Luận văn Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VI PHẠM

PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. 9

1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về trật

tự an toàn giao thông đường bộ. 9

1.2. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm pháp luật về trật

tự an toàn giao thông đường bộ. 13

1.3. Các bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về trật tự an

toàn giao thông đường bộ. 30

Tiểu kết Chương 1 . 35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN

NAY . 36

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến vi

phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng

Bình . 36

2.2. Thực tiễn vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường

bộ ở tỉnh Quảng Bình . 39

2.3. Thực tiễn phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao

thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình . 49

2.4. Nguyên nhân của hạn chế . 62

Tiểu kết Chương 2 . 65

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG VI

PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY . 66

pdf112 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Giấy phép lái xe có thời hạn: 2.949 trường hợp. Trong đó, Phòng Cảnh sát giao thông đã thi hành quyết định xử phạt: 10.667 trường hợp. Thu tiền nộp vào kho bạc Nhà nước tỉnh 20.908.330.000 đồng. Tước Giấy phép lái xe có thời hạn: 1.640 trường hợp. Phối hợp với bưu điện tỉnh thu nộp tiền phạt, chuyển trả giấy tờ cho người vi phạm qua dịch vụ bưu điện: 572 trường hợp. Tiêu hủy, bán phế liệu 12 xe ô tô hết niên hạn sử dụng (Phòng Cảnh sát giao thông tiêu hủy 2 ô tô, thu tiền 925.200.000 đ; Công an huyện Minh Hóa tiêu hủy, bán phế liệu 8 ô tô, thu tiền 24.000.000 đ); thanh lý 828 xe mô tô và 2 ô tô không có nguồn gốc. Hiện nay, tại kho tạm giữ còn 913 phương tiện (bao gồm: phương tiện bị tạm giữ có đủ điều kiện là 786 xe, phương tiện đang làm thủ tục tịch thu là 87 xe, phương tiện mục nát không sử dụng được là 40 xe) [3]. 44 - Năm 2018, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã tổ chức 12.544 ca với 60.140 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia. Phát hiện xử lý 26.009 trường hợp (13.287 ôtô, 12.720 môtô), trong đó phạt tại chỗ 4.856 trường hợp, thu tiền 669.510.000 đồng; Tạm giữ phương tiện: 5.253 trường hợp (761 ôtô, 4.635 môtô). Trong đó: + Phòng Cảnh sát giao thông: Tổ chức 6.801 ca, với 32.570 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia. Phát hiện xử lý 15.736 trường hợp vi phạm (10.667 ôtô, 5.069 môtô); tạm giữ phương tiện: 1.340 trường hợp (534 ôtô, 806 môtô). Phạt tại chỗ 2.386 trường hợp, thu tiền phạt 403.100.000đ. + Công an các địa phương: Tổ chức 7.244 ca, với 27.570 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia. Phát hiện xử lý 10.273 trường hợp vi phạm (2.620 ôtô, 7.651 môtô); tạm giữ phương tiện: 3.913 trường hợp (227 ôtô, 3.829 môtô). Phạt tại chỗ 2.470 trường hợp, thu tiền phạt 266.410.000đ. Một số lỗi vi phạm chủ yếu: + Ô tô: vi phạm nồng độ cồn: 222 trường hợp; chạy quá tốc độ: 5.095 trường hợp (xe khách 1.476 trường hợp, xe tải 1.423 trường hợp, xe con 2.689 trường hợp); quá tải 141 trường hợp (lái xe 110 trường hợp, chủ xe 41 trường hợp); lốp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: 1.104 trường hợp; không có đèn tín hiệu, đèn soi biển số: 1.282 trường hợp; lắp thùng xe có kích thước không đúng thiết kế nhà sản xuất: 836 trường hợp; biển số mờ: 540 trường hợp; để hàng trong khoang chở khách: 345 trường hợp; không sử dụng đủ đèn chiếu sáng: 130 trường hợp; không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 131 trường hợp; đậu đỗ không đúng nơi quy định: 195 trường hợp; không có Giấy phép lái xe: 440 trường hợp; không kiểm định an toàn kỹ thuật trường hợp hết hạn: 338 trường hợp; không chứng nhận: 282 trường hợp; đưa phương tiện hết hạn kiểm định tham gia giao thông: 116 trường hợp; không bạt che phủ: 148 trường hợp; không thắt dây an toàn: 33 trường hợp; không có phù hiệu: 23 trường hợp; 45 giao xe không có phù hiệu: 19 trường hợp; chở hàng vượt quá chiều cao (dài): 64 trường hợp; chủ xe giao xe chở quá chiều cao (dài): 38 trường hợp; chở quá khách: 101 trường hợp; chủ xe giao xe chở quá khách: 89 trường hợp; không chấp hành