MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 1
1 – Tổng quan về VCĐ 1
1.1- Khái niệm, cơ cấu VCĐ trong doanh nghiệp 1
1.2- Nguồn hình thành VCĐ 2
1.3- Vai trò của VCĐ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2
1.4- Yêu cầu quản lý và sử dụng TSCĐ 3
1.4.1- Phân loại theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế 3
1.4.2- Phân loại theo tình hình sử dụng: 4
1.4.3- Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: 4
1.5- Khấu hao TSCĐ 5
1.5.1- Hao mòn và khấu hao TSCĐ: 5
1.5.2- Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ 5
1.6- Bảo toàn vốn cố định: 8
2- Các tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ 8
3- Yêu cầu quản lý và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong doanh nghiệp. 10
3.1-Yêu cầu quản lý 10
3.2- Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM 12
2.1- Tổng quan về công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam 12
2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty: 13
2.1.3 – Cơ cấu bộ máy tổ chức 15
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 18
2.2 Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam 19
2.2.1 Tình hình kết cấu vốn kinh doanh của công ty CEC. 19
2.2.2 Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty CEC 21
2.2.3 Hiện trạng TSCĐ tại công ty trong 2 năm 22
2.2.4 Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng VCD của công ty 22
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỂN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM 25
3.1 Định hướng sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn cố định tại công ty CEC trong năm 2010-2011 25
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có định ở Công ty cổ phần điển tử và truyền hình cáp Việt Nam 26
3.2.1 Đẩy mạnh công tác khai thác, tạo lập nguồn vốn tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, qui trình công nghệ. 26
3.2.2 Hoàn thịên công tác phân cấp quản lý tài sản cố định. 28
3.2.3 Công ty cần tận dụng năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 28
3.2.4 Công ty cần có phương pháp khấu hao hợp lý. 29
3.2.5 Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý TSCD 29
36 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn cố định và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, xác định được tổng số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không khớp thấp hơn 50% công suất thiết kế
1.6- Bảo toàn vốn cố định:
- Xuất phát từ sự vẫn động của VCĐ cho thấy việc bảo toàn và phát triển VCĐ được đặt ra như một yêu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp.
- Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp thì VCĐ thường chiếm một tỷ trọng khá lớn, nó quyết định tới năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, do đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tren thị trường.
- Chu kỳ vận động của VCĐ kéo dài, sau nhiều năm mới có thể hoàn đủ số vốn đã ứng ra ban đầu. Trong thời gian đó đồng vốn luôn gặp phải rủi ro do những nguyên nhân khách quan, chủ quan làm VCĐ không còn giữ nguyên như ban đầu như: làm phát, giá cả, tiền tệ, tiến bộ của khoa học công nghệ, quản lý kinh doanh kém hiệu quả…
- Trong nền kinh tế thì trường bảo toàn VCĐ phải được biểu hiện một cách đầy đủ là: phải thu hồi một lượng giá trị thực của TSCĐ ban đầu đã bỏ ra để có thể tái sản xuất giản đơn lại TSCĐ.
- Bảo toàn về mặt giá trị: là rtong điều kiện có biến động lớn về giá cả , các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về điều chỉnh nguyên giá TSCĐ, theo hệ số trượt giá tại các thời điểm bảo toàn mà Nhà nước cho phép. Vì có bảo toàn về mặt tài chính ( giá trị ) mới bảo đảm sức mua của VCĐ không giảm sút so với ban đầu.
- Bảo toàn về mặt vật chất: là đảm bảo năng lực sản xuất của TSCĐ không giảm sút khi không còn sử dụng được nữa. Điều đó có ý nghĩa là khi TSCĐ hưu hỏng phải bảo đảm tái sản xuất một năng lực sản xuất như cũ.
Tóm lại: bảo toàn VCĐ là bảo đảm sức mua của vốn và năng lực sản xuất của vốn. Trên ý nghĩa đó, bảo toàn vốn là bảo đảm tái sản xuaatsgianr đơn lại TSCĐ.
2- Các tiêu chí phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định được tổng hợp trong bảng sau:
TT
Các chỉ tiêu
Cách tính
ý nghĩa
1
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Tổng doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ
Số vốn cố định bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ
2
Hàm lượng vốn cố định
Số vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ.
Tổng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ
Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
3
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Lợi nhuận trước thuế( hoặc sau thuế ).
