MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vi phạm pháp luật 8
1.2. Khái niệm, nội dung pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình 12
1.3. Khái niệm, đặc điểm, hậu quả của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ) 31
1.4. Các yếu tố bảo đảm, ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ 44
1.5. Kinh nghiệm nước ngoài về phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ 49
Chương 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 64
2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay 64
2.2. Nguyên nhân của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam 74
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM 89
3.1. Quan điểm về phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ 89
3.2. Giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ 99
KẾT LUẬN 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5887 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình. Theo pháp luật của Philipin thì đối tượng của nạn bạo lực gia đình không chỉ là phụ nữ mà luôn gắn liền với một đối tượng yếu thế của xã hội là trẻ em. Các văn bản pháp luật quan trọng trong lĩnh vực này như: Luật Gia đình; Luật hình sự và đặc biệt là Luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ em năm 2004... Luật Chống bạo hành phụ nữ và trẻ em được Nghị viện Phi-lip-pin thông qua tại kỳ họp thứ 3, khoá 12, năm 2004 đã chỉ ra một cách chi tiết thế nào là "bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em"; các hình thức bạo hành như: bạo hành về thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý và lạm dụng kinh tế... (điều 3); quy định về các hành vi bạo hành với phụ nữ và trẻ em (điều 5). Luật còn quy định các quyền của nạn nhân bạo hành gia đình của phụ nữ và trẻ em như: được đối xử với sự tôn trọng về phẩm giá; được trợ giúp miễn phí; được hưởng các dịch vụ hỗ trợ của Bộ phúc lợi và các cơ quan địa phương; được hưởng mọi sự bồi thường pháp lý và hỗ trợ theo quy định của bộ luật gia đình; được thông báo về các quyền và dịch vụ dành cho mình bao gồm cả quyền được nộp đơn đề nghị ra quyết định bảo vệ; quyền được tạm nghỉ việc...Như vậy, người phụ nữ khi bị là nạn nhân của bạo lực gia đình, họ có rất nhiều quyền và có nhiều cơ chế đảm bảo thực hiện quyền này. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước Phi-lip-pin đối với nạn nhân bạo lực gia đình cũng như đối với vấn đề bạo lực gia đình. Để công tác phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả, Luật Chống bạo hành phụ nữ và trẻ em của Phi-lip-pin còn quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước nhất là cơ quan công an và cán bộ y tế trong việc giúp đỡ các nạn nhân cũng như xử lý các vụ vi phạm pháp luật chống bạo hành gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Họ phải giúp đỡ nạn nhân về mọi mặt và dưới nhiều hình thức, cả hỗ trợ ngay tức thì cũng như các biện pháp hỗ trợ lâu dài.
Điều đặc biệt, Luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ em đã quy định về việc hình thành cơ quan có trách nhiệm trong việc chống bạo hành gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Tại điều 39 của Luật quy định việc hình thành Hội đồng liên ngành về chống bạo hành với phụ nữ và trẻ em gồm: 1. Cơ quan phúc lợi và phát triển xã hội; Uỷ ban quốc gia về quyền của phụ nữ; 3. Uỷ ban dịch vụ dân sự; 4. Hội đồng chăm sóc trẻ em; 5. Bộ Tư pháp; 6. Bộ Nội vụ và chính quyền địa phương; 7. Cảnh sát quốc gia; 8. Bộ Y tế; 9. Bộ Giáo dục; 10. Bộ Lao động và việc làm; 11. Cục điều tra quốc gia . Các cơ quan này có nhiệm vụ đưa ra các chương trình và dự án ngăn chặn nạn bạo hành theo thẩm quyền của từng cơ quan, đồng thời thực hiện các chương trình nâng cao năng lực cho nhân viên của họ thích ứng nhanh hơn với nhu cầu của các đối tượng mà họ phục vụ. Hội đồng có nhiệm vụ sẽ giám sát việc thực hiện công tác của các cơ quan nói trên.
