trí sau một năm làm việc vất vả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
- "Mùng ba mùng bốn, mùng năm / Cả bản kéo nhau đi hội / Một năm
cái gì cũng mới / Mọi lời chúc tốt cho nhau”.
(Tết ở bản - Dƣơng Khâu Luông)
Trong lễ hội Loồng Toổng, cúng thần, cầu mưa sẽ do Pú mo cúng họ
sẽ "Khấn trời cho nắng hạn lui đi, cho mƣa tụ về, dồn nƣớc đầy đồng ngập bờ
dƣới, lúa tốt hơn năm ngoái, lúa nhiều hơn năm kia, lúa chắc hạt gãy đòn
gánh, lúa chất ba gian nhà, lúa bày trên gác bếp, lúa để ăn không hết, lúa nếp
ăn không chê. Anh em ơi! đƣợc trời cấp cho mƣa gió rồi nhé…. hãy gắng sức
làm lụng, ai siêng năng thì đƣợc, ai biếng thì nhịn. Đây này!... trời cho mƣa
thuận gió hoà này…!” [67,tr.20].
Trong bài thơ Cầu mùa của nhà thơ Triệu Kim Văn ta cũng thấy niềm
mong mỏi của con người luôn muốn "gió thuận, mưa hoà" để người dân đỡ
vất vả, cơ cực trong lao động sản xuất.
- "Thôi hãy đừng giông gió / Cơ không, lỡ mùa màng / Thời cỏ sui điềm gở,
/ Ngƣời hùn hạp đƣợc chăng?/... / Ơi hỡi trời hỡi đất / Xin ngƣời mở lòng cho".
(Cầu mùa - Triệu Kim Văn)
Sau khi cúng thần, cầu mưa xong thì mọi người náo nức, nhộn nhịn
cùng nhau chơi trò chơi dân gian và hát các điệu dân ca của dân tộc mình.
- "Mùa xuân anh lên thăm Ba Bể / Đi hội "Lồng Toổng". Nghe bao
tiếng ca / Có tung còn, đấu bò, đua thuyền, thi hát / Có cô gái Tày đang đợi
khách xa".
(Mời anh về Ba Bể - Dƣơng Thuấn)
Các trò chơi dân gian hiện lên mang đầy bản sắc văn hoá dân tộc, trẻ
già, gái trai họ cùng nhau ra khắp ngả đường để tung còn, xem múa kỳ lân,
đấu bò, đua thuyền, họ lại thi hát lượn, hát then. Đây cũng là dịp để họ làm
quen, kết bạn thể hiện tình yêu của trai gái thanh niên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Nhà thơ Tày Nông Quốc Chấn nhớ lại những ký ức về lễ hội, trong đó
có các trò chơi múa kỳ lân, đánh trống, tung còn, diễn ra náo nhiệt, vui vẻ trên
mảnh đất Bắc Kạn.
-“Khửn pò slấn hội mùa lồng tồng (Lên đồi diễn hội mùa Lồng Tồng,) /
Múa kì lằn, coọn tổng, tọt còn (Múa kỳ lân, đánh trống tung còn)”.
(Thơ Pắc mừa nặm pé - Thƣ gửi Ba Bể - Nông Quốc Chấn)
Hay trong thơ của Ngọc Hân ta bắt gặp hình ảnh nam nữ thanh niên
cùng nhau tung còn đầy tình tứ.
- "Quả còn bay vút lên cao / Xúm quanh vây bắt cô nào cũng xinh /
Quả còn chỉ có một mình / Đánh rơi ở giữa nên thành trò vui / Đội anh ở cuối
sân chơi / Tua còn xanh đỏ bồi hồi trên tay.