Số vốn cố định bình quân trong kỳ.
Phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.
4
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Tổng doanh thu hoặc doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần.
5
Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất
Giá trị còn lại bình quân của TSCĐ.
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
Phản ánh trị giá TSCĐ bình quân trang bị cho một công nhân trực tiếp sản xuất.
6
Hệ số hao mòn TSCĐ
Số tiền khấu hao luỹ kế
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ.
Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp với thời điểm ban đầu, nếu hệ số này càng tiến dần đến 1 chứng tỏ TSCĐ đang sử dụng càng cũ, cho thấy doanh nghiệp ít đổi mới TSCĐ
3- Yêu cầu quản lý và các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong doanh nghiệp.
3.1- Yêu cầu quản lý
Nắm được số lượng, chủng loại, tình trạng và sự biến động của TSCĐ cả về mặt hiện vật và giá trị.
Nắm được tình hình TSCĐ đang dùng, chưa dùng, không cần dùng để có biện pháp huy động sử dụng, thanh lý nhượng bán, tận dụng tối đa năng lực TSCĐ.
Kịp thời sửa chữa TSCĐ hư hỏng, thanh lý tài sản cũ kỹ đã khấu hao hết.
Tính khấu hao đúng và quản lý sử dụng quỹ khấu hao,tìm cách đổi mới TSCĐ không ngừng phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới.
3.2- Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công việc quản lý và sử dụng vốn cố định không những giúp cho doanh nghiệp bảo toàn mà còn phát triển được vốn cố định, từ đó có thể tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận tạo ra các lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường.
Tuỳ theo điều kiện tình hình kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp quản lý TSCĐ. Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp người ta thường sử dụng những biện pháp sau:
- Lập và thực hiện tốt các dự án đầu tư vào TSCĐ.
Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong các hoạt động đầu tư dài hạn, doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư. Trong việc mua sắm TSCĐ cần chú ý cân nhắc một số điểm: Quy mô đầu tư, kết cấu TSCĐ,trình độ công nghệ của thiết bị và kỹ thuật sản xuất, cách thức đầu tư cần lựa chọn giữa mua sắm hay đi thuê ...
- Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh.
- Phải có sổ sách lập lý lịch theo dõi đối với từng tài sản và theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải có người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm soát tình hình sử dụng để huy động cao nhất TSCĐ hiện có vào hoạt động, kịp thời thực hiện nhượng bán TSCĐ không cần dùng, thanh lý các TSCĐ đã hư hỏng để thu hồi vốn, thực hiện định kỳ kiểm kê, đánh giá lại tài sản tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Cân nhắc thận trọng việc xác định thời hạn khấu hao tài sản cố định, cần thực hiện khấu hao nhanh đặc biệt đối với những TSCĐ có chu kỳ đổi mới nhanh.
- Thực hiện tốt việc bảo dưỡng và sửa chữa, tránh tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng.
Trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sửa chữa lớn cần cân nhắc tính toán kỹ hiệu quả của nó,tức là xem xét giữa chi phí sửa chữa cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới để quyết định cho phù hợp.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. Nếu việc tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM
2.1- Tổng quan về công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam
2.1.1- Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam là một doanh nghiệp được chuyển đổi (cổ phần hóa) từ doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số: 123/QĐ-BTTTT ngày 17/09/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam - CEC, tiền thân là Xí nghiệp Điện tử truyền hình thuộc Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam - VTC, được thành lập theo Quyết định số: 986 QĐ/TC-THVN ngày 12/12/1996 của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam. Đăng ký kinh doanh số 306478 ngày 11/1/1997 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Sau nhiều năm phấn đấu và trưởng thành Xí nghiệp Điện tử Truyền hình đã không ngừng phát triển và ngày 10 tháng 1 năm 2003 Giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam đã ký Quyết định đổi tên Xí nghiệp Điện tử Truyền hình thành Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam CEC. Và được bổ sung nhiệm vụ theo Quyết định số 05/QĐ/VTC-TC để trở thành doanh nghiệp Nhà nước, hoạch toán độc lập trực thuộc Đài truyền hình Việt Nam nay thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngày 17/09/2007: Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định số 123/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam thuộc Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện - VTC thành công ty cổ phần.
Ngày 26/12/2007: Chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam.