Tại Phi-lip-pin, theo quy định của Luật Chống bạo hành phụ nữ và trẻ em, một Uỷ ban liên ngành về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đẫ được thành lập. ủy ban liên ngành này được tổ chức và hoạt động nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất các biện pháp bảo đảm cho việc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ em, đồng thời ngăn chặn tối đa những thiệt hại về tính mạng, tinh thần và sức khỏe cũng như các thiệt hại khác của nạn nhân nữ.
1.6.2.4. Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở In-đô-nê-xi-a
Phòng, chống bạo lực gia đình trong đó có bạo hành gia đình đối với phụ nữ từ đó hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này là vấn đề quan trọng được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ In-đô-nê-xi-a. Trong thời gian qua, với những biện pháp tích cực, hiệu quả, tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở In-đô-nê-xi-a đã giảm đáng kể mà một trong những giải pháp mà nước này đã thực hiện là hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Các văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình như: Luật Hình sự; Luật Dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình đặc biệt là Luật về xoá bỏ bạo hành gia đình... Ngoài các đạo luật cơ bản, In-đô-nê-xi-a còn ban hành nhiều văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề bạo hành gia đình.
Luật về xoá bỏ nạn bạo hành gia đình năm 2004 của In-đô-nê-xi-a quy định nguyên tắc và mục đích của Luật tại chương II. Luật đã đưa ra bốn nguyên tắc về xoá bỏ baọ lực gia đình: nguyên tắc tôn trọng quyền con người; nguyên tắc công bằng và bình đẳng giới; nguyên tắc không phân biệt đối xử; nguyên tắc bảo vệ nạn nhân. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản đó, Luật về xoá bỏ bạo lực gia đình chỉ ra mục đích của Luật là: Ngăn chặn các hình thức bạo hành trong gia đình; bảo vệ nạn nhân bị bạo hành trong gia đình; tiến hành các biện pháp chống lạikẻ gây ra bạo hành trong gia đình; duy trì sự toàn vẹn của sự hoà thuận và thịnh vượng gia đình.
Rất nhiều quyền của nạn nhân bị bạo hành được quy định trong Luật này như: quyền được bảo vệ từ gia đình, luật sư, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan cảnh sát, tư pháp, toà án; quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo nhu cầu về y tế; quyền được đối xử đặc biệt về giữ bí mật đối với nạn nhân; quyền được giúp đỡ, chia sẻ của những người làm việc trong các tổ chức dịch vụ xã hội; quyền được hưởng các dịch vụ tư vấn về mặt tinh thần... Cũng như Luật của một số nước trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, Luật về xoá bỏ bạo lực gia đình của In-đô-nê-xi-a quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xoá bỏ nạn bạo lực gia đình. Điều 13 của Luật này quy định: Chính quyền địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan hành chính liên quan, tổ chức, điều phối và kêu gọi các cơ quan này hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình .
Nhận thức được tác hại của bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình được hình sự hoá. Cụ thể, Luật dành chương 8 để quy định chi tiết về tội phạm với các hành vi vi cấu thành tội phạm trong lĩnh vực này. Tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi mà chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng. Chẳng hạn đối với người có hành vi bạo lực gia đình về mặt thể xác thì bị phạt tù không quá 5 năm hoặc phạt tiền không quá 15 triệu rupi; người có hành vi bạo hành về tâm lý sẽ bị phạt tù không quá 3 năm hoặc phạt tiền không quá 9 triệu rupi; người có hành vi bạo lực tình dục thì bị phạt tù không quá 12 năm hoặc bị phạt tiền không quá 36 triệu rupi... Đây là điểm mới và khác biệt so với Luật phòng, chống bạo lực gia đình của nhiều nước trên thế giới. Việc quy định cụ thể, chi tiết hành vi phạm tội và khung hình phạt đối với từng tội phạm một mặt khẳng định tính chất nguy hiểm của hành vi bạo lực gia đình, mặt khác có tác dụng răn đe cho những người hay có hành vi bạo lực gia đình, giáo dục các chủ thể khác không có hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Hơn nữa, việc quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thi hành công vụ trong phòng, chống bạo lực gia đình áp dụng chính xác Luật và đạt được hiệu quả cao nhất.
