Luận văn Việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC CÁC BẢNG. viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.x

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Câu hỏi nghiên cứu .2

3. Mục tiêu nghiên cứu.2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

5. Phương pháp nghiên cứu.3

6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. .9

7. Hạn chế của đề tài nghiên cứu: .12

8. Kết cấu của đề tài .12

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .13

1.1 Lý luận chung về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn.13

1.1.1 Một số khái niệm về lao động.13

1.1.2 Một số khái niệm về việc làm .19

1.1.3 Các nhân tố tác động đến việc làm cho lao động nữ nông thôn .25

1.1.4 Các chương trình giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn đã và đang

triển khai thực hiện.29

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá việc làm cho lao động.32

1.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở một số nước trên

thế giới và Việt Nam. .33

1.2.1 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước trên

thế giới.33

1.2.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn của một số địa

phương trong nước. .35

1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nữ nôngthôn:.37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN

HUYỆN PHÚ VANG,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.39

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế .39

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.39

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Phú Vang.41

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với giải quyết việc

làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang .44

2.2. Thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang.45

2.2.1 Tình hình việc làm của lao động nữ huyện Phú Vang .45

2.2.2 Thực trạng việc làm cho lao động nữ nông thôn của các hộ điều tra .52

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nữ nông thôn

thông qua mô hình.69

2.2.4 Phân tích Case study mô tả cho kết quả nghiên cứu.79

2.2.5 Những kiến nghị của hộ .80

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC

LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG .84

3.1 Mục tiêu, quan điểm, định hướng .84

3.1.1 Mục tiêu phát triển đến năm 2020 .84

3.1.2 Quan điểm .84

3.1.3 Định hướng.85

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn

huyện Phú Vang .87

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lao động nữ .87

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực vật chất của hộ.89

3.2.3 Tuyên truyền, giáo dục về chính sách bình đẳng giới trong lao động và việclàm.91

3.2.4 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.92

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .96

1. Kết luận .96

2. Kiến nghị.98

2.1. Đối với các cơ quan, đơn vị, các phòng chức năng .98

2.2 Đối với bản thân lao động nữ:.99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.100

PHỤ LỤC 1: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH VỀ TÌNH HÌNH VIỆC LÀM

CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ VANG NĂM 2014.102

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY LINEAR. 115

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY LOGISTIC ĐA THỨC . 117

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 VÀ 2

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

pdf130 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải sống nghèo khổ, thiếu thốn. Để khắc phục tình trạng này cần sự vào cuộc quyết liệt từ địa phương cũng như sự chủ động từ phía người dân. Bảng 2.3: Các chỉ tiêu văn hóa - xã hội huyện Phú Vang giai đoạn 2011-2013. STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 2012 2013 1 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,07 2,25 1,12 2 Tỷ lệ hộ nghèo % 11,76 10,63 8,64 3 Tỷ lệ hộ dùng điện % 99,8 99,9 99,94 4 Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch % 90 91 92 5 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 15 14 13 (Niên giám thống kê huyện Phú Vang năm 2011 đến 2013) Tổng dân số toàn huyện năm 2013 là 186.784 người với 82,3% dân số ở nông thôn, cơ cấu dân số có 50,2% là nữ và 49,8% là nam giới. Trong những năm qua tỷ lệ tăng dân số ở mức thấp khoảng 1,1% nhưng không ổn định, năm 2012 tỷ tệ tăng dân số tự nhiên tăng mạnh lên 2,25%. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong việc tuyên truyền chính sách dân số cho người dân, nhằm đảm bảo một mức tăng dân số ổn định và hợp lý. Mật độ dân số là 667 người/km2, dân cư phân bố không đều, tập trung ở các xã đồng bằng ven thành phố Huế, thị xã, thị trấn ven biển và trục đường giao thông. Tỷ lệ hộ dùng điện luôn ở mức trên 99% và nước sạch khoảng 90% cho thấy phần lớn người dân huyện đã được đảm bảo một số điều kiện cơ bản của cuộc sống nhưng vẫn còn một số ít phải sống trong điều kiện không điện, không nước sạch. Địa phương cần có chính sách để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các hộ này trong thời gian tới. Về thủy lợi: là một vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tương đối lớn do đó công tác thủy lợi được chú ý đầu tư. Cùng với chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn thì chương trình kiên cố kênh mương đã phát huy tác dụng. Đến nay 100% diện tích đất của vùng trọng điểm lúa đã được chủ động tưới tiêu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Tuy vậy công tác thủy lợi vẫn chưa thật sự được quan tâm đối với vùng cồn cát ven đầm phá, đặc biệt là vùng ven biển của huyện, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và khai thác lợi thế của vùng. Về giao thông: được sự đầu tư bằng nguồn vốn trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Vang đã xây dựng kéo dài quốc lộ 49 từ Huế về huyện lỵ, hình thành các tuyến trục ngang nối tỉnh lộ 10B với 10C và 10D tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài. Thông qua nhiều chương trình, dự án, hệ thống giao thông nông thôn ở Phú Vang được đầu tư nâng cấp theo chuẩn mới phù hợp với tiêu chuẩn đường của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đầu tư nâng cấp, xây dựng 109 km đường giao thông các loại. Đường làng, ngõ xóm ở các xã, thị trấn phần lớn đạt theo chuẩn đường xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn nguồn vốn Nhà nước và nhân dân đóng góp, huyện đã bê tông hóa các tuyến đường nông thôn, xã và liên thôn liên xã. Đến nay 100% xã và thị trấn có đường ô tô đến trung tâm góp phần tạo thuận lợi cho nhân dân trong sản xuất và sinh hoạt. 2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang Về thuận lợi - Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá, có bờ biển dài, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh để phát triển KTXH trên địa bàn, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho người dân. - Có nhiều bãi tắm đẹp, đầm phá Tam Giang thơ mộng với lối sản xuất đặc thù của người dân là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, phát triển các cơ sở du lịch, nhân lực làm du lịch và các ngành sản xuất liên quan. - Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49, tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và bên ngoài. Đây là lợi thế để giao thương, buôn bán, thuận lợi phát triển thương mại, dịch vụ. - Nguồn nhân lực dồi dào, tính đến năm 2013 toàn huyện có 116.859 người trong độ tuổi