Luận văn Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn dưới tác động của thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn . iii

Danh mục những từ viết tắt. iv

Danh mục các hình, biểu đồ.v

Danh mục các bảng . vi

Mục lục. vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO

ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT CHO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .7

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.7

1.1.1. Khái niệm về việc làm.7

1.1.2. Người có việc làm .8

1.1.3. Phân loại việc làm và thất nghiệp .9

1.1.4. Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động .10

1.1.5. Khái niệm về thu nhập .11

1.2. ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ

TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .12

1.2.1. Đô thị hoá.12

1.2.2. Sự cần thiết phải thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa.14

1.3. ĐÔ THỊ HÓA VÀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO

ĐỘNG BỊ MẤT ĐẤT CHO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .16

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM VÀ TĂNG THU

NHẬP CHO LAO ĐỘNG SAU THU HỒI ĐẤT.20

1.4.1. Các nhân tố môi trường bên ngoài.20

1.4.2. Các nhân tố bản thân người lao động.23

1.5. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP.24

1.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh diện tích đất đai bị thu hồi .24

1.5.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh về việc làm của lao động.25

1.5.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thu thập của lao động và hộ gia đình .26

1.6. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH THU HỒI

ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .27

1.6.1. Kinh nghiệm của thế giới.27

1.6.2. Kinh nghiệm của Việt Nam.31

1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP TẠIVIỆT NAM .35

CHƯƠNG II: VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG BỊ THU HỐI ĐẤT

CHO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở HUYỆN PHÚ VANG.38

2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN .38

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.38

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .39

2.1.2.1.Tình hình dân số và lao động .39

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Vang.41

2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng.43

2.1.2.4. Đặc điểm kinh tế của huyện .44

2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT HUYỆN PHÚ

VANG GIAI ĐOẠN 2007-2010.47

2.3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG

THÔN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI ĐỂ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN PHÚ VANG .51

2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .51

2.3.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra .52

2.3.3. Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm của lao động.53

2.3.2.1. Thay đổi việc làm của lao động .53

2.3.2.2. Thay đổi thời gian làm việc của lao động.57

2.3.3. Thay đổi thu nhập của lao động điều tra.62

2.3.4. Thay đổi thu nhập của các hộ điều tra .66

2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM VÀ TĂNG THU

NHẬP CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT HUYỆN PHÚ VANG .69

2.4.1. Nhân tố thuộc về chủ thể nghiên cứu.69

2.4.1.1. Độ tuổi của lao động .69

2.4.1.2.Trình độ học vấn và chuyên môn của lao động .72

2.4.1.3. Năng lực về vốn .75

2.4.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài.78

2.4.2.1. Tốc độ đô thị hóa và sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ .78

2.4.2.2. Các chính sách của nhà nước .79

2.5. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI VÀ KIẾN NGHỊ CỦA CÁC HỘ DÂN

SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT .83

2.5.1. Những khó khăn của các hộ gia đình gặp phải sau khi thu hồi đất.83

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO THU NHẬP CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN BỊ THU HỒI ĐÂT ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG.85

3.1. Quan điểm .85

3.1.1. Căn cứ để đề xuất quan điểm .85

3.1.1.1. Căn cứ vào định hướng phát triển của khu đô thị An Vân Dương và các

Khu đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn huyện .85

3.1.1.2. Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn và các nhân tố ảnhhưởng.86

3.1.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất .87

3.1.2.1. Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất là trách nhiệm các cấp

chính quyền (nơi có đất bị thu hồi), chủ đầu tư (doanh nghiệp nhận đất) và người

dân có đất bị thu hồi .87

3.1.2.2. Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất phải gắn với quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.88

3.1.2.3. Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất phải gắn với chiến

lược phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của địaphương.89

3.1.2.4. Giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất phải trên quan điểm toàn diện,

bình đẳng và phát triển bền vững.89

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động

nông thôn bị thu hồi đất huyện Phú Vang.90

3.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế của huyện nhằm tạo

việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động .90

3.2.2. Đào tạo nghề cho lao động.93

3.2.3. Chính sách đền bù của Nhà nước khi thu hồi đất .94

3.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.95

3.2.5. Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, nâng cao thu nhập.96