Như vây, In-đô-nê-xi-a có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Đặc biệt trong Luật về xoá bỏ bạo lực gia đình còn quy định rõ về tội phạm cùng các hình phạt tương ứng trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là điều kiện quan trọng để In-đô-nê-xi-a hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, đạt được những kết quả tốt đẹp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
1.6.2.5.Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Đông-ti-mo
Là một quốc gia còn rất trẻ nhưng Đông-ti-mo lại đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Đông-ti-mo đã có rất nhiều hoạt động cũng như kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình từ đó hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật bạo lực gia đình.
Đông-ti-mo có một hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình với các đạo luật cơ bản như: Luật Hôn nhân gia đình; Luật Dân sự; Bộ luật hình sự; Luật chống bạo lực gia đình và nhiều văn bản pháp luật khác.
Bên cạnh hệ thống pháp luật, Đông-ti-mo còn có nhiều sáng kiến và kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình. Đông-ti-mo đã thành lập hệ thống thông tin cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.Theo hệ thống thông tin này, mỗi huyện có một đường dây điện thoại chuyên sử dụng cho các vụ bạo lực gia đình. Ngoài ra, ở nước này còn có một hệ thống Radio khẩn cấp được đặt ở những nơi cần thiết để các cơ quan chức năng có thể tiếp cận một cách nhanh nhất với các nạn nhân và thủ phạm bạo lực gia đình. Với các biện pháp như vậy, công tác phòng, chống bạo lực gia đình sẽ đạt được hiệu quả, các vụ bạo lực gia đình sẽ được phát hiện kịp thời đồng thời các chủ thể sẽ khác sẽ sợ không thực hiện hành vi bạo lực gia đình vì có nguy cơ bị phát hiện. Các chủ thể sẽ tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
1.6.2.6. Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Thái Lan
Một trong những nước khác ở Đông Nam á có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng, chống bạo lực gia đình là Thái Lan. Cùng với việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện để điều chỉnh hết và kịp thời các hành vi bạo lực gia đình, quy định trách nhiệm, việc xử lý các vụ vi phạm pháp luật bạo lực gia đình, Thái Lan còn sử dụng các biện pháp rất hiệu quả. Một trong những biện pháp đó là xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ (OSCC). Trung tâm này có chức năng điều trị, tư vấn về luật pháp và tâm lý cho các nạn nhân này. Tại Thái Lan, Trung tâm OSCC được thành lập lần đầu tiên ở các Bệnh viện từ năm 1998, sau đó mở rộng dần từ Trung ương xuống cấp huyện. Đến năm 2005, đã có 109 trung tâm được thành lập trên khắp đất nước. Đây là thành công lớn của Thái Lan trong việc kết hợp thêm chức năng tư vấn và hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực gia đình cho các cơ sở y tế.
Kết luận chương 1
Bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, là mối quan tâm không chỉ ở mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Chính vì vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về bạo lực gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu dưới góc độ pháp lý, xem xét bạo lực gia đình dưới góc độ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ thì cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là việc làm rất cần thiết đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Trong phạm vi của luận văn này, chương 1 đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; từ đó chỉ ra những hậu quả mà vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ gây ra đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm thế giới trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. Đây chính là những cơ sở cho việc phân tích thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, xây dựng những giải pháp nhằm hạn chế tiến tới đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam trong những chương tiếp theo.
Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét một cách cấp thiết, kịp thời, khoa học bởi nó là vấn đề mang tính toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
CHƯƠNG 2
thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt nam từ năm 2000 đến nay
1.1. Thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
Như một căn bệnh nguy hiểm có trong bất kỳ xã hội nào, bạo lực gia đình trong đó có bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang len lỏi vào mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi gia đình và làm cản trở sự phát triển bình thường của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền và mỗi gia đình. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam đã có những cố gắng trong việc điều trị căn bệnh này. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm xoá bỏ sự bất bình đẳng giới, bảo vệ người phụ nữ, tạo mọi điều kiện để người phụ nữ phát triển toàn diện. Với một hệ thống pháp luật cho đến nay có thể nói tương đối đầy đủ trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đồng thời đã thực hiện hệ thống các biện pháp thiết thực, tích cực nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật bạo lực gia đình vẫn còn rất nghiêm trọng. Nhiều lúc, nhiều nơi, ở nhiều địa phương, trong nhiều gia đình, nhiều người phụ nữ còn là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình, họ còn phải sống trong bạo lực đang hoành hành mà người gây ra những nỗi đau cho họ lại chính là những người gần gũi nhất, thân yêu nhất. Tiếng kêu cứu của rất nhiều người phụ nữ vang lên, nhiều vụ án đau lòng, thương tâm, gây bức xúc trong xã hội về bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã cho chúng ta thấy một bức tranh ảm đạm về tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Hơn nữa, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng còn có thái độ thờ ơ, bàng quan, vô trách nhiệm đối với các vụ bạo lực gia đình. Họ chưa làm đúng chức năng, trách nhiệm của mình, còn bao che, bỏ qua, xử lý chưa đúng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Những người đứng ngoài khi biết có bạo lực gia đình xảy ra thì né tránh, không tố cáo, thậm chí có người còn kích động, xúi giục giúp sức, tạo điều kiện cho hành vi bạo lực gia đình được thực hiện. Nhiều chủ thể thì lợi dụng tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ để kiếm lời. Từ thực tế đã cho chúng ta thấy tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ở mức báo động.
Do chưa được sự quan tâm đúng mức và cũng chưa có cơ quan nào của Nhà nước chịu trách nhiệm về phòng, chống bạo lực gia đình cho nên hiện nay chưa có số liệu chính thức về tình hình bạo lực gia đình, tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong cả nước nên chúng ta nghiên cứu thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ theo kết quả khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh, thành phố cũng như các báo cáo kết quả nghiên cứu, thực tiễn xét xử của các tổ chức, Toà án các địa phương, cơ quan công an...
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ khoảng 2 đến 3 ngày có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Năm 2005, gần 40% tội phạm giết người ở Việt Nam có liên quan đến bạo lực gia đình, trong 6 tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này vượt quá 30%. Theo thống kê của ngành Toà án, trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1% ). Trên địa bàn Hà Nội, từ tháng 1/2000 đến tháng 9/2002, trung tâm cảnh sát 113 Hà nội đã nhận được 517 tin tố cáo, cầu cứu của nạn nhân bị bạo lực gia đình. Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính quyền can thiệp giải quyết. Cao nhất là các tỉnh Hà Tây trước đây: 1.484 vụ; Kiên giang 2.005 vụ... Theo báo cáo của Sở Y tế một số tỉnh về các bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình đã được điều trị trong năm 2005 thì ở An giang có 1.319 bệnh nhân trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc Giang có 464 bệnh nhân trong đó có 174 người tự tử với 3 người bị chết. Theo báo cáo của của công an một huyện vùng miền núi tây Bắc, trong 6 tháng đầu năm 2006, kiểm tra ở 4 trong số 9 xã có đồng bào Mông đã có 24 vụ tự tủ bằng lá ngón làm 11 người chết. Cũng ở các xã này, trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có 10 đến 20 vụ tự tử bằng lá ngón mà nguyên nhân chính là bị chồng ngược đãi [ ]
Theo báo cáo của Toà án một số tỉnh về thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến bạo lực gia đình: Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An: năm 2006 xét xử 617 vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình (chiếm 53% tổng số vụ ly hôn), năm 2006 số vụ là 686vụ (55%), năm 2007 là 322 vụ (chiếm 55%), năm 2008 là 1051 vụ ly hôn (chiếm 83%) mà tỷ lệ phụ nữ đứng đơn do bị bạo hành là trên 70%[51].
