Luận văn Việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam bộ

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN 6

1.1. Lý luận chung về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn 6

1.2. Một số vấn đề cơ bản của giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở nước ta hiện nay 20

1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở một số địa phương 34

Chương 2: TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN MIỀN TÂY NAM BỘ TRONG THỜI GIAN TỪ NĂM 2002-2007 37

2.1. Những nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2002-2007 37

2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2002-2007 49

2.3. Những vấn đề bức xúc đặt ra trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ 68

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN MIỀN TÂY NAM BỘ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 77

3.1. Phương hướng cơ bản để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn từ nay đến năm 2015 77

3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên miền Tây Nam Bộ từ nay đến năm 2015 80

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5699 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp là 18,43%, năm 2005 là 22,38%, năm 2007 ước đạt 25,60% qua so sánh với năm 2002 thì năm 2007 tăng 6,77% [27, tr.2] Tại Sóc Trăng năm 2002 là 18,91%, năm 2005 là 22,54%, năm 2007 ước đạt 26,1%. So sánh với năm 2002 tăng 8,09% [28, tr.1]. Tại Trà Vinh năm 2005 là 21,82%, năm 2007 tăng lên 25,6%, tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế KV này cao nhất là An Giang năm 2006 đạt 53,47%, năm 2007 đạt 54,2%; bình quân chung cả vùng năm 2006 đạt 32,25%. Do sự phát triển mạnh của thương mại-dịch vụ đã khai thác được những tiềm năng và lợi thế so sánh về xuất khẩu hàng hóa và phát triển du lịch vùng, tạo ra nhiều nghề mới, mở rộng quy mô sản xuất và dịch vụ từ đó giải quyết việc làm nông nhàn trong thanh niên nông thôn và chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ khá mạnh mẽ. Tại Kiên Giang tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này năm 2002 là 149.283 người, năm 2006 là 209.806 người (tăng 60.563 người). Tuy nhiên, do tốc độ và quy mô phát triển thương mại, dịch vụ chưa phản ánh được tiềm năng nên vấn đề giải quyết việc làm ở thanh niên nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu. 2.2.1.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho Thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ thông qua chương trình quốc gia xúc tiến việc làm Trên cơ sở pháp lý và chủ trương của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền và các đoàn thể trong đó có tổ chức Đoàn thanh niên các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã tổ chức thực hiện chương trình quốc gia xúc tiến việc làm có kết quả. - Giải quyết việc làm thông qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn Muốn tạo việc làm mới hoặc tạo thêm việc làm, điều kiện tiên quyết là cần có vốn (tiền). Theo tính toán của quỹ quốc gia giải quyết việc làm, muốn tạo một việc làm mới cần phải có 10 triệu đồng. Do đó, nguồn vốn từ chương trình 120 là chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm (vốn vay 120) nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có sức lao động của thanh niên nông thôn để tạo ra chỗ làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên. Đặc biệt chương trình 120 còn tạo cho mọi người lao động, đặc biệt là người lao động trong độ tuổithanh niên có điều kiện lập thân, lập nghiệp vươn lên làm giàu hoặc vươn lên để hòa nhập vào thị trường lao động chung của thanh niên cả nước trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Việc cho vay từ các nguồn quỹ quốc gia là một đòn bẩy kinh tế khá hữu hiệu thúc đẩy một thế hệ thanh niên nông thôn mới giám nghĩ dám làm mạnh dạn áp dụng tiến bộ KH - CN mới, mua sắm công cụ lao động mới đầu tư