Luận văn Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN I

MỤC LỤC II

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT III

DANH MỤC CÁC BẢNG IV

MỞ ĐẦU 1

Chương 1:TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ - MỘT NHU CẦU BỨC XÚC 5

1.1. Đô thị hoá và tác động của nó đối với vấn đề việc làm 5

1.2. Tác động của quá trình đô thị hoá và sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá ở ngoại thành Hà Nội 28

1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố về tạo việc làm cho người lao động (trong đó có tạo việc làm cho người lao động ngoại thành) 40

Chương 2: THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 44

2.1. Những đặc điểm của thủ đô Hà Nội có ảnh hưởng đến tạo việc làm 44

2.2. Thực trạng tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua 55

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 81

3.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ngoại thành 81

3.2. Phương hướng tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá 83

3.3. Giải pháp để tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá 84

KẾT LUẬN 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 115

 

doc122 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a biết chữ năm 2003 là 7.040 người, chiếm 1,07% lượng lao động ở đây và đứng cao thứ 3 trong vùng ĐBSH về số người mù chữ. Tỷ lệ này thấp hơn so với cả nước là 4,25% (cả nước là 5,32%) và cao hơn so với vùng ĐBSH 0,27% (vùng ĐBSH chỉ là 0,8%) [5, tr.108]. Nhưng đến năm 2005, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 4.417 người chiếm 0,72%. Tỷ lệ này thấp hơn so với cả nước là 4,23% (cả nước 4,95%) và cao hơn so với vùng ĐBSH là 0,07%. Điều này cho thấy thành phố đã có nhiều nỗ lực để giảm số lao động mù chữ của khu vực này xuống [9, tr.138]. - Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS của khu vực ngoại thành năm 2005 so với năm 2003 đạt 297.028 người chiếm 48,62% lực lượng lao động tốt nghiệp THCS toàn thành phố. Tỷ lệ này cao hơn cả nước 14,01% (cả nước 34,61%) và thấp hơn so với vùng ĐBSH là 7,39% (ĐBSH là 56,01%) [9, tr.136, 138]. - Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT của khu vực ngoại thành có chiều hướng tăng lên. Đây là một bước tiến có ý nghĩa hết sức quan trọng, năm 2005 tỷ lệ này là 198.359 người cao hơn so với năm 2003 là 9.396 người. Tỷ lệ này chiếm 32,47%, cao hơn so với cả nước 18,76% (cả nước 13,71%) và cao hơn khu vực ĐBSH là 12,73% (ĐBSH là 19.74%) [9, tr.136, 138]. Thông qua việc đánh giá trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động ngoại thành, ta thấy cùng với sự tăng lên của số lượng lao động đã tốt nghiệp THPT sẽ là sự sụt giảm của số lượng lao động từ tốt nghiệp THCS trở xuống trong lực lượng lao động. Tuy tăng lên, nhưng số lượng lao động ở khu vực này chỉ từ tốt nghiệp THCS trở xuống vẫn cao, chiếm tới 67,53% tương đương với 412.528 người. Đây sẽ là một trở ngại rất lớn cần được nhanh chóng khắc phục nếu không người lao động của khu vực này sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận những tri thức mới, khó khăn trong việc học nghề và tìm kiếm một công việc thích hợp [9, tr.136, 138]. Bảng 2.2: Trình độ học vấn phổ thông của LLLĐ Hà Nội [9, tr.122, 126, 128, 134, 138,142] Đơn vị tính: % Chung Thành thị Ngoại thành Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số Nữ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Trong đó Mù chữ 0,47 0,68 0,3 0,5 0,72 0,93 Chưa TNTH 1,94 2,62 1,04 1,31 3,37 4,52 TN tiểu học 9,39 9,27 5,95 5,07 14,81 15,42 TN THCS 31,56 32,21 20,75 20,16 48,62 49,84 TN THPT 56,65 55,22 71,95 72,95 32,47 29,28 * Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Nếu năm 2003, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Hà Nội mới là 763.433 người, chiếm 50,47% [5, tr.117] thì năm 2005, đạt 967.962 người chiếm 61,42% lực lượng lao động toàn thành phố, tăng so với năm 2003 là 10,95% tương đương với 204.529 người.