VTCK vốn biểu thịmột hành động ngôn từdo một chủthểthực hiện
(diễn tố1) tác động vào một đối tượng là người hay động vật (diễn tố2) với
mục đích điều khiển đối tượng thực hiện một hành động nào đó. Hành động này
được biểu hiện bằng một vịngữ, làm thành diễn tốthứba.
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho đi tìm ông cửu.
(Nam Cao- Đôi móng giò)
(75) Hôm qua ông dặn bố nó nhà con sáng nay phải đi chợ sớm.
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
- Tên riêng chỉ người hoặc một tổ chức:
(76) Bà bắt Điền cưới vợ.
(Nam Cao - Trăng sáng)
(77) UBND Tỉnh đề nghị UBND Huyện Thuận An báo cáo sơ kết 6 tháng đầu
năm.
- Danh từ, ngữ danh từ chỉ động vật/vật được nhân hóa (ví dụ 43,44).
Diễn tố 2 cũng có thể được rút gọn tùy vào ngữ cảnh cho phép:
- Khi đối thể là người đang thuật lại điều yêu cầu phải thực hiện:
(78) Cụ bắt ()phải xin triện của ông nhận thực cho nữa.
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(79) Tôi chưa biết ra sao thì có người bạn sang rủ ()đi làm cách mạng
(Phạm Quang Đẩu- Bí mật khu rừng chiến địa)
- Đối thể đã được nhắc đến trong văn cảnh trước hoặc sau đó:
(80) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt ()phải nộp thay.
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(81) Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ()ra
đồng hớt tép, ai đầy giỏ thì được thưởng.
(Tấm Cám)
(82) Vợ con khuyên can ()đừng uống rượu mà ông Tư vẫn cứ không nghe.
- Nội dung yêu cầu là quy định chung mà mọi người phải thực hiện:
(83) Cấm () hút thuốc!
Yêu cầu () không đi lên cỏ!
Những trường hợp không thể, không nên rút gọn diễn tố 2 là:
- Khi vai người nghe cao hơn người nói (để đảm bảo lịch sự):
(84) Xin mời cụ lên trên!
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
- Khi diễn tố 2 là tiêu điểm thông tin. Vi dụ:
(85) Thầy bảo ai lên bảng?
- Thầy bảo anh lên bảng.
Câu hỏi (85) trong tình huống hội thoại có nhiều cách trả lời đầy đủ hoặc rút
gọn nhưng diễn tố 2 là điều người hỏi quan tâm nên không thể rút gọn được.
2.2.3. Diễn tố thứ 3: Vai nội dung hành động
Diễn tố thứ 3 của VTCK là một vị ngữ, có thể chỉ gồm một vị từ hành động
(VTHĐ) hoặc một VTHĐ kèm theo bổ ngữ của nó. Ví dụ:
(86) Tôi sai nó đi.
(87) Tôi đề nghị anh Ba ngày mai nhanh chóng đón xe đi thành phố đến gặp
ông Sáu để nhận tài liệu!
Ở câu (86), diễn tố 3 có cấu tạo là một vị từ. Ở câu (87), diễn tố 3 có cấu
tạo là một ngữ vị từ, trong đó có VTHĐ làm trung tâm “đón” và các bổ ngữ
xoay quanh nó (thời gian, phương tiện, cách thức, mục đích).
Vì cái hành động ở diễn tố 3 là hành động mà người nghe phải thực hiện
theo yêu cầu cuả người nói cho nên đây chỉ có thể là một hành động [+chủ ý].
Hành động đó có thể là hành động chuyển tác hay vô tác. Ví dụ:
(88) Nó nằng nặc giục mẹ bắc cháo ra.
(89) Con không cho u nằm nữa!
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
Thực tế có những phát ngôn trong đó diễn tố 3 không phải là một VT [+chủ
ý] mà là một VT [- chủ ý]. Ví dụ:
(90) Tao yêu cầu mày biến!
(91) Tôi mong anh trở thành người tốt!
Biến vốn là một vị từ quá trình vô tác chuyển thái [- chủ ý]. Con người ta
không thể nào tự mình, chủ động làm thay đổi mình từ một trạng thái tồn tại
sang một trạng thái không tồn tại. Cho nên ở ví dụ (90) chỉ có thể hiểu biến có
nghĩa là di chuyển từ nơi này đến một nơi nào khác (tương tự: Tao yêu cầu mày
đi khỏi đây!). Và như vậy biến trong ví dụ (90) trở thành một VTHĐ di chuyển
[+ chủ ý].