Tại tỉnh Hưng Yên, theo báo cáo của Hội phụ nữ, trong 5 năm từ 2000 đến 2006, số vụ bạo lực gia đình là 627 vụ, trong đó số vụ bạo lực gia đình đã bị xử lý hành chính là 147 vụ, số vụ bị xử lý hình sự là 95 vụ. Theo Toà án nhân dân tỉnh: từ 2001 đến 2005, có 60 vụ hình sự liên quan đến bạo lực gia đình đã đựơc xét xử (riêng năm 2005 có 11 vụ). Các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có liên quan đến bạo lực gia đình là 178 vụ, riêng năm 2005 có 58 vụ [49].
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ năm 2008, tỉnh Long An có 239 vụ bạo lực gia đình được đưa ra xét xử, trong đó có 38 vụ chuyển sang án hình sự, còn lại 355 vụ ly hôn do có hành vi bạo lực gia đình [50].
Theo số liệu thống kê chính thức từ ngành Toà án của thành phố Đà Nẵng, có thể hình dung thực trạng bạo lực gia đình hiện nay ở thành phố Đà Nẵng đối với phụ nữ là khá nghiêm trọng và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, trong năm 2001 trong số 296 vụ án hôn nhân gia đình thì có 37 vụ liên quan tới bạo lực gia đình, chiếm 15,5% thế nhưng chỉ trong vòng 5 năm, số vụ liên quan đến bạo lực gia đình là 579/ 1980 vụ án hôn nhân gia đình, chiếm tới 29,24% [23],[47].
Theo các kết quả thu thập được về tình hình bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2003 đến 2005, bạo lực gia đình xảy ra với nhiều hình thức đa dạng, trong các gia đình có điều kiện xề kinh tế, quy mô, cấu trúc khác nhau. Trong số 1.353 vụ được ghi nhận thì có hơn phần nửa (chiếm 58,6%) số vụ liên quan đến bạo lực về thể xác, kế đến là bạo lực về tinh thần (chiếm 26,2%), bạo lực về kinh tế chiếm 13,5% và một tỷ lệ nhỏ về bạo lực tình dục (1,6%). Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình phần lớn là phụ nữ, những người vợ trong gia đình (chiếm hơn 73%)[52].
Theo thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, trong tổng số 7.372 vụ ly hôn, nguyên nhân do người phụ nữ bị đánh đập, hành hạ chiếm gần 1/3, Do bị chồng ngược đãi, phụ bạc tỷ lệ đứng đơn trong các vụ xin ly hôn gia tăng, chiếm từ 70 đến 80%. Chỉ trong 4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2006, đã có gần 1.300 phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tìm đến Trung tâm chăm sóc sức khoẻ phụ nữ - bệnh viện đa khoa Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội cầu cứu xin được che chở, giúp đỡ[48].
Kết quả khảo sát của UBDS, GĐ$ TE Hà Nội: năm 2006 tại 5 quận, huyện của thành phố cho thấy có tới 362 người (chiếm 60,2% số người được hỏi) trả lời rằng có tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trong khu dân cư và 75,9% tổng số người được hỏi cho rằng đã từng chứng kiến cảnh phụ nữ, trẻ em bị đánh đập hoặc bị nhục mạ.
Theo báo cáo của Sở Y tế vùng Đồng bằng Sông cửu long năm 2005, có 1.319 bệnh nhân phải nhập viện do bạo lực gia đình, trong đó có hơn 100 người tự tử, 30 người chết.