hiệu lệnh dừng xe: 22 trường hợp; các lỗi khác: 1.218 trường hợp. + Môtô: vi phạm nồng độ cồn: 1.592 trường hợp; không Giấy phép lái xe: 2.901 trường hợp; không chứng nhận đăng kiểm: 1.500 trường hợp; không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 4141 trường hợp; kéo theo xe khác: 245 trường hợp; xếp hàng quá giới hạn: 40 trường hợp; không đội mũ bảo hiểm: 1.499 trường hợp; chạy quá tốc độ: 278 trường hợp; không chấp hành hiệu lệnh dừng xe: 09 trường hợp; vượt đèn đỏ: 08 trường hợp; lỗi khác: 2.356 trường hợp. Về công tác xử lý vi phạm hành chính về TTATGTĐB: ra quyết định xử phạt: 24.296 trường hợp. Thu nộp ngân sách nhà nước: 36.835.450.000 tỷ đồng. Tước Giấy phép lái xe có thời hạn: 2.388 trường hợp [4]. - Năm 2019, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã tổ chức được 11.341 ca, với 54.023 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia; phát hiện xử lý 22.189 trường hợp vi phạm (9.185 ôtô, 12.994 môtô, 10 xe khác) trong đó phạt tại chỗ 6.373 trường hợp, thu tiền 791.170.000đ; Tạm giữ phương tiện: 5.968 trường hợp (1.245 ôtô, 4.702 môtô, 21 xe khác). Một số lỗi vi phạm chủ yếu: + Ô tô: vi phạm nồng độ cồn: 534 trường hợp; chạy quá tốc độ: 2.995 trường hợp (xe khách 512 trường hợp, xe tải 886 trường hợp, xe con 1.597 trường hợp); quá tải 113 trường hợp (lái xe 78 trường hợp, chủ xe 35 trường hợp); lốp không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật: 666 trường hợp; không có đèn tín hiệu, đèn soi biển số: 705 trường hợp; lắp thùng xe có kích thước không đúng thiết kế nhà sản xuất: 1.064 trường hợp; biển số mờ: 316 trường hợp; để 46 hàng trong khoang chở khách: 84 trường hợp; không sử dụng đủ đèn chiếu sáng: 55 trường hợp; không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 171 trường hợp; đậu đỗ không đúng nơi quy định: 234 trường hợp; không có Giấy phép lái xe: 386 trường hợp; không kiểm định an toàn kỹ thuật trường hợp hết hạn: 513 trường hợp; không chứng nhận đăng kiểm: 310 trường hợp; đưa phương tiện hết hạn kiểm định tham gia giao thông: 210 trường hợp; không bạt che phủ: 188 trường hợp; không có phù hiệu: 16 trường hợp; giao xe không có phù hiệu: 16 trường hợp; chở hàng vượt quá chiều cao (dài): 96 trường hợp; chủ xe giao xe chở quá chiều cao (dài): 46 trường hợp; chở quá khách: 36 trường hợp; chủ xe giao xe chở quá khách: 38 trường hợp; không chấp hành hiệu lệnh dừng xe: 06 trường hợp; sử dụng ma túy: 01 trường hợp; các lỗi khác: 715 trường hợp. + Mô tô: vi phạm nồng độ cồn: 1.141 trường hợp; không Giấy phép lái xe: 2.796 trường hợp; không chứng nhận đăng kiểm: 1.475 trường hợp; không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 4.073 trường hợp; kéo theo xe khác: 330 trường hợp; xếp hàng quá giới hạn: 07 trường hợp; không đội mũ bảo hiểm: 3.151 trường hợp; chạy quá tốc độ: 187 trường hợp; sử dụng ma túy: 01 trường hợp; lỗi khác: 1.795 trường hợp. Xử lý vi phạm: Ra quyết định xử phạt: 22.079 trường hợp (13.992 ôtô; 8.075 môtô; 12 xe khác). Thu nộp ngân sách nhà nước: 33.645.612.000 đồng. Tước Giấy phép lái xe có thời hạn: 2.958 trường hợp [5]. Bên cạnh lực lượng Công an, thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đã phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, nhất là các vi phạm về tải trọng xe và thay đổi kích thước thành thùng chở hàng của xe ô tô tải. Đi liền với việc tăng cường công tác tuyên truyền và ký cam kết, lực lượng Thanh tra Giao thông đã tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe. Đặc biệt, tập trung kiểm tra, xử lý tại các điểm đầu mối bốc xếp hàng hóa, mỏ vật liệu, nhà máy 47 xi măng và các tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông vận tải đường bộ lớn trên địa bàn. Bảng 2.2 (2): Tình hình vi phạm và xử phạt vi phạm về TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2019 Năm Số liệu tổng thể Số liệu theo hành vi vi phạm, theo hình thức xử lý Số vụ Số tiền phạt (triệu đồng) Trực tiếp tại hiện trường Phạt nguội Số vụ Số tiền phạt (triệu đồng) Số vụ Số tiền phạt (triệu đồng) 2015 823 2.284 823 2.284 2016 393 936 393 936 2017 409 1.120 381 1.045 28 75 2018 330 927 296 847 34 80 2019 409 1.232 400 1.218 9 14 Tổng 2.364 6.499 2293 6.330 71 169 (Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình) Như