[9, tr.144, 146] Theo số liệu trên, lực lượng lao động qua đào tạo của thành phố đã tăng lên một cách nhanh chóng. Trong 3 năm, từ năm 2003 đến năm 2005 đã tăng thêm khoảng trên 20 vạn lao động đã qua đào tạo. Điều này cho thấy một sự nỗ lực lớn của thành phố, nhằm tăng nhanh lực lượng lao động đã qua đào tạo, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước nói chung và của thành phố nói riêng. Do tác động của quá trình đô thị hoá lực lượng lao động ở khu vực ngoại thành có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó, lực lượng lao động ở khu vực nội thành lại có xu hướng tăng lên. Đây là một quy luật, có tính tất yếu của tất cả các quốc gia khi tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nếu năm 2003, lực lượng lao động ở khu vực ngoại thành chiếm 43,29% tương đương với 654.903 người [5, tr.93] thì đến năm 2005 lực lượng lao động của khu vực này đã giảm xuống, chỉ còn chiếm 38,76% tương đương với 610.887. Số lượng giảm là 44.016 người [9, tr.110] Khu vực ngoại thành, tuy có sự giảm sút về số lượng lao động tuyệt đối, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo lại có chiều hướng tăng lên mạnh mẽ. Nếu năm 2003, con số này là 178.301 người, chiếm 27,33% lực lượng lao động toàn thành phố, cao hơn so với cả nước 14,01% (cả nước là 13,32%) [5, tr.126, 129] thì đến năm 2005 đã là 246.243 người, chiếm 40,3% lực lượng lao động cao hơn so với cả nước là 23,43% (cả nước là 16,87%).. Trong 3 năm, lực lượng lao động đã qua đào tạo của khu vực này đã tăng lên 13%, tương đương với 67.942 người. [9, tr.160,162] . Qua những số liệu ta thấy được, tuy lực lượng lao động đã qua đào tạo của khu vực ngoại thành có xu hướng tăng lên nhưng sự gia tăng vẫn còn rất khiêm tốn so với tổng số lực lượng lao động ở khu vực này. Dù vậy, lực lượng lao động chưa qua đào tạo của khu vực ngoại thành vẫn còn cao, năm 2005 là 364.644 người, chiếm 59,69% lực lượng lao động của [9, tr.160, 162]. So với năm 2003, lực lượng lao động chưa qua đào tạo đã có chiều hướng giảm xuống 111.958 người (năm 2003 là 476.602) [5, tr.126]. Tại khu vực ngoại thành, cơ cấu của lực lượng lao động qua đào tạo cũng rất khác nhau. Số lao động là CNKT không có bằng gia tăng mạnh mẽ, nếu như năm 2003 mới chỉ là 2,84% thì đến năm 2005 lại tăng lên là 19,18%. Tỷ lệ này cao hơn so với cơ cấu lực lượng lao động của cả nước ở khu vực nông thôn 10,5 % (cả nước là 8,68%) và cao hơn so với khu vực nông thôn của ĐBSH là 4,82% (ĐBSH là 14,36%) [9, tr.162]. Điều này cho ta biết, trong giai đoạn hiện nay người lao động rất nhạy bén với thị trường, mặc dù có thể họ chưa có bằng cấp nhưng họ đang tự tìm cho mình một con đường hoàn thiện về trình độ. Trong đó có trình độ chuyên môn kỹ thuật, để có thể tìm kiếm cho mình một công việc làm ổn định, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Theo đánh giá của chúng tôi, đây chính là một giải pháp rất tốt trong điều kiện hiện nay để người lao động tự tạo việc làm cho mình cũng như tự hoàn thiện bản thân bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, mặt không được của hiện tượng này là đề cập đến sự yếu kém, hạn chế trong hệ thống giáo dục hướng nghiệp của thành phố, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của người lao động. Do vậy, trong chiến lược phát triển lâu dài cần thiết phải tăng cường hệ thống đào tạo hướng nghiệp, từ đó định hướng nghề nghiệp cho người lao động một cách ổn định nhất. Có như vậy, mới góp phần tạo ra sự ổn định của thị trường lao động thủ đô trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp đã giảm xuống. Nếu như năm 2003 là 9%, cao hơn 1,39% so với tỷ lệ chung của thành phố và cao hơn 2,37% so với cả nước (cả nước là 6,63%), thì đến năm 2005 tỷ lệ này đã giảm xuống nhanh chóng, chỉ còn là 