3.2.6. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .98

3.1 Kết luận .98

3.2 Khuyến nghị .99

TÀI LIỆU THAM KHẢO.102

PHỤ LỤC

pdf121 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn dưới tác động của thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải quyết việc làm cho số lao động bước vào tuổi lao động. Cơ cấu dân số theo khu vực có sự biến đổi không nhiều, dân số thành thị chiếm 11,6% năm 2010 điều này chứng tỏ trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa ở Phú Vang diễn ra còn chậm. Cơ cấu giới tính ổn định qua các năm nữ chiếm 50,4%, nam 49,6%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Bảng 2.1: Dân số và lao động của huyện thời kỳ 2006-2010 Chỉ tiêu 2006 2010 So sánh 2010/2006 1000 người Tỷ lệ % 1000 người Tỷ lệ % 2010/ 2006 Bình quân năm 1. Tổng dân số 173.310 100 177.400 100 1,02 0,6 Theo giới tính 173.310 100 177.400 100 1,02 0,6 Nam 86.308 49,8 87.996 49,6 1,02 0,5 Nữ 87.002 50,2 89404 50,4 1,03 0,7 Theo khu vực 173.310 100 177.400 100 1,02 0,6 - Dân số thành thị 19.082 11,0 20.602 11,6 1,08 1,9 - Dân số nông thôn 154.228 89 156.798 88,4 1,02 0,4 2. Tổng số lao động 65.712 100 84.109 100 1,28 6,4 Nông nghiệp 47.521 72,3 46.512 55,3 0,98 -0,5 Công nghiệp - xây dựng 7.449 11,3 19.345 23,0 2,60 26,9 Dịch vụ 10.742 16,3 18.252 21,7 1,70 14,2 ( Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Phú Vang) Trong giai đoạn 2006-2010, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch đáng kể, lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp đã giảm, tuy nhiên đây vẫn là một ngành thu hút tới hơn 55% lực lượng lao động. Tỷ lệ lao động làm trong các ngành công nghiệp và xây dựng trong cùng thời kỳ đã tăng từ 11,3% năm 2006 lên 23,0% năm 2010. Tỷ trọng lao động dịch vụ cũng tăng lên tương ứng từ 16,3% năm 2006 lên 21,7% năm 2010. Chất lượng lao động là vấn đề quan trọng quyết định đến năng suất lao động và trình độ phát triển của huyện. Để thấy được chất lượng của nguồn lao động huyện Phú Vang, chúng ta quan sát bảng 2.2 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động năm 2009 Chỉ tiêu Huyện Phú vang Toàn tỉnh Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành KTQD 78.662 100 526.116 100 -Không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật 72.507 92,22 445.290 84,64 -Sơ cấp 1.019 1,30 14.736 2,80 -Trung cấp nghề, TC chuyên nghiệp 2.309 2,94 24.934 4,74 - Cao đẳng 958 1,22 9.033 1,72 - Đại học và trên đại học 1.797 2,29 31.962 6,02 - Không xác định 34 0,04 160 0,03 (Nguồn:Tổng điều tra dân số toàn tỉnh 2009) Từ số liệu bảng 2.2 ta thấy trình độ chuyên môn của lao động huyện Phú Vang còn thấp so với trung bình toàn tỉnh ở tất cả các trình độ từ sơ cấp đến đại học, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo khá lớn 92,22% (toàn tỉnh 84,64%) đây là vấn đề khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, đây là vấn đề khó giải quyết, đòi hỏi có được sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo các cấp, các ngành từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện. 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Vang Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2010 là 27.987 ha giảm 96 ha so năm 2007 do kết quả đo đạc lại trong tổng kiểm kê đất đai năm 2010. * Đất nông nghiệp Năm 2010 toàn huyện có 12.493,6 ha đất nông nghiệp chiếm 44,6% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng thêm 1.378,9 ha so năm 2007. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 31,6% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp năm 2010 là 1.699,6 ha giảm 19,9 ha so năm 2007, do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh, xây dựng khu du lịch sinh thái tại xã Phú Thuận. Đất nuôi trồng thủy sản 1920,2 ha, chiếm 6,9% diện tích đất tự nhiên. ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 42 Đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Mặc dù trong thời gian qua, trên địa bàn huyện việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng diễn ra khá mạnh. Tuy nhiên, huyện đã chủ động đầu tư, khai hoang, phục hóa chuyển một phần lớn đất bằng chưa sử dụng ở các xã Phú Lương, Vinh Thái, Phú Mỹ, Phú An, Phú Hồ ....vào sản xuất nông nghiệp đã làm cho diện tích đất nông nghiệp tăng gần 1.400 ha so với năm 2007. Bảng 2.3. Diện tích, cơ cấu các loại đất của huyện giai đoạn 2007 - 2010 Năm 2007 Năm 2010 2010/2007 (+/-) (ha) (%) (ha) (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 28.083,27 100,0 27.987,03 100,0 -96,24 1. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 11.114,7 39,58 12.493,6 44,6 1.378,86 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.475,0 26,62 8.857,7 31,6 1.382,76 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 7.428,3 26,45 8.611,6 30,8 1.183,30 Trong đó: Đất trồng lúa 6.555,9 23,34 7.303,8 26,1 747,88 Đất trồng cây hàng năm khác 872,4 3,11 1.307,8 4,7 435,42 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 46,7 0,17 246,1 0,9 199,46 1.2 Đất lâm nghiệp 1.719,4 6,12 1.699,6 6,1 -19,88 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.919,7 6,84 1.920,2 6,9 0,53 1.4 Đất nông nghiệp khác 0,6 0,00 16,0 0,1 15,45 2. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 13.909,48 49,53 14.174,35 50,6 264,87 2.1. Đất ở 2.263,3 8,06 2.632,2 9,4 368,95 2.2 .Đất chuyên dùng 2.271,3 8,09 2.753,0 9,8 481,64 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 148,0 0,53 216,0 0,8 68,01 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.843,0 6,56 1.879,5 6,7 36,48 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 7.381,1 26,28 6.690,9 23,9 -690,21 2.6. Đất phi nông nghiệp khác 2,7 0,01 2,7 0,0 0,00 3. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 3.059,1 10,89 1.319,1 4,7 -1.739,97 (Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường Huyện Phú Vang) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 *Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp của huyện năm 2010 là 14.174,4 ha, chiếm 50,6% tổng diện tích đất tự nhiên tăng 265 ha so năm 2007. Trong đó, đất ở tăng 368,9 ha, đất chuyên dùng tăng 481,6 ha. * Đất chưa sử dụng Diện tích đất bằng chưa sử dụng năm 2007 là 3059,1 ha chiếm 10,9% diện tích đất tự nhiên, đến năm 2010 còn lại 1319,1 ha chiếm 4,7% diện tích tự nhiên, giảm 1.740 ha. Số diện tích này chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp và xây dựng công trình công cộng. 2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, điện, đường, trường, trạm và nước sạch được đầu tư đồng bộ theo hướng kiên cố và vững chắc, làm thay đổi một cách cơ bản toàn diện bộ mặt của huyện. Giao thông, vận tải: Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống; phương tiện đi lại của nhân dân ở nông thôn được cải thiện đáng kể. Các dịch vụ vận tải công cộng có bước phát triển tốt đáp ứng kịp thời có hiệu quả nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn. Nhiều xã, thị trấn đã phát huy nội lực để xây dựng bê tông hoá giao thông nông thôn. Tổng chiều dài đường giao thông trên địa bàn huyện là 443,5 km, trong đó: đường nhựa 120 km chiếm 27,05%; đường bê tông 143,5 km chiếm 32,4%; đường cấp phối 60 km chiếm 13,5% và đường đất 120 km chiếm 27,05%. Tỷ lệ giao thông nông thôn được bê tông hóa đạt 67%. Hiện nay đường nhựa đang tiếp tục phát triển, đặc biệt là bê tông hoá đường nông thôn đang được đẩy mạnh thực hiện trong những nằm gần đây. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tuyến đường tỉnh lộ ở tình trạng xuống cấp, hệ thống đường giao thông nông thôn chưa đảm bảo được yêu cầu dân sinh cũng như sản xuất kinh doanh của nhân dân nhất là vào mùa mưa lũ. *Công trình thuỷ lợi: Nhiều công trình thuỷ lợi đã được đầu tư, nâng cấp đang từng bước phát huy tác dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Đã đưa vào hoạt động 60 trạm bơm; nâng cấp 64,6 km đê bao. Đến năm 2010 kiên cố hoá ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 được 94,5 km, tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạt 64,6%; nâng diện tích tưới chủ động lên 10.542 ha năm 2010, diện tích tiêu lên 5.923 ha năm 2010. *Điện, nước: Điện lưới Quốc gia đã về đến 100% số xã, thị trấn, năm 2010 tỉ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,9%. Hệ thống nước máy đã được đầu tư, lắp đặt trên 70% số xã, thị trấn. Năm 2010 toàn huyện có 89% số hộ được sử dụng nước sạch , trong đó có 14 xã, thị trấn có hệ thống nước máy. * Trường học, trạm y tế: 100% xã, thị trấn đều được đầu tư xây dựng hệ thống trường học, trạm xá kiên cố đảm bảo cho việc học tập và khám chữa bệnh cho nhân dân. 2.1.2.4. Đặc điểm kinh tế của huyện Phú Vang là huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, lại có địa hình tương đối đa dạng: biển và đầm phá, đồng bằng và khu vực bán sơn địa. Với đặc điểm vị trí như trên Phú Vang có thể phát triển đa dạng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh từ khai thác, đánh bắt và chế biến hải sản, du lịch dịch vụ ở vùng đầm phá ven biển; phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở vùng đồng bằng và bán sơn địa; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở khu vực ven thành phố Huế. Giai đoạn 2006-2010 kinh tế của huyện phát triển khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - TTCN, Nông nghiệp. Theo số liệu thống kê cơ cấu giá trị sản xuất (GO) của huyện năm 2010 là dịch vụ 30,9%; công nghiệp xây dựng 26,3%, nông nghiệp 43,8% [7]. Về thương mại - dịch vụ: Giá trị sản xuất của ngành không ngừng tăng với mức tăng trung bình hàng năm 24,4%/năm. Dịch vụ có bước phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Giai đoạn 2006-2010 huyện đã tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện: Trung tâm thương mại ở thị trấn Thuận An, các siêu thị; nâng cấp hệ thống chợ nông thôn. Đầu tư xây dựng hạ tầng khu dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp ở Thuận An; khu du lịch sinh thái Cồn Sơn, khu Villa Loaise Quốc tế tại Phú Thuận. Các loại hình dịch vụ đa dạng, phát triển khá mạnh đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nhân dân như: dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ phục vụ cho sản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ xây dựng, bưu chính viễn thông, dịch vụ Internet ... Các hoạt động du lịch được mở rộng với nhiều hình thức du lịch sinh thái, du lịch lễ hội. Các dịch vụ phục vụ nông nghiệp và hậu cần nghề cá phát triển theo hướng tiềm năng lợi thế của địa phương, như: dịch vụ thủy lợi, vật tư, giống cây trồng vật nuôi, dịch vụ sửa chữa cơ khí, dịch vụ chế biến thủy - hải sản, dịch vụ cung ứng xăng dầu, nước đá, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản.Cảng Cá Thuận An và 132 cơ sở dịch vụ tư nhân hoạt động trên địa bàn đã cung cấp thực phẩm, nước đá cây, xăng dầu, sửa chữa cơ khí, 04 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đáp ứng kịp thời cho hoạt động dịch vụ nghề cá ở các xã, thị trấn vùng biển. Các loại hình dịch vụ khác như: Dịch vụ tín dụng - ngân hàng trong những năm qua phát triển ổn định, nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân ngày càng cao và đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, các dịch vụ cho vay ưu đãi để phục vụ sản xuất và giải quyết việc làm phát triển mạnh; Dịch vụ lao động, việc làm được chú trọng, nhiều chương trình đào tạo nghề lồng