Trơ là một vị từ quá trình vô tác chuyển thái [- chủ ý], về lý thuyết, không
thể tham gia được trong kết cấu cầu khiến như ở ví dụ (91). Nhưng ở đây có lẽ
trong tình huống nói năng đã có một sự lược giản. Một cách nói đầy đủ có thể
là:
Tôi mong anh phấn đấu trở thành người tốt!
Tôi mong anh cố gắng trở thành người tốt!
Trong một số ngữ cảnh (rất ít) diễn tố 3 cũng có thể được rút gọn. Ví dụ:
(92) Con không khiến u ()! Con không khiến u mang con đi !
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(93) Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:
- Mời bà phó ()! (Nam Cao- Một bữa no)
Nhưng cần lưu ý là, ở một số VTCK lâm thời như bảo, dặn,… sự vắng mặt
của diễn tố 3 có khi sẽ làm thay đổi cấu trúc cơ bản của câu. Nguyễn Vân Phổ
có nhận xét về trường hợp này như sau: “Sự vắng mặt của vị từ thứ hai sẽ biến
cấu trúc của toàn câu trở thành cấu trúc trần thuật với vị từ chính là vị từ nói
năng thông tin” [31,tr.145]. Ví dụ:
(94) Ông Nam đã bảo cậu Hải làm tường trình về sự cố ở xưởng nhuộm.
(94’) Ông Nam đã bảo cậu Hải về sự cố ở xưởng nhuộm.
Ở câu (94), bảo là VTCK biểu thị hành động ông Nam yêu cầu Hải (đối thể)
thực hiện một việc, đó là tường trình về sự cố ở xưởng nhuộm. Còn ở câu (94’),
bảo là VT nói năng - thông tin biểu thị hành động ông Nam nói cho Hải (tiếp
thể) biết về sự cố ở xưởng nhuộm.
Về vị trí, BNND luôn đứng ngay sau BNĐT, rất ít trường hợp (trong câu
cầu khiến tường minh) BNND được người nói đưa lên đầu câu xem là tiêu điểm
thông báo cần nhấn mạnh như ở các ví dụ sau:
(95) Tôi đề nghị các em im lặng!
Im lặng! Tôi đề nghị các em!
(96) Tôi xin thề tuyệt đối trung thành với Tổ quốc!
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc! Xin thề!
Là một VTHĐ [+ chủ ý] nên diễn tố 3 hầu như là diễn tố bắt buộc có mặt
trong kết cấu cầu khiến, không thể thay thế được. Những cách nói như:
(97) Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế!
(Tô Hòai – Vợ chồng A Phủ)
(98) Bố sai em đi mua thuốc lá.
Bố sai em làm việc ấy.
(99) Chỉ huy ra lệnh cho họ bắn vào đám biểu tình.
Chỉ huy ra lệnh cho họ làm như thế.
Chỉ huy ra lệnh cho họ hành động như thế.
đòi hỏi những quy định rất nghiêm ngặt: phải có văn cảnh để hồi chỉ hoặc khứ
chỉ, phải có từ ‘làm’ hoặc ‘hành động’ đứng trước các từ, ngữ thay thế (những
VTHĐ mua, bắn, đi, đứng, lấy, cho,v.v. đều có chung một ý nghĩa khái quát là
‘làm’ hay ‘hành động’).
Trường hợp này, có tác giả đã cho rằng BNND ở diễn tố 3 vốn là một
VTHĐ đã được thay thế bằng một danh ngữ [41,tr.51]. Có hay không có một
kết cấu tham tố của VTCK mà diễn tố 3 là một danh ngữ, ta hãy xét các ví dụ
dưới đây có BNND là một danh ngữ đứng sau BNĐT:
(100) Tôi khuyên anh một việc.
(101) Tôi khuyên anh một câu.
Có thể thấy ngay các câu dạng trên không tồn tại độc lập bởi chúng chưa
phải là một câu trọn nghĩa. Việc, điều, ý, câu, chuyện,v.v. là những danh từ trừu
tượng, trống nghĩa. Để người nghe hiểu được, chúng phải được giải thích rõ
hơn bằng một ngữ đoạn, một tiểu cú theo sau, kiểu như:
Tôi khuyên anh một câu, đó là…
Tôi khuyên anh một việc: (anh) nên…
Ví dụ:
(102) Con chỉ xin bà một điều: bà đừng nói xấu cách mạng.
