MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .iii
Danh sách các từ viết tắt .iv
Danh mục các bảng . v
Danh mục biểu đồ .vi
Mục lục.vii
MỞ ĐẦU. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
2.Câu hỏi nghiên cứu . 1
3.Mục tiêu nghiên cứu. 2
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
5.Kết cấu của đề tài . 2
NỘI DUNG . 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN . 3
1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. 3
1.2 Một số khái niệm về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. 5
1.2.1 Khái niệm về lao động và lao động nông thôn . 5
1.2.2 Khái niệm về việc làm . 7
1.2.3 Khái niệm về thu nhập . 8
1.3 Đặc điểm việc làm và thu nhập của lao động nông thôn . 9
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao
động nông thôn. 10
1.4.1 Nhóm nhân tố tự nhiên . 10
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii
1.4.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội . 12
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. 16
1.5.1 Các phương pháp nghiên cứu . 16
1.5.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu. 18
1.6 Kinh nghiệm tạo việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn của các
nước trên thế giới và ở Việt Nam. 21
1.6.1 Kinh nghiệm của một số nước về tạo việc làm và thu nhập cho
lao động nông thôn. 21
1.6.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về tạo việc làm và
thu nhập cho lao động nông thôn. 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH. 26
2.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 26
2.1.1 Điều kiện tự nhiên. 26
2.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội . 30
2.1.3 Nhận định chung về tình hình cơ bản của huyện. 32
2.2 Dân số, lao động, việc làm của huyện . 34
2.2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện . 34
2.2.2 Tình hình việc làm của huyện Hải Hậu . 38
2.3 Thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của các đối tượng điều tra. 39
2.3.1 Khái quát về các hộ điều tra. 39
2.3.2 Số lượng và chất lượng lao động điều tra. 41
2.3.3 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn. 44
2.3.4 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn . 52
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của
lao động nông thôn ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 58
2.4.1 Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến việc làm và
thu nhập của người lao động. 58
2.4.2 Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề. 60
2.4.3 Ảnh hưởng của độ tuổi và giới tính đến việc làm và thu nhập
của lao động nông thôn. 63
2.4.4 Ảnh hưởng của diện tích đất nông nghiệp. 69
2.4.5 Các nhân tố khác. 72
2.5 Thành tựu và hạn chế trong vấn đề giải quyết việc làm và thu nhập của lao
động nông thôn ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 74
2.5.1 Thành tựu . 74
2.5.2 Hạn chế . .75
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM, NÂNG CAO THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH. 77
3.1 Phương hướng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của LĐNT ở huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định . 77
3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của huyện Hải Hậu đến năm 2015 . 77
3.1.2 Phương hướng và mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
của LĐNT ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. 78
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập của
lao động nông thôn ở huyện Hải Hậu . 78
3.2.1 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 79
3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực . 83
3.2.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn . 84
3.2.4 Giải pháp về vốn . 86
3.2.5 Tăng cường đầu tư thâm canh kết hợp với việc khai thác
sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai. 88
3.2.6 Giải quyết việc làm cho LĐNT qua chương trình hợp tác
xuất khẩu lao động . 90
3.2.7 Nhóm giải pháp gắn với đặc điểm tình hình, vùng sinh thái của các
xã điều tra 91
3.2.8 Giải pháp có tính kiến nghị các cấp chính quyền trên lĩnh vực
việc làm và thu nhập cho LĐNT. 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 97
I. Kết luận. 97
II. Kiến nghị . 98
DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 100
PHỤ LỤC. 101
117 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất cho
gia đình và xã hội. Những người ở độ tuổi này hầu như đã có gia đình và có 2 con
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
đang tuổi đi học; vì vậy giai đoạn này họ rất tích cực làm việc, có ý chí làm giàu để
xây dựng nhà cửa, lo cho con cái và ổn định cuộc sống.
LĐNT phần lớn đều nằm trong độ tuổi rất trẻ (từ 15 đến 45 tuổi), trong đó
tập trung ở nhóm tuổi từ 26 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 40,74%. Đây là một trong
những lợi thế rất lớn trong quá trình lao động sản xuất nông nghiệp cũng như quá
trình tiếp thu khoa học kỹ thuật; tạo điều kiện thuận lợi trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện.