vào sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ nhưng theo hướng CNH, HĐH. Thực tế ở nhiều địa phương nhờ có nguồn quỹ này mà có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Tại tỉnh Sóc Trăng, tính đến tháng 7/2007 đã phát vay trên 35 tỷ đồng giúp cho 1.325 đoàn viên thanh niên vay vốn; đối tượng được vay chủ yếu là thanh niên người dân tộc Khơme, nhờ nguồn vốn này mà nhiều hộ gia đình trẻ làm ăn khá giả [28], không phải bỏ quê đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác. Tỉnh Kiên Giang nhằm thúc đẩy phong trào “Thanh niên lập nghiệp” ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tạo điều kiện để thanh niên được vay vốn tín chấp với tổng số tiền là 500 triệu đồng cho 25 lao động đi làm việc tại Malaysia. Ngân hàng còn mở rộng nguồn vốn cho thanh niên vay để phát triển các mô hình sản xuất theo các hộ gia đình; nhất là những người đã được đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản. Năm 2007 ngân hàng đã đầu tư 114 dự án với 9,1 tỷ đồng để thanh niên làm kinh tế hộ gia đình trẻ [25, tr.4]. Nhìn chung chương trình 120 đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn có việc làm. Nhưng thực tế cũng cho thấy việc sử dụng chương trình 120 ở nhiều địa phương chưa thực hiệu quả và chưa được chú trọng đúng mức. Tình trạng nới thưa nguồn vay nhưng không có dự án kinh tế để giải ngân, có những dự án kinh tế không thu hồi được nguồn để đáo hạn. Việc cho thanh niên vay vốn nhưng chưa có chú trọng dạy thanh niên cách sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Mặt khác, do địa vị kinh tế của thanh niên trong gia đình nên việc thế chấp để vay vốn là rất khó khăn; do đó có tình trạng nhiều thanh niên muốn bứt phá để phát triển kinh tế nhưng không có vốn sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng quy mô. - Giải quyết việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm cho thanh niên Với vai trò là cầu nối giữa cung và cầu lao động, trên cơ sở nắm vững thông tin về cầu lao động, hệ thống dịch vụ việc làm có nhiệm vụ tạo ra sự gặp nhau giữa cung và cầu lao động, điều chỉnh chúng nhằm định hướng vào hoạt động việc làm phù hợp với đặc điểm nguồn lao động. Khi chất lượng nguồn lao động đạt tới một trình độ nhất định. Trung tâm đề xuất các giải pháp tạo việc làm phù hợp nhằm thu hút lao động, lựa chọn những công nghệ vừa thích hợp vừa có thể sử dụng được nhiều lao động khi chất lượng lao động chưa đảm bảo và cơ cấu chưa phù hợp trung tâm có nhiệm vụ đưa ra giải pháp đào tạo và đào tạo lại, tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động và việc làm. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền, các đoàn thể. Trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phối kết hợp với các trường Đại học, cao đẳng dạy nghề; các phương tiện thông tin đại chúng đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ việc làm cho thanh niên nông thôn rất hiệu quả. - Trước hết là công tác hướng nghiệp, tư vấn đào tạo nghề + Hướng nghiệp cho thanh niên thông qua hệ thống giáo dục đào tạo ở các bậc học. Việc hướng nghiệp thông qua hệ thống nhà trường ở các bậc học đã được các trường chú trọng, lồng ghép vào các chương trình giảng dạy ở các bộ môn, nhằm thông qua đó gợi mở hướng cho học sinh lòng ham mê, từ đó tự ý thức về nghề nghề nghiệp, việc làm trong tương lai của mình, nhất là đối với học sinh cuối cấp. Hình thức hướng nghiệp ở các trường còn tạo ra cầu nối giữa hệ thống giáo dục đào tạo và nhu cầu của xã hội. Ví dụ như tư vấn mùa thi đối với học sinh phổ thông trung học, tổ chức giao lưu trực tuyến… + Hướng nghiệp thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên và hội sinh viên trong nhà trường Tổ chức Đoàn đã phối hợp với ngành giáo dục, lãnh đạo các trường, cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp trong các trường phổ thông thông, thông qua việc tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi giao lưu tiếp sức với học sinh cuối cấp, tư vấn mùa thi đã giúp cho các bạn thanh niên nông thôn có những thông tin cần thiết để chọn nghề phù hợp năng lực, sở thích của mình. Kết quả trong những năm qua cho thấy sự phân luồng trong các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, đối tượng thanh niên sống ở nông thôn đã có sự chọn lựa, cân nhắc ngành nghề. Đối với các bạn là sinh viên học trong các trường đại học,cao đẳng xuất thân ở nông thôn; Đoàn thanh niên ở các địa phương đã động viên, cổ vũ; hỗ trợ hướng nghiệp tư vấn nghề, tư vấn chọn nơi làm việc khi ra trường, giúp cho sinh viên tự đánh giá nghề nghiệp và việc làm lâu dài ổn định ngay tại địa phương. Hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và việc làm thông qua các trung tâm dạy nghề; dịch vụ việc làm thanh niên. Với phương châm làm dịch vụ, tư vấn việc làm cho thanh niên không phải để kinh doanh, thu lợi nhuận mà chỉ là cơ sở ban đầu nhằm chuẩn bị lực lượng lao động sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. Các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm thanh niên đã giúp cho nhiều bạn thanh niên hiểu rõ hơn về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về lao động việc làm của Việt Nam, về pháp luật lao động, phong tục tập quán của một số nước, hướng nghiệp cho các bạn thanh niên nông thôn biết chủ động và có cách thức tìm việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn kỹ năng trả lời phỏng vấn; cách giao tiếp nhằm giúp cho thanh niên mặc dù ở nông thôn nhưng đã chuẩn bị được những kiến thức, kỹ năng cần thiết trên con đường mưu sinh lập nghiệp. Kết quả trong thời gian qua, các trung tâm dạy nghề dịch vụ việc làm thanh niên đã làm tốt vai trò của mình tại tỉnh Kiên Giang, trung tâm dạy nghề, tư vấn việc làm cho thanh niên đã tư vấn giới thiệu việc làm đã được trung tâm đào tạo, tham gia vào thị trường trong nước có nhu cầu lớn, như công nghiệp Tắc Câu, KCN Thành Lộc, đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang và các KCN ở TP Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ. Ngoài ra trung tâm còn liên kết với công ty có chức năng xuất khẩu lao động, tư vấn và giới thiệu học viên của trung tâm đào tạo tham gia thị trường lao động ngoài nước có chi phí thấp và thu nhập ổn định. Cụ thể năm 2007 trung tâm đã giới thiệu việc làm ở thị trường trong và ngoài nước 1.800 lao động [25]. Về định hướng nghề nghiệp mà mình đã chọn, thanh niên phải nắm rõ để đảm bảo chọn được việc làm, chọn được nơi làm việc phù hợp với năng lực, sở thích của mình và nhu cầu của xã hội. Trong những năm qua với sự trợ giúp của đoàn thanh niên nhiều văn phòng, trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho sản xuất ở các tỉnh, thành phố, trong các trường đại học, cao đẳng được chú trọng đầu tư, đổi mới phương thức hướng nghiệp. Kết quả đó đã giúp cho các bạn sinh viên có những thông tin cần thiết về thị trường lao động, nhiều bạn thanh niên đã tự chủ động tìm kiếm được việc làm, hoặc tự tạo ra việc làm mới ngay khi còn đang đi học. Hướng nghiệp tư vấn nghề nghiệp và việc làm thông qua việc xây dựng và thành lập các câu lạc bộ. Đây là một phương thức hướng nghiệp mà đoàn thanh niên ở các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ đã sử dụng để hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho thanh niên nông thôn khá hiệu quả và được các bạn thanh niên hưởng ứng tích cực. Tính đến tháng 7/2007 tỉnh đoàn Kiên Giang đã thành lập và duy trì hoạt động được hàng trăm câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tại hầu hết các xã trong địa bàn tỉnh, thu hút được 2.500 thanh niên tham gia [27, tr.3]. Thông qua các câu lạc bộ này, thanh niên đã được giới thiệu tiếp cận với những kiến thức KH-CN mới từ đó nâng cao trình độ nghề nghiệp, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế giúp cho thanh