* Tên doanh nghiệp:
+Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam
+Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Cable Television and Electronics Joint Stock Company
+Tên viết tắt: CEC., JSC
* Địa chỉ doanh nghiệp:
1. Trụ sở chính:
Địa chỉ trụ sở cũ : 65 Lạc Trung - Q.Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Địa chỉ trụ sở mới: Tầng 2, toà nhà 96 Định Công - Q.Thanh Xuân - Hà Nội.
Số điện thoại : (84 4) 3868 9287 - 3868 9288 - 3868 9289.
Số Telex (fax) : (84 4) 3868 9296.
Email : khkd-cec@hn.vnn.vn
Web-site : www.cec.vn.
2. Chi nhánh Tại Tp Hồ Chí Minh:
Địa chỉ : 82A Trần Hưng Đạo, Q. Tân Phú -TP HCM
Điện thoại : (84 8) 408.3293
Fax : (84 8) 812.5493
* Tài khoản:
1. Tài khoản nội tệ: 2121 000000 5896 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ.
2. Tài khoản ngoại tệ: 212-10-37-000040-6 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ.
* Mã số thuế: 0102613037
2.1.2- Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty:
Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam - CEC chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực chuyên ngành như:
Đầu tư Hệ thống mạng cáp truyền thông đa dịch vụ đa dịch vụ để cung cấp các dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ truyền thông đa phương tiện, xây dựng hạ tầng, mạng viễn thông và truyền hình cáp; xây lắp các cột cao phát sóng phát thanh, truyền hình, các công trình viễn thông, điện lực;
Truyền dẫn và tiếp sóng các chương trình truyền hình và phát thanh quảng bá phục vụ nhiệm vụ công ích trong công tác thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước; các chương trình phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân trên hệ thống mạng truyền hình cáp theo Quy định của Pháp luật;
Biên tập, biên dịch và phát lại các tác phẩm văn hoá điện ảnh, các chương trình truyền hình phát thanh trong và ngoài nước trên hệ thống mạng truyền hình cáp theo Quy định của Pháp luật;
Sản xuất, mua bán trao đổi, làm đại lý, mua bản quyền các chương trình truyền hình, phát thanh, phim ảnh, băng đĩa (không bao gồm sản xuất phim); Đại lý kinh doanh sách báo và các ấn phẩm văn hoá khác theo Quy định của Pháp luật;
Sản xuất, kinh doanh các chương trình game trên mạng viễn thông và truyền hình;
Sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ tin nhắn đa phương tiện trên mạng viễn thông, truyền hình và internet phục vụ những lợi ích chung của cộng đồng;
Sản xuất các chương trình quảng cáo; cung cấp các dịch vụ về quảng cáo, quảng bá trên sóng phát thanh truyền hình, trên mạng viễn thông và Internet trong nước, quốc tế và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;
Làm dịch vụ truyền thông, tổ chức các sự kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội;
Tư vấn đầu tư, lập dự án đầu tư và lập dự toán thi công; thi công lắp đặt và chuyển giao công nghệ các công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông, điện tử tin học, tự động điều khiển, âm thanh, ánh sáng, trang âm hội trường và các dịch vụ có liên quan;
Kinh doanh và làm dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ (không bao gồm khám chữa bệnh), giải trí, thể thao; kinh doanh các dịch vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm theo quy định của Pháp luật;
Nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo, thử nghiệm, sản xuất, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị thuộc ngành phát thanh truyền hình, bưu chính viễn thông, điện tử tin học, điện tử dân dụng, thang máy, thiết bị lạnh, thang cuốn, băng chuyền, máy hút bụi, hút ẩm, điện tử công nghiệp, điện tử phục vụ chuyên ngành khác như y tế, giáo dục, hàng không, hàng hải, giao thông đường sắt, dầu khí, khai thác mỏ, địa chất khai khoáng, tài nguyên môi trường, điện lực,...;
Tư vấn đầu tư và xây dựng bao gồm: lập và quản lý Dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tổng dự toán và kiểm định các công trình xây dựng (kể cả công trình thuộc dự án đầu tư nước ngoài và các dự án phát triển khu đô thị, khu công nghiệp);
Thiết kế mạng thông tin, bưu chính viễn thông công trình xây dựng.