(Tua còn - Ngọc Hân)
- "Tung quả còn tua xanh, tua đỏ / Quả còn bay, ánh mắt cuốn theo /
Quả bên kia dƣờng nhƣ có lửa / Ta rùng mình trong ánh lửa reo"
(Hội xuân - Quách Đăng Thơ)
Bên cạnh việc phản ánh những phong tục trong ngày lễ tết, hội hè ta
còn thấy con người Bắc Kạn phản ánh phong tục trong lễ cưới của các dân tộc
rất tưng bừng. Do tỉnh Bắc Kạn dân tộc Tày chiếm đa số nên văn hoá của
người Tày có ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá của các dân tộc khác.
Nhà thơ Nông Quốc Chấn đã tái hiện lại lễ cưới truyền thống của dân
tộc Tày với những đồ lễ như: chăn, màn nhuộm chàm, vải hoa trải bàn…
- “Chang bản slặp lùa háp liền ham, / Nả fà slủng pjực phứt hom
chàm. / Họ lăng họ nả chồm lúa mấƣ. / Chồm mản lài va cát nả bàn”.
Dịch nghĩa:
- "Trong bản đón dâu gánh cùng khiêng / Vỏ chăn sáng sủa màn thơm
chàm / Họ sau họ trƣớc xem dâu mới, / Xem màn hoa bày mặt bàn".
(Nhình slao tắm mản cậm - Con gái dệt màn thổ cẩm - Nông Quốc Chấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Hay trong thơ của Dương Thuấn lễ cưới xin được nhà thơ phản ánh rất
tỉ mỉ và đầy đủ. Vào ngày cưới, cô dâu mặc quần áo truyền thống của người
Tày, bộ áo chàm dài, đeo xà tích và vòng bạc, chân đi hài thêu có Pá Mè, có
phù dâu, có người gánh đồ của cô dâu mang theo làm của hồi môn.
- "Em mặc bộ áo chàm dài / Thắt dài lƣng cũng xanh nhƣ áo / Bộ xà tích
rung rinh theo mỗi bƣớc / Cổ em đeo ba chiếc vòng bạc / Đi đôi hài thêu đôi
bƣớm xinh xinh/… / Bên em là một cô phù dâu / Có hai bà đƣa hai bà đến đón /
Gánh của hồi môn mấy đôi trai gái / Dẫn đầu nhà trai hai vị quan lang".
(Làm dâu - Dƣơng Thuấn)
Một phong tục tốt đẹp của người dân Bắc Kạn đó là cứ vào ngày tết
mùng ba tháng ba (còn gọi là tết thanh minh), con cháu lại rủ nhau về tảo mộ,
thắp hương để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên.
- "Ngày thanh minh / Những linh hồn dƣới mộ cũng không ngủ đƣợc /
Vì ngƣời trần gian lũ lƣợt đi trẩy hội / Cả đi đắp mộ cho ngƣời nhà / Khói
hƣơng nghi ngút trời xa".
(Ngày thánh thiện - Triêụ Kim Văn)
- "Tết thanh minh đến rồi / Ngƣời ngƣời đi tảo mộ / Con cháu lòng
thành nhớ tổ tiên".
(Đi tảo mộ - Dƣơng Khâu Luông)
Trong bài thơ Tháng ba không về của Dương Thuấn ta đã thật xúc
động trước những lời dặn dò của anh với người em, của người chồng với
người vợ về những tục lệ trong tết thanh minh.
- "Tháng ba anh bận không về đƣợc / Em cùng họ hàng đi tảo mộ /
Gánh cơm cúng đi lên đỉnh núi / Chai rƣợu ngô thơm sóng sánh rừng mơ /…/
Ngƣời bản ta đi đâu cũng nhớ / Tháng ba về tảo mộ tết thanh minh".
(Tháng ba không về - Dƣơng Thuấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Có thể nói rằng trong quan niệm của các dân tộc Bắc Kạn, mùa xuân là
mùa của tình yêu hạnh phúc, của sinh sôi, nảy nở, của các lễ hội dân gian đầy
bản sắc. Nên các tác giả phản ánh về phong tục, tập quán thường gắn liền vơí
mùa xuân. Vì thế cứ mỗi độ xuân về cõi lòng của người dân Bắc Kạn lại như
trỗi dậy, phơi phới đầy sức sống.
