Luận văn Việc làm cho lao động nữ tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . .iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .vii

MỤC LỤC.viii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .2

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .3

5. Đóng góp của đề tài.4

6. Kết cấu của đề tài .4

7. Tình hình nghiên cứu của đề tài 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNGNỮ.6

1.1 Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ .6

1.1.1. Lao động, việc làm và tiêu chí đánh giá việc làm.6

1.1.1.1. Lao động và sức lao động .6

1.1.1.2. Phân loại lao động.7

1.1.1.3. Việc làm .8

1.1.1.4. Thất nghiệp.13

1.1.2. Đặc điểm của lao động nữ trong nền KTTT .15

1.1.3 Giải quyết việc làm cho lao động nữ .17

1.2. Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế xã hội . 22

1.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế . .24

1.2.2. Trong lĩnh vực chính trị . . .25

1.2.3. Trong nghiên cứu khoa học . . .26

1.2.4. Trong cuộc sống gia đình . . 26

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix

1.3. Những nhân tố ảnh huởng đến việc làm đối với lao động nữ. 27

1.3.1. Nhân tố tự nhiên.28

1.3.2. Nhân tố thuộc về bản thân người lao động nữ .28

1.3.3. Các nhân tố thuộc về kinh tế- xã hội và văn hoá .30

1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá việc làm và thu nhập của lao động nữ.31

1.4.1. Tỷ lệ thất nghiệp.31

1.4.2. Các chỉ tiêu bình quân.32

1.4.3. Tỉ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc .32

1.5. Một số kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ.32

1.5.1. Việc làm, thu nhập của lao động nữ nông thôn Việt Nam.32

1.5.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm lao động nữ ở một số địa phương.35

1.5.2.1. Kinh nghiệm ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.36

1.5.2.2. Kinh nghiệm ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế .37

1.5.3. Kinh nghiệm rút ra đối với thị xã Hương Trà .38

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ THỊ XÃ HƯƠNG

TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ.40

2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội.40

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .40

2.1.1.1. Vị trí địa lý .40

2.1.1.2. Khí hậu thời tiết.40

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .41

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế .41

2.1.2.2. Dân số và lao động.45

2.1.2.3.Cơ sở hạ tầng.47

2.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất. 49

2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .50

2.1.3.1. Thuận lợi .50

2.1.3.2. Khó khăn .51

2.2. Tình hình việc làm của lao động nữ ở thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.51

2.2.1. Quy mô của lao động nữ thị xã Hương Trà .51

2.2.1.1. Quy mô.51

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾx

2.2.1.2. Các loại hình việc làm cho lao động nữ thị xã Hương Trà .54

2.2.1.3. Trình độ của lao động nữ thì xã Hương Trà .55

2.2.1.4. Thu nhập của lao động nữ thị xã Hương Trà .57

2.2.2 Cơ cấu lao động nữ thị xã Hương Trà.59

2.2.3 Thực trạng việc làm.65

2.2.4. Thành tựu, hạn chế và những vấn đề cấp bách đặt ra về thực trạng giải quyết

việc làm cho lao động nữ ở thị xã Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế .68

2.2.4.1. Những thành tựu giải quyết việc làm cho lao động nữ ở thị xã Hương Trà. 68

2.2.4.2. Những vấn đề cấp bách đặt ra trong giải quyết việc làm cho lao động nữ ở

thị xã Hương Trà . 72

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

NỮ Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ . 74

3.1. Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thị xã Hương

Trà tỉnh Thừa Thiên Huế . 74

3.1.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh

Thừa Thiên - Huế. 74

3.1.2. Mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thị xã Hương Trà

tỉnh Thừa Thiên Huế .75

3.1.2.1. Mục tiêu chung về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thị xã

Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế .75

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể về giải quyết việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thị xã

Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế .76

3.2. Giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn thị xã Hương Trà tỉnh Thừa ThiênHuế. 77

3.2.1. Phát triển kinh tế nhằm tạo việc làm.77

3.2.1.1. Đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo nhiều việc làm mới .77