2.1.3 – Cơ cấu bộ máy tổ chức
Công ty Cổ phần Điện tử và Truyền hình cáp Việt Nam – CEC với tổng số cán bộ công nhân viên tính đến 30/6/2009 là 214 người. Trong đó:
Tốt nghiệp đại học, cao đẳng: 99 người,
Tốt nghiệp trung cấp: 65 người,
Tốt nghiệp công nhân kỹ thuật: 50 người,
Số lao động trực tiếp: 50 người,
Số lao động gián tiếp: 164 nguời,
Được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã có một đội ngũ CB – CNV có năng lực kỹ thuật có tay nghề cao luôn luôn đáp ứng được với sự phát triển của khoa học công nghệ và của thời đại. Trong quá trình hoạt động Công ty không ngừng nâng cao năng lực quản lý và năng lực kỹ thuật tiến tới sự hoàn thiện về bộ máy tổ chức và cơ cấu nhân lực đưa Công ty tiến tới sự phát triển đồng đều, ổn định và vững mạnh.
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, các phòng chức năng, các trung tâm truyền hình cáp và các văn phòng đại diện và chi chi nhánh công ty. Các phòng ban được phân cấp quản lý rõ ràng hoạt động dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty. Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Nguồn: Phòng Nhân sự
Mọi hoạt động của công ty đều phải dưới sự chỉ huy của Giám Đốc và các phó Giám Đốc.
Giám Đốc công ty: là người có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó Giám Đốc kỹ thuật: là người giúp giám đốc chỉ huy điều hành công tác kỹ thuật, công nghệ cho sản xuất, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ mới, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới hoàn thiện công nghệ, tổ chức các thông tin khoa học kỹ thuật trong công ty.
Phó Giám Đốc đầu tư: là người giúp giám đốc có trách nhiệm lập kế hoạch đầu tư và chỉ đạo thực hiện quá trình đầu tư theo kế hoạch.
Giúp việc cho Ban Giám Đốc là các Phòng, Ban.
Phòng Kế Hoạch: Có nhiệm vụ chính là xây dựng các phương án phát triển sản xuất, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ, điều hành kế hoạch sản xuất, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm.
Phòng Tài Chính- Kế Toán: Có chức năng giúp giám đốc quản lý mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Kiểm tra việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật nói chung và các chỉ tiêu tài chính nói riêng. Nhiệm vụ kế hoạch thu chi tài chính, quản lý khai thác và sử dụng các loại vốn hợp lý, tiết kiệm, theo các chế độ quy định của nhà nước hiện hành, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng Kỹ Thuật : Có chức năng giúp giám đốc và các phó giám đốc kỹ thuật tổ chức và quản lý công tác khoa học công nghệ trong công ty, các quy trình công nghệ, quy định kỹ thuật.
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
Đơn vị: Triệu đồng
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty những năm vừa qua
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
Số tiền (+)
Tỷ lệ (+) %
1
Doanh thu
10.185.964.911
16.847.039.984
6.661.075.073
65,39%
2
Chi phí
9.933.394.041
16.077.945.895
6.144.551.854
61,86%
3
Lợi nhuận trước thuế
252.570.870
769.094.089
516.523.219
204,51%
4
Thuế TNDN
70.719.844
192.273.522
121.553.679
171,88%
5
Lợi nhuận sau thuế
181.851.026
576.820.567
394.969.540
217,19%
( Nguồn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008- 2009)
Trong những năm vừa qua, dù đứng trước những thách thức khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam vẫn luôn đảm bảo hoàn thành các kế hoạch đã đề ra, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao về mặt vật chất cũng như tinh thần. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người…của công ty qua các năm đều tăng, chứng tỏ công ty đã chọn được hướng đi đúng đắn, nắm bắt thời cơ, vận dụng sang tạo các chủ trương, chính sách, mạnh dạn vào đầu tư công nghệ, chú ý đến nhân tố con người, có chính sách khen thưởng thoả đáng tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng hái nhiệt tình trong công việc, gắn bó với công ty.