ghép được triển khai đã đáp ứng được nhu cầu phát triển lao động, giải quyết việc làm ổn định; Các dịch vụ khác như dịch vụ giao thông vận tải, dịch vụ văn hóa - y tế- giáo dục, dịch vụ xây dựng... đều phát triển tương ứng theo tốc độ phát triển kinh tế của huyện. Lĩnh vực công nghiệp - TTCN, xây dựng: duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2006 - 2010 tăng 21,0%/năm [7]. Các sản phẩm sản xuất công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài tỉnh như mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, trang trí nội thất, sản phẩm cơ khí. Đã tập trung đầu tư các dự án phát triển ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn như: làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, tranh Làng Sình xã Phú Mậu; mộc mỹ nghệ và dân dụng xã Phú Đa, Phú Thượng,Vinh Thanh; tre mỹ nghệ xã Phú Dương; thêu xuất khẩu xã Phú Xuân, Phú Đa, Vinh Thanh, Phú Mậu, Vinh Thái và TT Thuận An; nghề sản xuất nấm các loại tại các xã Phú Lương, Phú Đa, Vinh Thái, Phú Hồ và Phú Xuân. Xúc tiến đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phú Đa với diện tích 250 ha; triển khai quy hoạch các cụm CN-TTCN ở thị trấn Thuận An, Vinh Thanh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 46 Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: Phát triển theo hướng tích cực, giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 5,8%, nông nghiệp tăng 6,2% (trong đó: trồng trọt 3,7%, chăn nuôi 12,5%; thuỷ sản tăng 6,3%). Đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất; tăng tỷ lệ gieo cấy giống lúa cấp 1 lên 99% năm 2010; năng suất lúa bình quân đạt 54,3 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 62.340 tấn [7]; Số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 33% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đã từng bước hình thành các mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại quy mô ngày càng lớn, sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đến nay, toàn Huyện có 195 trang trại chăn nuôi, gồm 89 trang trại nuôi vịt, 05 trang trại nuôi gà; 92 trang trại nuôi bò; 09 trang trại nuôi lợn. Có 02 trang trại quy mô lớn, giá trị sản xuất hàng hoá trên 500 triệu đồng/năm. Khai thác thuỷ sản: Chương trình đánh bắt xa bờ có bước phát triển quan trọng theo hướng CNH-HĐH tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của ngư dân từ khai thác ven bờ sang đầu tư khai thác xa bờ, đã vận động ngư dân huy động nguồn vốn đầu tư cải hoán tàu công suất lớn, đầu tư thêm ngư lưới cụ, phát triển ngành nghề, trang bị 2 nghề trên 01 đơn vị tàu, mở rộng ngư trường để nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt thủy sản. Tính đến nay, nhân dân đã đầu tư vốn đóng mới 60 tàu thuyền, cải hoán 150 chiếc. Nâng tổng số tàu thuyền khai thác biển lên 1.124 chiếc, tổng công suất 37.820CV, tăng 10.205 CV so với năm 2005. Sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt 15.511 tấn; Riêng năm 2010 ước thực hiện đạt 16.500 tấn, tăng 3.722 tấn so năm 2005; Trong đó: sản lượng khai thác biển 16.000 tấn, tăng 3.720 tấn so với năm 2005 [7]. Nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 2.258 ha, tăng 343,8 ha so với năm 2005; Trong đó: nuôi chuyên tôm 850 ha, nuôi xen ghép nhiều đối tượng 1.198 ha. Sản lượng thu hoạch bình quân hàng năm đạt 2.912,5 tấn; Năng suất nuôi chuyên tôm bình quân 1,47 tấn/ha, tăng 0,27 tấn/ha so với năm 2005. Giá trị bình quân 1 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 57 triệu đồng (năm 2005) lên 80 triệu đồng (năm 2010) [7]. Kinh tế của huyện đang chuyển dần sang hướng tập trung mạnh vào công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển năng động, ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 47 phát huy các tiềm năng thế mạnh