vậy, trong 5 năm, tổng số vụ vi phạm bị xử phạt gần 2.300 vụ với số tiền phạt gần 6,5 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vi phạm phát hiện, xử lý tại hiện trường. Đặc biệt, từ ngày 15-5 đến 15-6-2019, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã chủ trì phối hợp với Chi Cục quản lý đường bộ II mở đợt cao điểm kiểm tra xử lý vi phạm đối với hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng và các hành vi vi phạm khác, qua đó, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 32 trường hợp vi phạm (điều khiển xe ô tô lắp thùng xe có kích thước không đúng thiết kế nhà sản xuất, tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước 48 thùng xe, chở hàng vượt trọng tải cho phép...) với tổng số tiền phạt hơn 125 triệu đồng [31]. Đối với các trường hợp vi phạm tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước thành thùng xe không đúng thiết kế nhà sản xuất, ngoài việc bị lập biên bản vi phạm còn bị tạm giữ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tem kiểm định; đồng thời yêu cầu người vi phạm khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật như ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông theo quy định. Cùng với việc xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải còn tuyên truyền và giải thích rõ các quy định của pháp luật về kích thước thành thùng xe, tải trọng, khổ giới hạn xe cho các đối tượng vi phạm, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Vận động các lái xe, chủ xe chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Từ việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tích cực nói trên của Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã góp phần làm giảm đáng kể tình trạng phương tiện giao thông đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và đặc biệt là việc tự ý thay đổi kích thước thùng chở hàng của xe ô tô tải. Ý thức chấp hành các quy định về vận tải đường bộ của chủ hàng, lái xe, chủ xe, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, cung cấp hàng hóa đã được nâng lên [31]. Từ những nỗ lực phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB nói trên tình hình tai nạn giao thông trong những năm gần đây đều có chiều hướng giảm, nhất là năm 2019. Năm 2019, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm về số vụ, người chết và người bị thương so với năm 2018. Số người chết do tai nạn giao thông tiếp tục giảm sâu, không xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Tính từ ngày 15/12/2018 - 14/12/2019, toàn tỉnh xảy ra 205 vụ tai nạn giao thông, làm chết 93 người, bị thương 155 49 người. So với năm 2018, giảm 13 vụ, giảm 12 người chết, giảm 07 người bị thương. Đây là năm thứ 10 liên tục tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh giảm cả 03 tiêu chí. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình còn hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn. Người vi phạm tìm nhiều phương thức, hành vi nhằm che dấu, chống đối việc phát hiện, xử lý của các lực lượng chức năng; số lượng vi phạm nguy hiểm ngày càng tăng liên quan đến tải trọng, tốc độ, sử dụng ma túy, rượu bia;... Đặc biệt là khó khăn trong xử lý vi phạm thông qua camera giám sát. Hệ thống camera giám sát ghi nhận số trường hợp vi phạm là rất lớn nhưng số trường hợp thực tế có đủ dấu hiệu chứng minh vi phạm lại rất thấp. Nguyên nhân được cơ quan chức năng lý giải là do: Vào buổi tối, ánh sáng yếu nên camera khó nhận diện được đầy đủ các ký tự của biển số. Hệ thống không nhận diện được khi tín hiệu đèn là các mũi tên dẫn đến việc khi mũi tên xanh bật sáng thì các phương tiện được rẽ trái nhưng hệ thống vẫn báo lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; nhiều phương tiện chỉ vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu đường bộ, vạch sơn kẻ đường nhưng hệ thống vẫn báo lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Trong khi đó, quá trình xác minh và xử lý vi phạm phức tạp, nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian, công sức. 2.3. Thực tiễn phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản, chương trình, kế hoạch Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về đảm bảo TTATGTĐB trước hết căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Cho