Qua biểu 1 cho ta thấy DT năm 2008 là 10.185.964.911 triệu đồng, năm 2009 là 16.847.039.984 triệu đồng tăng 6.661.075.073 trđ tương đương với 65,39%. DT tăng nên chi phí tăng là điều dễ hiểu. Ta thấy trong kỳ DN đã có sự cải biến tích cực trong hoạt động sxkd, tăng nguồn thu. Có sự gia tăng như vậy là do trong năm 2009 DN đã đầu tư mở rộng hệ thông truyền hình cáp đa dịch vụ tại Hà Nội, giúp cho số thuê bao tăng do vậy đẩy nhanh DT tăng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chú trọng việc đẩy mạnh kinh doanh thương mại truyền thống. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên thì mảng hoạt động kinh doanh này cũng tăng lên chiếm 75% tổng doanh thu. Nguyên nhân dẫn đến cả 2 mảng này phát triển được là : Thứ nhất về nguyên nhân khách quan do năm 2009 tình hình kinh tế đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đang dần phục hồi, điều đó giúp cho DN tiếp cận được vốn cũng như các yếu tố kinh tế cần thiết khác. Nguyên nhân chủ quan là do DN đã quyết tâm mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ, mở rộng việc đầu tư ra các khu đô thị, làng xã mới trên địa bàn HN. Do vậy đã làm cho DT tăng năm 2009.
Hiện nay công ty đang phải trải qua không ít những khó khăn, nhất là khi hiện tốt các công việc và khẳng định được vai trò, uy tín của mình trên thương trường.
2.2 Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ tại công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam
2.2.1 Tình hình kết cấu vốn kinh doanh của công ty CEC.
a. Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn kinh doanh là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo cho công ty thực hiện thành công các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến tới phát triển bền vững trong tương lai.
Để đáp ứng với yêu cầu mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh, công ty đã linh hoạt tìm kiếm, huy động các nguồn vốn ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm tận dụng được cơ hội đem lại lợi nhuận cho công ty tái đầu tư bổ sung nguồn vốn hiện có. Chính sự linh hoạt này đã giúp công ty bảo toàn và phát triển được số vốn ban đầu, đạt hiệu quả kinh tế, duy trì ổn định và phát triển vững chắc.
Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nó phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định..
Qua biểu 2 cho ta thấy tài sản ngắn hạn là 28.741.621.296 trđ chiếm 59% tổng tài sản, tài sản dài hạn là 19.677.469.374 trđ chiếm 41% tổng tài sản. Như vậy trong năm 2008 doanh nghiệp đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất là ít, chủ yếu vẫn là dành nguồn vốn cho kinh doanh thương mại. Nhưng sang năm 2009, quy mô đầu tư của DN đã lớn hơn, DN chủ động đầu tư hệ thống mạng truyền hình cáp đa dịch vụ hay nói cách khác là chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Do vậy mà đẩy nhanh tài sản dài hạn lên tăng từ 19.677.469.374 trđ năm 2008 lên 24.584.627.608 trđ năm 2009. Và lúc đó cơ cấu tài sản dài hạn chiếm 42% tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm 58% tổng tài sản.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2008-2009
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2.008
2.009
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
A
TÀI SẢN
48.419.090.983
100%
58.246.033.676
I
Tài sản ngắn hạn
28.741.621.609
59%
33.661.406.068
58%
4.919.784.459
17,12%
II
Tài sản dài hạn
19.677.469.374
41%
24.584.627.608
42%
4.907.158.234
24,94%
1
Tài sản cố định
18.838.734.687
96%
22.855.719.866
93%
4.016.985.179
21,32%
2
Tài sản dài hạn khác
838.734.687
4%
1.728.907.742
7%
890.173.055
106,13%
B
NGUỒN VỐN
48.419.090.983
100%
58.246.033.676
9.826.942.693
I
Nợ phải trả
41.602.801.124
86%
43.194.834.955
74%
1.592.033.831
3,83%
1
Nợ ngắn hạn
22.764.066.437
55%
22.049.082.229
51%
-714.984.208
-3,14%
2
Nợ dài hạn
18.838.734.687
45%
21.145.752.726
49%
2.307.018.039
12,25%
II
Vốn chủ sở hữu
6.816.289.859
14%
15.051.198.721
26%
8.234.908.862
120,81%
( Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh của Công ty CEC năm 2008 - 2009)
Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nó phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định..