Theo các kết quả điều tra cũng như thực tiễn xét xử của Toà án địa phương thì trong số các vụ vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, chủ yếu là các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Chúng ta sẽ xem xét thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới các hình thức bạo lực cụ thể:
- Bạo lực về thân thể: Người phụ nữ đã phải chịu đựng nhiều hình thức bạo lực gia đình. Bạo lực thân thể là hình thức khá phổ biến trong các dạng bạo lực gia đình trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng. Bạo lực thể chất là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tích cho phụ nữ. Người phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình dưới hình thức bạo lực thân thể, họ phải chịu sự đánh đập của người chồng, người bạn tình ở nhiều mức độ khác nhau, có trường hợp người chồng đấm, đá, tát, xô ngã vợ; có trường hợp dùng cả vũ khí để hành hung vợ để lại những hậu quả nghiêm trọng như để lại thương tích trên thân thể, xảy thai thậm chí tử vong... Theo kết quả điều tra của Viện xã hội học năm 2001 thì 8,5% nam giới được hỏi thừa nhận đã từng đánh, tát, xô ngã vợ... Hay theo kết qủa điều tra của Trung tâm Nghiên cứu giới và phát triển năm 2005 tại ba tỉnh Phú Thọ, Hà Nội, Thái Bình thì bạo lực thân thể là dạng bạo lực phổ biến hiện nay ở cả nông thôn lẫn thành thị, chiếm 44,5% các vụ bạo lực gia đình. Cụ thể: ở Hà Nội 28,7%; ở Thái Bình 57,4%; ở Phú Thọ 46,3%. Theo đánh giá của cán bộ lãnh đạo thị trấn Đoan Hùng - Phú Thọ, hiện tượng đánh vợ theo kiểu "đấm, tát "đang khá phổ biến trong nam giới và có tới 60 đến 70% những phụ nữ bị đánh đều có các thương tích theo mức độ nặng, nhẹ khác nhau... Những hành vi mà những người chồng trên đã thừa nhận là những hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ mà các thủ phạm cứ thực hiện thường xuyên đối với người vợ của mình.
Theo kết quả khảo sát của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong số 2000 người được hỏi tại 8 tỉnh, thành phố năm 2006, hàng năm có 23% gia đình có các hành vi bạo lực về thể chất. Cũng theo báo cáo của Uỷ ban Dân số- Gia đình và Trẻ em, 30% số phụ nữ bị đánh đập bởi chồng của họ. Không thể tưởng tượng rằng những người phụ nữ ấy lại phải chịu áp lực bằng chính bàn tay của người chồng mình với con số giật mình như vậy.
Bạo lực gia đình dưới dạng thể chất không chỉ được khẳng định từ phía người phụ nữ mà nhiều nam giới đã thừa nhận hành vi bạo lực của mình với vợ.Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và Môi trường trong năm 2005 ở 6 tỉnh thì 7,4% số nam giới được hỏi thừa nhận họ đã từng có hành vi đánh đập vợ với những cấp độ khác nhau, trong đó, hàng ngày là 0,2%; hàng tuần là 1,8% và hàng tháng là 5,4%. Kết quả trên cho thấy, cứ 100 người thì có hai người thỉnh thoảng bị đánh đập trong gia đình và cứ 1000 người thì có hai người thường xuyên bị đánh đập trong chính tổ ấm của mình. Một kết quả nữa cũng rất đau lòng, theo thống kê của Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ phụ nữ Gia Lâm, trong số những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình đã tìm đến với trung tâm thì 50% nạn nhân bị thương tích vùng đầu, mặt, cổ; chấn thương xương chiếm 10%, 40% còn lại là đa chấn thương.
