Luận văn Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN.iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . v

MỤC LỤC. vii

MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2

3. Mục tiêu nghiên cứu. 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

5. Phương pháp nghiên cứu. 4

6. Những đóng góp của luận văn . 4

7. Ý nghĩa của luận văn. 4

8. Kết cấu của luận văn . 5

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA

NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ . 6

1.1. Những vấn đề chung về lao động và việc làm . 6

1.1.1. Khái niệm về lao động và việc làm. 6

1.1.2. Cơ sở xác định vùng nông thôn. 12

1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá việc làm của người lao động vùng nông thôn .14

1.2. Đặc điểm của lao động vùng nông thôn. 16

1.2.1. Lao động vùng nông thôn chiếm số lượng và tỷ trọng lớn . 16

1.2.2. Lao động vùng nông thôn mang tính chất thời vụ cao . 17

1.2.3. Lực lượng lao động vùng nông thôn phân bố không đều giữa các ngànhkinh tế. 17

1.2.4. Lao động vùng nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. 18

1.2.5. Lao động vùng nông thôn chịu sự tác động của đời sống thành phố. 20

1.3. Một số loại hình việc làm chủ yếu và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm

của lao đông vùng nông thôn. . 21

1.3.1. Một số loại hình việc làm chủ yếu ở nông thôn. 21

1.3.1.1. Việc làm thuần nông . 21

1.3.1.2. Việc làm phi nông nghiệp . 22

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động vùng nông thôn. . 23

1.3.2.1. Tài nguyên thiên nhiên. 23

1.3.2.2. Dân số và lao động. 24

1.3.2.3. Giáo dục - Đào tạo và y tế. 24

1.3.3. Chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước. 25

1.4. Đô thị hóa và tác động của đô thị hóa đến việc làm của người lao động

vùng nông thôn. 27

1.4.1. Đô thị hóa và đặc điểm của đô thị hóa. 27

1.4.2. Tác động của đô thị hóa đến việc làm của người lao động vùng nôngthôn. 29

1.5. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở

một số nước trên thế giới và ở Việt Nam. 32

1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. 32

1.5.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động vùng nông thôn

của Việt Nam. 34

1.5.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh . 34

1.5.3. Kinh nghiệm rút ra để vận dụng tạo việc làm cho lao động vùng nông

thôn ở thành phố Đồng Hớí, tỉnh Quảng Bình. 38

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG

NÔNG THÔN Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH . 40

2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội về thành phố Đồng Hới . 40

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 40

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội. 41

2.2. Tình hình lao động và việc làm của lao động thành phố . 54

2.3. Thực trạng việc làm của lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới,

tỉnh Quảng Bình qua điều tra . 58

2.3.1. Đặc điểm cơ bản của các xã vùng nông thôn thành phố Đồng Hới. 58

2.3.2. Thực trạng về lao động và việc làm qua điều tra. 59

2.3.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của người lao động vùng

nông thôn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 71

2.4.1. Những thành tựu. 76

2.4.2. Hạn chế. 77

2.4.3. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế. 78

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÙNG NÔNG THÔN Ở

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH . 80

3.1. Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động vùng

nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 80

3.1.1. Phương hướng. 80

3.1.2. Mục tiêu. 81

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động

vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 82

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.82

3.2.2. Phát triển cụm điểm công nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp- làng nghề. 85

3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm

cho người lao động. 86

3.2.4. Đầu tư khoa học - công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực89

3.2.5. Phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm . 90

3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người

lao động và xây dựng Nông thôn mới. 91

3.2.7. Hỗ trợ người lao động vay vốn sản xuất, giải quyết việc làm . 93

3.2.8. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. 93

3.2.9. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý Nhà

nước về vấn đề giải quyết việc làm. 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 97