Như vậy qua sự phản ánh về hình ảnh con người, cuộc sống con người,
và vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của các phong tục tập quán trong nền văn học
Bắc Kạn. Ta thấy, văn học Bắc Kạn đã phản ánh chân thực, sinh động về
mảnh đất Bắc Kạn giàu bản sắc văn hoá, văn học này.
2.2.2. Về nghệ thuật
2.2.2.1. Sự kế thừa truyền thống văn học dân gian
Tìm hiểu về nền văn học Bắc Kạn ta thấy văn học Bắc Kạn đã kế thừa
truyền thống của văn học cổ, đó là vận dụng các thể thơ hát dân ca như hát
Sli, Lượn, Then, Páo dung… cách gieo vần của thơ ca truyền thống, các thành
ngữ, tục ngữ, ca dao… một cách sáng tạo linh hoạt.
Đó là tác phẩm: Cần Phja Bjoóc (Người núi hoa) Nông Quốc Chấn đã
dựa vào truyện Khảm hải (Vượt biển) để sáng tác ra tác phẩm này, vận dụng thể
hát Sli, Lượn trong những bài Tiếng lượn cần Việt Bắc(Tiếng lượn người Việt
Bắc), "Nhình slao lẩn chuyện" (Con gái nói chuyện), Bài thơ Pác Bó…
Hay những thể loại thơ bốn chữ, năm chữ, bẩy chữ một cách nhuần
nhuyễn, chẳng hạn trong bài Nhớ:
- "Con suối nhớ ai / Róc ra róc rách / Đêm đêm ngày ngày / Nhắc thầm
không trách."
(Nhớ - Nông Quốc Chấn)
- "Ở núi Pù Nam / Có đàn kiến đen / Và đàn kiến vàng / Xây tổ cạnh nhà".
(Kiến đen và kiến vàng - Dƣơng Khâu Luông)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Ngoài ra còn có trong bài: Chú bò lười, Gọi vịt về chuồng, Cây móc…
của Dương Khâu Luông. Trong thơ Dương Thuấn cũng xuất hiện thể thơ bốn
chữ, năm chữ đó là những bài: Hạt dẻ, Chia trứng công, Đi ngủ, Cây sui,...
Viết theo thể năm chữ có bài: Ba bố con họ hoàng, Nhớ Thái Bình,
Bài thơ Pác Bó… của Nông Quốc Chấn, ví dụ:
- "Qua khỏi đò tân đệ / Ngoảnh lại chào Thái Bình / Vài bữa thăm quê
mẹ / Em lại về với anh".
(Nhớ Thái Bình - Nông Quốc Chấn)
Bài Mây và núi, Gửi con học cấp một,… của Nông Minh Châu
- "Vắng mây núi trầm ngâm / Ngắm trăng sao đây đó / Xa núi mây lên
tầng / Chắp cánh vờn theo gió".
(Mây và núi - Nông Minh Châu)
Viết theo thể bẩy chữ có bài Dọn về làng, Khóc đồng chí, Tìm trâu,
Bài thơ tháng tám… của Nông Quốc Chấn, Kha tàng mừa Thái (Con đường
về Thái Nguyên), Nghé tắng (Cái ghế), Thâng bản Đoài Khôn (Đến bản
Đoài Khôn)… của Nông Viết Toại…
Như vậy văn học Bắc Kạn đã có sự kế thừa truyền thống của văn học
cổ, qua sự kế thừa đó người đọc đã thấy được vốn văn hoá đặc sắc của văn
học Bắc Kạn, họ đã tạo nên sự hấp dẫn cho bạn đọc.