lao động, người dân cần cù, chăm chỉ. Đây là điều kiện tốt để khai thác nguồn nhân lực nhằm phát triển kinh tế địa phương và tạo việc làm cho lao động. Về khó khăn - Địa hình của huyện khá phức tạp, thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi nên khó khăn trong quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng thu hút các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại địa bàn từ đó ảnh hưởng đến việc làm cho người lao động. - Phú Vang có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven biển, thường xuyên úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân. - Diện tích đất chưa sử dụng khá lớn (1.205,6 ha), nhưng tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát gây khó khăn trong việc khai thác nguồn đất này để phát triển sản xuất. Những thuận lợi, và khó khăn trên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng. Vì vậy trong thời gian tới huyện Phú Vang cần phát huy, khai thác các điểm thuận lợi và từng bước khắc phục các khó khăn nhằm thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm cho lao động, giúp người dân có công ăn việc làm, đảm bảo ổn định cuộc sống. 2.2. Thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang 2.2.1 Tình hình việc làm của lao động nữ huyện Phú Vang 2.2.1.1 Quy mô, cơ cấu lao động Quy mô lao động Phú Vang có nguồn lao động dồi dào và liên tục tăng qua các năm. Từ bảng 2.4 có thể thấy dân số trong độ tuổi lao động của huyện Phú Vang chiếm tỷ lệ cao, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 luôn trên 60% tổng dân số trong suốt 3 năm qua. Với nguồn lao động dồi dào, Phú Vang có thuận lợi lớn trong việc phát huy nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo công ăn việc làm cho người dân. Quy mô lao động huyện được thể hiện qua bảng 2.4. Bảng 2.4: Quy mô lao động huyện Phú Vang từ 2011 đến 2013. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 2012 2013 Dân số trong độ tuổi LĐ Người 110.551 111.420 116.859 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ % 61,3 60,4 62,6 LLLĐ toàn huyện Người 87.866 87.974 91.188 Tỷ lệ dân số tham gia LLLĐ % 79,5 79,0 78,0 LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế Người 84.109 82.966 85.540 Tỷ lệ LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế % 95,7 94,3 93,8 Thất nghiệp Người 3.757 5.008 5.639 Tỷ lệ thất nghiệp % 4,3 5,7 6,2 Không tham gia hoạt động kinh tế Người 22.685 23.446 25.671 Tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế % 20,5 21,0 22,0 (Nguồn: tính toán từ báo cáo “Lao động trong độ tuổi và trong các ngành nghề” của Chi cục Thống kê Phú Vang các năm 2011đến 2013) Từ năm 2011 đến năm 2013, LLLĐ có sự gia tăng liên tục hằng năm nhưng lại có xu hướng giảm về tỷ lệ dân số tham gia vào LLLĐ. Năm 2011, LLLĐ toàn huyện có 87.866 người chiếm 79,5% dân số trong độ tuổi lao động tăng lên 91.188 người chiếm 78% dân số trong độ tuổi lao động vào năm 2013, bình quân mỗi năm có 1.661 người bổ sung vào LLLĐ. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của huyện tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức khá cao, luôn trên 93% trong 3 năm. Tỷ lệ thất nghiệp và không tham gia hoạt động kinh tế còn khá cao và có xu hướng tăng. Một phần do quá trình đô thị hóa làm thu hẹp diện tích đất đai phục vụ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 sản xuất, một phần là do người lao động mong muốn tìm công việc ổn định trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên LLLĐ nữ của huyện Phú Vang lại có sự giảm sút qua các năm từ 45.667 người chiếm tỷ trọng 52% năm 2011giảm xuống 44.554 người chiếm tỷ trọng 49% năm 2013. Bảng 2.5: Quy mô lao động nữ huyện Phú Vang từ 2011 đến 2013. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 2012 2013 LLLĐ nữ toàn huyện Người 45.667 45.905 44.554 Tỷ trọng LLLĐ nữ % 52,0 52,2 48,9 LĐ nữ đang làm việc trong các ngành kinh tế Người - 43.142 41.915 Tỷ lệ LĐ nữ đang làm việc trong các ngành kinh tế % - 94,0 94,1 Thất nghiệp Người - 2.763 2.604 Tỷ lệ thất nghiệp % - 6,0 5,9 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo “Lao động trong độ tuổi và trong các ngành nghề” của Chi cục Thống kê Phú Vang các năm 2011đến 2013) Cùng với sự giảm sút của LLLĐ nữ, lao động nữ đang làm việc trong các ngành kinh tế mặc dù vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 94% nhưng giảm về quy mô, cụ thể chỉ từ 2012 đến 2013 lao động nữ đang làm việc giảm đến 1.227 người. Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở địa phương nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, thu nhập trong nông nghiệp khá thấp so với các ngành phi nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không ổn định nên nhiều lao động nữ không tham gia hoạt động kinh tế mà chăm sóc gia đình. Bên cạnh đó, khi đời sống ngày càng phát triển, người dân cũng có điều kiện đầu tư cho con cái học tập thay vì tham gia vào LLLĐ sớm. Lao động nữ thất nghiệp tương đối ổn định qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp vẫn chiếm khoảng 6% nên địa phương cần có nhiều biện pháp hỗ trợ để nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho những lao động nữ này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Cơ cấu lao động Cơ cấu lao động Phú Vang phản ánh khá đậm nét tình hình KTXH của huyện. - Về cơ cấu lao động theo ngành nghề Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu lao động nữ đang làm việc trong các ngành nghề tương đối phù hợp với cơ cấu chung của toàn huyện. Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo ngành nghề tại huyện Phú Vang từ 2011-2013. Lĩnh vực Chỉ tiêu về lao động ĐVT Năm 2011 2012 2013 LĐ đang làm việc trong các ngành KT Người 84.109 82.966 85.540 LĐ nữ đang làm việc trong các ngành KT Người - 43.142 41.915 Nông lâm thủy sản Tổng số Sô lượng Người 31.755 36.071 33.397 Tỷ lệ % 37,8 43,5 39,0 Nữ Sô lượng Người - 18.757 16.699 Tỷ lệ % - 43,4 39,8 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng Tổng số Sô lượng Người 27.898 15.902 20.795 Tỷ lệ % 33,2 19,2 24,3 Nữ Sô lượng Người - 8.269 9.542 Tỷ lệ % - 19,2 22,8 Dịch vụ, thương mại Tổng số Sô lượng Người 24.456 30.993 31.348 Tỷ lệ % 29,0 37,3 36,7 Nữ Sô lượng Người - 16.116 15.674 Tỷ lệ % - 37,4 37,4 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo “Lao động trong độ tuổi và trong các ngành nghề” của Chi cục Thống kê Phú Vang các năm 2011đến 2013) Lao động làm việc trong lĩnh vực N-L-TS mặc dù có giảm từ 36.071 lao động năm 2012 xuống còn 33.397 lao động vào năm 2013 nhưng còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Lao động nữ trong lĩnh vực này là 16.699 lao động, chiếm tỷ lệ trên 39% vào năm 2013. Điều này là phù hợp với lợi thế sản xuất nông nghiệp, thủy sản của huyện. Ngành dịch vụ, thương mại có sự gia tăng mạnh mẽ về lao động, từ năm 2011 đến năm 2013 lao động trong lĩnh vực này tăng thêm 6.892 người, chiếm 36,7%. Lao động nữ tham gia vào lĩnh vực này cũng chiếm tỷ lệ cao, trên 37%. Điều đó cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có sự gia tăng nhanh về lao động, trong đó từ 2012 đến 2013 lao động toàn huyện trong lĩnh vực này tăng gần 4.900 lao động. Riêng lao động nữ tăng thêm hơn 1.273 người, nâng tỷ lệ lao động nữ làm việc trong lĩnh vực này từ 19,2% năm 2012 lên 22,8% năm 2013. Tuy nhiên, lĩnh vực này địa phương vẫn chưa thực sự đa dạng nên chưa thu hút được nhiều lao động so với các ngành khác. Trong thời gian tới địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển nhằm tạo được cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động phù hợp hơn. - Về trình độ lao động Bảng 2.7: Cơ cấu lao động nữ chia theo trình độ tại huyện Phú Vang. Trình độ Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng 41.935 100 Chưa đi học 2.819 6,7 Tiểu học 14.155 33,8 THCS 13.648 32,5 Sơ cấp 68 0,2 THPT 7.710 18,4 Trung cấp nghề 245 0,5 Trung cấp chuyên nghiệp 1.169 2,8 Cao đẳng nghề 40 0,1 Cao đẳng 758 1,8 Đại học trở lên 1.322 3,2 (Nguồn: Báo cáo kết quả Điều tra tổng dân số nhà ở năm 2009 huyện Phú Vang.) Trình độ của lao động nữ trên địa bàn huyện nhìn chung còn khá thấp, hơn 40% lao động chỉ học từ cấp tiểu học trở xuống. Lao động nữ được đào tạo nghề qua các trường trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng hơn 5%; lao động nữ có trình độ cao từ đại học trở lên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 3,2%. Với trình độ khá thấp, lao động nữ huyện Phú Vang sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, công nghệ mới trong sản xuất, khó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, hạn chế cơ hội việc làm cho lao động nữ. Tóm lại, có thể thấy đặc điểm cơ bản về quy mô, cơ cấu lao động nữ huyện Phú Vang đã thể hiện khá rõ các điều kiện KTXH của huyện. Huyện có LLLĐ dồi dào, tỷ lệ có việc làm khá lớn, cơ cấu lao động theo ngành nghề mặc dù có nhiều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 tiến bộ nhưng vẫn còn mất cân đối, trình độ lao động còn thấp. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ nói chung, lao động nữ nông thôn nói riêng cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển KTXH của địa phương. 2.2.1.2 Tình hình giải quyết việc làm cho lao động huyện Phú Vang Phú Vang là huyện có địa bàn rộng, dân số và LLLĐ đông. Mặc dù địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhưng giải quyết việc làm được huyện xem là một trong những chương trình KTXH trọng điểm. Vì thế trong thời gian qua công tác giải quyết việc làm cho lao động thu được nhiều kết quả đáng khích lệ đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho lao động. Bảng 2.8: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động Phú Vang từ 2011- 2013. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 2012 2013 Số LĐ được giải quyết việc làm Người 4.298 4.084 4.201 Số LĐ được đào tạo trong năm Người 2.712 1.736 2.504 Tỷ lệ LĐ được đào tạo so với tổng LĐ % 38 42 47,33 Số LĐ xuất khẩu trong năm Người 77 76 86 Số LĐ chưa có việc làm ổn định Người - - 30.143 Tỷ lệ thời gian LĐ được sử dụng của LLLĐ trong độ tuổi ở nông thôn % 83,0 83,5 84,0 (Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Phú Vang) Từ năm 2011 đến năm 2013 toàn huyện đã có hơn 12.000 lao động được giải quyết việc làm. Riêng năm 2013, số lao động được tạo việc làm mới là 4.201 lao động. Về tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm Huyện Phú Vang thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm nhằm giúp người lao động tại địa phương được tiếp cận cơ hội làm việc. Thời gian qua, huyện đã phối hợp với trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức sàn giao dịch việc làm 1 đợt vào năm 2011, 2 đợt vào năm 2012 và 2013. Riêng năm 2013 đã tổ chức sàn giao dịch việc làm đợt 1 và 2 với trên 670 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 người tham gia, 280 lao động tham gia phỏng vấn trực tiếp và có 115 lao động trúng sơ tuyển vào các công ty. Về vay vốn giải quyết việc làm Thông qua chương trình cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm, năm 2013, tiến hành cho vay 96 dự án với tổng kinh phí 2,41 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 461 lao động. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2013 là 5,31 tỷ đồng với 461 hộ vay. Trong năm 2013, Hội LHPN huyện đã phối hợp tổ chức giúp đỡ các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, kết quả có 1.196 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được hỗ trợ tiền công, cây giống, con giốngvới số tiền 1.725 triệu đồng. Hội thực hiện chương trình giúp nhau khi khó khăn hoạn nạn, hỗ trợ 1.465 triệu đồng cho 796 lao động nữ. Các cơ sở hội đã huy động từ nguồn tiết kiệm của hội viên phụ nữ là 1.830 triệu đồng trong đó giải ngân 1.680 triệu đồng, cho 1.575 chị vay. Về chương trình đào tạo nghề: Công tác đào tạo nghề và hướng dẫn cách làm ăn cho lao động nông thôn đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện Phú Vang thường xuyên phối hợp với TTDN huyện và các đơn vị dạy nghề tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Mỗi năm toàn huyện có từ 1.700 đến gần 2.800 lao động được đào tạo nghề. Như vậy, tổng số lao động qua đào tạo đến cuối năm 2013 là 41.232, tỷ lệ lao động được qua đào tạo so với tổng lao động luôn đạt trên 38% và tăng nhanh qua các năm, đạt 47,33% vào năm 2013. Năm 2013, các lớp dạy nghề chủ yếu được tổ chức là: đan ghế nhựa, mộc mỹ nghệ, may công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật trồng nấm và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cơ khíBên cạnh đó huyện đã phối hợp với TTDN của Huyện, Tỉnh tổ chức 12 lớp dạy nghề về nấu ăn, may công nghiệp cho 415 phụ nữ. Huyện còn tổ chức 12 lớp quản lý vốn, 35 lớp chuyển giao KHKT, hướng dẫn kiến thức làm ăn, chăn nuôi lợn, trồng rau sạch cho 3.216 phụ nữ nhằm giúp phụ nữ có thêm việc làm, phát triển kinh tế gia đình. Về chương trình xuất khẩu lao động: Trong năm 2013, các đơn vị tuyển dụng đã