- Xét cơ cấu lao động theo giới tính: Trong 379 lao động được điều tra thì lao
động nữ giới chiếm số lượng nhiều hơn lao động nam giới. Bình quân chung trong
tổng số lao động được điều tra thì có 51,45% tổng số lao động là nữ giới. Đối với xã
Hải Phương thì tỷ lệ nữ nhiều hơn nam với 53,57% là nữ và 46,43% là nam. Đối
với xã Hải Hòa thì tỷ lệ nữ cũng nhiều hơn nam với 55,56% là nữ và 44,44% là
nam. Đối với xã Hải Toàn thì tỷ lệ nam lại nhiều hơn tỷ lệ nữ; cụ thể nam chiếm
55,75% và nữ chiếm 44,25%.
2.3.2.2 Chất lượng của lao động nông thôn
Chất lượng lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định đến
hiệu quả sử dụng lao động. Chất lượng lao động được thể hiện thông qua chỉ tiêu
trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của lao động.
+ Về trình độ văn hoá:
Trong tổng số 379 lao động được điều tra thì chỉ có 75 người (chiếm
19,79%) đã tốt nghiệp tiểu học; 195 người (chiếm 51,45%) đã tốt nghiệp THCS và
99 người (chiếm 26,12%) đã tốt nghiệp THPT và vẫn còn 10 người chiếm 2,64%
chưa tốt nghiệp tiểu học. Như vậy, trình độ văn hoá của cả 3 vùng điều tra có trình
độ văn hoá thấp, chỉ phù hợp với lao động giản đơn, là thách thức lớn cho quá trình
tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện nay vào trong quá trình sản xuất.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Bảng 2.8: Trình độ văn hóa, chuyên môn kĩ thuật của lao động điều tra
Chỉ tiêu
Hải Phương Hải Hoà Hải Toàn Tổng/BQC
Người % Người % Người % Người %
1. Trình độ văn hoá 140 100 126 100 113 100 379 100
- Chưa TN tiểu học 0 0 8 6,35 2 1,77 10 2,64
- TN tiểu học 19 13,57 31 24,61 25 22,12 75 19,79
- TN THCS 65 46,43 67 53,17 63 55,76 195 51,45
- TN THPT 56 40 20 15,87 23 20,35 99 26,12
2. Trình độ CMKT 140 100 126 100 113 100 379 100
- Chưa qua đào tạo 72 51,43 78 61,91 63 55,75 213 56,2
- Nghề ngắn hạn 37 26,43 28 22,22 35 30,97 100 26,39
- Nghề dài hạn 16 11,43 11 8,73 7 6,2 34 8,97
- TCCN 9 6,43 3 2,38 5 4,43 17 4,48
- CĐ, ĐH 6 4,28 6 4,76 3 2,65 15 3,96
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
+ Về trình độ chuyên môn kỹ thuật
Cũng như trình độ văn hoá, nhìn chung trình độ chuyên môn của người lao
động còn thấp. Bởi nó không chỉ chịu ảnh hưởng của đặc thù khu vực nông thôn mà
còn chịu ảnh hưởng của trình độ văn hoá mà người lao động đã học được. Kết quả
điều tra cho thấy số lao động chưa qua đào tạo là 213 người chiếm 56,20%; nghề
ngắn hạn là 100 người chiếm 26,39%; nghề dài hạn là 34 người chiếm 8,97%;
TCCN là 17 người chiếm 4,48% và CĐ, ĐH là 15 người chiếm 3,96%.
Nhìn chung, chất lượng lao động của các lao động được điều tra còn khá
thấp. Với trình độ như vậy thì khả năng tiếp cận của người dân về mọi mặt sẽ có
hạn chế, đặc biệt là khả năng làm quen với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại.
Do vậy, để nâng cao thu nhập của các lao động thì việc nâng cao chất lượng và trình
độ kỹ thuật của lao động là điều kiện rất cần thiết. Các giải pháp nâng cao dân trí,
đào tạo tập huấn nhằm giúp người nông dân nắm bắt được khoa học kỹ thuật, từ đó
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ, quá trình mới vào sản xuất là cơ
sở để tăng thu nhập góp phần ổn định cuộc sống gia đình.