KẾT LUẬN . 97

KIẾN NGHỊ . 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 100

PHỤ LỤC . 102

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

pdf120 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm cho người lao động vùng nông thôn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là 731 người/km2, trong đó nam 56.841 người chiếm 49,9 %, nữ 57.044 người chiếm 50,1%. Dân số thành thị là 77.328 người 67% trong đó nam là 38.636 người chiếm 67,9%, nữ là 38.692 người chiếm 67,6%, tỷ lệ tăng tự nhiên là 11,02%. Vùng nông thôn là 36.557 người chiếm 33%, trong đó nam 18.205 người chiếm 32.1%, nữ 18.302 người chiếm 32,1%, tỷ lệ tăng tự nhiên là 11,63% (bảng 2.1). Dân số thành thị tăng nhanh theo quá trình đô thị hóa và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dân số thành phố, còn dân số nông thôn có xu hướng giảm. Hiện nay, với việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa thì dân số của thành phố sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là sự gia tăng của dân số thành thị. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Cơ cấu dân số theo giới tính tương đối cân bằng giữa nam và nữ điều này cũng tạo thuận lợi trong việc tao ra cho thành phố một lực lượng lao động dồi dào, cân bằng và hợp lý trong tương lai. Bảng 2.1. Tình hình dân số, lao động thành phố Đồng Hới năm 2012 DÂN SỐ Chỉ tiêu Tổng số ( người) Tỷ lệ (%) Nam (người) Tỷ lệ (%) Nữ ( người) Tỷ lệ (%) Toàn thành phố 113.885 100 56.841 49,9 57.044 50,1 Thành thị 77.328 67 38.636 67,9 38.692 67,8 Nông thôn 36.557 33 18.205 32,1 18.302 32,2 LAO ĐỘNG Chỉ tiêu Tổng số ( người) Tỷ lệ (%) Nam ( người) Tỷ lệ (%) Nữ ( người) Tỷ lệ (%) Toàn thành phố 66.554 100 34.116 51,2 32.438 48,8 Thành thị 45.190 67,8 23.189 67,9 22.001 67,8 Nông thôn 21.364 32,2 10.927 64,1 10.437 32,2 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2013 Năm 2012, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Đồng Hới là 66.554 người chiếm 58% dân số. Lao động trong nền kinh tế là 56.314 người chiếm 84,5%, trong đó lao động NLTS chiếm 17,1%, CN-XD chiếm 32,3% và dịch vụ chiếm 50,5%. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm khoảng 40%. Lao động thành thị chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động vùng nông thôn. Cụ thể lao động thành thị 45.190 người chiếm 67,8%, khu vực nông thôn 21.364 người, chiếm 32,2%. Lao động nam và lao động nữ của thành phố là tương đương nhau và có xu hướng tăng theo sự tăng của dân số trên địa bàn. 2.1.2.1. Tình hình đất đai Thành phố Đồng Hới có tổng diện tích đất tự nhiên là 15.570,6 ha. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 10.062,3 ha (năm 2010), chiếm 64,62% tổng diện tích đất tự nhiên thành phố ( bảng 2.2). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Diện tích đất nông lâm thủy sản qua 3 năm, năm 2010 là 10.062,3 ha (chiếm 64,62%) đến năm 2012 giảm xuống còn 10.020,6 ha (64,36%). Trong đó điện tích đất nông nghiệp giảm xuống nhiều nhất từ 28,87% xuống còn 27,54%. Đất phi nông nghiệp tăng lên từ 30,97% năm 2010 lên 31,27% năm 2012, trong đó đất ở tăng lên khá nhanh từ 10,31% năm 2010 lên 10,87% năm 2012. Đất chưa sử dụng giảm xuống từ 686,8 ha (4,41%) năm 20120 đến năm 2012 còn 681,1 ha (4,37%). Qua đó cho thấy dân số thành phố ngày càng có xu hướng tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hóa. Đất chuyên dùng cũng có chiều hướng tăng. Hầu hết diện tích đất chuyên dùng tăng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản, hạ tầng kinh tế - xã hội như trường học, bệnh viện, trạm y tế, các khu vực sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cũng như mở rộng công trình đường giao thông, KCN, đường điện 500KW Như vậy từ năm 2010-2012 diện tích đất nông nghiệp giảm, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để phục vụ cho quá trình đô thị hóa. Đối với đất ở, trong những năm qua cũng không ngừng tăng lên, năm 2010 là 497,1 ha chiếm 10,31% đến năm 2011 là 511,55 ha chiếm 10,44% và đến năm 2012 tăng lên 525,75 ha chiếm 10,78%. Đất phần lớn được quy hoạch tại các khu công nghiệp như Tây Bắc Đồng Hới, Tây Đồng Hới và các khu tái định cư. Điều này hợp lý là do sự gia tăng dân số, song thực tế chủ yếu phần đất phi nông nghiệp