niên có việc làm và làm giàu ngay tại quê hương mình. Ngoài ra nhiều địa phương như: Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang còn thành lập được các câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ khoa học - kỹ thuật trẻ, qua đó thu hút hàng ngàn lượt thanh niên tham gia sinh hoạt, trao đổi giao lưu, học hỏi, đối thoại, định hướng nghề. - Công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn. Công tác dạy nghề cho thanh niên nhằm phát huy nguồn nhân lực trẻ có trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, với những đặc điểm đặc thù của thanh niên miền Tây Nam Bộ trong những năm qua các địa phương trong vùng đã tập trung đầu tư cho công tác dạy nghề cho thanh niên. Đa số các tỉnh, thành phố đều có hệ thống dạy nghề như trường cao đẳng, trung cấp nghề, dạy nghề theo chương trình dài hạn, ngắn hạn phù hợp với từng loại nghề như nuôi trồng thủy sản, ghép tỉa cây… Thông qua các trung tâm dạy nghề có mạng lưới xuống tận cơ sở cụ thể tại Kiên Giang quy mô đào tạo các trường cao đẳng, dạy nghề ngày càng tăng với trên 60 ngành nghề được đào tạo. Về hệ đào tạo thì hệ chính quy tập trung ở trình độ cao đẳng là chủ yếu. Còn lại là tại chức, liên kết bồi dưỡng từ năm 2001-2005 toàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp (từ trung cấp đến đại học) khoảng 21.069 sinh viên. Bình quân mỗi năm số sinh viên ra trường khoảng 4.214 sinh viên, năm 2006 toàn tỉnh đã tuyển mới (từ trung cấp đến đại học) khoảng 5.348 sinh viên, năm 2007 là 5.873 sinh viên. Đối với đào tạo nghề: năm (2001-2006) đã đào tạo khoảng 55.645 người, trong đó hệ chính quy dài hạn là 6.580 người và ngắn hạn là 7.412 người; năm 2007 đã đào tạo 19.810 người, trong đó dài hạn 1.012 người, ngắn hạn là 1.879 người. - Kết quả đào tạo nghề qua các năm: Học sinh học nghề năm 2004 là 9.021 người đạt 129% so với kế hoạch, năm 2005 là 12.096 người đạt 142% so kế hoạch, năm 2006 dạy nghề dài hạn được 1.500 người đạt 86% so với kế hoạch; dạy nghề ngắn hạn là 16.948 người đạt 114% so với kế hoạch; năm 2007 là 1.720 người đạt 94% so kế hoạch ngắn hạn 18.340 người đạt 121% so với kế hoạch [5, tr.14] Các lĩnh vực dạy nghề cho thanh niên: Quản lý kinh tế; dịch vụ - du lịch - khách sạn - nhà hàng; thư ký văn phòng; liên kết với các nhà sản xuất để dạy cách sử dụng thiết bị của họ; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học; sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng - địa chất; chế biến thủy sản; điện công nghiệp - điện tử; cơ khí máy nổ; may công nghiệp; đào tạo theo đơn đặt hàng; đào tạo phục vụ cho xuất khẩu lao động; tập huấn nghề, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến cho các đối tượng thanh niên nông thôn (làm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, chăn nuôi); đào tạo nghề nông (quản lý sản phẩm sau thu hoạch, tiết kiệm chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh); bổ túc nghề cho các ngành nghề truyền thống; Đào tạo các loại dịch vụ như uốn tóc, nấu ăn, bàn hàng quán… Bình quân hàng năm số thanh niên lao động được đào tạo nghề tăng trên 20% [25, tr.5] - Lĩnh vực giới thiệu việc làm thông qua công tác đào tạo trên cơ sở đó tư vấn, giới thiệu việc làm cho đội ngũ lao động này làm việc ở các khu công nghệ cao trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra các địa phương còn liên kết với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động, tư vấn và giới thiệu việc làm cho thanh niên tham gia thị trường lao động ngoài nước có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có thu nhập cao như: thị trường lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia thông qua giới thiệu việc làm đã thực sự trở thành cầu nối quan trọng đối với nhu cầu lao động của thanh niên nông thôn với thị trường lao động trong và ngoài tỉnh, thị trường trong và ngoài nước. Thực tế ở Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của