2.3.3 Thực trạng việc làm của lao động nông thôn
2.3.3.1 Cơ cấu việc làm
Qua điều tra thấy một thực tế là người dân ở Hải Hậu nói chung đều có xu
hướng đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, nhưng đồng thời vẫn giữ hoạt động sản
xuất nông nghiệp như là cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế của gia đình. Điều tra cho
thấy trên địa bàn huyện tương ứng với 3 địa bàn có 3 nhóm ngành nghề chủ yếu là:
nhóm thuần nông, nhóm nông kiêm ngành nghề dịch vụ và nhóm chuyên ngành
nghề dịch vụ. Kết quả cho thấy:
Bảng 2.9: Cơ cấu việc làm của lao động điều tra năm 2011
Chỉ tiêu
Hải Phương Hải Hoà Hải Toàn Tổng
Người % Người % Người % Người %
Tổng số lao động 140 100 126 100 113 100 379 100
- Thuần nông 35 25 48 38,1 36 31,86 119 31,4
- Nông kiêm 69 49,29 66 52,38 65 57,52 200 52,77
- NNDV 36 25,71 12 9,52 12 10,62 60 15,83
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Trong số 379 lao động được điều tra có đến 119 lao động thuần nông, chiếm
31,40%; 200 lao động nông kiêm ngành nghề dịch vụ, chiếm 52,77% và 60 lao
động ngành nghề dịch vụ, chiếm 15,83%. Điều này cho thấy đây là khu vực có cơ
cấu ngành nghề mất cân đối, phần lớn dân cư sống bằng nghề nông kiêm. Đây là
dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ những người dân đã ý thức được rằng nếu chỉ làm
nông không thì sẽ khó có thể mang lại thu nhập cao, ổn định để cải thiện cuộc sống
gia đình được. Tuy nhiên cơ cấu đó lại có sự khác nhau giữa các địa bàn. Cụ thể:
- Trong 3 xã điều tra thì xã Hải Hòa có tỷ lệ số lao động thuần nông nhiều
nhất với 48 lao động, chiếm 38,10%. Do Hải Hoà là xã ven biển, người dân sống
chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp và khai thác thuỷ sản còn các
ngành nghề phi nông nghiệp hầu như ít được phát triển. Xã Hải Toàn có tỷ lệ số lao
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
động nông kiêm nhiều nhất với 65 lao động, chiếm 57,52%. Ngoài thời gian làm
nông ra thì lao động nơi đây còn kiêm thêm một số ngành nghề dịch vụ chủ yếu như
là thợ xây, thợ mộc, gò hàn, thường do nam giới đảm nhận; còn phụ nữ thì làm
các công việc như: buôn bán, thợ may, thêu ren,
Đối với xã Hải Phương với những điều kiện thuận lợi nhất định có tỷ lệ số
lao động ngành nghề cao nhất trong các vùng là 36 lao động, chiếm 25,71%. Thực
tế cho thấy rằng những lao động này có thu nhập khá cao với các công việc khá ổn
định. Đặc biệt, ở địa bàn này chuyên cung cấp loại bánh đặc sản của huyện như
bánh nhãn Hải Hậu, kẹo lạc Hải Hậu,nên vừa có thể tận dụng được các nguyên
liệu vùng miền, vừa đem lại việc làm và thu nhập cho không ít người. Tuy nhiên,
việc phát triển ngành nghề dịch vụ ở địa bàn này còn mang tính tự phát, chưa có sự
phát triển đồng bộ từ sản xuất đến đầu ra của sản phẩm. Vì thế, thời gian tới mong
chính quyền địa phương nên đưa ra hướng đi rõ ràng hơn nữa cho các ngành nghề
dịch vụ trên địa bàn.
Tóm lại, số liệu 379 lao động của 135 hộ trên 3 xã là đại diện điển hình cho 3
vùng miền của huyện Hải Hậu đã cho thấy một bức tranh tổng thể về lao động, việc
làm và thu nhập của LĐNT trên địa bàn. Tất cả những đặc điểm trên là do điều kiện
tự nhiên – xã hội quy định. Đến lượt mình, các yếu tố này lại tác động đến việc làm
và thu nhập cho người lao động trên địa bàn.
2.3.3.2 Tình hình sử dụng quỹ thời gian lao động
Thời gian làm việc trong năm được biểu hiện bằng số ngày làm việc bình
quân của người lao động. Đây chính là tiêu chí quan trọng cho thấy mức độ làm
việc, năng lực tự tạo việc làm của người lao động, qua đó phản ánh trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ, phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên thời tiết khí hậu và đặc điểm sinh học của đối tượng sản xuất nên
việc làm của LĐNT cũng không liên tục. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác và hợp
lý khi phân tích thời gian làm việc của người LĐNT, chúng tôi lấy ngày làm việc 8h
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
làm chuẩn (8h=1 công) để tính toán. Như vậy, tất cả thời gian làm việc của người
lao động sẽ được tổng hợp lại và chia cho 8h để ra số ngày làm việc. Mặt khác, ở
nông thôn có một số lao động có tham gia công việc mất khá nhiều thời gian nhưng
không tạo ra thu nhập như nội trợ, chăm sóc con cái, nên trong luận văn, chúng
tôi chỉ nghiên cứu thời gian lao động làm những công việc tạo ra thu nhập.