(Nguyễn Huy Tưởng – Một phút yếu lòng)
Trong trường hợp này, “một câu”, “một việc”, một điều, v.v. khi được giải
thích ra cũng chính là cái hành động mà người nghe cần thực hiện theo lời
khuyên răn của người nói.
Nhưng trường hợp sau đây thì có khác:
(103) Anh nên khuyên nó một câu.
Đây là một phát ngôn có giá trị tự nghĩa. Khi cải biến nó, ta có:
*Anh khuyên nó.
*Anh nên nó.
Anh nên khuyên nó.
Rõ ràng là trung tâm ngữ nghĩa đã được đặt vào “nên” với hai diễn tố là
“khuyên” và “nó”. Câu vẫn mang ý nghĩa cầu khiến nhưng cái lõi của sự tình
không phải do một VTCK làm trung tâm (nên là một VT tình thái).
Nói chung, VTCK luôn là một VT có 3 diễn tố (vai tác thể, vai đối thể, vai
nội dung hành động). Các trường hợp thay thế, đảo trật tự hay rút gọn là rất ít,
chỉ mang tính lâm thời, tùy vào ngữ cảnh cho phép.
Đã từng có những quan điểm khác khi phân tích một kết cấu cầu khiến:
- Coi phần gồm diễn tố thứ hai và thứ ba là một kết cấu chủ vị làm bổ ngữ
(BN) cho vị từ trung tâm (VTTT). Chẳng hạn trong ví dụ:
(104) Tôi sai nó đi.
xem nó đi là một tiểu cú làm BN cho VTTT sai.
- Thừa nhận hai mối quan hệ cú pháp: giữa VTTT với diễn tố 2 như trong
một kết cấu vị từ bổ ngữ và giữa diễn tố 2 với diễn tố 3 như trong một kết cấu
chủ vị. Nói cách khác danh ngữ chỉ diễn tố 2 vừa là bổ ngữ của VTTT, vừa là
chủ ngữ của VT biểu thị diễn tố 3.
- Coi kết cấu cầu khiến, cũng như kết cấu gây khiến-kết quả, là sự thể hiện
ở bề mặt của một cấu trúc sâu gồm hai kết cấu chủ vị tôi sai nó và nó đi rút gọn
lại:
S
C1 C2
NP VP NP VP
V NP
Tôi sai nó nó đi
(S: câu, C: mệnh đề/tiểu cú, NP: ngữ danh từ, VP: ngữ vị từ, V: vị từ)
Về vấn đề này, Nguyễn Thị Quy đã có nhận xét như sau:
“Trong cách phân tích 1, kết cấu cầu khiến bị lẫn lộn với kết cấu gồm vị từ
nhận thức nói năng có bổ ngữ chỉ nội dung của nó. Thật ra “sai nó đi” không
có nghĩa là sai điều sau đây: “Nó đi”, mà là sai nó làm một việc là đi. Ở đây có
cả sự lẫn lộn giữa bình diện cú pháp (hình thức) và bình diện nghĩa (nội dung).
Về phương diện cú pháp, nó đi không thể là một cấu trúc chủ - vị (một tiểu cú)
vì nó không thể tình thái hóa bằng một trong 110 từ tình thái (trừ đừng đi với
bảo, khuyên).
Cách phân tích 2 giả định một sự cô đúc cú pháp, và cách phân tích 3 giả
định một sự cải biến từ cấu trúc sâu có gạt bỏ một tham tố.
Điều đã dùng để phê phán cách phân tích 1 cũng có hiệu lực đối với hai cách
phân tích này: nó đi không thể là một cấu trúc chủ - vị.
Qua biểu đồ hình nhánh trên đây, ta thấy ở cấu trúc sâu, tức ở cấu trúc
nghĩa, ta có hai câu: 1. tôi sai nó, và 2. nó đi. Cách phân tích này còn phần nào
có lý nếu dùng cho kết cấu gây khiến-kết quả: Tôi bẻ nó gãy. Tôi bẻ nó và nó
gãy. Ở đây tôi bẻ nó có đủ tư cách làm câu và nó gãy cũng vậy. Còn ở trường
hợp câu cầu khiến thì tôi sai nó là một câu tỉnh lược, vì thiếu mất một diễn tố
bắt buộc của vị từ sai, và nó đi như đã nêu rõ trên đây, không hề có tư cách của
một câu. Vả lại, tôi sai nó đi chỉ phản ảnh một sự thể, một hành động do tôi
làm, còn nó chưa hề làm gì hết, và có thể không bao giờ làm gì hết.