Đoàn thanh niên đã giúp cho hàng ngàn thanh niên tìm được việc làm. Tuy nhiên công tác định hướng, tư vấn, giới thiệu và dạy nghề đối với thanh niên nông thôn còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, công tác tư vấn, hướng nghiệp cho thanh niên chỉ mới dừng lại ở việc phổ biến các chủ trương chính sách, pháp luật về thị trường lao động… Các trung tâm dạy nghề tư vấn hướng nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa bám sát vào đối tượng thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc. Tình trạng thanh niên đi tìm kiếm việc làm khi không có thông tin cần thiết nên dễ bị lừa gạt, lợi dụng, phải gánh chịu những hậu quả về kinh tế, bị xâm phạm nhân phẩm vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. 2.2.1.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên thông qua xuất khẩu lao động Trong những năm qua, các ấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể; tỉnh ủy các tỉnh và thành phố khu vực miền Tây Nam Bộ đã có những chỉ thị cụ thể như: Ban Thường vụ tỉnh ủy Kiên Giang có Chỉ thị số 15/CT-TV ngày 25/09/2005, về việc tăng cường sự lãnh đạo về công tác đào tạo nghề và xuất khẩu lao động. UBND tỉnh có công văn số 51/UBND -VHXH yêu cầu các sở ban ngành đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện thị xã thành phố thực hiện tốt Chỉ thị 15CT-TV và UBND đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-UB ngày 10/03/2004 về tổ chức đào tạo nghề đưa đi làm việc ở nước ngoài và ngoài tỉnh. Do có những chủ trương đúng đắn và việc tổ chức thực hiện tốt nên trong những năm qua công tác xuất khẩu lao động chủ yếu nguồn lao động là thanh niên nông thôn đã đạt được kết quả khả quan như Kiên Giang: Bảng 2.6: Số lao động là thanh niên đi xuất khẩu lao động của tỉnh Kiên Giang qua các năm Nơi làm việc ĐVT 2002 2003 2004 2005 2006 Malaysia Người 10 76 279 352 Đài Loan Nt 24 52 57 Hàn Quốc Nt 52 52 Úc Nt 30 Tổng cộng Nt 10 100 383 491 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm dạy nghề thanh niên Kiên Giang năm 2006 [25, tr.3]. Tỉnh Trà Vinh năm 2007 xuất khẩu lao động 703 lao động; trong đó (nữ 384) đạt 35,15% kế hoạch lao động chủ yếu là thị trường lao động Malaysia, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan. Nhìn chung công tác xuất khẩu lao động của khu vực miền Tây Nam Bộ trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, không chỉ tăng lên về số lượng xuất khẩu lao động mà còn chú trọng đến công tác đào tạo để mở rộng thị trường lao động nhất là thị trường lao động đòi hỏi tay nghề, chuyên môn cao để tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên công tác xuất khẩu lao động vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như: việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm, chưa đầy đủ, chưa thực sự theo sát, cập nhật với sự thay đổi của thị trường, còn thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích mở rộng thị trường lao động, khả năng tạo việc làm ổn định, bền vững chưa cao. + Nguồn ngân sách của Nhà nước phân bố cho chương trình xuất khẩu từ nguồn quỹ quốc gia chỉ đáp ứng được từ 30-35%, do đó việc đầu tư cho xuất khẩu chưa thực sự chú trọng, chưa đủ mạnh để làm chuyển biến nhanh. + Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ các điều khoản đã cam kết theo hợp đồng đã ký; còn tồn tại các hành vi lừa đảo, thu tiền bất chính của lao động xuất khẩu của một số tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động; gây nên nhiều nhận thức xấu trong dư luận về công tác xuất khẩu lao động. + Công tác đào tạo tư vấn, trung tâm giao dịch thông tin thị trường lao động xuất khẩu chưa đồng bộ, chưa thống nhất, gắn kết với nhau. Vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm và thu thập thông tin về cung - cầu lao động. + Nguồn lao động xuất khẩu chưa thực sự chú trọng chuẩn bị tốt những kiến thức kỹ năng cần thiết để tham