0,88% thấp hơn 0,35% so với tỷ lệ chung toàn thành phố và thấp hơn 0.09% so với cả nước. Trong khi đó, tỷ lệ lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp của năm 2005 đã tăng lên 3,01% so với năm 2003. Điều này cho thấy, thời gian qua thành phố đã quan tâm và chỉ đạo sát sao tới công tác đào tạo nghề theo định hướng, trong đó chú ý tới việc tăng nhanh số lượng lao động tham gia các lớp dạy nghề dài hạn, nhờ vậy người lao động dễ dàng tìm được một công việc ổn định hơn. Vì thế mà người lao động, nhất là lao động ở khu vực ngoại thành đã từng bước được nâng cao tay nghề, có trình độ chuyên môn ổn định, có điều kiện tìm kiếm việc làm phù hợp hay tự tạo việc làm cho mình theo những ngành, nghề đã được đào tạo (Xem thêm phụ lục 3). Trên cơ sở đánh giá số liệu ta thấy, nếu xét về cơ cấu lao động hiện nay thì cơ cấu lao động của thủ đô vẫn còn mất cân đối. Lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 6,04%; có trình độ trung học chuyên nghiệp là 7,98% và đạt trình độ CNKT có bằng và chứng chỉ là 7,11%, tỷ lệ là 1- 1,2- 1,1. Như vậy ứng với 1 lao động có trình độ đại học, cao đẳng có 1,2 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 1,1 lao động có trình độ CNKT. Trong khi đó, tỷ lệ này của cả nước là 1- 1,6- 3. Tỷ lệ này so với tiêu chí của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) xây dựng cho những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người dưới 700 USD/người/năm là 1-2-7. Ta thấy, số lao động làm việc trực tiếp còn thấp so với yêu cầu. Do đó, cần thiết phải điều chỉnh lại cơ cấu này một cách hợp lý, nếu không thành phố sẽ gặp nhiều khó khăn trong tạo việc làm, gây lãng phí nguồn lực. Tóm lại, khi nghiên cứu về tình hình lao động của khu vực ngoại thành Hà Nội, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét: - Lực lượng lao động của thành phố Hà Nội, trong đó có khu vực ngoại thành chiếm một tỷ lệ tương đối cao, đa số là lao động trẻ. Đây là một nguồn lực quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của thủ đô trên nhiều lĩnh vực. Nhưng bên cạnh thuận lợi thì khó khăn là việc thu hút lao động, tạo việc làm cho lực lượng này để họ có thu nhập ổn định, qua đó nâng cao đời sống cho người dân ở khu vực ngoại thành. Đây là đòi hỏi cấp bách đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và ngoại thành nói riêng. - Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của khu vực ngoại thành còn cao. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động nếu không sẽ rất khó khăn trong việc để cho người lao động tiếp cận những cơ hội tìm kiếm việc làm. Hay nói cách khác đó là chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. - Hệ thống các trường dạy nghề vừa thiếu, vừa yếu lại không đồng nhất về chương trình đào tạo, thiếu tính thực tiễn, cơ sở vật chất còn hạn chế. Do đó, chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu cho công tác đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp cho người lao động, nhất là những người lao động ở khu vực ngoại thành cần chuyển đổi nghề nghiệp. Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của Hà Nội vừa có những thuận lợi nhưng cũng ẩn chứa nhiều khó khăn trong giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt là lao động ngoại thành trong quá trình đô thị hoá. 2.2. Thực trạng tạo việc làm cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong thời gian qua 2.2.1. Về số lượng - ngành nghề và tình trạng thất nghiệp 2.2.1.1. Số lượng lao động được tạo việc làm trong thời gian qua của khu vực ngoại thành Hà Nội Trong những năm qua, lãnh đạo thành phố đã xây dựng nhiều chương trình, đề án và tổ chức thực hiện nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nhờ đó, số người được tạo việc làm hàng năm đều tăng. Giai đoạn 2001- 2005, thành phố đã giải quyết việc làm cho trung bình khoảng 70.000 lao động/năm. Trước