tổ chức tư vấn XKLĐ là 65 buổi trên 20 xã, thị trấn với gần 1.800 lượt người tham gia. Toàn huyện đã có 86 lao ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 động đã xuất cảnh trong năm, trong đó có 45 người là lao động nữ. Số lao động đang được đào tạo ở các công ty và chờ xuất cảnh là 16 người. Ngoài ra, toàn huyện có 336 lao động đang làm việc ở Lào, Campuchia; lao động đi du lịch kết hợp với làm kinh tế ở Canada, Mỹ...là 56 lao động. Như vậy, với hơn 12.000 lao động được tạo việc làm mới, gần 7.000 lao động được đào tạo trong 3 năm qua và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của LLLĐ nông thôn được nâng lên 84% cho thấy những thành công của công tác giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Điều này đã góp phần giúp người lao động ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập và thúc đẩy kinh tế địa phương. Tuy nhiên, có thể thấy số lao động đi XKLĐ còn ít, lao động chưa có việc làm ổn định là khá cao, hơn 30.000 lao động. Công tác giải quyết việc làm mới chú trọng tạo việc làm mới mà chưa quan tâm đến chất lượng việc làm, hạn chế thiếu việc làm cho lao động. Vì thế trong thời gian tới cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động từ chính quyền địa phương cũng như đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo, tích cực tự tạo công ăn việc làm cho bản thân và gia đình từ chính người lao động. 2.2.2 Thực trạng việc làm cho lao động nữ nông thôn của các hộ điều tra 2.2.2.1 Đặc điểm chung về hộ điều tra a. Nhân khẩu và lao động Để tìm hiểu tình hình việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Phú Vang, chúng tôi tiến hành khảo sát 150 hộ trên 3 xã, kết quả thống kê nhân khẩu và lao động được thể hiện trong bảng 2.9. Bảng 2.9 Thống kê nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra. Chỉ tiêu ĐVT Địa bàn Tổng cộngPhú Mậu Phú Thuận Phú Xuân Số hộ Hộ 50 50 50 150 Số khẩu Người 220 232 247 699 Bình quân khẩu/hộ Người/hộ 4,4 4,64 4,94 4,66 Số người trong tuổi LĐ Người 134 170 159 463 LLLĐ Người 111 132 129 372 Số LĐ đang có việc làm LĐ 106 122 123 351 Số LĐ đang có việc làm bình quân/hộ LĐ/hộ 2,12 2,44 2,46 2,34 (Số liệu điều tra năm 2014) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Về nhân khẩu: số liệu bảng 2.9 cho thấy, mỗi hộ bình quân có 4 đến 5 khẩu. Số hộ có 4, 5 khẩu chiếm 59%, hộ có 3 khẩu và 6,7 khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ, số khẩu bình quân giữa các xã cũng không chênh lệch nhiều. Riêng xã Phú Mậu có số khẩu bình quân mỗi hộ thấp nhất là 4,4 và có số lao động đang làm việc cũng thấp nhất. Về lao động: xã Phú Thuận và Phú Xuân mỗi hộ có trung bình 2 đến 3 lao động có việc làm, riêng xã Phú Mậu mỗi gia đình có khoảng 2 lao động đang làm việc. Về cơ cấu giới tính: tổng dân số của 150 hộ khảo sát là 699 người, trong đó nam là 342 người chiếm 48,9% và nữ là 357 người chiếm 51,1%. Kết quả điều tra có 463 người trong độ tuổi lao động, chiếm 65% số khẩu mẫu điều tra, trong đó có 372 người tham gia vào LLLĐ, tỷ lệ tham gia LLLĐ 80%, số người trong độ tuổi lao động không tham gia hoạt động kinh tế là 91 người chiếm 19,7%. Trong đó có 351 lao động có việc làm chiếm 94,4% LLLĐ, tỷ lệ thất nghiệp là 5,6%. Số liệu này khá tương đồng với số liệu về tình hình lao động của toàn huyện trong bảng 2.4. Như vậy, thông qua một số chỉ tiêu cơ bản của 150 hộ gia đình được chọn có thể thấy mẫu điều tra có tính đại diện cao. b. Lĩnh vực hoạt động và nguồn lực sản xuất ngoài lao động Về lĩnh vực hoạt động Kết quả điều tra 351 lao động có việc làm của 150 hộ cho thấy cơ cấu lao động trong các ngành nghề của các hộ điều tra là tương đồng với cơ cấu lao động toàn huyện được thể hiện trong bảng 2.6 và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của địa phương. Bảng 2.10 Lĩnh vực hoạt động của lao động các hộ điều tra. Chỉ tiêu ĐVT Lĩnh vực Tổng cộng N - L - TS CN – XD TM – DV Số lượng LĐ Người 134 92 125 351 Tỷ lệ % 38,2 26,2 35,6 100 (Số liệu điều tra năm 2014) Mặc dù huyện Phú Vang là địa bàn có điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành N-L-TS nhưng số lượng lao động làm việc trong ngành này không còn chiếm tỷ trọng quá lớn (38,2%), lao động có xu hướng dịch chuyển sang các lĩnh vực TM- ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 DV (chiếm 