- Bạo lực về tinh thần: Cùng với bạo lực về thân thể, bạo lực về tinh thần đối với phụ nữ là hình thức bạo lực đối với phụ nữ ngày càng phổ biến ở nước ta. Những vết thương về thân thể của người phụ nữ, với thời gian có thể lành lại nhưng những vết thương về tinh thần do bạo lực gia đình gây ra cho người phụ nữ sẽ rất khó lành. Bạo lực về tinh thần đã gây cho người phụ nữ những chấn động mạnh và lâu dài về tâm lý, họ phải chịu đựng những sang chấn tâm lý mà không dễ gì chữa khỏi. Nạn nhân bị bạo lực tinh thần thường tự dằn vặt mình, trầm cảm và sợ sệt, ăn không ngon, ngủ không yên, nóng giận vô cớ, luôn bị ám ảnh về bạo lực, có trường hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thần kinh suốt đời, có trường hợp thì tự tử. Theo báo cáo của Bệnh viện tâm thần Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2008, trong số 259 trường hợp đến khám chữa bệnh tại bệnh viện thì có tới trên 50% nạn nhân là do bạo hành gia đình, tăng hơn 20 trường hợp so với cùng kỳ năm 2007. Nhưng đa số các bệnh nhân nhập viện tâm thần sau khi bị bạo hành đều được người nhà giấu kín nguyên nhân phát bệnh, chỉ trong quá trình điều trị, nhờ các liệu pháp tâm lý, dần dần bệnh nhân mới bộc bạch hoàn cảnh của mình. Đây là một trở ngại cho các bác sỹ trong quá trình điều trị. Phụ nữ bị bạo lực tinh thần luôn thấy thiếu tự tin khi đưa ra quyết định của mình. Theo kết quả điều tra của Ngân hàng thế giới về bạo lực gia đình ở Việt Nam thì 47% phụ nữ được hỏi đã phải chịu sự phớt lờ của chồng; 50,3% bị chồng nói nặng; 40,8% bị chồng mắng; 33,1% bị chồng chửi; 4,7% bị chồng ngăn cấm. Cụ thể mức độ phụ nữ được hỏi bị bạo lực theo thời gian theo tỷ lệ phần trăm như sau:
Mức độ
Phớt lờ
Nói nặng
Mắng
Chửi
Ngăn cấm
Không bao giờ
53,0
49,7
59,2
76,9
95,3
Hàng ngày
4,2
3,4
2,5
2,2
0,3
Hàng tuần
2,2
2,7
3,2
2,4
0,7
Vài lần một tháng
9,0
9,6
7,4
3,7
0,8
Vài lần một năm
31,6
34,6
27,6
14,7
2,9
Tổng số phiếu
591
592
591
590
592
Tỷ lệ về các hành vi bạo lực trong gia đình %
Số liệu trên cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi như bị chồng phớt lờ, nói nặng và mắng có tỷ lệ gần ngang nhau, dao động từ trên 50% đến 40%. Ngoài ra, theo một số kết quả điều tra khác cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ khá cao trong các hình thức bạo lực. Kết quả điều tra của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2005 thì 25% phụ nữ được hỏi bị bạo lực tinh thần; kết quả điều tra của trung tâm Nghiên cứu giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển thì 27,6% số phụ nữ được hỏi đã từng bị chồng chửi mắng, đe doạ... cụ thể Hà Nội 4%; Đồng Tháp 36,5%; Nam Định 40%; Thanh Hoá 32%; Quảng Ngãi 28%; Trà Vinh 22%...
Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ trong gia đình là hình thức bạo lực không nhìn thấy được. Trong nhiều trường hợp, nó là nguyên nhân trực tiếp cướp đi sinh mạng của người phụ nữ. Rất nhiều phụ nữ không chịu nổi bạo hành tinh thần đã tìm đến với cái chết. Một trường hợp vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới hình thức bạo hành tinh thần đăng trên báo VnXpress ngày 23/10/2008 đã nói lên nỗi đau của mà người phụ nữ phải chịu đựng khi bị bạo lực tinh thần: Một người c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- bia LV.doc