khi đánh giá về tình hình tạo việc làm của khu vực ngoại thành, tác giả muốn trình bày một số số liệu và những giải pháp cơ bản với đặc thù riêng của thủ đô về tạo việc làm cho lao động ở khu vực nội thành để qua đó có sự đánh giá toàn cảnh và so sánh về những kết quả trong tạo việc làm cho lực lượng lao động của khu vực ngoại thành. Trong thời gian qua với sự nỗ lực của thành phố, các ngành, đoàn thể cũng như của bản thân người lao động đã giải quyết việc làm cho khoảng trên 30 vạn lao động, trong đó phần lớn là tạo việc làm mới. Nhờ vậy, chúng ta đã đạt mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII của Thành phố đã đề ra. Hà Nội là một thành phố được đánh giá có tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao bởi cơ cấu dân số trẻ, dòng người di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị ngày một tăng và lại có thêm một lượng không nhỏ sinh viên của các trường (ước tính 2 vạn/năm) sau khi tốt nghiệp có nhu cầu tìm việc ở thủ đô. Thành phố đã có sự chỉ đạo sát sao, phối hợp cùng với các ngành, các đơn vị kể cả trong và ngoài nước, của tất cả các thành phần kinh tế để tập trung mọi nguồn lực vào nhiệm vụ tạo việc làm cho người lao động. ở khu vực thành thị thời gian qua, chúng ta đã giải quyết cho 176.652 lao động thể hiện qua số liệu dưới đây. Bảng 2.3: Lao động đã được giải quyết việc làm khu vực thành thị [13, tr.28] Đơn vị tính: người Năm 2002 2003 2004 2005 Số người được giải quyết việc làm 1. Việc làm ổn định Trong đó - Tuyển vào khu vực Nhà nước - Tuyển vào KV ngoài Nhà nước - Tuyển sinh 2. Làm việc tạm thời 38581 19477 3338 9662 4424 19104 40599 18240 2860 11250 4980 22359 46893 24010 2670 12890 5830 22883 50579 26851 2600 13600 6000. 23728 Thông qua số liệu đánh giá của nhiều tác giả, khu vực thành thị Hà Nội hiện nay có tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, luôn cao hơn mức trung bình của cả nước và của thành phố Hồ Chí Minh, nên việc có được kết quả như trên là một sự cố gắng rất lớn của Thành phố. Bảng số liệu cho thấy, những kết quả trên đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị từ 7,95% năm 2000 xuống còn 6,52% năm 2004 và 6,2% năm 2005, giảm xuống so với năm 2000 là 1,75%. Trong 4 năm, trung bình mỗi năm ở khu vực này, thành phố đã tạo việc làm cho 44.163 lao động/ năm. Đối với khu vực ngoại thành trong thời gian qua, do nhiều tác động khách quan như quá trình đô thị hóa nhanh, sự hình thành các khu công nghiệp tập trung khiến cho hàng trăm nghìn hécta đất canh tác của các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng. Bên cạnh đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP cũng khiến cho cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm đi còn tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ cũng tăng lên tương ứng. Vì vậy, sức ép đòi hỏi thành phố vừa phải có những chính sách hỗ trợ, đền bù một cách hợp lý lại vừa phải có những mô hình phù hợp để không chỉ đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế mà còn đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân. Muốn làm được điều đó, Thành phố phải tạo cho họ một việc làm ổn định thông qua việc phát triển nền nông nghiệp hiện đại hoặc phát triển công nghiệp, dịch vụ, kể cả mô hình sản xuất hộ gia đình là loại hình dịch vụ chất lượng thấp, nhưng trong thời gian qua đây đang là khu vực thu hút một số lượng lao động tương đối lớn. Trong 3 năm 2003-2005, khu vực ngoại thành đã tạo việc làm cho 102.831 người, trung bình một năm tạo việc làm cho 34.277 người/năm. Trong đó, năm 2003 là 37.121 lao động, 2004 là 32.140 lao động và năm 2005 là 33.570 lao động. Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả GQVL 5 năm (2001- 2005) Thành phố Hà Nội (Khu vực ngoại thành) [39, tr.2] Đơn vị tính: người TT Đơn vị Tổng số Trongđó 2001 2002 2003 2004 2005 Các Huyện 159.417 27.261 29.325 37.121 32.140 33.570 1 Từ Liêm 26.790 3.820 4.115 5.965 6.360 6.530 2 Thanh Trì 16.385 2.750 3.520 4.250 2.815 3.320 3 Đông Anh 40.791 7.241 7.500 8.500 8.580 8.970 4 Gia Lâm 43.271 8.420 8.690 11.391 7.250 7.520 5 Sóc Sơn 32.180 5.030 5.500 7.015 7.135 7.500 Như vậy, qua 5 năm trên địa bàn ngoại thành, chúng ta đã giải quyết việc làm cho gần 159.417 lao động, bằng nhiều giải pháp: xuất khẩu lao động, quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, thông qua phát triển các ngành kinh tế kể cả giải pháp người lao động tự tạo việc làm cho mình và gia đình để có thu nhập đáp ứng cho yêu cầu của cuộc sống. Tuy đạt được một số kết quả như đã trình bày thì thực trạng việc làm ở đây vẫn còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Theo thống kê, trong 5 năm qua thành phố đã bàn giao 957 dự án giải phóng mặt bằng với tổng diện tích thực hiện là 5.496 ha (trong tổng số 1.736 dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng với tổng diện tích đất sẽ thu hồi là 10.639 ha), đạt 51,4%. Việc chuyển đổi này, đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và việc làm của 138.292 hộ, trong đó có 41.000 hộ sản xuất nông nghiệp. Theo tính toán số lao động nông nghiệp bị mất việc làm, thiếu việc làm và phải chuyển đổi sản xuất sang các ngành khác từ ngành truyền thống của mình là 80.000 người, bình quân cứ một hộ thì có khoảng 2 lao động bị mất việc làm hoặc thiếu việc làm [33, tr.22, 23]. Chỉ riêng khu vực Mỹ Đình, Mễ Trì là những nơi đang được hưởng thành quả trước “cơn lốc ”đô thị hóa. Những tỷ phú trẻ đã được cái gì và họ đang cần cái gì, để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình mặc dù đang được ngồi trên một đống tiền. Từ năm 1999 đến nay, đã có 65 dự án được xây dựng trên địa bàn 2 xã, với tổng diện tích đất nông nghiệp phải thu hồi là 342,7 ha. Nhờ vị thế đẹp, tiếp giáp với nhiều công trình quan trọng của thủ đô, do đó sau khi đất bị thu hồi được hưởng phần đền bù với số tiền hỗ trợ đặc biệt và hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề ít nhất mỗi người dân ở đây cũng có được 50-70 triệu, còn người nhiều thì có bạc tỷ. Từ số tiền này, người thì xây dựng nhà cửa, tại thời điểm đền bù theo ước tính toàn xã có khoảng 200 nhà xây/năm, người thì mua xe, mua ti vi, tủ lạnh. Mặt tích cực của quá trình này là tỷ lệ nghèo đói của 2 xã này đã giảm xuống nhanh chóng. Nhưng mặt khác, do diện tích đất bị thu hồi lớn cùng với đó là diện tích đất còn lại cũng không canh tác được, nên ở hai xã có khoảng 8.000 lao động lâm vào tình trạng thất nghiệp, trong đó đa số là thanh niên. Mặc dù trên địa bàn 2 xã có tới 65 dự án, cần tuyển nhiều lao động nhưng số người ở tại địa phương được vào làm rất ít, nếu không muốn nói là không có. Một số dự án khi tiến hành lấy mặt bằng có cam kết là sẽ sử dụng lao động của địa phương, nhưng hầu hết là những cam kết ký để đấy dù lao động của địa phương đáp ứng được yêu cầu về trình độ tay nghề. Như vậy, qua thực tế này cho thấy mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực ngoại thành không cao, năm 2005 chỉ khoảng 1,1% nhưng bộ phận thiếu việc làm trong lực lượng lao động ở đây lại tương đối cao. Hơn nữa, do đây phần lớn là bộ phận lao động trẻ nhưng lại chưa được đào tạo về trình độ tay nghề và một bộ phận không nhỏ, lao động nông nghiệp không có khả năng đào tạo lại được. Vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp phù hợp để tạo điều kiện cho họ tìm được một việc làm phù hợp với khả năng. * Theo ngành nghề: trong những năm qua được sự tập trung nguồn lực về mọi mặt của thành phố mà kinh tế ngoại thành đã có những bước khởi sắc. Nông nghiệp: Theo đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành tăng lên mạnh mẽ, chủ yếu tập trung cho hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tưới tiêu, đường xã giao thông... nhờ vậy, tạo ra một bước