2.2.2.2. Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu thơ mang đậm phong các
diễn đạt của người miền núi
Về ngôn ngữ
Trong sáng tác văn học để bạn đọc hiểu được tác phẩm thì phải có ngôn
ngữ, vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của nhà văn, nhà thơ với bạn đọc, thông
qua ngôn ngữ tác giả đã dựng lên ý đồ sáng tạo tác phẩm của mình. Nhà văn
Nông Viết Toại có nói "Ngôn ngữ nó là chiếc cầu cảm thông sâu sắc giữa tác
giả và độc giả" [46,tr.189].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Có thể nói qua tìm hiểu những sáng tác văn học Bắc Kạn ta thấy ngôn
ngữ trong văn thơ rất mộc mạc, giản dị, dễ hiểu, tự nhiên, hồn nhiên như cách
nói và cách nghĩ của người miền núi, nhiều lúc lại như hoang sơ, tươi mát,
ngọt lành, có lúc lại vô cùng lãng mạn, bay bổng, điều này phù hợp với đời
sống tâm tư, tình cảm của người dân tộc miền núi.
Văn học Bắc Kạn có ngôn ngữ đặc trưng của người miền núi, các nhà
văn, nhà thơ thường dùng những từ đệm thường ngày trong cách nói của họ,
ví dụ như:
- "A lúi, những ngƣời là ngƣời / Đeo súng ngắn, súng dài, súng dóp /
Hoan hô! Hoan hô!".
(Bộ đội ông cụ - Nông Quốc Chấn)
Hay cách diễn đạt của họ rất thật thà, rất miền núi trong bài Toọn Mà
bản- Dọn về làng.
- "Mé! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng, / Tây mẻn thai, pắt slổng pền
têm /… / Súng théc, mì tây mà mấƣ á"
Dịch nghĩa:
- "Mẹ! Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng / Tây bị chết, bắt sống hàng
đàn /… / Súng nổ! Có Tây lại về rồi vớ".
(Toọn mà bản - Dọn về làng - Nông quốc Chấn)
Cách diễn đạt của các tác giả miền núi không tuân theo ngữ pháp của
tiếng phổ thông, mà theo cách suy nghĩ của các nhà văn, nhà thơ. Như khi viết
về Bác Hồ các tác giả Bắc Kạn miêu tả hình ảnh về Bác bằng ngôn ngữ giản
dị, mộc mạc như cách nói của người miền núi vốn thật thà ngay thẳng… Họ
nói Bác là gốc Việt minh, là ông già giản dị quen thuộc, thân thiện…
- “Cầƣ củng đoán cốc trỏ việt minh / Ngòi bâƣ ảnh hăn đích nả tồong /
Bấƣ sai ké coón lồng tàng nẩy”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Dịch nghĩa:
- "Ai cũng đoán ngƣời gốc việt minh / Nhìn bức ảnh thấy đúng giống
mặt / Không sai ông già trƣớc xuống đƣờng này".
(Bộ đội Pú Ké - Bộ đội ông cụ - Nông Quốc Chấn)
Hay trong truyện ngắn Bác Hồ mãi trong lòng chúng ta của Nông
Minh Châu cũng miêu tả Bác rất gần gũi thân thuộc với người dân Việt
Bắc."Ngƣời Việt Bắc nào mà chả nhớ ông cụ mặc áo Nùng đi đôi “hài xảo"
năm xƣa ở Việt bắc. Rồi những ngày về Thủ đô vẫn ông cụ ấy, với bộ quần áo
ka ki và đôi dép cao su vẫn còn in nặng núi rừng Việt Bắc. Cái năm nào
không nhớ thời gian nhƣng ai cũng nhớ Ông cụ mặc áo chàm ngồi nhà sàn
cùng đồng bào Tày, ăn cháo bẹ. Đến bữa ăn cụ đi xem từng mâm, mời từng
ngƣời rồi mới quay về cầm bát đũa của mình". [14,tr.323].