Kết quả điều tra cho thấy: trong 379 lao động của 135 hộ điều tra thì có 41
lao động làm việc dưới 100 ngày chiếm 10,82%; khoảng 100 - 200 ngày có 153 lao
động chiếm 40,37%; khoảng 200 - 300 ngày có nhiều lao động nhất có 154 lao
động chiếm 40,63% và khoảng trên 300 ngày có 30 lao động chiếm 7,92%. Tuy
nhiên, tùy theo từng địa bàn và nhóm ngành cụ thể mà thời gian làm việc trong năm
của lao động cũng khác nhau. Cụ thể:
- Phân theo địa bàn
Số lao động làm việc dưới 100 ngày tập trung chủ yếu ở xã Hải Toàn với 15
lao động, bình quân số công mà những lao động ở đây đạt được là 74 công/năm.
Đây là những lao động chỉ tham gia làm nông, ngoài thời gian đó ra họ không có
việc gì để làm.
Số lao động làm việc trong khoảng thời gian 100 - 200 ngày tập trung nhiều
nhất ở xã Hải Hoà với 62 người (62/153). Hải Hoà vốn là một xã ven biển có lợi thế
về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, ngoài ra còn trồng lúa nên trong quá trình
lao động họ thường tự mình làm nấy để tiết kiệm chi phí, việc đánh bắt và nuôi
trồng thuỷ hải sản chiếm khoảng nửa công trong ngày với một lao động, còn việc
trồng lúa và thu hoạch thường chiếm từ 1 - 2 ngày cho một sào Bắc bộ cho một lao
động. Thời gian lao động bình quân là 152 công/năm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Bảng 2.10: Thời gian làm việc trong năm của lao động huyện Hải Hậu,
năm 2011
Chỉ tiêu
Phân tổ thời gian làm việc (ngày công)
Tổng/BQC 300
Số công
BQ
Số
LĐ
Số công
BQ
Số
LĐ
Số công
BQ
Số
LĐ
Số công
BQ
Số
LĐ
Số công
BQ
Số
LĐ
1. Theo địa bàn
+ Hải Phương 83 14 153 38 260 73 305 15 200 140
+ Hải Hòa 77 12 152 62 255 45 304 7 197 126
+ Hải Toàn 74 15 146 53 241 37 302 8 191 113
Tổng/BQC 78 41 150 153 252 155 304 30 196 379
2. Theo ngành nghề
+ Thuần nông 83 34 167 56 245 29 0 0 165 119
+ Nông kiêm 85 7 169 90 257 89 301 14 203 200
+ Ngành nghề
dịch vụ
0 0 121 7 236 37 303 16 220 60
Tổng/BQC 84 41 152 153 246 155 302 30 196 379
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Đối với nhóm lao động có thời gian làm việc 200 - 300 ngày/năm, tập
trung chủ yếu ở xã Hải Phương - một xã giáp thị trấn với 73/154 lao động. Thời
gian lao động đạt bình quân 260 công/năm. Ngoài công việc làm nông họ còn
tham gia tích cực vào các ngành nghề khác nhau như buôn bán, thợ may, thợ
xây, thợ mộc, Cũng ở địa phương này, số lao động làm việc trên 300 ngày
cũng cao nhất so với 2 xã còn lại. Sở dĩ, thời gian làm việc của những lao động ở
đây cao do phần lớn họ đều có ngành phi nông nghiệp ổn định: như gò hàn, thợ
mộc, đối với nam giới và buôn bán, cắt may, làm bánh đặc sản của vùng đối
với nữ giới. Thời gian làm việc ổn định, thu nhập tương đối cao nên hầu hết các
lao động này đều là những người khá và giàu.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy được rằng: tuy những lao động làm việc
trong khoảng thời gian 200 - 300 ngày là nhiều nhất, nhưng những lao động làm việc
trong khoảng thời gian 100 - 200 ngày có tỷ lệ cũng gần bằng; cho nên thời gian lao
động của người dân nơi đây còn khá thấp và có sự khác nhau giữa các địa bàn. Bảng
thống kê trên chỉ là những con số đại diện, con số bình quân, phần nào phản ánh mặt
lượng chứ chưa nói lên được mặt chất của vấn đề như: tỷ lệ làm việc phân theo tính
chất ngành nghề, Kết quả điều tra dưới đây cho thấy rõ thêm các vấn đề đó.