đột phá trong tạo việc làm cho người lao động ở khu vực này. Bên cạnh đó với sự đầu tư của các hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân để xây dựng các trang trại, nhà lưới trồng hoa, rau sạch và các loại cây ăn quả có giá trị cao theo phương pháp công nghiệp (Từ Liêm, Thanh Trì..) làm cho sản xuất nông nghiệp đã chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, chú trọng vào thâm canh. Công nghệ sinh học được chuyển giao tới các hộ nông dân, tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng rau sạch, trồng hoa làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm tăng lên. Đã hình thành những vùng sản xuất tập trung với diện tích lớn, cung cấp các loại sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu cho nhân dân nội thành cũng như cho ngành công nghiệp chế biến của thủ đô. Chăn nuôi gia cầm, gia súc theo phương pháp công nghiệp được áp dụng tại khu vực ngoại thành góp phần chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp bị mất và thiếu việc làm do tác động của quá trình đô thị hoá. Nhờ đó, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động ở khu vực ngoại thành có chiều hướng tăng lên: từ 84,40% năm 2001 [3, tr. 460], 80,90% năm 2002 [4, tr. 86], 82,64% năm 2003 [5, tr.63] và 85,21% năm 2004, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 79,34% và của khu vực ĐBSH là 80,39% [8, tr. 43]. Công nghiệp: Với phương châm đẩy mạnh CNH,HĐH thủ đô, đảm bảo hoàn thành mục tiêu trước 5 năm so với cả nước. Do vậy, thành phố đã quan tâm và chỉ đạo sát sao trong việc phát triển nền công nghiệp thủ đô, thông qua nhiều chính sách và đề án phát triển với phương hướng: “phát triển công nghiệp với tốcđộ nhanh, hiệu quả cao trên cơ sở phát huy mạnh các nguồn lực, đặc biệt là nội lực. đưa công nghệ hiện đại và công nghệ tiên tiến vào sản xuất bình quân 8- 10% năm. Hỗ trợ hiện đại hoá những ngành nghề truyền thống thu hút nhiều lao động....” [22, tr 62]. Vì thế, thành phố xác định những ngành công nghiệp chủ lực là điện - điện tử- thông tin, cơ- kim khí, dệt- may- da giày, chế biến thực phẩm, vật liệu mới. Nhờ đó, trong 5 năm (2001- 2005) tốc độ tăng GDP của ngành công nghiệp và xây dựng luôn duy trì ở tốc độ cao, bình quân là 13,02%/năm. Bên cạnh những khu công nghiệp cũ, tập trung của Hà Nội được hình thành từ những năm cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60, có tổng diện tích là 379 ha, hiện nay đa phần là máy móc thô sơ, lạc hậu, thì trên địa bàn thủ đô còn xuất hiện ngày càng nhiều của các khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn, công nghệ cao sẽ góp phần tạo ra nhiều chỗ làm mới. Với 4 KCN tập trung đã được hình thành với tổng diện tích 358 ha, thu hút hàng trăm dự án đầu tư và hàng chục khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy trong 5 năm, doanh thu sản xuất công nghiệp trên địa bàn luôn luôn gia tăng. Năm 2000 mới đóng góp 22.741 tỷ đồng thì năm 2005 đã tăng lên là 78.827 tỷ đồng. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đóng góp 43.981 tỷ đồng (riêng khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 15.948 tỷ đồng), còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 34.846 tỷ đồng. Chính sự phát triển này của ngành công nghiệp thủ đô, trong đó có công nghiệp ngoài nhà nước đã góp phần tạo ra nhiều chỗ làm mới cho lực lượng lao động của thành phố, bao gồm cả lao động của khu vực ngoại thành. Năm 2004, khu vực công nghiệp ngoài nhà nước đã tạo việc làm cho 124.098 người, riêng khu vực ngoại thành là 44.095 người. Còn năm 2005, đã tạo việc làm cho 134.041 người, ngoại thành được tạo việc làm là 47.205 người [13, tr.94]. Cũng đã xuất hiện nhiều làng nghề chế biến và kinh doanh những sản phẩm mới: chế biến đồ gỗ xuất khẩu ở Vân Hà- Đông Anh, may mặc ở Cổ Nhuế.. bên cạnh sự hồi sinh của những làng nghề thủ công truyền thống như làng đúc