tăng lên là do đất nông nghiệp bị giảm đi. Nhìn chung tình hình sử dụng đất qua 3 năm từ 2010-2012 đã có những biến động khá lớn. Diện tích đất nông nghiệp giảm, diện đất phi nông nghiệp tăng lên để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, làm tiền đề cho việc phát triển các ngành CN, TM-DV qua đó từng bước thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất của thành phố Đồng Hới từ năm 2010-2012 Loại đất Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 15.570,6 100 15.570,6 100 15.570,6 100 I. Đất nông lâm thủy sản 10.062,3 64,62 10.001,3 64,23 10.020,6 64,36 1. Đất nông nghiệp 2.803,9 27,87 2.780,69 27,80 2.759,2 27,54 - Đất trồng cây hàng năm 1.789,1 63,81 1.771,58 63,71 1.751,0 63,46 - Đất trồng cây lâu năm 1.014,8 36,19 1.009,11 36,29 1.007,3 36,54 2. Đất lâm nghiệp 6.712,9 66,71 6.686,85 66,86 6.748,5 67,35 - Đất rừng sản xuất 3.186,5 47,87 3.168,44 47,38 3.230,1 47,86 - Đất rừng phòng hộ 3.526,4 52,13 3.518,41 52,62 3.518,4 52,14 3. Đất nuôi trồng thủy sản 465,1 4,62 453,44 4,53 431,4 4,31 4. Đất nông nghiệp khác 80,4 0,8 80,35 0,81 81,4 0.8 II. Đất phi nông nghiệp 4.821,5 30,97 4.883,88 31,37 4.868,9 31,27 1. Đất ở 497,1 10,31 511,55 10,47 525,0 10,78 2. Đất chuyên dung 3.211,4 66,61 3.244,07 66,42 3.216,1 66,1 3. Đất phi nông nghiệp khác 35,5 23,08 35,5 23,11 35,5 23,12 III. Đất chưa sử dụng 686,8 4,41 685,35 4,40 681,1 4,37 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2013ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế Trước nhu cầu đô thị hóa và quá trình phát triển của tỉnh, chương trình phát triển kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại giai đoạn 2011-2015 của thành phố Đồng Hới đã ra đời, trong đó mục tiêu, định hướng phát triển là tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và không gian đô thị theo hướng đồng bộ, đảm bảo đáp ứng các chỉ tiêu đề ra, phấn đấu đến năm 2015, thành phố Đồng Hới trở thành đô thị loại II. Qua 3 năm thực hiện, thành phố Đồng Hới đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2013 là năm thứ 3 thực hiện nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2016. Kinh tế của thành phố Đồng Hới phát triển trong bối cảnh có nhiều khó khăn, tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống, giá cả các loại vật tư đầu vào tăng giảm bất thường, gây mất ổn định cho sản xuất nói chung, các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp các nhà đầu tư. Với mục tiêu giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát có hiệu quả, đảm bảo an sinh xã hội, nên tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới đến năm 2013 có những chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kiềm chế được lạm phát, hạ được lãi suất cho vayhoạt động trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và ổn định, quốc phòng- an ninh và hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Năm 2013, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do tiếp tục ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sức mua giảm, thị trường tiêu thụ khó khăn, hạn mức cho vay nguồn vốn tín dụng thắt chặtnên đã tác động đến hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh. Các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhờ đó mà phát triển ổn định, giữ vai trò chủ đạo. Một số ngành nghề sản xuất có sự tăng trưởng cao như công nghiệp chế biến thực ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 phẩm tăng 19,9 %, công nghiệp sản xuất bằng kim loại tăng 23,08%... Tập trung những ngành sản xuất khai thác nguyên vật liệu tại địa phương: ngói lợp, gạch nung, các sản phẩm chế biến từ hải sảnBên cạnh đó việc xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quanđã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất các sản phẩm như tôn lạnh, cửa hoa, nhôm kính, khai thác cát sạngóp phần tăng tỷ trọng trong sản xuất CN-TTCN và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện tại, Đồng Hới đang hình thành 2 khu công nghiệp tập trung, thu hút các nhà máy, xí nghiệp, công trình đến sản xuất kinh doanh Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới với diện tích 150 ha, gồm các ngành chế biến hải sản, lắp ráp điện tử, xe máy, hóa chất, may mặc, dày da Khu công nghiệp