Luôn luôn khát khao và mong ước có cuộc sống hoà bình, người dân
Bắc Kạn quyết tâm đánh giặc đến cùng, với ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, dứt
khoát Nông Minh Châu đã tái hiện lên một ý chí sắt đá của dân tộc Bắc Kạn
trước kẻ thù.
- "Trận quyết định để ngày mai toàn thắng / Để nƣơng ta thơm cốm
bốn mùa".
(Gửi anh Chƣơng - Nông Minh Châu)
- “Slà điếp bjooc hom, điếp nả hai, / Slà mong slƣờn ún pjọm nhình
chài. / Tọ slà báƣ lạy xo ơn slấc, / Căm slủng càm pây quyết slổng thai!”
Dịch nghĩa:
- "Ta yêu hoa thơm, yêu mặt trăng, / Ta mong nhà ấm đủ (sum họp) trai
gái./ Nhƣng ta không lạy xin ơn giặc, / Cầm súng bƣớc đi quyết sống chết!”
(Nặm tỷ - Tổ quốc - Nông Quốc Chấn)
Trong thơ của Triệu Sinh ta cũng thấy ngôn ngữ mộc mạc dứt khoát, dù
trong hoàn cảnh nào họ cũng đi theo cách mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
- “Hua pỏ tốc, lủc liền dặng khứn (Đầu bố rơi, con liền đứng dậy / Hua
lủc tốc, mẻ tứn càm pây (Đầu con rơi mẹ tiếp bƣớc ngay)”.
(Chứ tẻo lăng - Bùi ngùi nhớ lại tháng ngày xa xƣa - Triệu Sinh)
Giặc Pháp tràn về thôn bản, khiến cho bao lứa đôi tan vỡ, bao hạnh
phúc nát tan, với ngôn ngữ hết sức mộc mạc dễ hiểu, các tác giả đã cho ta
thấy nỗi đau đớn xót xa khi bọn thực dân bắt bớ, chém giết những người dân
vô tội trên quê hương của mình. Nhà thơ Nông Minh Châu đã ví von so sánh
thực dân Pháp là "diều hâu" đem bao nỗi đau thảm khốc đến quê hương của
nhà thơ.
- "Nhƣng lũ diều hâu đã ào ào tới / Xé nát bầu trời tĩnh nghịch thân yêu /
Trút bom xuống làm rách thảm lúa chiều / Cả nƣơng chàm, rẫy bông, đồi bắp /
Mái nhà sàn ven rừng quen thuộc / Đang yên vui bỗng hoá tan hoang".
(Qua cánh đồng Lanh Chang - Nông Minh Châu)
Trong truyện ngắn Boỏng tàng tập éo (Đoạn đường ngoặt) của Nông
Viết Toại ông đã xây dựng ngôn ngữ thật sinh động khi mọi người bàn tán về
những con người đầu hàng đi theo Pháp. Với những cách nói rất miền núi, ví
von, so sánh sắc bén. “Xằng chắc fầy mẩy nặm lụ nặm đăp fầy! Nặm noòng lè
fja kin mẩt, tọ nặm bốc tẻo mất kin pja! Da đảy hắt ác căn lai. mì vằn lao bấƣ
pây nêm tây đảy mại lụ đầy! câu lao tuống hang slửa mền tẻo doại hử kỉ bảt
hua hài năng chầy cà. Mửa mìn boong mầu chẳng hảy khôn tha phjói lụ dà!