của từng vùng, góp phần giải quyết việc làm cho lao động hàng năm từ 2.500-3.000 lao động. 2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT HUYỆN PHÚ VANG GIAI ĐOẠN 2007-2010 Ở về vị trí Đông Nam của tỉnh, Phú Vang là địa phương giàu tiềm năng thế mạnh của vùng biển đầm phá, là vùng vành đai thành phố Huế, có cảng biển Thuận An, gần khu công nghiệp Phú Bài. Cùng với thành phố Huế và các huyện khác trong tỉnh, kinh tế của huyện đang ngày càng đổi mới và phát triển. Trong quá trình đô thị hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chủ trương tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng đồng bộ, sớm đưa Thị trấn Thuận An trở thành thị xã trong vài năm tới, xây dựng trung tâm Huyện ở xã Phú Đa trở thành động lực phát triển cho vùng kinh tế ven biển đầm phá của huyện. Ngày 9 tháng 5 năm 2005 Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 1577/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch chung khu đô thị mới An Vân Dương, phía Đông thành phố Huế trong đó ghi rõ: “Khu đô thị mới An Vân Dương khu đô thị mới được lập trên địa giới hành chính của các huyện Phú Vang, Hương Thủy, Thành phố Huế bao gồm các xã Phú An, Phú Dương, Phú Thượng, Phú Mỹ, Thủy Vân, Thủy An và một phần Phường Vĩ Dạ”[16]. Tỉnh cũng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu đô thị mới Mỹ Thượng tại 2 xã Phú Mỹ và Phú Thượng huyện Phú Vang với quy mô 62,2 ha và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Mỹ Thượng [19]. Để thực hiện mục tiêu phát triển đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng ở trên một số diện tích đất đã được chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chúng ta thấy rõ ở bảng 2.4. Qua số liệu bảng 2.4 ta thấy trong 4 năm từ 2007-2010, thực hiện mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng và xây dựng khu đô thị, huyện Phú Vang đã thu hồi 177,1 ha đất, trong đó đất nông nghiệp 123,3 ha, chiếm 69,6%, đất ở 5,54 ha chiếm 3,13% và đất khác 48,3 ha chiếm 27,3%. Số hộ bị thu hồi đất là 2.266 hộ, trung bình mỗi hộ bị thu hồi 781,8 m2. Trong đó, số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp 1.769 hộ, diện tích đất nông nghiệp bình quân bị thu hồi 697 m2. hộ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị và hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn huyện làm cho việc giải quyết vấn đề thất nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp cho 1.769 lao động (tính trung bình mỗi hộ có 1 lao động nông nghiệp) trên địa bàn huyện trong những năm tới là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi các cấp cách ngành của huyện phải quan tâm. Bảng 2.4: Tình hình thu hồi đất trên địa bàn huyện CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 2010 Tổng cộng 2007-2010 Diện tích đất bị thu hồi 1. Theo loại đất 69,39 17,66 61,06 29,04 177,15 Đất Nông nghiệp 46,92 2,45 53,15 20,78 123,30 Đất ở 2,48 2,14 0,72 0,20 5,54 Đất khác 19,99 13,06 7,19 8,07 48,31 2. Theo đơn vị hành chính 69,39 17,66 61,06 29,04 177,15 Xã Phú Thượng 36,5 3,23 2,97 8,74 51,42 Xã Phú Mỹ 14,5 3,97 0,00 0,48 18,98 TT Thuận An 0,0 5,81 6,40 1,66 13,87 Xã Phú Đa 4,3 0,90 35,62 6,67 47,50 16 xã còn lại 14,1 3,7 16,1 11,5 45,4 Số hộ bị thu hồi (hộ) 3.Tổng số hộ 801,0 333,0 828,0 304,0 2.266,0 Số hộ bị thu hồi đất Nông nghiệp 569,0 143,0 763,0 294,0 1.769,0 Số hộ bị thu hồi đất ở 232,0 190,0 65,0 10,0 497,0 Diện tích thu hồi bình quân (m2/ hộ) Tổng diện tích 866,4 530,3 737,4 955,3 781,8 Diện tích đất nông nghiệp 824,7 171,6 696,5 706,7 697,0 (Nguồn Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phú Vang) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Tuy nhiên, việc thu hồi đất diễn ra không đồng đều ở tất cả các xã trên địa bàn toàn huyện, mà chỉ tập trung ở một số xã