đến nay, ngoài Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Chính phủ, 50 Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các bộ ngành có liên quan, Ủy Ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với 20 Nghị định của Chính phủ, 01 quyết định của Thủ tướng chính phủ, 138 thông tư và thông tư liên tịch [15]. Hệ thống văn bản pháp luật đa dạng đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh. Đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa các nội dung quy định của văn bản cấp trên đáp ứng yêu cầu giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay. Nhằm tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật trên một cách hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, UBND tỉnh Quảng Bình và các cơ quan chức năng đã ban hành và tham mưu ban hành nhiều văn bản pháp luật. Bảng 2.3: Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về TTATGTĐB tỉnh Quảng Bình Năm UBND tỉnh Ban ATGT Sở GTVT Công an tỉnh Các sở ban, ngành khác Tổng 2015 26 150 61 22 117 376 2016 22 165 63 29 178 457 2017 43 160 65 31 164 463 2018 34 155 62 30 186 467 2019 39 162 64 32 176 473 (Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019) Bảng số liệu trên cho thấy, tùy vào tính chất công việc triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGT hàng năm mà các cơ quan, tổ chức ban hành số lượng văn bản khác nhau. Thực tế cho thấy, các đơn vị, địa phương đã quyết liệt trong việc gắn trách nhiệm người đứng đầu cũng như tham mưu 51 cho cấp ủy và lãnh đạo ban hành nhiều văn bản chỉ đạo với nhiều giải pháp trong công tác đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn. Một trong những văn bản có ý nghĩa chiến lược, định hướng về công tác đảm bảo TTATGTĐB của tỉnh là Quyết định số 970/QĐ-UBND “Chiến lược đảm bảo TTATGTĐB tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành vào ngày 02 tháng 5 năm 2013 đã đặt ra mục tiêu đảm bảo hiệu quả TTATGT, giảm thiểu tai nạn. Trên cơ sở chiến lược này, hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông (BATGT) tỉnh, các huyện thị xã, thành phố triển khai thực hiện bằng các chủ đề cụ thể. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2015, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tích cực tham mưu cho Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình, BATGT tỉnh Quảng Bình ban hành nhiều Chỉ thị, chương trình, kế hoạch, trong đó đã nhấn mạnh về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGTĐB, đặt rõ chỉ tiêu giảm tai nạn giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông, thực hiện chủ trương “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ” theo tinh thần Nghị quyết 88/CP của Chính phủ về bảo đảm TTATGT, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải; Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa; các Kế hoạch của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và của Bộ Công an về các giải pháp bảo đảm TTATGTĐB, kiềm chế tai nạn giao thông [1]. Từ năm 2016-2018, công tác xây dựng, ban hành văn bản, chương trình, kế hoạch tiếp tục được quan tâm như: Năm 2016, Công an tỉnh Quảng 52 Bình tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 01/02/2016 về việc ban hành Kế hoạch phối hợp thực hiện việc tuần tra, kiểm soát xử lý hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng của xe ô tô vận chuyển hành hóa trên đường bộ, tỉnh Quảng Bình [2]. Năm 2017, Công an tỉnh Quảng Bình tham mưu cho Tỉnh ủy Quảng Bình báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư Trung ương; cho Uỷ ban nhân dân tỉnh công văn chỉ đạo triển khai thực hiện Kết luận hội nghị tổng kết Kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải về kiểm soát tải trọng xe; tham gia góp ý Dự thảo 01 Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; 01 Nghị định, 02 Đề án, 05 kế hoạch và 01 công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh [3]. Năm 2018, Phòng Cảnh sát giao thông đã tham mưu cho Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình 01 chương trình, 13 kế hoạch, 2 kế hoạch phối hợp liên ngành; 13 phương án, 14 công văn chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác bảo đảm TTATGTĐB. Ngoài ra, chủ động ban hành 59 kế hoạch, 24 phương án, 89 báo cáo [4]. Năm 2019, tiếp tục