Hò sli, hò hết ồm ồm. Boong câu mọi pan háng chắng pây dự đáy cân cƣa
toỏc, tọ lao tố đảy kin pận tởi. Boong mầƣ slƣởng linh mọi pày kỉ pác cân, lao
kin bấƣ xằng lẹo tẻo tá đai chầy cà. Dá đảy hêt bặng báo slao cạ: Hẳm mạy
táng tóa khẩu rẩy. Năng dú rƣờn cẳm pác nặp cổn? kin dá đuổi căn các thày
củng pền phƣa hẩu tởi lục lan vằn lăng đuổi!...”. Dịch nghĩa:"Chƣa biết là
lửa cháy, làm cạn nƣớc hay nƣớc lại dập tắt lửa. Nƣớc lũ thì cá ăn kiến, đến
khi nƣớc cạn kiến lại ăn cá? đừng có làm dữ quá, xem có bám đít Tây đƣợc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
mãi không? Có ngày chúng mày sẽ khóc hết nƣớc mắt, ròn cả lông mi…
Đừng có thi nhau tác oai tác quái! Chúng tao mỗi phiên chợ chỉ mua một cân
muối, nhƣng có khi đƣợc ăn suốt đời chúng mày rắp tâm lĩnh muối mỗi lần
mấy trăm câ, e rằng ăn chƣa hết đã đi rồi! Đừng có làm kiểu nhƣ trai gái
thƣờng ví tự chặt cây, cây lại đổ vào mình, ngồi ở nhà chẳng nhẽ sàn nhà kẹp
mông hay sao? ăn ở với nhau các thầy cũng phải lo cho con cháu đời sau với
chứ!..." [59,tr.21 - 144].
Hay khi tả cảnh đẹp của quê hương với những cảnh đẹp của Hồ Ba Bể,
ngôn ngữ lại như lãng mạn, bay bổng say cùng cảnh đẹp của các nhà thơ, họ
so sánh Hồ Ba Bể cảnh đẹp như tiên, những bông hoa bồng bềnh rủ xuống
như màn thổ cẩm.
- “Mênh mông pja cắp nặm: Cảnh tiên / Phja khang bjoóc phặc phjền
lọm khóp”.
Dịch nghĩa:
- "Mênh mông nƣớc cùng cá, cảnh tiên / Hoa phặc phiền rủ buông màn
thổ cẩm".
(Chồm vằn nẩy - Trông ngắm cảnh hôm nay - Triệu Sinh)
- "Ba Bể xanh xanh đến bất ngờ / Biển trên núi biển quây bằng vách đá
/Núi nghiêng mình núi đẹp đến hoang sơ".
(Ngƣợc miền ca dao - Triệu Kim Văn)
Như vậy qua tìm hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ của các tác giả Bắc
Kạn ta có thể khẳng định rằng ngôn ngữ mà họ sử dụng rất sống động, nhiều
sáng tạo, giàu chất tạo hình, mộc mạc, giản dị, tự nhiên. Đặc biệt họ rất thích
sử dụng ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân lao
động. Chính vì thế mà khi đọc những trang viết về Bắc Kạn người ta cảm thấy
gần gũi quen thuộc như mình đang hòa trong trang viết của các nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Về hình ảnh
Trong lý luận văn học dân gian của Phương Lựu đã định nghĩa về hình
ảnh như sau: "Hình ảnh là khái niệm gợi tả sinh động trong cách diễn đạt cuả
con ngƣời. Ví dụ cách diễn đạt có hình ảnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh" [44,tr. 10].
Từ định nghĩa này ta có thể khẳng định rằng khái niệm gợi tả của hình ảnh là
thể hiện trong nếp sống và tư duy của mỗi con người trước hiện thực.
Như ta biết người miền núi vốn giản dị trong cách nói, cách nghĩ, cách
làm hơn nữa cách tư duy của họ cũng cụ thể. Do đó hình ảnh trong văn thơ rất
giản dị, đậm chất so sánh liên tưởng, vừa cụ thể, vừa thân quen với đời sống
sinh hoạt, vừa có tính triết lý, khái quát theo lối tư duy, mộc mạc của người
miền núi nơi đây. Người Bắc Kạn rất gần gũi với thiên nhiên núi rừng, nên
khi nói tới thiên nhiên họ thường lấy hình ảnh nương chàm để nói tới sự gắn
bó của người Bắc Kạn với núi rừng.