đồng Ngũ Xã, làng cốm Vòng. Làng gốm sứ Bát Tràng có diện tích tự nhiên là 164,02 ha với 1422 hộ, 6499 khẩu trong đó chỉ có 87 hộ gắn với sản xuất nông nghiệp còn lại đại bộ phận đều sản xuất kinh doanh gốm sứ. Đây chính là những cơ sở để khu vực ngoại thành tạo được nhiều việc làm cho lực lượng lao động của mình Dịch vụ: Thành phố chủ trương phát triển mạnh các loại dịch vụ chất lượng cao như du lịch, thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng và các loại hình dịch vụ khác, trong đó lấy việc phát triển du lịch là ngành mũi nhọn của thủ đô. Dựa trên những lợi thế là thủ đô anh hùng của một đất nước anh hùng, một thành phố “Vì hoà bình” cùng phong cách phục vụ văn minh, lịch sự với những nét văn hoá riêng của người Hà Nội, dựa vào hệ thống quần thể các khu di tích lịch sử và văn hoá có giá trị là những cơ sở để đưa ra những chiến lược quảng bá cho du khách quốc tế về thủ đô có lịch sử gần 1000 năm. Nhờ vậy, đến năm 2005 ngành dịch vụ đang đóng góp tới 57,5% GDP của thủ đô. Trong lĩnh vực này, Hà Nội đã có 10.882 doanh nghiệp, khách sạn nhà hàng dịch vụ và trên 88.000 những cơ sở kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ cá thể, đang tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Trong đó, khu vực ngoại thành có 24.349 cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ và đã thu hút khoảng 34.556 lao động. Bảng 2.5: Cơ cấu lao động ngoại thành đang làm việc chia theo nhóm ngành kinh tế [5, tr.168, 171]; [8, tr.257, 258]; [9, tr.262, 264] Đơn vị tính: người, % Năm Ngành kinh tế 2003 2004 2005 Số LĐ % Số LĐ % Số LĐ % Nông, lâm, ngư nghiệp 324.522 50,50 286.506 45,21 283.939 47,01 Công nghiệp và XD 176.600 27,48 180.950 28,55 166.571 27,58 Dịch vụ 141.492 22,02 166.260 26,24 153.483 25,41 Tổng số 642.614 100.00 633.716 100.00 603.993 100.00 Số liệu trên cho thấy, số lượng lao động có việc làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đang giảm xuống. Nếu năm 2003 là 324.522 chiếm 50,5% lực lượng này thì đến năm 2004 đã giảm đi 38.313 người và giảm đi 5,29% nên chỉ còn 286.596 lao động và 45,21% cơ cấu lực lượng lao động. Đến năm 2005, lại giảm so với năm 2003 (giảm đi 40.583 người) và so với năm 2004 (giảm đi 2.567 người) và giảm về cơ cấu so với năm 2003 là 3,49%. Trong 3 năm, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm đi trung bình một năm là 14.473 người/ năm. Điều này, là hoàn toàn phù hợp với một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại. Lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục gia tăng, tuy có thời điểm nó chững lại và giảm sút nhưng không đáng kể. Điều này thể hiện, sự chuyển dịch của cơ cấu lao động có tính ổn định, theo hướng công nghiệp hoá. Nếu năm 2003 lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm 27,48 % và 22,02 % lực lượng lao động của toàn khu vực ngoại thành thì đến năm 2004 đã tăng tương ứng 1,04% với 4.350 người và 4,22% với 24.768 người. Sang năm 2005, do sự chuyển dịch của cơ cấu lao động diễn ra nhanh, đã làm cho số người ở khu vực ngoại thành chuyển vào khu vực nội thành tăng lên. Vì thế, tuy năm 2005 số lượng lao động trong ngành công nghiệp có giảm xuống, nhưng cơ cấu của nó vẫn cao hơn so với năm 2003. Trong lĩnh vực dịch vụ cũng vậy, năm 2005 so với năm 2004 có sự sụt giảm về số lượng lao động nhưng về cơ cấu của nó vẫn cao hơn năm 2003 là 3,21% tương ứng với 11.991 lao động. Thông qua số liệu và theo tính toán của tác giả cho thấy ở khu vực ngoại thành số lao động có việc làm năm 2003 chiếm 98,12 % [5, tr.135], năm 2004 chiếm 97,11% [8, tr.257] và năm 2005 số lao động có việc làm chiếm 98,87% [9, tr. 262]. * Theo thành phần kinh tế: Tại thời điểm hiện nay ở Hà Nội, trong số 610.887 người thuộc lực lượng lao động của khu vực ngoại thành thì có 603

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van Thsy.doc
Tài liệu liên quan