Cho nên, cách phân tích thích hợp nhất với nghĩa của vị từ cầu khiến là coi
danh ngữ và vị ngữ đi sau vị từ chính như là hai bổ ngữ của nó”[32,tr.146].
Cần phải thấy rằng trong cấu trúc của một ngữ đoạn có VTCK làm trung
tâm, tuy diễn tố thứ 3 là một VTHĐ có chủ thể là diễn tố thứ 2 nhưng quan hệ
giữa diễn tố 2 và diễn tố 3 không phải là một quan hệ Đề - Thuyết, hay nói cách
khác không làm thành một tiểu cú. Sở dĩ như vậy, xét cho cùng, chính nghĩa
của VTCK làm trung tâm đã chi phối tất cả các ngữ đoạn phụ kết với nó. Đứng
sau một VTCK phải có hai tham tố bắt buộc: ai đó (vai đối thể) - làm một việc
gì đó (vai nội dung). Điều này cũng được thể hiện rõ qua các dấu hiệu hình thức
và quy tắc cú pháp.
Để xác định tư cách của các thành phần đứng sau VT (là một hay nhiều
tham tố, là một kết cấu Đề - Thuyết hay một ngữ đoạn chính phụ hoặc đẳng lập)
ta có thể dùng những thủ pháp phân tích ngữ đoạn như sau:
a) Trắc nghiệm lược bỏ. Khi lược bỏ một thành phần đứng sau VT, câu
được tạo mới vẫn có nghĩa, hoặc không thay đổi ý nghĩa cơ bản thì VT chỉ có
một diễn tố (tức là thành phần bị lược bỏ không phải là tham tố bắt buộc). Ví
dụ:
(105) Tôi thấy nó đi.
Tôi thấy nó.
Thấy, nói, biết, nghĩ, tin tưởng,v.v. là những VT cảm nghĩ nói năng thông
tin. Loại VT này khi làm trung tâm của vị ngữ cũng có thể có nhiều ngữ đoạn
tham gia làm bổ ngữ. Ở ví dụ (105) khi lược bỏ “đi”, phần còn lại “tôi thấy
nó” hoàn toàn có tư cách của một câu, nghĩa là “đi” không chịu sự chi phối của
VT trung tâm, mà chịu sự chi phối trực tiếp của “nó”. Như vậy, “nó đi” là một
kết cấu Đề – Thuyết. Trong khi ở câu (104):
Tôi sai nó đi.
* Tôi sai nó.
khi lược bỏ “đi”, phần còn lại “tôi sai nó” là một ngữ đoạn chưa đủ nghĩa vì
không thể xác định được nội dung sai khiến là gì. Do đó “đi” ở câu (104)
không thể lược bỏ, “đi” là một tham tố bắt buộc của VTCK, “đi” có quan hệ
trực tiếp với VTTT “sai”.
b) Thao tác cải biến. Trong các câu cầu khiến tường minh, khi tách riêng
hai diễn tố và đảo trật tự của diễn tố 3 (vai nội dung) lên đầu câu, ý nghĩa cầu
khiến, mục đích cầu khiến vẫn không hề thay đổi. Như ở các ví dụ (95), (96):
Tôi đề nghị các em im lặng!
Im lặng ! Tôi đề nghị các em!
Tôi xin thề tuyệt đối trung thành với Tổ quốc!
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc! Xin thề!
Trong khi việc này không thực hiện được ở các kết cấu như:
(106) Tôi xem nó đi.
* đi, tôi xem nó
(107) Tôi đánh nó đau.
*đau, tôi đánh nó
c) Trắc nghiệm mở rộng văn cảnh. Việc mở rộng văn cảnh nhằm mục đích
xem xét quan hệ của từng thành phần trong ngữ đoạn với các yếu tố thêm vào.
Ở câu (104), như đã nói, “sai nó đi” không có nghĩa là sai cái điều “nó đi”,
mà là sai nó làm một việc là “đi”. Vì vậy, đi hay chưa/không đi hoặc có thể
không bao giờ đi là việc của “nó”. Cho nên có thể thêm vào câu (104) nhưng
nó chưa/không đi mà vẫn chấp nhận được.
Tôi sai nó đi, nhưng nó chưa đi.
Tôi sai nó đi, nhưng nó không đi.
Trong khi đó, điều này không thể thực hiện được ở câu (105):
*Tôi thấy nó đi, nhưng nó chưa đi.
*Tôi thấy nó đi, nhưng nó không đi.