- "Nƣơng chàm em đã phát đủ mùa nhuộm / Ngô nhà cũng đã mọc đủ
gang tay".
(Gửi anh Chƣơng - Nông Minh Châu)
Hơn nữa hình ảnh thiên nhiên trong văn thơ của Bắc Kạn còn là những
đồi núi, những cánh rừng trải rộng mênh mông, "Tôi nhìn theo tay ông thấy
những ngọn núi xanh rì, chi chít trồng lên nhau mọc thủng cả mây trời"
[14,tr. 471].
Cách mạng đến, người miền núi nơi đây được giác ngộ và được ví qua
hình ảnh người mù thấy đường, người câm biết nói.
- “Bặng cần bót, slụ tàng đảy phjải, (Nhƣ ngƣời mù, biết đƣờng đƣợc
đi,) / Bặng cần vặm, slụ phuối oóc cằm (Nhƣ ngƣời câm, biết nói ra lời)”
(Bâƣ slƣ đeo - Một lá thƣ - Nông Quốc Chấn)
Hay hình ảnh của anh Lưu được giác ngộ cách mạng được ví với hình
ảnh của đoạn đường ngoặt. “...Niệm lặm pha rƣờn dá, Lƣu chắng pjạc quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
boỏng tàng tập éo khảm pây tó tàng luông. Cẳm ngòa, Lƣu hƣơn đông mà
quá bủng nẩy. Củng tó kha tàng nẩy căm ngòa Lƣu mừa dƣơng rƣờn, cẳm
nẩy Lƣu thăng mừa đoàn thể” [58,tr.34]. Dịch nghĩa: "...Niệm vào trong nhà,
Lƣu mới rẽ vào đoạn đƣờng ngoạt để đi về phía đƣờng cái. Cũng một con
đƣờng này, đêm qua Lƣu từ trên rừng về thăm nhà, đêm nay Lƣu về với đoàn
thể..." [59,tr.32].
Khắc hoạ tâm trạng của người dân miền núi các nhà văn hay dùng lối
liên tưởng, so sánh rất gần gũi, dễ hiểu với người dân miền núi, ai cũng có thể
nhận ra được. Ví dụ khi nói tới cuộc sống cơ cực của ông Phúc nhà văn Nông
Minh Châu đã để cho nhân vật nói lên những suy nghĩ từ đáy lòng mình:
“Đời tao nhƣ một cái gánh, hai đầu đòn là hai cái dậu. Bên nào nặng, bên
nào nhẹ, bên nào rách, bên nào lành tao đã hiểu". [14,tr.442].
Hay là những so sánh, ví von hình ảnh giặc Mỹ bị bắt run sợ chạy trốn
trong "hốc đá".
- "Con sóc nhảy qua giặc vã mồ hôi /… / Thằng giặc Mỹ mặt nhƣ chàm
đổ / Đôi môi run xám cánh bọ hung".
(Truyện bắt giặc Mỹ - Nông Minh Châu)
Bác Hồ và Đảng đã đem đến cho người dân Bắc Kạn sự no ấm nên
trong thẳm sâu trái tim của họ hình ảnh Bác đẹp đẽ, chân thực.
- “Lằm lặp slíp slí mùa pẻng tải (Lần lƣợt mƣời bốn mùa bánh tải)/
Pjom cụ Hồ, tối tởi khay kha (Ông Cụ Hồ, đổi đời mở mắt)”.
(Việt Bắc - Tây Nguyên, Việt Bắc - Tây Nguyên - Nông Minh Châu)
Hay khi nói về tình yêu trai gái các nhà văn đã đem đến cho bạn đọc
những hình ảnh so sánh, ví von đặc sắc đầy chất thơ của tình yêu.
- “Tình slao báo bặng pja chập nặm / Tình trai gái nhƣ cá gặp nƣớc”.
(Tiếng lƣợn cần Việt Bắc - T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_HoangThiDung.pdf