3.2.1.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thu hút các doanh nghiệp

trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp nước ngoài . .78

3.2.1.3. Đa dạng hóa các loại hình sản xuất, kinh doanh . 78

3.2.2. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nữ . .78

3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm . .78

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾxi

3.2.2.2. Tăng cường sự tham gia của các cấp hội phụ nữ, công đoàn các cấp trong

xây dựng, đề xuất luật pháp, chính sách và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính

sách về học nghề và tạo việc làm cho phụ nữ .79

3.2.2.3. Nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ hội các cấp về công tác tư vấn nghề,

tư vấn giới thiệu việc làm . . 79

3.2.2.4. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ

phụ nữ học nghề, tạo việc làm .79

3.2.3. Giải quyết việc làm cho lao động nữ qua chương trình xúc tiến việc làm quốcgia.80

3.2.3.1. Tạo việc làm cho lao động nữ thông qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm .80

3.2.3.2. Tạo việc làm cho lao động nữ qua trung tâm dịch vụ việc làm . . 81

3.2.3.3. Tạo việc làm cho lao động nữ thông qua xuất khẩu lao động . . .81

3.2.4. Khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động nữ trong quá trình làm việc

và tạo việc làm .83

3.2.4.1. Quan tâm, nâng cao sức khỏe cho lao động nữ, cần có chính sách ưu tiên,

khuyến khích đội ngũ lao động nữ . .83

3.2.4.2. Thực hiện pháp luật về quyền lao động nữ . 84

3.2.4.3. Xóa bỏ tâm lý mặc cảm và tạo điều kiện cho lao động nữ trong quá trình

làm nghề giúp việc gia đình . . .84

3.2.5. Nâng cao nhận thức cho lao động nữ . 85

3.2.5.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề và việc

làm; về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với dạy

nghề và việc làm cho phụ nữ .85

3.2.5.2. Nâng cao nhận thức về thực hiện bình đẳng giới và chiến lược quốc gia về

sự tiến bộ của phụ nữ 85

3.2.6. Giải pháp về thị trường lao động . .87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.89

DANH MỤC TÀI LIỆU

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm cho lao động nữ tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và của đặc trưng ngành nghề; phù hợp với những việc làm ổn định có thu nhập chắc chắn, đều đặn. Tuy vậy, trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, lao động nữ nông thôn có nhiều bất lợi không chỉ so với lao động nam giới mà cả lao động nữ ở các đô thị, các vùng công nghiệp. Mặc dù, đối với lao động nữ thời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều ô nhiễm, môi trường văn hóa thấp kém nhưng nhìn chung thu nhập của họ thường thấp, không ổn định, bị phân biệt đối xử, chịu nhiều áp lực và thường không được bảo hiểm. Hơn thế, trong điều kiện mở cửa và hội nhập, do tính chất thường phải gắn liền với gia đình của lao động nữ nông thôn nên họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời cơ để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn ở các đô thị hay quốc tế. Trong điều kiện biến động về lực lượng lao động bất thường như hiện nay ở nông thôn và khi người phụ nữ nông thôn lại không phải là LLLĐ ưu tú trở thành chủ nhân chính ở nông thôn thì rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai người phụ nữ. Do khối lượng công việc SX, KD quá lớn, công việc nội trợ gia đình quá nhiều, việc nuôi dạy con và chăm sóc người già, người ốm không có người chia xẻ đã buộc người phụ nữ phải làm việc quá tải, không còn thời gian dành cho cá nhân mình. Trước bối cảnh đó, phụ nữ nông thôn hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Có thể nêu một số thách thức chính sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 - Do cùng lúc phải đóng nhiều vai trò, nhất là vai trò thay thế nam giới hầu như trong mọi lĩnh vực của đời sống KT, XH nông thôn nên dẫn đến một số hậu quả sau: lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đang ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe; đời sống các gia đình nông thôn còn nghèo, phụ nữ thường là người phải hy sinh bản thân mình trong sự nghèo khổ đó; phụ nữ không có điều kiện học tập, giao lưu, thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần Vì vậy, trình độ văn hóa vốn đã thấp lại không có điều kiện bổ sung, nâng cao, sự hiểu biết xã hội hạn chế, lạc hậu. Khi sức khỏe của người phụ nữ nông thôn bị suy kiệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc thực hiện chức năng sinh sản và nuôi con của chính