gia sâu rộng vào thị trường lao động chất lượng cao để có thu nhập cao và ổn định về việc làm. * Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ: Bước vào giai đạon 2002-2007, miền Tây Nam Bộ đã có những bước chuyển biến tích cực về KT-XH, trong đó có vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng. Song miền Tây Nam Bộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn về KT-XH, cơ sở hạ tầng còn yếu; tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao, vấn đề lao động và giải quyết việc làm đã trở thành vấn đề bức xúc, tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn cao, tỷ lệ sử dụng lao động ở khu vực nông thôn của thanh niên còn thấp. Trước tình hình đó, vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể của các địa phương. Cùng với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình quốc gia về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn đã thu được những kết quả sau: 1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên đã có sự thay đổi căn bản về nhận thức của các cấp, của các tổ chức, trong đó có đoàn TNCS Hồ Chí Minh; người lao động và người sử dụng lao động trong độ tuổi thanh niên ở nông thôn. Người lao động trong độ tuổi thanh niên đã được đật ở vị trí trọng tâm và luôn năng động, chủ động trong việc tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm cho mình, cho người khác trong các thành phần kinh tế, trong các ngành kinh tế; không trông chờ ỷ lại vào gia đình, vào sự bố trí sắp xếp của Nhà nước như trước đây. Mặt khác, cùng với các chính sách hỗ trợ các nguồn lực của Nhà nước, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tỉnh thành phố khu vực miền Tây Nam Bộ đã có những chủ trương, giải pháp tạo nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi đó có thể tự do kinh doanh, tổ chức sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị để thuê mướn nhiều lao động trẻ để giải quyết được nhiều việc làm cho thanh niên nông thôn. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng mang tính đột phá tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn, tận dụng được các nguồn lực trong xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn. 2. Được sự hỗ trợ của Trung ương, các tỉnh thành phố trong khu vực đã chủ động tích cực thực hiện tốt và có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm để hỗ trợ trực tiếp cho nguồn lao động trong độ tuổi thanh niên giúp cho họ có điều kiện cần thiết, có nhiều cơ hội tìm kiếm được việc làm phù hợp. 3. Phát triển và đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ tạo được nhiều việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn. Đến nay, trên địa bàn khu vực tất cả các tỉnh, thành phố các loại hình doanh nghiệp đều phát triển, khu vực doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hộ; đăng ký kinh doanh cá thể có tốc độ phát triển nhanh: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Chính sự đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh đã tạo ra sức cạnh tranh trong thị trường lao động theo hướng tích cực trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. 4. Cơ cấu lao động thanh niên nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Kết quả nghiên cứu thực địa của viện nghiên cứu thanh niên cho thấy năm 2006 hiện còn 64,17% làm việc trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản (so với 78,1% năm 2002) giảm 13,9%, bình quân hàng năm giảm 3,5% tỷ trọng lao động của thanh niên thuần túy làm nông nghiệp cũng giảm dần, thay vào đó là mô hình VAC; kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản thoe hướng sản xuất hàng hóa. Đã xuất hiện nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng “ly nông bất ly hương”: mặt khác tình hình chuyển dịch lao động ở nông thôn (không kể lúc nông nhàn) đến làm ăn sinh sống ở các KCN, khu đô thị hoặc các địa bàn dễ làm ăn sinh sống ngày một