35,6%) và CN-XD (chiếm 26,2%). Xu hướng chuyển dịch lao động nói trên là tích cực. Tuy nhiên để đảm bảo cho người lao động có việc làm lâu dài, có khả năng đáp ứng được yêu cầu trong lĩnh vực mới thì người lao động cần nâng cao trình độ và thay đổi tác phong làm việc cho phù hợp. Địa phương cũng cần có chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. Về nguồn lực ngoài lao động Diện tích đất sản xuất bình quân mỗi hộ là 4,79 sào, bình quân mỗi lao động là 2,05 sào. Xã Phú Mậu và Phú Xuân là địa bàn trọng điểm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên có diện tích đất bình quân mỗi hộ, mỗi lao động khá cao. Trong khi đó xã Phú Thuận có quy mô đất đai trên mỗi hộ và mỗi lao động là thấp nhất bởi đây là địa bàn chủ yếu hoạt động phi nông nghiệp, người dân chủ yếu sinh sống bằng ngư nghiệp, làm mắm và buôn bán. Bảng 2.11 Thống kê nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra. Chỉ tiêu ĐVT Địa bàn TổngPhú Mậu Phú Thuận Phú Xuân DT đất sản xuất Sào 291,1 26,98 400,5 718,58 DT đất bình quân hộ Sào/hộ 5,82 0,54 8,01 4,79 DT đất bình quân LĐ Sào/người 2,74 0,22 3,26 2,05 Vốn vay Triệu đồng 545 453 748 1.746 (Số liệu điều tra năm 2014) Vốn là nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất, lao động nông thôn cần có nguồn vốn để mua sắm tư liệu sản xuất, tái đầu tư. Thông qua chương trình vay vốn tạo việc làm từ Hội Nông dân, Hội LHPN, Hội CCB hay Ngân hàng Chính sách xã hội đã nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho bà con. Mặc dù quy mô vốn vay còn nhỏ, mỗi hộ bình quân vay 11,64 triệu đồng, nhưng với lãi suất thấp, thời gian vay khá dài (2 đến 3 năm) thì nguồn vốn này phần nào đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trong quá trình tạo việc làm mới, đầu tư sản xuất, ổn định công ăn việc làm. c. Thu nhập của lao động thuộc các hộ điều tra Từ số liệu điều tra được thể hiện trong bảng 2.12 cho thấy, thu nhập bình quân của lao động huyện Phú Vang nhìn chung ở mức khá là 3,17 triệu đồng mỗi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 tháng. Trong đó có gần 21% lao động có thu nhập bình quân thấp hơn 2 triệu đồng mỗi tháng, những lao động này chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng các loại cây cho thu nhập thấp như lúa, sắn, chăn nuôi nhỏ lẻ. Bảng 2.12 Thống kê mức thu nhập của các hộ điều tra. Mức thu nhập Địa bàn Tổng Tỷ lệ (%) Phú Mậu Phú Thuận Phú Xuân < 1 triệu 8 5 7 20 5,7 1-2 triệu 14 18 21 53 15,1 2-3 triệu 32 46 52 130 37,0 3-4 triệu 29 29 30 88 25,1 > 4 triệu 22 24 14 60 17,1 Tổng 105 122 124 351 100 (Số liệu điều tra năm 2014) Chiếm tỷ trọng lớn nhất là mức thu nhập từ 2 đến 4 triệu đồng mỗi tháng với 62,1% lao động bao gồm: lao động làm nông nghiệp cho thu nhập cao như trồng hoa, nấmkết hợp chăn nuôi hay nuôi trồng thủy sản; lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp như ngư dân, buôn bán, tiểu thủ công nghiệpLao động có thu nhập cao trên 4 triệu đồng mỗi tháng chiếm tỷ trọng thấp khoảng 17%, chủ yếu là công chức viên chức, xây dựng, lao động làm chủ SXKD. d. Thời gian làm việc và phân công công việc gia đình Về thời gian làm việc trong năm của lao động Thời gian làm việc cho thấy mức độ làm việc của lao động, hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động, qua đó phản ánh tình hình việc làm và phát triển KTXH của địa phương. Bảng 2.13 Thời gian làm việc của lao động thuộc các hộ điều tra. Chỉ tiêu ĐVT Địa bàn ChungPhú Mậu Phú Thuận Phú Xuân Số ngày làm việc trung bình trong năm Ngày/LĐ 222 221,5 205,9 216,1 Tỷ suất sử dụng thời gian của LĐ % 85,4 85,2 79,2 83,1 (Số liệu điều tra năm 2014) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Số liệu thể hiện trong bảng 2.13 cho thấy tỷ suất sử dụng quỹ thời gian của lao động là khá cao, đạt 83,1%. Như vậy lao động của huyện đã sử dụng tốt thời gian lao động, tỷ lệ này cũng phù hợp với tỷ suất chung toàn huyện trong bảng 2.8. Trong đó xã Phú Mậu và Phú Thuận có tỷ suất sử dụng thời gian lao động khá cao, trên 85% do lao động tại hai xã này bên cạnh hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp còn tham gia vào các công việc phi nông nghiệp khác nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviec_lam_cho_lao_dong_nu_nong_thon_huyen_phu_vang_tinh_thua_thien_hue_0143_1912389.pdf
Tài liệu liên quan