Một ngữ đoạn có vị từ khác với ngữ đoạn không có vị từ ở chỗ nó có thể
được tình thái hóa, nghĩa là có thể có những nét đặc trưng về tình thái có ảnh
hưởng đến thái độ cú pháp của nó trong ngữ đoạn lớn hơn. Theo đó, giữa hai
thành phần khi thêm vào được các từ chỉ thời, thể, tình thái thì chúng là một kết
cấu Đề-Thuyết, còn không thì chúng là hai tham tố riêng biệt. Ở ví dụ (104)
không thể thêm vào những từ kiểu như: đang, sẽ, đã, muốn,v.v.
* Tôi sai nó đang đi
* Tôi sai nó sẽ đi
* Tôi sai nó muốn đi
Trong khi điều này có thể xảy ra với các dạng câu như:
(108) Tôi biết nó đi.
Tôi biết nó đang đi.
Tôi biết nó sẽ đi.
Tôi biết nó muốn đi.
Khả năng kết hợp với rằng cũng là một dấu hiệu phân biệt. Rằng biểu thị
điều sắp nêu ra là nội dung thuyết minh cho điều vừa nói đến. Nếu thêm được
rằng vào trước hai ngữ đoạn đứng sau vị từ thì chúng là một kết cấu Đề–
Thuyết, còn không thì chúng là hai tham tố riêng biệt. So sánh hai trường hợp
thêm vào ví dụ (104) và (108):
* Tôi sai rằng nó đi.
Tôi biết rằng nó đi.
ta thấy rõ “nó” và “đi” trong “sai nó đi” là hai tham tố riêng biệt.
d) Thủ pháp trắc nghiệm Jakhontov. Theo Jakhontov, trong hai từ có quan
hệ phụ kết với nhau, từ phụ thuộc bao giờ cũng dễ thay thế hơn bằng một từ có
quan hệ tương đương. Nói cách khác, tính phụ thuộc của yếu tố phụ ngữ trong
ngữ đoạn là khả năng được thay thế bằng một đại danh từ nhân xưng hay một vị
từ nghi vấn (dẫn theo Cao Xuân Hạo-14,tr.370).
Vận dụng thủ pháp này, ở ví dụ (104) và (105) ta có thể đặt câu hỏi - ai?
đối với đại từ nhân xưng và câu hỏi - làm gì? đối với một VTHĐ để xác định bổ
ngữ trong các ngữ đoạn sai nó đi và thấy nó đi như sau:
(104) Tôi sai nó đi.
sai ai? (sai) nó
*(sai) đi
*(sai) nó đi
sai làm gì? *(sai) nó
(sai) đi
*(sai) nó đi
(105) Tôi thấy nó đi.
thấy ai? (thấy) nó
*(thấy) đi
*(thấy) nó đi
* thấy làm gì?
thấy việc gì? *(thấy) nó
(cái gì) *(thấy) đi
(thấy) nó đi
Như vậy, ở câu (104)“nó” là bổ ngữ đối thể và “đi” là bổ ngữ nội dung
hành động của VT “sai”. Còn ở câu (105), “nó đi” là một sự tình, một kết cấu
chủ vị, một tiểu cú bổ nghĩa cho VT “thấy”.
Những trình bày trên đây cũng đã chỉ ra sự khác biệt của VTCK trong
nhóm vị từ cảm nghĩ nói năng thông tin. Về nghĩa không có gì phải bàn nhưng
về cấu trúc tham tố trong một số dạng câu như trên, tuy hình thức có giống
nhau nhưng bản chất thì hoàn toàn khác.
Hiện nay vấn đề VTCK có ba diễn tố là điều đã được đương nhiên thừa
nhận. Đó là các tham tố bắt buộc thể hiện các vai nghĩa của nội dung sự tình (do
VTCK đảm nhiệm). Tất nhiên là một ngữ đoạn có VTCK làm trung tâm có thể
có hơn 3 tham tố; VTCK có thể kết hợp với các phụ ngữ để cùng với nội dung
sự tình làm nên cấu trúc nghĩa của câu. Các tham tố không bắt buộc này có thể
đứng trước hoặc sau VTCK để biểu hiện ý nghĩa bổ sung như:
Ý nghĩa thời, thể:
(109) Mới sáu giờ rưỡi ngài đã giục bếp bưng mâm lên rồi.
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(110) Tôi đương bảo nó đi lấy thêm rượu.
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(111) Con mời rồi nhưng bà không ăn.
Ý nghĩa tình thái:
(112) Anh muốn mời ai đi thì mời!
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(113) Con không cho u nằm nữa!