tăng, tạo ra đòng chuyển dịch lao động và dân cư từ nông thôn đến các khu vực trên ngày càng tăng. 5. Công tác trợ giúp vốn, KH - CN, hỗ trợ đào tạo cho thanh niên nông thôn đã giúp và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm ở thị trường lao động trong vá ngoài nước. 6. Các trung tâm dịch vụ việc làm, nhất là trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của thanh niên ở nhiều tỉnh thành hoạt động có hiệu quả đã thực hiện tốt các chức năng hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm tham gia đào tạo và tổ chức liên kết đào tạo nghề giúp cho thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Đảng và của Nhà nước chú trọng ưu tiên để phát triển miền Tây Nam Bộ, cũng với những chủ trương và những giải pháp đúng đắn của các tỉnh thành phố đã tạo ra được sự biến đổi sâu sắc về nhận thức, về phương thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn bằng các hình thức lồng ghép nhiều chương trình dự án với việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo mở nhiều việc làm mới cho thanh niên. Vấn đề giải quyết việc làm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã được triển khai sâu rộng thực hiện đạt được một số kết quả quan trọng: số thanh niên nông thôn được giải quyết việc làm ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng giảm; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của thanh niên nông thôn ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục. 1. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của thanh niên nông thôn năm 2007 là 6,6% so với thanh niên thành phố là 0,77%; năm 2006 chất lượng lao động thấp 85,8% chưa qua đào tạo; trình độ trung học chuyên nghiệp 1,98%, cao đẳng - đại học là 1,1% [22, tr.185]. Cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm. 2. Sự chuyển biến về nhận thức, nhất là nhận thức của một bộ phận thanh niên nhất là thanh niên ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khơme còn chậm và vẫn còn có tư tưởng thụ động, ỷ lại, trông chờ: ít có tính đột phá, sự phối hợp trong giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn giữa các bộ ngành, các cấp các đoàn thể trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư, trong việc lồng ghép các chương trình dự án tạo mở việc làm cho thanh niên chưa thật tốt. Vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong công tác tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên ở nhiều đại phương nhất là ở cơ sở chưa tốt; chưa thực sự đồng hành cùng thanh niên trên con đường mưu sinh, lập nghiệp. 3. Công tác tuyên truyền giáo dục về việc làm cho thanh niên nông thôn chưa thực sự được coi trọng, do đó chưa huy động được hết mọi nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. 4. Công tác cho thanh niên vay vốn từ quỹ quốc gia, từ nguồn của Trung ương đoàn để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn triển khai chưa sâu rộng, công tác tổ chức thực hiện chưa kiên quyết, thiếu những giải pháp để giúp thanh niên sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả; nhiều địa phương để tồn đọng vốn do không có dự án kinh tế khả thi hiệu quả giải quyết việc làm từ các dự án còn thấp. 5. Cơ cấu lao động thanh niên nông thôn mất cân đối nghiêm trọng, tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm đa số, trình độ lao động có chuyên môn kỹ thuật, nhất là trình độ đại học nông nghiệp làm việc ở nông thôn có tỷ lệ rất thấp, thậm chí nhiều xã không có kỹ sư nông nghiệp. 6. Một số dự án được Nhà nước đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng: xây dựng các KCN triển khai còn chậm, đầu tư càn phân tán nhỏ lẻ chưa gắn với cơ cấu kinh tế vùng để khai thác thế mạnh, tiềm năng của từng địa phương. Nhiều dự án kinh tế hoạt động không hiệu quả không thu hút được lực lượng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docBia.doc
  • docPhu luc.doc
Tài liệu liên quan