nằm trong vùng quy hoạch. Thị trấn Thuận An và xã Phú Đa là 2 trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của huyện Phú Vang. Trong quy hoạch phát triển đô thị Huế, thị trấn Thuận An dự kiến sẽ trở thành thị xã Thuận An, ngoài ra ở Thuận An có bãi biển Thuận An là địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện, cách thành phố Huế 7 km. Vì thế trong thời gian qua, các nhà quản lý đã thu hồi 13,87 ha đất cho mục đích trên. Phú Đa là trung tâm hành chính của huyện Phú Vang, được di dời từ xã Phú Dương về đầu năm 2001, do đó Phú Đa cũng là xã bị thu hồi đất nhiều để phục vụ cho việc mở rộng, phát triển trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện. Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất bị thu hồi của Phú Đa trong 4 năm qua là 47,5 ha. Trong tổng số 177 ha đất thu hồi giai đoạn 2007-2010 của toàn huyện thì Phú Thượng là xã có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất (51,42 ha), chiếm 29,1% tổng diện tích đất thu hồi của toàn huyện. Đây là xã nằm giáp ranh thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế 5 km, có Quốc lộ 49A và Tỉnh lộ 10C chạy qua nên rất thuận tiện cho giao thông đi lại. Vì vậy, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển đô thị theo quy hoạch, nhiều dự án, công trình đã và đang được thực hiện ở đây. Chẳng hạn dự án khu đô thị Mỹ Thượng thu hồi 44 ha, Dự án trường đào tạo cán bộ ngân hàng thu hồi 5,5 ha; Dự án quy hoạch khu dân cư Chiết Bi thu hồi 5 ha và một số dự án khác. (xem bảng 2.5) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Bảng 2.5: Các dự án thu hồi đất trên địa bàn 2 xã Phú Thượng, Phú Mỹ STT Tên công trình dự án Địa chỉ Thời điểm thu hồi Diện tích đất thu hồi (m2) Các đối tượng bị ảnh hưởng Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức, cộng đồng dân cư 1 Dự án đô thị Mỹ thượng Phú Thượng, Phú Mỹ 2007 441.698 346 0 2 Dự án Trường đào tạo cán bộ ngân hàng Phú Thượng 2007 55.563 63 0 3 Dự án xây dựng Khu du lịchĐồng Xanh Phú Thượng 2008 47.124 22 0 4 Dự án Trường Trung học Phổ thông Huế Star Phú Thượng 2009 30.000 0 5 Dự án xây dựng trung tâm đào tạo và hỗ trợ nông dâncác dân tộc bắc miền trung Phú Thượng 2009 4.256,8 4 0 6 Dự án Trung Tâm dạy nghề và tạo việc làm cho Hội người mù tại xã Phú Thượng Phú Thượng 2009 3.648,4 4 0 7 Dự án đổi ruộng để bố trí đất mạ cho các hộ dân bị thu hồi đất tại khu Đô thị mỹ thượng. Phú Mỹ 2009 16.709 36 0 8 Dự án Mở rộng trường THCS Phú Thượng 2010 3.798 4 1 9 Dự án Trường Trung Cấp TST tại xã Phú Thượng Phú Thượng 2010 23.360 26 0 10 Dự án Quy hoạch khu dân cư Chiết Bi Phú Thượng 2010 50.092,4 33 11 Dự án Tái định cư (Thủy Dương - Thuận an) Phú Mỹ 2010 22.995,4 0 1 12 Dự án Khu đất đấu giá thôn Dưỡng Mong xã Phú Mỹ Phú Mỹ 2010 4.834,9 4 1 TỔNG CỘNG 704.130 542 3 (Nguồn Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phú Vang) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 2.3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI ĐỂ XÂY DỰNG KHU ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG 2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra Các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Vang về cơ bản cũng có những nét đặc trưng của hộ nông dân Việt Nam, đó là cần cù chịu khó nhưng lại hạn chế về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Chính vì vậy đối tượng này gặp nhiều khó khăn về sinh kế trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Bảng 2.6: Tình hình đất đai, nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị tính Xã Phú Thượng Xã Phú Mỹ Chung Trước Sau Trước Sau Trước Sau Tổng số hộ điều tra Hộ 72 72 28 28 100 100 Diện tích đất Sào/hộ 8,0 4,0 7,4 5,2 7,82 4,34 Số nhân khẩu Người 337 343 137 139 474 482 Nhân khẩu bình quân hộ Người/hộ 4,7 4,8 