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(114) Ai cấm được người nghiện ăn tham.
(Hồ Dzếnh- Chú Nhì)
Ý nghĩa phương thức:
(115) Anh Dậu cũng rề rà giục vợ:
-Cháo sắp vữa cả rồi đấy. U nó ăn cho hết đi!
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(116) Bà lão lại khuyên chị Dậu:
-Bác gái cũng phải ăn đi!
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(117) Tôi đề nghị mấy lần rồi nhưng họ vẫn không thực hiện.
Sự kết hợp để thêm nghĩa như trên thường chỉ thấy ở các biểu thức cầu
khiến nguyên cấp.
Có thể mô tả cấu trúc ngữ nghĩa của VTCK như sau:
DIỄN TỐ 1 VT TRUNG TÂM DIỄN TỐ 2 DIỄN TỐ 3
Ví dụ Tôi sai nó đi
Vai nghĩa Tác thể VT cầu khiến Đối thể Nội dung
Bảng 3: Cấu trúc tham tố của một VTCK
Trong thực tế giao tiếp, cấu trúc này có thể được cụ thể trong nhiều mô hình
khác nhau. Chẳng hạn, những mô hình rút gọn như:
VT CẦU KHIẾN DIỄN TỐ 2 DIỄN TỐ 3
Mời bà xơi cơm
Bảng 4: Cấu trúc rút gọn vai tác thể của một VTCK
DIỄN TỐ 1 VT CẦU KHIẾN DIỄN TỐ 3
Nó đòi bế ra hè
Bảng 5: Cấu trúc rút gọn vai đối thể của một VTCK
DIỄN TỐ 1 VT CẦU KHIẾN DIỄN TỐ 2
Tôi mời các cụ
Bảng 6: Cấu trúc rút gọn vai nội dung của một VTCK
VT CẦU KHIẾN
Xin mời!
Bảng 7: Cấu trúc rút gọn các vai tham tố của VTCK
Hoặc những mô hình có thành phần mở rộng (chu tố) như:
DIỄN TỐ 1 Chu tố VTCK DIỄN TỐ 2 DIỄN TỐ 3
Họ thẳng thắn đề nghị giám đốc nâng lương
Bảng 8: Cấu trúc mở rộng chu tố (đứng trước) của VTCK
DIỄN TỐ 1 VTCK Chu tố DIỄN TỐ 2 DIỄN TỐ 3
Họ đề nghị bằng văn bản với giám đốc
về việc
nâng lương
Bảng 9: Cấu trúc mở rộng chu tố (đứng sau) của VTCK
Những TPMR này thường là thành phần chỉ phương tiện, cách thức thực
hiện hành động cầu khiến.
2.3. Tư cách ngữ đoạn của vị từ cầu khiến
Là một thực từ, VTCK hoạt động trong câu với nhiều cương vị: làm thành
phần chính trong câu, làm trung tâm của một ngữ đoạn, làm phụ ngữ cho một
ngữ đoạn có bậc cao hơn.
2.3.1. Làm thành phần chính trong câu
2.3.2.1. Làm phần Đề của câu
Khi tham gia làm Đề của câu, là phạm vi của điều được nói đến ở phần
Thuyết, VTCK đã chuyển loại, được danh hóa trở thành một sự việc, một tiến
trình của hành động. Với tư cách này, một VTCK có thể làm Ngoại Đề, Khung
Đề hoặc Chủ Đề của câu.
Ví dụ:
(120) Năn nỉ ư, tôi chẳng cần!
(121) Cấm thì cấm tôi vẫn cứ làm!
(122) Chỉ thị là không được để ảnh hưởng xấu đến các công tác khác.
(Chu Văn – Bão biển)
Khi làm Đề, VTCK có thể là một ngữ đoạn độc lập hoặc cũng có thể là
trung tâm ngữ đoạn với các bổ ngữ của nó. Ví dụ:
(123) Khóc là nhục, rên hèn, van yếu đuối.
(124) Năn nỉ cũng chẳng có ích gì.
Ở cương vị Chủ Đề, VTCK có thể kết hợp với các tác tử đánh dấu sự
phân giới Đề - Thuyết như:
-Thì, là, mà:
(125) Yêu cầu gì thì nói ngay đi!
(126) Biểu là phải nghe!
(127) Lệnh mà không chấp hành thì kỷ luật!
- Cũng:
(128) Van xin mãi cũng chẳng được gì.
(129) Nhờ một chút cũng không được!