họ. - Do sức khỏe kém, trình độ văn hóa thấp, sự hiểu biết xã hội hạn chế phụ nữ nông thôn sớm muộn sẽ rơi vào các tình trạng sau: tự ti, mặc cảm, không hòa nhập được với sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống KT, XH, từ đó từng bước xa rời quá trình CNH, HĐH; chất lượng lao động kém không đáp ứng được nhu cầu về việc làm của CNH, HĐH; không có điều kiện, khả năng tham gia TTLĐ ở các đô thị, các khu công nghiệp và TTLĐ quốc tế; từng bước mất dần vai trò và vị trí của mình trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, hoạt động quản lý, lãnh đạo, cộng đồng ở nông thôn. - Do những thách thức nêu trên, cùng với quá trình vợ, chồng do phải bươn chải kiếm sống thường xuyên xa nhau nên những tác động tiêu cực của xã hội trong điều kiện hiện nay có thể dẫn đến nguy cơ ly hôn tăng cao, đời sống người phụ nữ. 1.5.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm lao động nữ ở một số địa phương Giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là yêu cầu quan trọng, tất yếu của mỗi địa phương trong phát triển KT, XH. Tùy vào đặc điểm, điều kiện của mình các địa phương đã có những giải pháp phù hợp cho mục tiêu phát triển, đáp ứng được nhu cầu việc làm và thu nhập của lao động địa phương. Việc làm cho phụ nữ phải là những công việc phù hợp với khả năng, tâm sinh lí sao cho họ có thể vừa làm tốt công việc, vừa có thể đảm đương công việc gia đình. Có nhiều địa phương đã xây dựng và thực hiện khá thành công các chính sách tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nữ, đáp ứng các nhu cầu khác cho lao động trong cuộc sống. Trên cơ sở so sánh, phân tích và tìm ra những tương đồng trong điều kiện tự nhiên, KT, XH dưới đây tôi xin lựa chọn các địa phương sau để ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 rút ra một số kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.5.2.1. Kinh nghiệm ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Trong những năm trở lại đây, thành phố Đồng Hới đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách việc làm cho lao động nữ mang lại hiệu quả rõ rệt. Từ năm 2006 đến năm 2009, trung bình mỗi năm có hơn 4.500 lao động được giải quyết việc làm. Đó là kết quả của những định hướng và giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT, XH của địa phương. Thứ nhất, Đồng Hới phát triển ngành dịch vụ và xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa trong địa phương. Đây cũng là ngành có khả năng tạo nhiều việc làm cho số lao động dư thừa trong nông nghiệp, tạo việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe và tâm sinh lí cho lao động nữ. Thứ hai, chủ động di chuyển lao động từ nơi dư thừa đến nơi thiếu, cải thiện và cơ cấu lại nguồn lực lao động. Lao động thừa được di chuyển từ nơi có trình độ khai thác tương đối sang những vùng mà trình độ khai thác còn thấp, di chuyển lao động từ nơi đất hẹp người đông sang những nơi có nguồn lực nông nghiệp phi canh tác có giá trị khai thác lớn. Lao động trong nông nghiệp đã được chuyển dần vào thành phố làm công, kinh doanh buôn bán, nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng của thành phố, thúc đẩy sự PTKT của cả thành thị và nông thôn, từng bước thực hiện chuyển CCLĐ. Bằng những sự nổ lực của mình, hàng năm số lượng lao động nữ có việc làm của Đồng Hới đã tăng lên rõ rệt, giảm thiểu tỷ lệ lao động thất nghiệp. Thứ ba, chủ động phát triển công nghiệp và du lịch đã tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho lao động nữ trong kinh doanh, buôn bán, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, Việc làm cho lao động nữ đã nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành địa phương. Đồng Hới đã hỗ trợ tốt cho lao động nữ học nghề, tìm công việc ổn định thu nhập. Hội liên hiệp phụ nữ thành phố đã quan tâm nhiều hơn đến tâm tư, nguyện vọng của lao động nữ, từ đó có những động viên, khuyến khích, tư vấn cho họ trong việc làm và thu nhập. Thứ tư, thực hiện tốt chính sách xuất khẩu lao động. Trong nhiều năm qua, xuất khẩu lao động cũng là một trong những giải pháp mà thành phố đã lựa chọn cho lao động nữ có nguyện vọng viêc làm và thu nhập cao. Đây là giải pháp gắn liền với chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập chủ yếu trong khu vực nông ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 thôn dư thừa lao động đã mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Xuất khẩu lao động đã đáp ứng được nhu cầu công việc, thu nhập của lao động nữ cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển KT, XH của Đồng Hới, giải quyết được sức ép căng thẳng về việc làm cho lao động thất nghiệp trong nông nghiệp. 