- Phân theo tính chất ngành nghề
Yếu tố ngành nghề là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét tính chất việc làm
trong năm của người lao động. Ở mỗi ngành nghề khác nhau, lao động sẽ có số
ngày làm việc trong năm khác nhau, từ đó mức thu nhập cũng khác nhau. Căn cứ
vào đối tượng có thể chia nông thôn thành 3 loại chính là nhóm nghề thuần nông,
nông kiêm và nhóm ngành nghề dịch vụ. Trên địa bàn điều tra, việc làm thuần nông
chủ yếu là trồng lúa, rau màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm và tôm cá. Đối với việc
làm ngành nghề dịch vụ phần lớn là kinh doanh buôn bán nhỏ, làm mộc, thợ may,
nấu rượu, làm đông lạnhCòn nhóm ngành nông kiêm là sự kết hợp của nhóm
thuần nông và nhóm ngành nghề dịch vụ.
Từ bảng số liệu trên cho thấy, nhóm ngành thuần nông có số lao động làm
việc trong khoảng 100 - 200 ngày là lớn nhất với 56/119 lao động, bình quân đạt
167 công/năm. Trong nhóm thuần nông vẫn có 29 lao động làm việc từ 200 - 300
công, với mức bình quân 245 công/năm là do ngoài công việc làm nông ra họ còn
tham gia chăn nuôi lợn, gà, vịt, cá,bởi như đã đề cập Hải Hậu là vùng nằm ở phía
nam đồng bằng sông Hồng – một vùng đất với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Còn với 34 lao động của nhóm thuần nông có
thời gian làm việc bình quân trong năm đạt 83 công/năm – đây là những lao động
chủ yếu chỉ tham gia làm nông như làm lúa, hoa màu; khi hết vụ thì họ không có
làm thêm bất cứ công việc nào khác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
49
Đối với nhóm ngành nông kiêm, đại bộ phận người dân ở đây đã nhận thức
được rằng: nếu chỉ làm thuần nông không, thì cuộc sống sẽ khó thoát khỏi khó
khăn và thiếu thốn. Vì thế họ đã tự chọn cho mình hướng đi là kiêm những công
việc khác như: buôn bán, cắt may, thợ xây, thợ mộc,...chính vì vậy mà số lao động
làm việc từ 100 - 200 ngày có tới 90 người trong tổng 200 lao động và có tới 89
lao động làm việc trong khoảng 200 - 300 ngày. Nhóm ngành chuyên ngành nghề
dịch vụ không có lao động nào làm việc dưới 100 ngày/năm, 37 lao động trong
tổng 60 lao động của nhóm có số ngày làm việc bình quân 236 công/năm và 16 lao
động có số ngày làm việc cao nhất, bình quân đạt 303 công/năm. Sở dĩ thời gian
làm việc của nhóm ngành này cao vì phần lớn các lao động đều có ngành nghề phi
nông nghiệp ổn định. Cụ thể qua điều tra thực tế cho thấy: ngành nghề dịch vụ ở
xã Hải Phương chủ yếu là buôn bán tạp hóa, kinh doanh quán café, dịch vụ làm
đẹp,...; ở xã Hải Toàn thì có nghề thợ mộc, may công nghiệp,..; ở xã Hải Hòa chủ
yếu là buôn bán vật tư nông nghiệp, buôn bán tôm - cá,Thời gian làm việc
thường xuyên ổn định, thu nhập tương đối cao nên những lao động thuộc nhóm
ngành này thường có thu nhập khá giả.
Như vậy, có thể thấy cơ cấu ngành nghề đã quyết định đến sự phân chia số
ngày làm việc trong năm của người lao động trên địa bàn điều tra. Nhìn chung, thời
gian lao động của nhóm ngành thuần nông thường rất thấp và điều ngược lại diễn ra
ở nhóm ngành nghề dịch vụ. Do vậy, để tăng thời gian làm việc và thu nhập của
người lao động thì phải phát triển các ngành nghề phụ. Đây cũng là một xu thế phát
triển hiện nay của nền kinh tế.