thực hiện năm an toàn giao thông với chủ đề "An toàn cho hành khách và người đi mô tô, xe máy", chủ động, kịp thời trong công tác tham mưu văn bản chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm TTATGT, Công an tỉnh Quảng Bình đã tham mưu cho Tỉnh ủy Quảng Bình ban hành Kế hoạch số 104-KH/TU ngày 02/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 703/KH-UBND ngày 16/5/2019 về thực hiện Kết luận số 45-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”. Tham mưu Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình ban hành 41 Kế hoạch, 40 Phương án, 06 Báo cáo, 37 Công văn, 05 kiến nghị chỉ đạo thực 53 hiện các mặt công tác và kiến nghị các giải pháp nhằm bảo đảm TTATGTĐB, trong đó xuyên suốt Kế hoạch số 2348/KH-CAT-PV01-PC08 về thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGTĐB và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021. Chủ động xây dựng 148 kế hoạch, 164 phương án, 211 báo cáo, 255 công văn, 6 tờ trình, 3 kiến nghị. Đặc biệt, chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình thành lập Tổ phản ứng nhanh (ký hiệu 141.QB), trong đó lực lượng Cảnh sát giao thông là lượng nồng cốt, làm tổ trưởng có chức năng tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự và TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình [5]. Về hạn chế: Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật ở trung ương và địa phương còn chậm, tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn còn phổ biến; nhiều quy định về xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB không thể áp dụng do không phùi hợp hoặc thiếu nguồn lực; một số cấp uỷ Đảng, nhất là cấp uỷ Đảng cơ sở chưa thực sự quan tâm sâu sát, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản về công tác bảo đảm TTATGT; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chưa thường xuyên, liên tục, thiếu quyết liệt; chưa thực sự triển khai đầy đủ các giải pháp, chưa huy động cả hệ thống chính trị để thực hiện, nhận thức đơn thuần là trách nhiệm của ngành Công an và Giao thông vận tải. 2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT là một trong những hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật phổ biến. Trong quá trình triển khai thực hiện đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng. Nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là tuyên truyền sâu rộng và hướng dẫn cho Nhân dân chấp hành luật giao thông đường bộ; các quy định của pháp luật về hoạt động vận 54 tải hàng hóa trên đường bộ để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng tham gia giao thông đường bộ, nhất là đội ngũ lái xe, chủ xe, chủ hàng khi tham gia vận tải hàng hóa trên đường bộ. Đồng thời, phổ biến các thông tin về tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông, quyền, nghĩa vụ pháp luật các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tham gia giao thông. Trong thời gian qua các cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Bình đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng người nghe. BATGT tỉnh phối hợp với Tạp chí sinh hoạt Chi bộ mỗi số dành một trang cho chuyên mục “An toàn giao thông”, nội dung đăng tải do Văn phòng BATGT tỉnh đảm nhận; đưa nội dung an toàn giao thông vào tất cả các cuộc sinh hoạt chi bộ, đến từng đảng viên. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT”. BATGT tỉnh ký các Chương trình phối hợp với Hội Nông dân tỉnh về đẩy mạnh cuộc vận động “Nông dân tham gia bảo đảm TTATGT”; với Hội Liên hiệp phụ nữ về cuộc vận động “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình”; với Sở Y tế về “Tăng cường công tác y tế nhằm giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông”; với Hội Cựu chiến binh về thực hiện cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn TTATGT”; với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Tăng cường công tác giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2013 - 2018”; với tỉnh Đoàn về “đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong đoàn viên, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên giai đoạn 2012 - 2017”. Đặc biệt, các cơ quan chức năng đã tập trung tuyên truyền vào đối tượng có nguy cơ gây tai nạn giao thông cao như lái xe khách, thanh thiếu niên trên