1.5.2.2. Kinh nghiệm ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Để thực hiện giải quyết việc làm cho lao động, đăc biệt là lao động nữ phục vụ phát triển KT, XH của địa phương, Hương Thủy đã có nhiều giải pháp, chính sách cụ thể cũng như sự nỗ lực của đội ngũ lao động nữ ở địa phương. Thứ nhất, Hương Thủy phát triển kinh doanh đa dạng, toàn diện các ngành nghề trên cơ sở mối quan hệ giữa tỷ lệ lao động và ruộng đất đồng thời căn cứ vào đặc điểm sản xuất theo thòi vụ nông nghiệp để di chuyển lao động nữ sang các ngành sản xuất khác, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho lao động nữ. Thị xã phát triển nông nghiệp mang tính khai thác, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ người dân đầu tư khai thác những vùng đất đai chưa canh tác để tăng thêm diện tích, mở rộng quy mô, tăng NSLĐ làm cho kinh tế hộ có động lực và chủ động hơn trong sản xuất. Cùng với quá trình CNH, HĐH đô thị hóa ở Hương Thủy đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng có thêm nhiều ngành nghề dịch vụ phát triển đã tạo nhiều việc làm phù hợp với sức khỏe, tâm sinh lí của lao động nữ mang lại thu nhập ổn định. Thứ hai, giải quyết việc làm cho lao động theo hướng tập trung và quy mô. Với chính sách này, lao động nữ được tạo việc làm của thị xã tăng lên rõ rệt, lao động nữ đảm bảo cả về sức khỏe và chuyên môn, thu nhập của người lao động ngày một tăng lên. Trong những năm trở lại đây, khu công nghiệp Phú Bài phát triển đã tạo giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong thị xã cũng như lao động đến từ những nơi khác. Thứ ba, chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nữ thuộc diện chính sách, tàn tật, khả năng lao động bị hạn chế. Các đối tượng là lao động thanh niên, khuyết tật được thị xã đặc biệt quan tâm, khuyến khích và tạo việc làm kịp thời, giúp họ sớm hòa nhập với cuộc sống, tránh các tệ nạn xã hội. Hương Thủy hiện nay là địa phương có các chế độ, chính sách hỗ trợ tốt cho lao động nữ về sức khỏe, sinh hoạt tinh thần, Chính quyền địa phương và các chủ thể sử dụng lao động luôn quan ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 tâm đến sinh hoạt, nhu cầu của người lao động, từ đó có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích để lao động nữ tích cực hơn trong lao động, tăng NSLĐ. Thứ tư, hỗ trợ việc làm và đào tạo nghề cho lao động đặc thù như lao động nữ được thị xã đặc biệt quan tâm. Trong năm, thị xã luôn có chương trình tìm kiếm việc làm cho lao động, các lớp tập huấn cho cán bộ lao động để hỗ trợ công việc cho lao động nữ. Đào tạo nghề là giải pháp nâng cao chất lượng lao động nữ phục vụ phát triển KT, XH của địa phương, đưa lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm ở những địa phương khác và xuất khẩu lao động. Bằng những giải pháp cụ thể đó, hàng năm thị xã đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nữ, bản thân lao động nữ cũng dễ dàng và chủ động hơn trong tìm kiếm, thay đổi việc làm theo nguyện vọng của mình góp phần giải quyết nhiều vấn đề KT, XH đặt ra cho thị xã. 1.5.3. Kinh nghiệm rút ra đối với thị xã Hương Trà Cùng với quá trình phát triển KT, XH của địa phương, trong những năm gần đây giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng đã được thị xã quan tâm, chú trọng hơn. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung những kết quả mang lại đã phản ánh sự nỗ lực của chính quyền, các cấp ban ngành và bản thân người lao động. Chuyển dịch CCLĐ trong các ngành và khu vực kinh tế đã thay đổi rõ rệt hơn. Những thành tựu trên là kết quả của định hướng đúng đắn, phù hợp của chính quyền, các cấp ban ngành liên quan và sự tích cực của bản thân lao động nữ. Từ thực tiễn được trình bày ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tạo việc làm cho lao động nữ thị xã Hương Trà như sau: - Giới thiệu cho người phụ nữ tiếp cận với khoa học công nghệ, các phương pháp sản xuất mới hiệu quả. - Tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề, giải quyết việc làm, kết hợp các lớp tập huấn kỹ năng cho phụ nữ và sử dụng hợp lý lực lượng lao động đã qua đào tạo. - Chú trọng phát triển các mặt hàng có ưu thế trên địa bàn, các ngành nghề truyền thống, sử dụng nguồn lao động tại chỗ, đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Có thể thấy rằng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng với sự hỗ trợ từ bên ngoài là những yếu tốt quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động nữ. Tuy nhiên sự hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước và của địa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 phương, đòi hỏi người phụ nữ không chỉ đảm đang việc nhà mà còn phải nâng cao trình độ, tích cực học tập, để tạo cho mình một số kiến thức cần thiết để có thể tự tin khi làm việc và nhất là tìm được cho mình một công việc ổn định và phù hợp với năng lực của bản thân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NỮ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Hương Trà ở vị trí giữa trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; có tuyến quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với chiều dài 12km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế dài 19 km, có Quốc lộ 49a dài 6 km. Hương Trà có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 phường và 9 xã; 7 phường thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ với diện tích tự nhiên là 51.853,4 ha và 118.354 nhân khẩu. Trung tâm hành chính - kinh tế - văn hóa của Thị xã là phường Tứ Hạ, cách thành phố Huế 15 km về phía Bắc. Địa giới hành chính thị xã Hương Trà: Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang; Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới; Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới; Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông. Thị xã Hương Trà có hai sông lớn chảy qua là sông Bồ và sông Hương. Một phần thị xã Hương Trà ngày nay cũng là địa danh phá Tam Giang nổi tiếng. 2.1.1.2. Khí hậu thời tiết Thị xã Hương Trà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, đồng thời chịu tác động của hiệu ứng "phơn" do địa hình của dải Trường Sơn. Chế độ nhiệt: Thị xã Hương Trà có 2 mùa rõ rệt: mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 240 - 250, số giờ nắng trung bình 5-6 giờ/ngày.Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8, tháng nóng nhất thường là tháng 6 hoặc tháng 7, nhiệt độ trung bình 290C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39 - 400C. Mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Chế độ mưa ẩm: Thị xã Hương Trà có lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2800-3000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa trong toàn năm nên thường có lũ lụt xảy ra vào thời gian này. Gió bão. Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão thường tập trung vào các tháng 8,9,10. Bão có cường suất lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Nhìn chung Thị xã Hương Trà có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Do đó việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước, chống lũ lụt có ý nghĩa to lớn, cần được quan tâm chú trọng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế Trên lĩnh vực kinh tế, Đảng bộ thị xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế trọng điểm thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước tạo lập được các yếu tố bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Bảng 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành KT (ĐVT: %) 2011 2012 2013 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 17.54 17.15 18.33 Khai khoáng 3.24 3.06 2.46 Công nghiệp chế biến, chế tạo 49.17 48.00 47.81 Điện, khí đốt 5.71 5.04 6.68 Cung cấp nước, xử lý rác thải 0.38 0.49 0.64 Xây dựng 11.78 11.43 9.92 Kinh doanh nhỏ lẻ 9.60 11.96 11.42 Vận tải, kho bãi 1.87 2.03 1.92 Dịch vụ lưu trú, ăn uống 0.71 0.84 0.83 (Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2013) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Khai khoáng Công nghiệp chế biến, chế tạo Điện, khí đốt Cung cấp nước, xử lý rác thải Xây dựng Kinh doanh nhỏ lẻ Vận tải, kho bãiBiểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành KT (ĐVT: %) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2009 - 2013) đạt 17,7% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.170 USD/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng các ngành: Dịch vụ - Công nghiệp – nông nghiệp trong GDP năm 2013 là 41,2% - 35,1% - 23,7%. Trong 06 tháng đầu năm 2014 tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước đang quay lại quỹ đạo tăng trưởng mặc dù mức tăng trưởng còn chậm. Các cấp, các ngành và doanh nghiệp trên địa bàn đã tập trung tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh nên giá trị sản xuất của các ngành kinh tế vẫn giữ mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 18,6% so cùng kỳ năm trước. Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành thực hiện giữ được xu hướng hợp lý và có hiệu quả hơn. Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành KT (ĐVT: %) Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác 2010 70,02 26,49 3,49 2011 70,85 25,55 3,60 2012 72,96 22,44 4,60 2013 70,81 25,13 4,06 (Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2013) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Biểu đồ 2.2.Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành KT(ĐVT: %) Là địa phương có nhiều lợi thế về phát triển dịch vụ, du lịch và đây là ngành đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, Huyện uỷ (nay là Thị ủy) Hương Trà (khoá XI) đã có nghị quyết 05-NQ/HU, về “Phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện Hương Trà giai đoạn 2006 - 2010” và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ khá nhanh, bình quân 18,05%/năm, làm thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Các loại hình dịch vụ phát triển khá toàn diện với nhiều loại hình đa dạng, phong phú và có mức tăng trưởng cao như dịch vụ thương mại tăng bình quân 25,55%/năm, dịch vụ nhà hàng tăng 27,85%/năm, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng tăng trên 20%/năm, giao thông vận tải tăng 59,4%/năm; các dịch vụ phục vụ nông nghiệp tăng cả chủng loại và chất lượng về cung ứng vật tư, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, vật nuôi, thuỷ lợi, làm đất, thu hoạch lúa... Số cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tăng khá nhanh, năm 2005 toàn thị xã có 2.161 cơ sở, tạo việc làm cho 2.594 lao động, đến năm 2010 đã tăng lên 4.037 cơ sở với 5.682 lao động tham gia; giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2010 đạt 447,1 tỷ đồng tăng gấp 2,29 lần so năm 2005. Chất lượng dịch vụ được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, sản xuất, tiêu dùng và đời sống của người dân, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (ĐVT: triệu đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 1.643.602 2.368.116 2.492.402 2.351.028 2.786.943 Nhà nước 115.722 202.288 153.490 136.701 181.141 Trung ương Địa phương 115.722 202.288 153.490 136.701 181.141 Ngoài nhà nước 305.473 418.489 650.011 742.813 862.814 Tập thể 800 580 214 218 187 Tư nhân 195.039 284.907 484.037 519.984 630.609 Cá thể 109.634 133.002 165.76 222.611 232.018 Đầu tư nước ngoài 1.222.407 1.747.339 1.688.901 1.471.514 1.742.988 (Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2013) 0 500 1000 1500 2000 2009 2010 2011 2012 2013 Đầu tư nước ngoài Ngoài nhà nước Nhà nước Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (ĐVT: Triệu đồng) Cùng với phát triển dịch vụ, du lịch, Đảng bộ thị xã đã tập trung lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; các ngành có thế mạnh và điều kiện phát triển; vùng sản xuất công nghiệp Hương Trà tập trung nhiều ở địa bàn các phường, xã: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Thọ. Hiện có Khu Công nghiệp Tứ Hạ - Hương Văn với diện tích 126,7 ha đang kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cụm công nghiệp Tứ Hạ 25,5 ha đã được lấp đầy và đang mở rộng thêm 30 ha; vùng nhà máy xi măng Luks hơn 30 ha và một số nhà máy khác trên địa bàn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Tứ Hạ, Hương Văn. Bước đầu đã xây dựng được ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch tuy-nen, Một số nhà máy sản xuất có hiệu quả như nhà máy gia công sản xuất giấy cao cấp Phụng Phát, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học Quế Lâm; nhà máy sản xuất bao bì nhựa Công ty TNHH Quang QuânĐặc biệt có hai nhà máy Thủy điện Bình Điền công suất 44 mW, Thuỷ điện Hương Điền công suất 81 mW hoà vào lưới điện quốc gia và một số dự án khác đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, bảo đảm tăng trưởng và phát triển bền vững. Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống cũng được quan tâm; một số ngành nghề truyền thống tiếp tục phát triển như bún Vân Cù, mộc mỹ nghệ Hương Hồ,... phục vụ nhu cầu tiêu dùng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp phát triển khá toàn diện. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tăng bình quân 2,25%/năm. Bước đầu đã hình thành một số vùng trồng cây chuyên canh có giá trị kinh tế cao như vùng trọng điểm lúa ở Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Phong; vùng lạc ở Hương Văn, Hương Vân; rau màu ở Hương Chữ, Hương an; cây đặc sản thanh trà, bưởi ở Hương Vân, Hương Hồ, Hương Thọ, cây cao su ở các xã vùng gò đồi Đảng bộ đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại ở các xã vùng gò đồi như Hương Thọ, Bình Thành, Hương Bình, Bình Điền và Hồng Tiến. Lâm nghiệp đã từng bước chuyển dịch sản xuất theo hướng trồng rừng kinh tế, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho từng hộ cá nhân, góp phần tạo việc làm bền vững và tăng thu nhập cho người dân ở miền núi. Nuôi trồng thủy sản có tiến bộ, phát triển theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 2.1.2.2. Dân số và lao động Dân số trung bình 114.761 người, mật độ dân số 221,32 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt khoảng 11,5%/năm. Sự phân bố dân cư giữa các xã, phường trong thị xã không đều, cụ thể mật độ dân số đông nhất ở xã Hương Vinh với trung bình 1812,62 người/km2, và nơi có số dân thưa thớt nhất là xã Bình Điền với 32,05 người/km2. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Đa số lao động tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngoài ra số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm, ngư cụ thể như sau: trong sản xuất công nhiệp là 2.488 lao động, trong xây dựng là 917 lao động, trong vận tải, kho bãi là 320 lao động và trong thương mại, dịch vụ là 5.493 lao động. Bảng 2.4. Dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (ĐVT: Người) Năm Tổng số Nam Nữ Thành Thị Nông thôn 2008 116.229 59.115 57.114 8.080 108.149 2009 113.849 56.878 56.971 7.802 106.047 2010 112.327 56.559 55.768 7.616 104.711 2011 112.518 56.342 56.176 8.085 104.433 2012 113.366 56.633 56.733 54.800 58.566 2013 114.761 57.324 57.437 55.524 59.237 (Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Trà năm 2013) 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nam Nữ Thành thị Nông thôn Biểu đồ 2.4. Dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (ĐVT: Người) Thị xã Hương Trà có tỷ lệ lao động trong độ tuổi khá cao, đây là nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, xã hội của thị xã. Tuy dân số không lớn nhưng thị xã Hương Trà có lợi thế cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ người lao động cao, họ có mặt trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó thị xã có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 LLLĐ trẻ khá dồi dào, có sự năng động, nhiệt tình trong công việc, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, phần lớn lao động của thị xã là lao động phổ thông, thu nhập thấp. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hoá, chuyển dịch CCLĐ theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. Vấn đề tạo việc làm, thu nhập ổn định và đào tạo nghề cho lao động vẫn là vấn đề được sự quan tâm của các cấp, ban, ngành, các gia đình và bản thân người lao động. 2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng Những năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, Hương Trà đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn được đầu tư, khai thác và đưa vào sử dụng như cầu Tứ Phú, đường và cầu Ca Cút, đường Thanh Phước - Cồn Tè, đường Nguyễn Chí Thanh, đường ven sông Bồ, nâng cấp mở rộng một số đoạn Quốc lộ 49A, 49B qua địa bàn, hoàn thành các tuyến đường nguồn vốn WB3; chỉnh trang, mở rộng nhiều tuyến đường nội thị; xây dựng nâng cấp một số tuyến đường khu trung tâm xã Bình Điền, đường tránh phố cổ Bao Vinh. Tập trung thực hiện công trình khẩn cấp chống xói lở bờ biển Hải Dương, chống sạt lở bờ sông Bồ, sông Hương qua địa bàn; bê tông hóa được 140 km giao thông nông thôn; nâng cấp, kiên cố hóa đê phía Tây phá Tam Giang, tu bổ hệ thống đường, đê bao nội đồng, đang triển khai Tiểu dự án thủy lợi Tây Nam Hương Trà. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,9%, tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh 96,2%. Về văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế Vùng đất này đã có nhiều dấu ấn của một đô thị như thương cảng Thanh Hà, phố cổ Bao Vinh; các di tích lịch sử - văn hóa, đền đài kết nối với di sản Cố đô Huế và đặc biệt là sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên phong phú. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hương Trà đã nỗ lực phấn đấu, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn thử thách, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn đô thị hoá. Nhờ vậy, ngày 15/11/2011 Chính phủ ban hành nghị quyết số 99/nQ-CP về việc thành lậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviec_lam_cho_lao_dong_nu_tai_thi_xa_huong_tra_tinh_thua_thien_hue_0109_1912390.pdf
Tài liệu liên quan