- Những yếu tố sóng đôi:
(130) Mới cho phép nghỉ hai ngày giờ lại xin nghỉ tiếp.
(131) Hễ mời thì mời cho đông đủ.
Có thể thấy đây là những phương tiện phân giới Đề-Thuyết, nhưng cũng
là những tác tử để nhấn mạnh phần Đề. Ngoài ra, sự nhấn mạnh này cũng được
thực hiện bằng cách lặp lại VTCK ở phần Đề:
(132) Cấm thì cấm nhưng tôi vẫn cứ làm.
(133) Khuyên thì khuyên chứ nó cũng chẳng nghe.
Qua khảo sát các cứ liệu, chúng tôi nhận thấy không thể rút gọn VTCK
làm Chủ Đề trong câu vì đây chính là phạm vi mà phần thuyết sẽ nói đến, khi
rút gọn phần Đề này, phần Thuyết sẽ không có nghĩa hoặc sẽ tạo ra một câu
mới không cùng loại. Chẳng hạn, khi rút gọn Đề ở câu (124), (132) ta được:
Năn nỉ cũng chẳng có ích gì.
*Chẳng có ích gì
Cấm thì cấm nhưng tôi vẫn cứ làm.
Tôi vẫn cứ làm.
Về trật tự, trong một số trường hợp, VTCK làm Đề có thể được đảo vị trí
đứng sau phần Thuyết. Tuy nhiên, việc đảo vị trí này cũng làm thay đổi nghĩa
của câu và chức năng của các thành phần.
Ví dụ:
- Kiến nghị của chúng ta đã được Ban Giám đốc chấp nhận.
Ban Giám đốc đã chấp nhận kiến nghị của chúng ta.
- Cấm thì cấm nhưng tôi vẫn cứ làm.
Tôi vẫn cứ làm. Cấm thì cấm.
Chỉ ở Ngoại Đề và Khung Đề, việc đảo trật tự là có thể còn giữ được ý
nghĩa của câu (tuy tiêu điểm thông tin có khác). Nhưng lúc này ngữ đoạn có
VTCK làm Đề đã mang một chức năng khác trong câu: làm trạng ngữ hoặc làm
phụ ngữ trong ngữ VT.
- Đối với kiến nghị của anh em công nhân, chúng ta phải xem xét giải
quyết.
Chúng ta phải xem xét giải quyết kiến nghị của anh em công nhân.
- Kiến nghị của các anh ấy hả, Ban Giám đốc đã bác rồi.
Ban Giám đốc đã bác kiến nghị của các anh rồi.
- Năn nỉ ư? Tôi chẳng cần!
Tôi chẳng cần năn nỉ.
2.3.2.2. Làm phần Thuyết của câu
Đây là chức năng chính yếu của các loại VT. Khả năng làm phần Thuyết
của VTCK phần nào đã được đề cập đến khi xem xét đặc điểm về nghĩa và các
vai nghĩa của nó ở mục 2.1 và 2.2. Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày thêm một số
đặc điểm đáng chú ý.
Thuyết là phần nội dung thuyết minh cho phạm vi của Đề. Phần thuyết
thường biểu hiện hành động, quá trình, tính chất, trạng thái, quan hệ, nói chung
là nội dung của sự tình. Ở một phần Thuyết có VTCK làm trung tâm, chính ý
nghĩa cầu khiến đã quyết định tính chất nội dung và chi phối các BN của nó. Có
thể hình dung kết cấu phần Thuyết này như sau:
VTCK + BNĐỐI THỂ + BNNỘI DUNG
Ví dụ:
(134) Bác sĩ bắt tôi phải kiêng ăn.
VTCK : bắt
BNĐT : tôi
BNND : kiêng ăn
Kết cấu này có thể được mở rộng thêm bằng các phụ ngữ đứng ngay
trước hoặc sau VTCK, trực tiếp bổ sung nghĩa tình thái cho VT hoặc cho cả
phần Thuyết. Ví dụ:
(135) Tôi đã khuyên rồi nhưng nó không nghe.
(136) Tôi cũng vẫn chưa khuyên nó.
Khả năng mở rộng hơn hai bổ ngữ ngay sau VTCK hầu như là rất ít.
Trong các cứ liệu có được, chúng tôi nhận thấy trong cấu trúc ngữ pháp của
VTCK còn có một số loại BN khác. Đó là BN phương tiện, BN cách thức với
một trật tự khá tự do.
Ví dụ:
(137) Họ van xin bọn lính cứu họ bằng thứ tiếng Mỹ bập bõm.