địa bàn nông thôn, góp phần nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông cho người dân trên địa bàn. Trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB lực 55 lượng Cảnh sát giao thông giữ vai trò hết sức quan trọng. Cảnh sát giao thông hằng năm tổ chức thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền với những nội dung, hình thức, phù hợp với từng điều kiện cụ thể để triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng và Chính phủ, các kế hoạch phương án của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an về công tác đảm bảo TTATGTĐB. Việc triển khai được thực hiện đến từng đối tượng cụ thể như học sinh, sinh viên các trường học trên địa bàn tỉnh, bằng và thông qua các hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, hội thi lái xe an toàn... Trong năm 2017, BATGT tỉnh, Sở Giao thông vận tải đã cấp phát 1.500 tờ gấp và 5.000 tờ rơi tuyên truyền , 1.000 cuốn cẩm nang “An toàn giao thông nông thôn”, 1.720 áp phích, 100 cuốn “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện đường bộ”, 3.000 cuốn “Cẩm nang phòng chống tai nạn giao thông do uống rượu, bia”; 1.000 tờ rơi tuyên truyền tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường ; 2.360 cuốn “ Làm quen với Luật giao thông cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9”; tặng 350 mũ bảo hiểm cho học sinh trường Tiểu học Tân Ninh – huyện Quảng Ninh; phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, Công an tỉnh, Đài phát thanh và truyền hình, Báo Quảng Bình xây dựng và phát sóng 26 chuyên mục, 16 phóng sự, 92 tin bài, duy trì và thực hiện điểm tin TTATGT hằng ngày trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh, hàng số, hàng tháng trên báo Quảng Bình [13; Tr,42]. Nhìn chung các địa phương, đơn vị đã tích cực đẩy mạnh công tác, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT trên địa bàn. Quá trình thực hiện, đã có nhiều hình thức tuyên truyền thực hiện có hiệu quả góp phần thay đổi nhận thức và thái độ của Nhân dân về TTATGT.Với việc triển khai tích cực các biện pháp tuyên truyền nên tình hình TTATGT trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành luật giao thông của cán bộ, học sinh và Nhân dân ngày càng được nâng lên, các hành vi vi phạm luật giao thông giảm dần. Trong 5 56 năm liền, Quảng Bình là một trong những tỉnh giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương. Gần đây nhất, ngày 14/01/2020, BATGT tỉnh đã tổ chức lễ ra quân Năm an toàn giao thông năm 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia - không lái xe”. Năm 2020 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, với chủ đề “Đã uống rượu, bia - không lái xe”, trong năm ATGT 2020, toàn tỉnh tiếp tục phấn đấu nâng cao nhận thức và ý thức của người tham gia giao thông về chấp hành pháp luật TTATGT, nhất là quy định pháp luật về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông; tiếp tục giảm tai nạn giao thông từ 05 - 10% cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2019; giảm tai nạn giao thông do nguyên nhân uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông [29]. Về hạn chế: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB tuy đã được quan tâm thực hiện, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; các ngành các cấp đã tham gia thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, tuy nhiên, không thực hiện thường xuyên, liên tục; nội dung, hình thức tuyên truyền không phù hợp với đặc điểm từng loại đối tượng, địa bàn; người dân chưa ý thức được việc chấp hành pháp luật về bảo đảm TTATGTĐB vừa là trách nhiệm, đồng thời là quyền lợi thiết thực của mình nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và lợi ích chung của toàn xã hội. Việc tổ chức giáo dục Luật giao thông trong các trường học còn hạn chế. Việc đưa tin của một số phương tiện thông tin đại chúng không phân tích sâu nguyên nhân tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, làm rõ trách nhiệm các ngành, các đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGTĐB; chưa chú trọng biểu dương gương người tốt, việc tốt, các hoạt động tích cực của lực lượng chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_vi_pham_phap_luat_ve_trat_tu_an_toan_giao_thong_duo.pdf
Tài liệu liên quan