Tây Đồng Hới với diện tích 100 ha, gồm các ngành chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí Nhìn chung, trong cơ chế mới, sản xuất CN-TTCN thành phố phát triển mạnh và đúng hướng, khai thác tích cực tiềm năng của địa phương, sản xuất ra nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là kết quả bước đầu trong thực hiện chương trình phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn. Đặc biệt là việc huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, sự năng động của các đơn vị sản xuất. Nhiều cơ sở đã được đầu tư cải tiến kỹ thuật, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận, tăng cường xuất khẩu, nhất là các sản phẩm chế biến hải sản, một trong những thế mạnh của Quảng Bình. Thành phố chỉ đạo hợp tác xã đánh cá Bảo Ninh II thành lập cơ sở chế biến nước mắm có thương hiệu, cho ra mắt sản phẩm và đang xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, tạo tiền để cho việc chỉ đạo sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Đồng Hới. ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế 47 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp chia theo loại hình kinh tế của thành phố Đồng Hới ĐVT: Triệu đồng Tổng số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.881.600 2.224.760 2.472.236 Công nghiệp nhà nước 870.740 1.029.543 1.144.067 Công nghiệp ngoài nhà nước 1.010.859 1.195.216 1.328.168 Công nghiệp khai khoáng 13.668 16.160 17.958 Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.707.804 2.019.268 2.243.886 Sản xuất và phân phối điện khí 135.739 160.495 178.348 Cung cấp nước, quản lý rác thải 24.388 28.835 32.043 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2013 - Dịch vụ - thương mại Đồng Hới là trung tâm kinh tế của tỉnh, là đầu mối giao lưu với các huyện, nằm trên các trục giao thông quan trọng có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch (Quang Phú, Nhật Lệ, Bảo Ninh). Những năm qua thành phố đã phát huy tích cực lợi thế của địa phương, mạng lưới thương mại, dịch vụ được mở rộng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 thực hiện 6.450 tỷ đồng, đạt 92,1% kế hoạch tăng 14,2% so với cùng kỳ. Trong tổng số giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 95%, còn lại 4,9% là của khu vực kinh tế nhà nước. Về thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường truyền thống, gồm 7 nước. Trong số đó, Trung Quốc là thị trường chiếm thị phần 95,4%, còn lại 4,6% là của 6 nước khác. Về mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nguyên liệu thô chưa qua chế biến nên giá trị không cao, mặt hàng xuất khẩu còn đơn điệu chỉ có cao su, nhựa thôngnên hiệu quả kinh tế còn hạn chế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Thị trường nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu giao dịch nhập khẩu với 8 nước, vùng lãnh thổ, trong đó có 7 nước thuộc khu vực châu Á và một nước châu Âu đó là Đức, Trong đó 7 nước, Lào là nước chiếm thị phần lớn nhất với 93%, tiếp đến là Trung Quốc chiếm 5,1%... Về mặt hàng nhập khẩu còn rất đơn điệu, chủ yếu là tạm nhập tái xuất và một số ít nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh. Trong các mặt hàng tạm nhập tái xuất thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là gỗ (chiếm tỷ trọng đến 86,9%), nhập của Lào và xuất sang Trung Quốc. Một số mặt hàng phục vụ cho sản xuất trên địa bàn như: nguyên liệu sản xuất tân dược, vật liệu sản xuất ván ép tre, nguyên vật liệu sản xuất gốm sứ với giá trị nhỏ, số lượng không đáng kể. Tuy vậy, với nhiều tiềm năng và lợi thế được thiên nhiên ban tặng, hoạt động dịch vụ - du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ thu hút ngày càng đông số người tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực này. - Nông, lâm, thủy sản Sản xuất nông nghiệp Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phương đã đạt được những thành quả đáng kể. Các vùng chuyên canh trồng hoa, trồng rau, nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển. Đến nay đã có 8/9 xã, phường hoàn thành cơ bản việc dồn điền đổi thửa trước khi bước vào sản xuất vụ đông xuân, từ đó, chuyển được 68 ha lúa có năng suất thấp sang nuôi thủy sản. Đồng thời triển khai mô hình trồng hoa tại Đồng Phú với 300m2, các