Luận văn Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VIỆC LÀM VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 5

1.1. Vấn đề việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5

1.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn của một số tỉnh 28

Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HÀ TĨNH 35

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh 35

2.2. Thực trạng việc làm của người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh 42

2.3. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh 69

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HÀ TĨNH 76

3.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh 76

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh 82

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng không ngừng được mở rộng từ 2.967 ha năm 2001 lên 4.612 ha năm 2003 (tăng 56%)... Chủ yếu là nuôi tôm, ba ba, ếch... và những sản phẩm hàng hoá có giá trị cao phục vụ đời sống và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động trong vùng và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn vùng ven biển. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi đã làm cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế của nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh. Bảng 2.11: Lao động làm việc trong ngành kinh tế tại thời điểm 1/7 hàng năm, phân theo ngành kinh tế và khu vực [5], [7], [38] Đơn vị tính: người Năm Tổng số Các ngành Tổng số Lao động Nông thôn Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ và các ngành nghề khác Tổng số LLLĐ nông thôn Tổng số LLLĐ nông thôn Tổng số LLLĐ nông thôn 2001 582.341 528.130 495.462 480.589 46.797 40.082 2003 577.725 523.614 473.959 450.262 62.253 41.513 2005 641.829 546.814 504.159 483.990 66.402 36.299 53.278 26.522 Bảng 2.11 cho thấy ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn là ngành sản xuất có nhiều lao động tham gia nhất, hàng năm số lao động ngành này tăng đến hàng vạn người, nhất là ở khu vực nông thôn. Năm 2003, số lao động nông thôn tham gia trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là: 450.262 và đến năm 2005 đã tăng lên 483.993; trung bình hàng năm tăng từ 1 vạn đến 1,5 vạn lao động. - Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trong những năm qua ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 2001 đến 2005 là 20,84%; giá trị tăng lên là 23,56%. Trong đó công nghiệp khai thác tăng 25,38%; công nghiệp chế biến tăng 20%; công nghiệp khí đốt tăng 21,6% so với năm 2001, đưa doanh thu xuất khẩu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 263 lần so với năm 2001. Đóng góp ngân sách từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 85,228 tỷ đồng năm 2005, tăng 2,79 lần so với năm 2001. Cơ cấu nghành nghề sản xuất kinh doanh và loại hình doanh nghiệp ngày càng phong phú và mở rộng. Đến nay tỉnh đã có 978 doanh nghiệp, trong đó có 870 là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong xây dựng cơ bản chiếm 42 %; doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông lâm thuỷ sản chiếm 17,3% với số vốn đến năm 2005 là 483.506 tỷ đồng. Bình quân 1,4 tỷ đồng /1 doanh nghiệp. Số lao động được sử dụng là 37.375 lao động. Bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng trên 20 lao động, chưa kể số lao động thời vụ. Công tác xây dựng cơ bản có nhiều tiến bộ. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (2001-2005) đạt 6.051,3 tỷ đồng, riêng năm 2005 đạt 2.327 tỷ đồng. Tỉnh đã tiến hành khai thác sử dụng hiệu quả biển cảng số 1, khởi công biển cảng số 2 cảng nước sâu Vũng áng; nâng cấp và xây dựng mới 105 km đường, 19 cầu trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ; trên 200km đường giao thông nông thôn 1.500km kênh mương cứng... Cơ sở hạ tầng toàn tỉnh từng bước được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới [18, tr.14]. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề truyền thống từng bước được phục hồi. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện đáng kể một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề tập trung được quy hoạch, đầu tư xây dựng, đã đi vào hoạt động có hiệu quả thu hút đầu tư và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng đều các năm từ 46.797 người năm 2001 lên 66.402 người năm 2005, trong đó lực lượng lao động nông thôn là: 36.299 người(bảng 2.11). - Ngành dịch vụ: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, ngành thương mại, dịch vụ của Hà Tĩnh cũng ngày càng được mở rộng và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tỉ lệ đóng góp của ngành vào tăng trưởng GDP của tỉnh ngày càng cao, giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 8,95%, cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện, chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển về cả số lượng và chất lượng, năm 2005 đạt 8,5 máy điện thoại trên 100 dân, tăng 7 lần so với năm 2000. Các loại hình dịch vụ khác như giao thông vận tải, tư vấn pháp luật, xúc tiến việc làm, giám định và phản biện, bảo hiểm đều phát triển. ở khu vực nông thôn, hoạt đông thượng mại dịch vụ có bước phát triển mới, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ như: Cung ứng hàng tiêu dùng, vật tư, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt xuất hiện phổ biến trong từng thôn xóm. Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, các thị tứ, chợ nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Số lao động làm việc trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ của tỉnh tăng nhanh từ 41.513 người năm 2003 tăng lên 53.278 người năm 2005, trong đó lực lượng lao động nông thôn làm kinh tế dịch vụ là 26.522 người chiếm 49,78% [38, tr.4]. 2.2.3.2. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh theo thành phần kinh tế Trong những năm qua các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ở Hà Tĩnh đã có bước chuyển biến, phát triển mạnh mẽ, góp phần giải phóng mọi tiềm năng, phát huy lợi thế của tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao động nhất là người lao động ở nông thôn. Số liệu bảng 2.12 cho thấy số lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu là lao động ở thành thị. Lao động nông thôn làm việc trong kinh tế nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (3,13 %) điều đó phản ánh nhận thức mới của người lao động về vấn đề việc làm trong cơ chế thị trường. Và số lao động này sắp tới sẽ giảm xuống cùng với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và quá trình sắp xếp đổi mới doang nghiệp ở Hà Tĩnh. Nếu năm 1995 cả tĩnh có 255 doang nghiệp nhà nước thì hiện nay chỉ còn 30 doanh nghiệp gồm 16 doanh nghiệp nhà nước địa phương, 6 doanh nghiệp nhà nước Trung ương hoạch toán phụ thuộc. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Tĩnh chỉ chiếm tỉ lệ 20%. Điều đó cho thấy khả năng giải quyết việc làm của khu vực kinh tế nhà nước Hà Tĩnh là rất hạn chế. Các thành phần kinh tế ngoài khu vực nhà nước có vai trò to lớn trong đầu tư tạo ra sản phẩm và tạo ra việc làm. Theo báo cáo đánh giá tình hình phát triển doang nghiệp ở Hà Tĩnh, năm 2006 cả tỉnh có 870 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sử dụng 78% số lao động làm việc tại các cơ sở kinh tế với số lượng 29.153 người tập trung chủ yếu ở kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Khu vực có nhiều lao động tham gia làm việc nhất vẫn là kinh tế cá thể hộ gia đình. ở thành thị khu vực này sử dụng tới 56,34% tổng số lao động và ở nông thôn khu vực này sử dụng 92,06% lao động. Khu vực kinh tế nước ngoài ở Hà Tĩnh hết sức nhỏ bé. Những năm qua tỉnh chỉ có những cơ hội tiếp nhận những dự án đầu tư quy mô nhỏ, thí điểm nên khả năng thu hút lao động thấp. Năm 2004, lao động làm việc trong các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Tĩnh chỉ có 2.596 người chiếm 0,41% (bảng 2.13). Bảng 2.12: Số người và cơ cấu số người đủ 15 tuổi trơ lên có việc làm trong 7 ngày qua chia theo loại hình kinh tế ở Hà Tĩnh [7, tr.370] Đơn vị tính: người; % Khu vực Loại hình KT Chung cả tỉnh Thành thị Nông thôn Số lượng % Số lượng % Số lượng % Nhà nước 49.091 7,71 22.414 38,32 26.677 4,61 Tập thể 1.354 0,21 525 0,90 829 0,14 Tư nhân 18.373 2,89 2.479 4,24 15.894 2,75 Cá thể, hộ gia đình 565.165 88,78 32.952 56,34 532.213 92,06 Có vốn đầu tư nước ngoài 2.596 0,41 122 0,21 2.474 0,41 2.2.3.3. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh trong khu vực phi chính thức Trong cơ chế thị trường, khu kinh tế phi chính thức có điều kiện phát triển rộng rãi. Đây là lĩnh vực có ưu thế trong tạo việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ ở khu vực nông thôn trong lúc nông nhàn. Khu vực kinh tế phi chính thức bao gồm những hoạt động sản xuất kinh doanh có qui mô nhỏ, vốn ít, lao động thủ công là chính, dễ đào tạo hoặc không cần phải qua đào tạo, khối lượng sản phẩm làm ra nhỏ: địa điểm kinh doanh không cố định. Hoạt động sản xuất trong khu vực này có tính linh hoạt cao, dễ chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. Các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu tự hành nghề, sử dụng lao động gia đình hay thuê một vài công nhân. Đặc điểm đó của hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này rất phù hợp với lực lượng lao động ở khu vực nông thôn. Tranh thủ lúc nông nhàn, người lao động có thể chạy chợ, thu gom phế liệu, kinh doanh ăn uống, dịch vụ, may mặc... tại các chợ nông thôn, thị tứ, thị trấn... Theo số liệu điều tra của Sở Lao động Thương binh và xã hội Hà Tĩnh, số người tham gia trong lĩnh vực kinh doanh tư nhân và dịch vụ cá thể tăng từ 24.579 người năm 2003 lên đến 31.379 người năm 2005, trong đó lao động ở khu vực nông thôn chiếm đến 55% đa số là lực lượng lao động nữ [38, tr.4]. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế phi chính thức chủ yếu là hoạt động tự tạo việc làm của người lao động nghèo, đa số phụ nữ nông thôn, công việc có thu nhập thấp, không ổn định, điều kiện làm việc còn vất vả. Chính vì vậy người lao động phải làm nhiều giờ trong ngày, nhiều ngày trong tháng “lấy công làm lãi” để tăng thu nhập cho gia đình. Có thể nói điều kiện làm việc của lực lượng lao động nông thôn trong khu vực kinh tế phi chính thức còn nghèo nàn, với kỹ thuật thủ công và năng suất thấp. Nhưng trước mắt sự phát triển của khu vực kinh tế này sẽ tạo việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn và tăng thu nhập cho gia đình họ. Mặt khác, sự phát triển sôi động những hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này sẽ tạo điều kiện cho người lao động ở nông thôn thích ứng với cơ chế thị trường, nhanh nhạy trong tìm kiếm cơ hội có việc làm và phát triển nhận thức mới về việc làm “có thể làm bất kỳ việc gì pháp luật không cấm để có thu nhập” cho người lao động ở khu vực này. 2.2.3.4. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh qua chương trình quốc gia xúc tiến việc làm - Phát triển kinh tế - xã hội tao mở việc làm cho lao động nông thôn: Phát triển kinh tế, xã hội tạo mở việc làm là nhánh cơ bản nhất, quan trọng nhất, quyết định tăng hay giảm chỗ làm việc. Đối với người lao động ở nông thôn, phát triển nông nghiệp, xây dựng, mở rộng các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là hoạt động cơ bản nhất để tạo mở việc làm, nâng tỷ lệ thời gian lao động, thưc hiện "ly nông, ly điền, bất ly hương”, phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn theo hướng hiện đại. Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết 02/NQ-TW của Ban chấp hành Đảng bộ Hà Tĩnh khóa XIV, toàn tỉnh đã đẩy mạnh tập trung, từng bước xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh, phấn đấu trở thành một tỉnh có kinh tế, xã hội phát triển, hệ thống chính trị vững mạnh, cơ sở vật chất được tăng cường đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đảm bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu về ăn mặc và đi lại, chữa bệnh, học tập và làm việc, đảm bảo về thông tin và văn hoá... của người dân. Để đạt được mục tiêu trên, toàn tỉnh đã tập trung thực hiện tốt những nội dung chủ yếu sau: Một là, củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn theo định hướng CNH, HĐH. Toàn tỉnh đã tiến hành tốt việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, qui hoạch về thuỷ lợi, giao thông, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện thâm canh, khai thác mọi tiềm năng lợi thế của địa phương phát triển kinh tế xã hội. Trong 5 năm qua, từ 2001 đến 2005 toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 1.500km kênh mương cứng đảm bảo nước tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và cây công nghiệp; Xây dựng trên 2 000km đường giao thông nông thôn bằng bê tông hoặc rải nhựa. Giao thông ở thôn xóm được thông suốt đến trung tâm xã và ruộng đồng, tạo điều kiện để công tác vận chuyển được cơ giới hoá. Đến nay, ở nông thôn Hà Tĩnh 100% xã đã có điện thoại và điện lưới quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, trong đó ưu tiên cho việc phát triển ngành nghề và thủ công nghiệp của xã. Hoạt động thương mại dịch vụ ở nông thôn cũng được phát triển các chợ nông thôn ở các xã hay cụm xã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện mở mang dịch vụ cung cấp vật tư, giống, phân bón cũng như cung ứng hàng hoá, thu mua nông sản cho nông dân một cách thuận lợi. Tất cả những thành tựu trên đã đưa lại sự phát triển vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là ở những xã nghèo vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đến năm 2005, toàn tỉnh có 80% gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, 70% làng bản được công nhận làng bản văn hoá. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên, các quan hệ kinh tế - xã hội rộng mở, và từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại ở Hà Tĩnh. Hai là, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá và khai thác lợi thế của địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, khai thác tối đa tài nguyên đất đai, tài nguyên nước và lực lượng lao động. Hàng chục ngàn ha đất trống đồi trọc được cải tạo trồng cây công nghiệp. Các tổ chức như hội nông dân, hội phụ nữ tỉnh có chương trình cho vay vốn, cung cấp con giống vật nuôi, cây trồng, khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, tận dụng diện tích mặt nước ao hồ, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực này. Bên cạnh đó các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Sở Thuỷ sản và Sở Lao động Thương binh và xã hội làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tổ chức, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, cho vay vốn và phát triển sản xuất, các hộ gia đình có kiến thức làm ăn, có việc làm ổn định, hạch toán sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thích ứng với cơ chế thị trường. Kinh tế - xã hội ở nông thôn Hà Tĩnh đang từng bước phát triển, tạo mở hàng vạn chỗ làm mới cho người lao động trên địa bàn. Từ năm 2001 đến 2005, số lao động nông thôn tăng dần trong các ngành nghề và khu vực kinh tế. Năm 2003, lao động làm việc trong các ngành kinh tế ở khu vực nông thôn là 523.614 người đến năm 2005 đã tăng lên 546.814 người. Trung bình mỗi năm khu vực nông thôn tạo ra hơn 2 vạn chỗ làm mới cho người lao động [38, tr.4]. - Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn giải quyết việc làm: Để phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn, các cấp lãnh đạo của Tỉnh đã xác định Hà Tĩnh cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp các ngành và thực hiện tốt chính sách tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Trong 5 năm (2001-2005) Tỉnh đã huy động nguồn vốn cho sản xuất và giải quyết việc làm là 181.242 triệu đồng. Trong đó vốn chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm là 38.732 triệu đồng, tổng kinh phí bổ sung quĩ giải quyết việc làm là 14.834 triệu đồng. Bình quân hàng năm cho vay hơn 430 dự án, giải quyết việc làm mới cho 2.600 lao động. Riêng năm 2005 ngân hàng chính sách xã hội cùng với ngành Lao động thương binh và xã hội đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức thẩm định cho vay 737 dự án với số tiền là 17.804 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động. Bảng 2.13: Vốn quốc gia thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh (2001 - 2005) [40, tr.17] Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chương trình, dự án đầu tư 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 5 năm (2001-2005) Tổng 7.792 7230 6.920 8.825 7.970 38.732 Dự án thực hiện ĐCĐC miền núi 2.000 400 200 300 500 3.400 Đào tạo cán bộ xã nghèo làm XĐGN 200 200 200 200 200 1.000 Hướng dẫn người nghèo làm ăn 20 100 50 170 Hướng dẫn khuyến nông, khuyến lâm 200 200 200 200 1.000 Hỗ trợ phát triển ngành nghề 500 500 Hỗ trợ trung tâm xúc tiến việc làm 500 500 Bổ sung quĩ vay giải quyết việc làm 2.834 3.000 3.000 3.000 3.000 14.734 Qua bảng 2.13 cho thấy, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh trong 5 năm (2001 -2005) là 38.732 tỷ đồng. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, việc thực hiện cho vay vốn được thực hiện chặt chẽ: Sở Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan thường trực kết hợp với sở kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính - vật giá, duyệt các dự án cho vay, kho bạc nhà nước quản lý vốn, thẩm định tính khả thi, khả năng hoàn trả vốn và thực hiện cho vay. Bằng nguồn vốn trên tỉnh cũng đã tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cho người lao động như: Bồi dưỡng kiến thức cho trên 6.500 cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, bồi dưỡng kiến thức cho trên 10.500 hộ nghèo về cách thức làm ăn để vượt ngưỡng đói nghèo. Mỗi năm tỉnh tổ chức tập huấn 2 đợt công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, mỗi đợt có trên 2.200 người tham gia, bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh cho người dân vùng núi, vùng đồng bằng ven biển. Tỉnh đã triển khai thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho nông dân. Trong 2 năm (2004-2005) Tỉnh đã hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho 1.350 lao động ở nông thôn, trang bị kiến thức ngành nghề giúp họ có cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm. Trong 5 năm qua, nhờ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm kết hợp với nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, kinh tế nông lâm ngư nghiệp ở Hà Tĩnh có bước tăng trưởng khá, tạo ra hàng vạn việc làm, góp phần ổn định đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, dự án xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm được gắn kết với chương trình 135, chương trình phát triển nông, lâm nghiệp và các nghề khác đã giúp bà con vùng núi vùng sâu phát triển sản xuất. Trong 2 năm (2003-2005) tổng kinh phí ổn định phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm là 2.500 triệu đồng. Kết quả thu được là: trong 2 năm thực hiện dự án (2003-2005) đã trồng được 117 ha chè, 79 ha bưởi, 28 ha cam, 10 ha vải thiều, 19 ha trầm gió. Các dự án về chăn nuôi đã hỗ trợ 43 con lợn giống, 40 con bò, 3.250 con gia cầm các loại, giúp cho 3.161 lượt hộ gia đình về giống để phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho hơn 1 vạn lượt người. Các dự án hỗ trợ đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh [40, tr.14]. - Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động trong nước ra nước ngoài làm việc. Hiện nay, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế xã hội phổ biến của mọi địa phương trong cả nước. Nhất là ở những tỉnh có điệu kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng có nguồn nhân lực dồi dào trong khi nền kinh tế địa phương chưa đủ khả năng tạo mở việc làm thu hút hết lực lượng lao động xã hội, xuất khẩu lao động là giải pháp hữu hiệu để giải quyết việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã tranh thủ tối đa mọi thuận lợi, tìm mọi giải pháp phát triển ngành nghề trên địa bàn để tạo mở việc làm cho người lao động, trong đó công tác xuất khẩu lao động được tỉnh coi là công tác mũi nhọn, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là người lao động ở nông thôn. xuất khẩu lao động sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của địa phương. Những năm qua, thực hiện chỉ thị 18/2002 ngày 29/11/2002 của UBND Tỉnh về tăng cường quản lý và tổ chức công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh và chỉ thị 44/CT.TU. của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài, công tác xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả tốt. Hiện nay toàn tỉnh đã có 12 đơn vị trực tiếp xuất khẩu lao động và dịch vụ tạo nguồn về xuất khẩu lao động. Năm 2003, tỉnh đã xuất khẩu lao động trên 7.000 người. Năm 2004, tỉnh đã xuất khẩu lao động 5.942 lao động đi các nước Đài Loan, Hàn quốc, Malayxia, Lào, Nhật. Năm 2005, mặc dù nhà nước có chủ trương không đưa lao động Việt Nam đi nước ngoài làm nghề giúp việc gia đình và các nước có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhưng chỉ 10 tháng đầu năm Hà Tỉnh đã xuất khẩu 4.405 người. Từ năm 2002 đến năm 2005 Tỉnh đã xuất khẩu lao động 21.827 người. Trong đó 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực tiếp được 5.670 người, chiếm 25,98%; 5 doanh nghiệp tạo nguồn xuất khẩu lao động 5.234 người, chiếm 23,98% và 4 trung tâm dịch vụ việc làm xuất khẩu lao động 10.923 người, chiếm 50,04%. Người lao động ở Hà Tĩnh xuất khẩu chủ yếu sang các nước: + Đài Loan: 7.916 người chiếm 36,27%, + Malayxia: 8.924 người chiếm 40,89%, + Hàn Quốc: 2991 người chiếm 13,70%, + Các nước khác 1.996 người chiếm 9,14 % [38, tr.3]. Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và xã hội, bình quân mỗi năm số người đi xuất khẩu lao động đưa về cho tỉnh nguồn thu là 400 tỷ đồng. Như vậy, trong những năm qua, công tác xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, chủ yếu là lao động ở nông thôn và tạo ra nguồn thu đáng kể cho tỉnh. Năm 2003- 2004 Hà Tĩnh đứng đầu cả nước về xuất khẩu lao động. Năm 2005, công tác xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh được Bộ Lao động Thương binh và xã hội quan tâm, cử nhiều đoàn đến nghiên cứu và học tập kinh nghiệm. Điển hình xuất khẩu lao động ở Hà Tỉnh là mô hình xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân. Cương Gián là một xã nghèo ven biển của một huyện nghèo của tỉnh, có diện tích tự nhiên là 2.242,44 ha. Toàn xã có 2.728 hộ với 12.163 nhân khẩu. Diện tích đất nông nghiệp của xã chỉ chiếm 18 % (365 ha) nhưng lại bạc màu, năng suất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề đánh cá với thu nhập không cao. Trước năm 1992 đời sống nhân dân trong xã vô cùng khó khăn, trên 50% hộ nghèo đói, trên 200 hộ, 1.250 nhân khẩu phải bỏ quê hương đi kiếm sống khắp nơi. Vào đầu năm 1993, nắm bắt chủ trương của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động, Cương Gián đã nhanh chóng xác định xuất khẩu lao dộng là mũi nhọn phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá nhanh tình trạng đói nghèo và tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế bền vững sau này. Công tác xuất khẩu lao động được phổ biến rộng rãi trong nhân dân thu hút được nhiều người, nhiều nhà chú ý, hăng hái tham gia. Cuối năm 1994, đầu năm 1995 toàn xã chỉ có 15 đến 20 người đi lao động đánh cá tại Hàn Quốc, sau đó tăng dần lên. Vì lúc đó chi phí cho một người đi xuất khẩu lao động chỉ hết từ 5 đến 7 triệu đồng Việt Nam nhưng thu nhập hàng tháng lại từ 180 đến 250 USD (chưa tính tiền thưởng sau một kỳ hợp đồng/ năm). Như vậy, trừ chi phí lúc đầu, mỗi năm lao động sẽ có thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng. Nguồn thu nhập cao đã thu hút lực lượng lao động, nhất là lao động chưa có việc làm ở Cương Gián đi xuất khẩu lao động. Đến năm 2000, số người đi xuất khẩu lao động của xã đã tăng đến 1.200 lượt và số dư tại các nước là 680 người. Số lao động đó đã đưa về cho xã nguồn thu 20,5 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 46%, tăng hộ khá giàu lên 7%. Tiếp túc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, từ 2001-2005 số lượng người xuất khẩu lao động ở Cương Gián đã đưa lên 4.000 lượt. Tại thời điểm tháng 7/2005 xã có 1.792 người đang lao động ở nước ngoài số lao động đó đã đưa lại nguồn thu từ xuất khẩu lao động cho xã là 45 tỷ đồng, tăng nguồn thu của xã từ 36 tỷ vào năm 2000 lên 68 tỷ năm 2005 [38, tr.5]. Có nguồn vốn UBND xã quyết định tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhiều ngành nghề tạo mở nhiều việc làm tại chổ cho người lao động. Hiện nay Cương Gián đã nhựa hoá 16 /24 km đường giao thông liên thôn, liên xã, 78/89 phòng học cao tầng và kiên cố, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, trạm y tế, 12 km kênh mương nội đồng, đầu tư các phương tiện phục vụ đánh bắt hải sản với 6 đội tàu và xây dưng mô hình sản xuất mới như nuôi trồng thuỷ sản... Điều quan trọng là xã đã có một hội đồng quản trị quỹ tín dụng với nguồn vốn gần 12 tỷ đồng để cho vay sản xuất và xuất khẩu lao động theo cơ chế cho vay do ngân hàng quản lý. Những kết quả trên đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội của xã. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 46% năm 2000 xuống còn 11% năm 2005, tỷ lệ hộ giàu tăng từ 7%, năm 2000 lên 40% năm 2005, 100% hộ có nhà ngói và dùng điện, 90% hộ có phương tiện nghe nhìn, bình quân 3-4 hộ có 1 máy điện thoại, tình hình an ninh trật tự và quốc gia ổn định. Những thành tựu trên là kết quả của nhiều hoạt động công tác trong đó công tác xuất khẩu lao động chính là công tác mũi nhọn và có đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và thực hiện nhiệm vụ chính trị của xã. Để đạt được kết quả đó, những năm qua Cương Gián đã tập trung chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động theo những hướng chính sau: Một là, cử cán bộ chuyên trách có năng lực và nhiệt tình, thường xuyên bám sát cục Hợp tác quốc tế về lao động và các công ty xuất khẩu lao động để xin chỉ tiêu và trực tiếp ký hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia muc luc.doc
Tài liệu liên quan