2.3.3.3 Tỷ suất sử dụng thời gian lao động
Như đã đề cập, tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của LĐNT nói lên
trình độ sử dụng lao động theo ngày và qua đó thấy được tỷ lệ quỹ thời gian chưa sử
dụng hết cần phải huy động trong tháng. Và trong đề tài này, chúng tôi chọn 24
ngày là thời gian làm việc trong tháng có khả năng huy động được của lao động
nông thôn để kết quả tính toán chính xác hơn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Bảng 2.11: Tỷ suất sử dụng thời gian lao động của lao động điều tra ở huyện
Hải Hậu, năm 2011
Nhóm ngành
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động phân theo các tháng (%)
BQC
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Thuần nông 61,21 52,14 54,06 53,15 56,85 66,71 59,44 51,47 53,86 55,16 56,58 68,24 57,41
Nông kiêm 75,39 62,09 72,35 68,36 66,57 74,42 71,08 68,11 69,4 70,31 69,66 76,15 70,32
Ngành nghề
dịch vụ
80,69 74,12 76,87 78,79 76,3 79,12 75,55 72,9 73,04 71,36 74,17 82,33 76,27
B.quân 72,43 62,78 67,76 66,77 66,57 73,42 68,69 64,16 65,43 65,61 66,8 75,57 68
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Số liệu bảng 2.11 và biểu đồ 2.1 cho thấy: tỷ suất sử dụng thời gian làm
việc ở các tháng trong năm của các lao động điều tra có 2 đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất: có sự phân hoá khá rõ về tỷ suất sử dụng thời gian giữa các tháng
trong năm. Bắt đầu từ tháng 1, đang nằm ở mức đỉnh với 72,43% và có xu hướng đi
xuống đáy với tỷ suất sử dụng thời gian 62,78%. Sau đó lại tăng vọt lên ở tháng 3 với
tỷ suất sử dụng thời gian đạt 67,76% rồi giảm nhẹ vào các tháng 4,5. Lại tăng cao vào
tháng 6,7; giảm dần về các tháng cuối năm, và đạt đỉnh ở tháng 12 với 75,57%.
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
Biểu đồ 2.1 : Tỷ suất sử dụng thời gian lao động qua các tháng trong năm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Tất cả những điều trên được lí giải là do tính thời vụ trong sản xuất nông
nghiệp quy định mà chủ yếu ở đây là do cơ cấu cây trồng, vật nuôi quyết định. Theo
điều tra, trên địa bàn trồng chủ yếu là cây lương thực như lúa nước và hoa màu. Đây
là những cây trồng có chu kỳ sinh trưởng ngắn và mang tính mùa vụ cao. Chỉ riêng
với tháng 6 và tháng 12, thời gian làm việc của người lao động là cao nhất trong
năm bởi đây là thời vụ chính. Trong tháng 6, người dân vừa phải thu hoạch vụ lúa
Đông Xuân, thu hoạch lạc và tiếp tục làm đất để kịp gieo lúa Hè Thu. Tỷ suất sử
dụng thời gian lao động trung bình trong tháng này là 73,42%. Tháng 12 cũng là
tháng có nhiều công việc, là thời điểm làm đất, bón phân để gieo lúa vụ Đông Xuân.
Trong tháng này bình quân tỷ suất sử dụng thời gian lao động của bà con được điều
tra trên địa bàn huyện là 75,57%. Tuy nhiên, các tháng còn lại trong năm như:
4,5,7,8,11 là những tháng rơi vào thời điểm nông nhàn. Một số lao động tranh thủ
trồng rau màu như: đỗ đậu, dưa chuột,dịp đầu năm và cải bắp, cà chua,vào
những ngày cuối năm; một số khác thì tranh thủ làm thêm nghề nuôi trồng nấm, thủ
công mỹ nghệ hoặc buôn bán, nên cũng chỉ huy động được trung bình 66% - 69%
thời gian làm việc trong tháng. Riêng tháng 2 - khoảng thời điểm tết Nguyên Đán
thì bà con thường dành ít ngày ở tháng này để đón năm mới, nên tỷ suất sử dụng
thời gian trong tháng này ít nhất trong năm với bình quân là 62,78%.
Như vậy, tháng đạt đỉnh điểm về tỷ suất sử dụng thời gian lao động của các
lao động ở đây không nhiều, trong đó đa phần là các tháng nông nhàn. Điều này là
do số cây trồng trên địa bàn huyện chưa có sự đa dạng hoá nên chưa khai thác hết
tiềm năng đất đai đồng thời cũng chưa huy động được tối đa thời gian làm việc của
người lao động.