(138) Cô ấy bảo tôi làm việc này với giọng nhỏ nhẹ như thế làm sao tôi từ chối
được.
(139) Cảnh sát kêu gọi bọn khủng bố thả con tin bằng chính cái loa cầm tay
của trường.
(140) Qua máy bộ đàm, viên sĩ quan ra lệnh cho tiểu đoàn rút lui.
(dẫn theo Nguyễn Vân Phổ – TL31;tr.145)
Nhưng đối với BNĐT và BNND thì trật tự của hai BN này là khá nghiêm
ngặt, BNND luôn đứng sau BNĐT. Điều này, về cơ bản do chính nghĩa của
VTCK chi phối: phải có đối thể trước, rồi đối thể đó mới thực hiện được nội
dung yêu cầu. Như trong các ví dụ sau:
Tôi sai nó đi.
*Tôi sai đi nó.
Tôi yêu cầu các em im lặng!
*Tôi yêu cầu im lặng các em
Trong khi ở một số cấu trúc khác, ta thấy sự hoán đổi này có thể thực hiện
được, đặc biệt với sự trợ giúp của những giới từ, mà không làm thay đổi cấu
trúc và nghĩa cơ bản của câu:
(141) Tôi tặng quyển sách cho anh.
Tôi tặng cho anh một quyển sách.
(142) Con mèo nhảy làm lọ hoa đổ.
Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa.
Trong nói năng, đôi khi VTCK ở phần Thuyết được lặp lại nhằm nhấn
mạnh, giải thích rõ cái mức độ, giới hạn của Thuyết:
(143) Tôi đã cấm là cấm cho đến cùng.
(144) Tôi đã yêu cầu là yêu cầu cho bằng được.
Qua khảo sát các cứ liệu, chúng tôi nhận thấy không thể rút gọn VTCK
giữ chức năng làm phần Thuyết trong câu vì đây chính là trọng tâm thông báo
của câu. Trong thực tế ta vẫn thấy có cách nói rút gọn như thế này:
(145) Tôi yêu cầu em đi về ngay!
Em đi về ngay!
Đây vẫn là câu có ý nghĩa cầu khiến, nhưng không phải là câu có VTCK
trong phạm vi xem xét của luận văn.
2.3.2. Làm trung tâm của ngữ vị từ
VTCK có khả năng tự mình làm trung tâm cho một ngữ đoạn. Đó có thể
là trung tâm của một ngữ VT làm thành phần chính trong câu (phần Thuyết),
trực tiếp biểu hiện nội dung của sự tình:
(146) Ông cụ sai anh Tư Bền rót chén nước.
(Nguyễn Công Hoan – Kép Tư Bền)
hoặc có thể là trung tâm của một ngữ VT làm phụ ngữ cho một ngữ đoạn có bậc
cao hơn.Ví dụ:
(147) Tôi năn nỉ Xếp cũng là vì anh thôi!
(148) Anh không có quyền yêu cầu quá đáng như vậy!
Cần lưu ý là VTCK làm trung tâm của một ngữ đoạn không có nghĩa là
VTCK có vị trí đứng đầu ngữ đoạn (dù thường là như thế). Vai trò trung tâm
của VTCK trong một ngữ đoạn có được chính là do nghĩa của VTCK quy định
các thuộc tính ngữ nghĩa và ngữ pháp của cả đoạn: biểu hiện nội dung sự tình,
chi phối sự có mặt, trật tự, và các khả năng của những thành tố xung quanh.
Ở vai trò này, VTCK có khả năng chi phối trực tiếp các bổ ngữ của nó mà
không cần có giới từ. Tuy nhiên, qua các cứ liệu, chúng tôi tìm thấy có thể có
một số giới từ sau:
- Đứng trước BNĐT: với, đối với, cho.
Ví dụ:
(149) Kiến nghị với anh cũng chẳng được gì!
(150) Tôi ra lệnh cho anh phải đi ngay!
- Đứng trước BNND: về, về việc.
Ví dụ:
(151) Chúng ta sẽ kiến nghị với ban giám đốc về việc nâng lương.
- Đứng trước BN cách thức: bằng, với.
Ví dụ:
Họ van xin bọn lính cứu họ bằng thứ tiếng Mỹ bập bõm.
Cô ấy bảo tôi làm việc này với giọng nhỏ nhẹ như thế làm sao tôi từ chối
được.
(Dẫn theo Nguyễn Vân Phổ – TL31;tr.145)
- Đứng trước BN phương tiện: qua,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVNNH006.pdf