mô hình trồng rau sạch tại Cửa Phú - Bảo Ninh với 1.000m2 Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt 167 tỷ đồng, đạt 98,9% kế hoạch. Năng suất lúa bình quân toàn thành phố đạt 55,9 tạ/ha đạt 101,7 % kế hoạch và tăng 3,2% (hay 1,7 tạ/ha) so với năm 2012. Sản lượng lương thực cả năm 10.630 tấn. Trong đó lúa 10.465 tấn, chăn nuôi trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, mặc dù các loại dịch bệnh được kiểm soát, ý thức phòng trừ dịch bệnh của các hộ chăn nuôi ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa các loại dịch bệnh có thể xảy ra, song tình hình giá cả thức ăn và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 các loại thuốc thú y tăng cao trong khi đó giá đầu ra một số sản phẩm chăn nuôi giảm mạnh làm cho người chăn nuôi không yên tâm sản xuất, mặt khác điều kiện chăn thả, diện tích các đồng cỏ, đồi trống ngày càng bị thu hẹp nên chăn nuôi trong năm 2013 đàn trâu, đàn bò giảm mạnh, đàn lợn và đàn gia cầm tăng chậm. Bảng 2.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố Đồng Hới từ năm 2010 - 2012 ĐVT: triệu đồng Giá trị Năm2010 2011 2012 Tổng số 152.908 215.590 225.951 Trồng trọt 66.614 82.549 79.591 Chăn nuôi 73.622 118.603 126.974 Dịch vụ nông nghiệp 12.672 14.438 19.386 Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2013 Bảng 2.4 cho thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố tăng nhanh đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 62.682 triệu đồng. Đến năm 2012 giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng nhưng tốc độ chậm hơn 10.361 triệu đồng. Điều này cho thấy do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết nên năng suất thu hoạch giảm và một nguyên nhân khác nữa đó là do từ năm 2012 diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do sự phát triển nhanh của thành phố cùng với nó là việc mở rộng không gian đô thị. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc làm và thu nhập của người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp cũng tăng đều qua hàng năm. Như vậy tình hình sản xuất nông nghiệp của thành phố vẫn phát triển trong đó chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có xu hướng tăng lên còn trồng trọt lại giảm xuống. Lâm nghiệp Công tác trồng rừng tập trung với diện tích 80 ha, tổng số vốn là 800 triệu đồng, chia ra rừng phòng hộ 50 ha, rừng sản xuất 30 ha. Sản lượng gỗ khai khác năm 2013 tăng khá cao so với các năm trước chủ yếu là khai khác từ trồng rừng. Sản lượng gỗ khai thác đạt 567m3 tăng 13,8%, trong đó rừng trồng là 550 tăng 14.6%. Củi 3500 giảm 5,9%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Thủy sản Một trong những thế mạnh của vùng đất tràn đầy nắng và gió này là kinh tế biển. Chính vì vậy, trong những năm qua Đồng Hới đã phát triển mạnh mẽ tiềm năng về biển, nuôi trồng thủy sản. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản tăng đều qua các năm. Chỉ số phát triển và cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản của Đồng Hới có chiều hướng giảm dần các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngành thủy sản có xu hướng ngày càng tăng lên đều qua các năm ( bảng 2.5) Bảng 2.5. Tỷ lệ cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản của thành phố Đồng Hới từ năm 2008 – 2012 ĐVT: % Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Tổng số 2008 34,5 14,8 50,8 100 2009 33,7 16,3 50,1 100 2010 30,6 16,0 53,4 100 2011 34,0 13,0 53,0 100 2012 32,4 14,4 53,2 100 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2013 2.1.2.4. Tình hình xã hội - Giáo dục đào tạo: Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, bố trí, sắp xếp cơ bản hợp lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học được đảm bảo. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 87,9%, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 86,8%, có 16/16 trường mầm non mẫu giáo bán công được chuyển sang công lập. Duy trì củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi theo kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì vững chắc, chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu có sự phát triển vượt bậc, các cuộc thi học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp tỉnh, cấp quốc gia, kỳ thi tuyển vào học sinh lớp 10 dẫn đầu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 toàn tỉnh. Năm học 2011-2012 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,1%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Có 3 đơn vị được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc đơn vị dẫn đầu các bậc học và khối các phòng GD-ĐT. Các cuộc thi cấp tỉnh dành cho giáo viên Mầm Non, cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học đạt giải nhất toàn đoàn, hiện toàn ngành có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 74,1% có trình độ trên chuẩn. Giáo dục mầm non: Toàn thành phố có 21 trường 186 lớp tăng 25 lớp so với đầu năm học 2011-2012, 6.657 học sinh trong đó hệ nhà trẻ 535 học sinh, hệ mẫu giáo, mầm non 6.122 học sinh, tăng 429 học sinh so với đầu năm học 2011-2012. Giáo dục tiểu học: Có 22 trường, 353 lớp tăng 32 lớp so với đầu năm học 2011-2012 và 9.221 học sinh tăng 440 học sinh so với đầu năm học 2011-2012. Giáo dục trung học cơ sở: Có 18 trường, 191 lớp giảm 11 lớp so với đầu năm học 2011-2012 và 5.691 học sinh giảm 197 học sinh so với đầu năm học 2011-2012. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên năm học 2012-2013 là 1.844 là 1.844 người tăng 44 người so với năm học 2011-2012. Hiện nay toàn ngành có 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó có 78,7% có trình độ trên chuẩn. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 88%. - Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe Trong những năm qua công tác y tế và chăm sóc sức khỏe trên địa bàn thành phố phát triển rõ rệt. Nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân tuyến y tế cơ sở. Ngành y tế đã tăng cường về chuyên môn, thực hiện có hiệu quả công tác khám chửa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các chương trình y tế cộng đồng, góp phần chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Năm 2013 tiếp tục triển khai kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2012-2015. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn 7% và đạt 5% vào năm 2020. Tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, trong đó tăng cường tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị chuyên dùng tại các trạm y tế và có 75% xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới 2.1.3.1. Thuận lợi - Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Bình, trong quá trình hình thành và phát triển, thành phố Đồng Hới đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Đây thực sự là nơi có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ, vững chắc. Đặc biệt trong những năm gần đây, Quảng Bình được Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng như: Cầu sông Gianh, Nhật Lệ, Quán Hàu, Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, đường Hồ Chí Minh, sân bay Đồng Hới, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đồng Hới trở thành một địa danh quen thuộc không chỉ trên giải đất miền trung mà còn vang tiếng cả nước. Nằm trên quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt thống nhất Bắc Nam, đường biển, các đường nối từ đông sang tâyĐồng Hới có một vị trí vô cùng thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với các tỉnh, thành phố. Trong quá trình hội nhập kinh tế, thành phố Đồng Hới đã khẳng định được chức năng đô thị trung tâm tỉnh lỵ, một trong những trung tâm kinh tế khu vực Bắc trung bộ, trung tâm trung chuyển các dịch vụ cả nước, khu vực, quốc tế. - Thành phố đã tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, du lịch, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng, chỉnh trang đô thị, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụphù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy thêm sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình và khu vực. - Kinh tế - xã hội của thành phố đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ, du lịch, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. - Công tác giải quyết việc làm và chăm lo đời sống của nhân dân được các cấp chính quyền của thành phố quan tâm. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thông qua việc triển khai thực hiện đề ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 án xuất khẩu lao động. Năm 2012 thành phố mở được 11 lớp đào tạo nghề, với 365 học viên tham gia. Giải quyết việc làm cho 7.100 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 2.890 lao động. Thẩm định cho vay vốn giải quyết việc làm 206 dự án với tổng số tiền là 12.814 triệu đồng. Theo số liệu điều tra chung, lao động năm 2012 với 5.938 hộ và 8.738 nhân khẩu. 2.1.3.2. Khó khăn - Đồng Hới có khí hậu khắc nghiệt, nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết và khí hậu như hạn hán, lũ lụt, cát lấnlàm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. - Kinh tế xã hội của thành phố còn chậm phát triển so với hai đầu nam bắc của đất nước và các thành phố trong khu vực. - Đồng Hới có điểm xuất phát thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ thấp, sản phẩm có thương hiệu và hàm lượng kỹ thuật cao còn ít, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh không cao, thiếu các bước, các lĩnh vực đột phá trong phát triển. - Tiềm năng, thế mạnh chưa khai khác có hiệu quả nhất là trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ và công nghiệp. - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong những năm qua được tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, song còn yếu và chưa đồng bộ. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Các yếu tố này đã làm hạn chế khả năng khai thác tiềm năng và vị thế của thành phố Đồng Hới, giảm sự hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chưa có việc làm còn cao. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo, lực lượng kỹ thuật còn thiếu và yếu. Tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp. - Nguồn thu ngân sách chưa được vững chắc, thu từ sản xuất kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng chưa cao, hiện tại nguồn thu chủ yếu là từ cấp quyền sử dụng đất. Tất cả những hạn chế trên gây cản trở cho chính sách của thành phố Đồng Hới trong việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động nói chung và người lao động vùng nông thôn nói riêng. Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cũng như đời sống của nhân dân trên toàn thành phố. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 2.2. Tình hình lao động và việc làm của lao động thành phố - Quy mô và cơ cấu dân số thành phố Dân số thành phố qua các năm từ 2008-2012 tỷ lệ giới tính nam và nữ tương đối cân bằng nhau, nam chiếm khoảng 49%, nữ có cao hơn một chút chiếm khoảng 50% dân số, điều đó cũng là một thuận lợi cho việc cung cấp nguồn lao động cho thành phố. Thành thị chiếm diện tích rộng lớn hơn nên dân cư tập trung chủ yếu và có xu hướng ngày càng tăng cùng với quá trình đô thị hóa. Vùng nông thôn chỉ có 6 xã bao quanh vùng trung tâm thành phố chiếm khoảng 32,83% dân số năm 2008 và số lượng giảm dần qua các năm. Trong những năm qua, cùng với sự thay đổi CNH, HĐH và ĐTH, đồng thời đó là sự thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho cơ cấu lao động thành phố thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự thay đổi cơ cấu lao động trong các ngành của nền kinh tế. Sự thay đổi đó thể hiện ở bảng số liệu 2.6 như sau: Bảng 2.6. Tình hình lao động và việc làm của thành phố Đồng Hới từ năm 2008-2012 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 LĐ đang làm việc trong các ngành KT Người 53.659 54.269 54.993 55.380 56.314 Nông-lâm- thủy sản Người 10.062 9.258 8.233 8.096 8.052 % 18,75 17,06 14,97 14,62 14,30 CN-XD Người 17.097 17.628 17.957 18.117 18.171 % 31,86 32,48 32,65 32,71 32,27 TM-DV Người 26.500 27.383 28,803 29.167 30.091 % 49,39 50,46 52,38 52,67 53,43 LĐ không có việc làm Người 9.926 11.253 11.115 10.578 10.240 % 15,61 17,17 16,82 16,04 15,39 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2013 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Năm 2008, lao động làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn là 53.659 người, chiếm 82,78% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó, ngành có số lượng lao động lớn nhất là TM-DV với 26.500 người chiếm 49,39% tổng lao động trong các ngành kinh tế; lao động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviec_lam_cho_nguoi_lao_dong_vung_nong_thon_o_thanh_pho_dong_hoi_tinh_quang_binh_9416_1912392.pdf
Tài liệu liên quan