- Thứ hai: có sự phân hoá về tỷ suất sử dụng thời gian lao động của người
lao động ở các nhóm ngành khác nhau:
Theo số liệu cho thấy, trong 3 nhóm ngành thì ngành nghề dịch vụ là nhóm
ngành có tỷ suất sử dụng thời gian lao động cao nhất bình quân là 76,27%. Sau đó là
nhóm ngành nông kiêm với tỷ suất sử dụng thời gian lao động bình quân các tháng là
70,32%. Thấp nhất là nhóm ngành thuần nông với tỷ suất sử dụng thời gian lao động
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
bình quân là 57,41%. Trên bỉểu đồ cho thấy, 3 hình sin thể hiện cho 3 nhóm ngành
khác nhau cũng có những điểm khác biệt: nhóm ngành nghề dịch vụ là một hình sin
khá trơn đều, ít có những biểu hiện rõ rệt. Trong khi đó, nhóm ngành nông kiêm và
nhóm ngành thuần nông có những đoạn gập khúc rõ ràng cho thấy sự phân hoá mạnh
mẽ ở một số thời điểm trong năm. Hiện tượng này có thể được giải thích như sau:
Do tính chất của nhóm ngành nghề dịch vụ, công việc thường ổn định, lại ít
phụ thuộc vào thời tiết cũng như mùa vụ nên thời gian làm việc khá ổn định vào các
tháng, ít có những phân hoá lớn ở các thời điểm trong năm. Trong khi đó, các nhóm
ngành thuần nông cũng như nông kiêm có sự phân hoá mạnh mẽ ở các tháng trong
năm bởi tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, đối tượng canh tác của người lao
động chủ yếu là lúa nước, lạc,chăn nuôi chủ yếu tập trung vào nuôi lợn, gia cầm
và tôm cá. Nên tháng đỉnh điểm trong năm là tháng vụ mùa chính như tháng 6 và
tháng 12 và số ngày làm việc ít hơn vào các tháng còn lại trong năm.
Như vậy, tỷ suất sử dụng thời gian lao động của các lao động điều tra chịu
ảnh hưởng của 2 yếu tố: là cơ cấu ngành nghề và cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong
sản xuất nông nghiệp. Những đặc điểm đó vừa mang tính đặc thù của địa bàn điều
tra, vừa mang những nét chung của việc làm ở nông thôn Việt Nam.
2.3.4 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn
2.3.4.1 Thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động
Quan sát bảng số liệu 2.12 chúng ta thấy có 2 đặc điểm nổi bật sau:
Một là: Ở từng nhóm ngành khác nhau thì cơ cấu thu nhập của người lao
động cũng khác nhau.
Ở nhóm ngành thuần nông: do cơ cấu ngành nghề quyết định, nên thu nhập
của người lao động nhóm ngành này từ 2 nguồn cơ bản chính là trồng trọt và từ
chăn nuôi. Bình quân một lao động trong nhóm ngành này có mức thu nhập là 19,86
triệu đồng. Trong đó, 9,85 triệu đồng là từ lĩnh vực trồng trọt chiếm 49,60% trong
cơ cấu thu nhập và 9,32 triệu đồng chiếm 46,93% từ lĩnh vực chăn nuôi, 0,69 triệu
đồng, chiếm 3,47% là từ nguồn thu khác như trợ cấp người nghèo,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Ở nhóm ngành nông kiêm, thu nhập của lao động ở nhóm ngành này từ nhiều
nguồn thu khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ, nuôi trồng
thủy hải sản,Qua điều tra cho thấy, thu nhập bình quân của một lao động là 24,36
triệu đồng. Trong đó có 8,01 triệu (chiếm 32,88%) là từ trồng trọt; 6,99 triệu (chiếm
28,69%) là từ chăn nuôi; 5,37triệu (chiếm 22,04%) là từ ngành nghề dịch vụ; 3,04
triệu (chiếm 12,48%) là từ nuôi trồng thủy sản và 0,94 triệu (chiếm 3,86%) là từ
nguồn khác: như quà biếu, trợ cấp hàng tháng của các đối tượng chính sách,
Nhóm ngành nghề dịch vụ, là những lao động có thời gian lao động khá ổn
định nên thu nhập của họ thường là cao.
Hai là: có sự khác nhau trong cơ cấu thu nhập của các đối tượng cùng nhóm
ngành nhưng lại ở các địa bàn khác nhau. Điều này thể hiện khá rõ ở các đối tượng
lao động cùng nhóm ngành thuần nông, nhóm ngành nông kiêm ở các địa bàn khác
của huyện.
Ở nhóm ngành thuần nông, trong khi tỷ trọng thu nhập từ lĩnh vực trồng trọt
nhiều hơn tỷ trọng thu nhập từ lĩnh vực chăn nuôi ở hai địa bàn Hải Phương
(50,23% > 46,99%) và Hải Toàn (52,61% > 43,29%) thì ở địa bàn Hải Hòa đặc
điểm này lại ngược lại: thu nhập từ trồng trọt chiếm 46,54% và từ chăn nuôi:
49,86%. Nguyên do là do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng miền quy định.