4,9 5,0 4,7 4,8 Số lao động LĐ 184 204 79 88 263 292 Nam % 56,0 56,4 53,2 52,3 55,1 55,1 Nữ % 44,0 43,6 46,8 47,7 44,9 44,9 LĐ bình quân hộ Người/hộ 2,6 2,8 2,8 3,1 2,6 2,9 Lao động NN bình quân/hộ Người/hộ 1,43 1,26 1,43 1,36 1,43 1,29 Tuổi bình quân của lao động Tuổi 37,2 40,2 37,0 40,0 37,1 40,0 Tuổi bình quân của lao động nông nghiệp Tuổi 43,7 46,7 46,0 49,0 44,3 47,3 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3/2011) Trong tổng số 100 hộ điều tra, với 292 lao động, lao động nam chiếm 55,1%, nữ chiếm 44,9%; Đa số lao động có độ tuổi khá cao, tuổi đời bình quân của lao động sau thu hồi đất 40,2 tuổi, riêng lao động nông nghiệp 47,3 tuổi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Lao động nông nghiệp có độ tuổi trên 35 đối với nữ, trên 40 đối với nam, chiếm tới 83,9%. Lao động nông nghiệp độ tuổi từ 15-18 (độ tuổi đi học) chiếm tỷ lệ rất thấp, 3,5%, lao động ở độ tuổi 19-35 chiếm 12,6%. Đây là một trong những lý do khiến rất ít lao động nông nghiệp theo học để chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất. Theo số liệu điều tra nông hộ sau khi thu hồi đất (bảng 2.6), bình quân nhân khẩu của hộ gia đình từ 4,7 người/hộ lên 4,8 người hộ sau thu hồi đất, bình quân lao động trên hộ gia đình là 2,9 lao động, trong đó, lao động nông nghiệp bình quân là 1,3 lao động/hộ. Trung bình mỗi lao động có một người phụ thuộc. Đây là áp lực của các hộ bị thu hồi đất trong khi diện tích đất canh tác ngày càng giảm, nhưng số nhân khẩu lại có xu hướng tăng, nếu không có giải pháp về việc làm để nâng cao thu nhập thì mức sống sẽ giảm do thu nhập bình quân đầu người thấp. 2.3.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra Là xã đồng bằng nên đất của các hộ điều tra chủ yếu là đất ở, đất vườn và đất sản xuất nông nghiệp. Quá trình thu hồi đất đã làm cho diện tích đất đai của các hộ ở 2 xã Phú Thượng và Phú Mỹ bị giảm đi. Bảng 2.7: Tình hình biến động đất đai của hộ điều tra (ĐVT: sào/hộ) Xã Loại đất DT năm 2006 (trước thu hồi) Diện tích bị thu hồi DT năm 2010 (sau thu hồi) Xã Phú Thượng Tổng diện tích 8,0 4,0 4,0 - Đất ở, vườn 0,8 0 0,8 - Đất nông nghiệp 7,2 4,0 3,2 Xã Phú Mỹ Tổng diện tích 7,4 2,2 5,2 - Đất ở, vườn 0,9 0 0,9 - Đất nông nghiệp 6,5 2,2 4,3 BQC Tổng diện tích 7,82 3,46 4,34 - Đất ở, vườn 0,87 0 0,87 - Đất nông nghiệp 6,96 3,46 3,5 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra tháng 3/2011) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Kết quả điều tra cho thấy: - Tính bình quân chung, mỗi hộ bị thu hồi 3,46 sào đất nông nghiệp. Diện tích bị thu hồi này chủ yếu là đất trồng hai vụ lúa và một vụ màu. - Xét cụ thể cho từng xã, số liệu điều tra cho thấy: xã Phú Thượng bị thu hồi nhiều nhất. Bình quân một hộ bị thu hồi 4 sào. Xã Phú Mỹ bị thu hồi ít hơn, bình quân một hộ bị thu hồi 2,2 sào. - Sau quá trình thu hồi đất, bình quân một hộ chỉ còn 4,34 sào. Trong đó đất nông nghiệp là 3,5 sào và diện tích đất vườn là 0,87 sào. Với số lao động bình quân là 2,9 người/hộ, thì bình quân một lao động chỉ còn 1,5 sào đất sản xuất. Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động. 2.3.3. Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến việc làm của lao động 2.3.2.1. Thay đổi việc làm của lao động Thu hồi đất để phát triển đô thị tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi việc làm của lao động bị thu hồi đất. Điều này được thể hiện trong kết quả điều tra 100 hộ. * Về sự biến động của lao động trong giai đoạn nghiên cứu Trong thời kỳ nghiên cứu (2007-2010), tổng số lao động trong 100 hộ điều tra có sự biến động tăng. Cụ thể, năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviec_lam_va_thu_nhap_cua_lao_dong_nong_thon_duoi_tac_dong_cua_thu_hoi_dat_trong_qua_trinh_do_thi_hoa.pdf
Tài liệu liên quan