Hải Phương và Hải Toàn đều là những xã đồng bằng có những điều kiện khá thuận
lợi như được sông Hồng bù đắp phù sa nên trồng cấy mang lại hiệu quả kinh tế khá
cao; còn Hải Hòa là vùng ven biển - nơi mà nguồn thức ăn dành cho chăn nuôi gà,
lợn,đều phong phú, bởi vậy người dân nơi đây đã tận dụng ngành chăn nuôi để
phát triển lợi thế của mình. Ở nhóm ngành nông kiêm, chỉ xét 3 nguồn thu từ trồng
trọt, chăn nuôi và lĩnh vực ngành nghề dịch vụ cũng đã có sự khác nhau ở cùng
nhóm ngành nghề nhưng khác nhau địa bàn. Trong 3 nguồn thu chính của nhóm
ngành này, thu nhập của người lao động ở xã Hải Toàn từ lĩnh vực trồng trọt là cao
nhất với 36,04%; trong khi đó lĩnh vực chăn nuôi là nguồn thu có tỷ trọng lớn nhất
của lao động xã Hải Hòa với 34,22%, còn thu nhập của người lao động ở xã Hải
Phương lại có tỷ trọng cao ở lĩnh vực ngành nghề với 27,12%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
Bảng 2.12: Thu nhập và cơ cấu thu nhập của lao động
Chỉ tiêu TNBQ/LĐ
(Triệuđồng)
Trồng trọt Chăn nuôi NNDV Nuôi trồng thủy –hải sản Khác
Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %
Thuần
nông
Hải Phương 20,55 10,32 50,23 9,66 46,99 0,57 2,78
Hải Hòa 21,41 9,96 46,54 10,68 49,86 0,77 3,6
Hải Toàn 17,62 9,27 52,61 7,63 43,29 0,72 4,1
Tổng/BQC 19,86 9,85 49,6 9,32 46,93 0 0 0 0 0,69 3,47
Nông
kiêm
Hải Phương 26,12 9,06 34,7 6,42 24,57 7,08 27,12 2,5 9,77 1,06 3,84
Hải Hòa 22,29 6,09 27,34 7,63 34,22 4,14 18,56 3,76 16,88 0,67 3
Hải Toàn 24,67 8,89 36,04 6,93 28,09 4,9 19,87 2,86 11,6 1,09 4,4
Tổng/BQC 24,36 8,01 32,88 6,99 28,69 5,37 22,04 3,04 12,48 0,94 3,86
NNDV Hải Phương 38,08 37,36 98,1 0,72 1,9
Hải Hòa 33,52 32,58 97,2 0,94 2,8
Hải Toàn 30,22 29,28 96,9 0,94 3,1
Tổng/BQC 33,94 0 0 0 0 33,07 97,44 0 0 0,87 2,56
Tổng/BQC 26,05 8,93 41,24 8,16 37,81 16,54 48,72 3,04 12,48 0,83 3,30
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2011)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Như vậy, ở mỗi địa bàn khác nhau, sẽ có những lợi thế khác nhau, nhưng
nhìn chung trong trồng trọt, thu nhập cao nhất của mỗi lao động ở 3 xã nơi đây vẫn
là từ cây lúa và cây hoa màu, một số cây khác như lạc, khoai tây hoặc đậu tương.
Còn trong chăn nuôi: như người dân Hải Toàn có lợi thế nuôi lợn và gia cầm; Hải
Hòa có lợi thế về nuôi trồng thủy sản và chăn thả trâu bò,Trong lĩnh vực ngành
nghề dịch vụ: như ở địa bàn xã Hải Phương người lao động tập trung nhiều hơn cho
buôn bán cũng như các dịch vụ vận chuyển. Đối với địa bàn xã Hải Toàn thì người
dân hướng tới công việc bên lĩnh vực xây dựng: đàn ông có thể làm thợ xây, đàn bà
có thể làm thợ phu hồ. Còn Hải Hòa, ngoài khoản thu từ đánh bắt và nuôi trồng thủy
sản thì nghề làm muối cũng là một nghề tạo thêm nhiều thu nhập cho người dân nơi
đây. Các lĩnh vực ngành nghề dịch vụ khác được nhắc đến ở đây là nghề trồng cây
cảnh, nấu rượu, xe ôm, móc sợimặc dù không xuất hiện nhiều ở người dân nơi
đây nhưng cũng từ đó mà góp phần cho cuộc sống của họ thêm ổn định.
Tóm lại, th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viec_lam_va_thu_nhap_cua_lao_dong_nong_thon_o_huyen_hai_hau_tinh_nam_dinh_1006_1912395.pdf