Xét về mặt nguồn vốn thì nợ phải trả năm 2008 là 41.602.801.124 trđ chiếm 86% tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy nợ phải trả là quá cao . Do vậy, DN cần chú ý đến khả năng an toàn về tài chính. Mà tỷ lệ nợ phải trả quá cao này lại chủ yếu là nợ ngắn hạn( năm 2008 nợ ngắn hạn là 22.764.066.437 trđ và năm 2009 là 22.049.082.229 trđ ). Sang năm 2009 hệ số nợ vẫn ở mức cao, tuy có giảm so với năm 2008 nhưng DN cần chú trọng ở những năm tiếp theo, giảm hệ số nợ và tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2009 là 15.051.198.721 trđ tăng lên đáng kể so với năm 2008 . Vốn chủ sở hữu năm 2009 tăng là do doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ lên từ 6 tỷ lên 15 tỷ.
b- Cơ cấu tài sản
Biểu 3: Cơ cấu TSCĐ
Đơn vị: Trđ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
SS năm 2008-2009
NG
TT(%)
NG
TT(%)
NG
TT(%)
Vật tư thiết bị trên mạng THC
18.453.734.687
97,96%
22.045.719.866
96,46%
3.591.985.179
19%
Phương tiện vận tải
385.000.000
2,04%
810.000.000
3,54%
425.000.000
110%
Tổng
18.838.734.687
22.855.719.866
100,00%
4.016.985.179
21%
( Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh của Công ty CEC năm 2008 - 2009)
Khi xem xét cơ cấu vốn ta không chỉ xem xét vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh và cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn cố định ta phải xem xét cơ cấu và sự biến động cơ cấu của từng loại tài sản cố định so với tổng số.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy:
Vật tư thiết bị trên mạng THC năm 2008 là 18.453.687 trđ chiếm đa số. Còn phương tiện vận tải là 385.000.000trđ. Năm 2008 đầu tư vào TSCĐ là vẫn ít, do vậy mạng đầu tư cũng ít nên tỷ lệ này rất là khiêm tốn.Năm 2009 như đã nói ở phần trên, DN đã chú trọng đến đầu tư mạng truyền hình cáp cụ thể là vật tư thiết bị trên mạng là 22.045.719.866 trđ tương đương với tỷ lệ là 96,46% . Về phương tiện vận tải trong năm 2009 là 810.000000 trđ tăng so với năm 2008 là 385.000.000 trđ, tương đương với tỷ lệ tăng là 100% . Như vậy trong kì DN đã chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của mạng truyền hình cáp.
2.2.2 Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty CEC
Bảng 4: Tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Loại TSCĐ
Số dư đầu năm
Số tăng
trong năm
Số giảm trong năm
số dư cuối năm
Vật tư thiết bị trên mạng THC
18.453.734.687
3.591.985.179
22.045.719.866
Phương tiện vận tải
385.000.000
500.000.000
75.000.000
810.000.000
Tổng cộng
18.838.734.687
4.091.985.179
75.000.000
22.855.719.866
( Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh của Công ty CEC năm 2008 - 2009)
Ở bảng này chúng ta cần làm rõ sự tăng giảm của TSCĐ. Vật tư thiết bị mạng THC tăng trong năm là 3.591.985.179 trđ là do đầu tư mở rộng ra các khu đô thị, làng xã trong địa bàn HN như: Đinh Công, Linh Đàm, Việt Hưng, Mễ Trì Hạ, Kim Liên, Tam Hiệp …Ngoài ra về phương tiện vận tải trong kỳ công ty đã mua thêm 1 ô tô với số tiền là 500.000.000trđ. Số giảm trong năm là bán đi một ô tô 75.000.000 trđ, số dư cuối kỳ là 810.000.000trđ.
2.2.3 Hiện trạng TSCĐ tại công ty trong 2 năm
Bảng 5: Hiện trạng TSCD của công ty CEC trong 2 năm 2008 & 2009
Đơn vị: Triệu đồng
SS 2008-2009
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
Số tiền
%
1
Tổng NGTSCĐ
18.838.734.687
22.855.719.866
4.016.985.179
0,21
2
Tổng giá trị hao mòn TSCĐ
3.738.871.937
4.181.403.789
442.531.852
0,12
3
Giá trị còn lại TSC
15.099.862.750
18.674.316.077
3.574.453.327
0,24
4
Hệ số hao mòn TSCĐ
0,20
0,18
-0,02
-0,08
5
Hệ số sử dụng TSCĐ
0,80
0,82
0,02
0,02
( Nguồn: phòng kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số hao mòn TSCD năm 2009 là 0,18, năm 2008 là 0,2. Như vậy, hệ số hao mòn TSCD năm 2009 thấp hơn 2008 là 0,02. Hệ số sử dụng TSCD năm 2009 cao hơn 2008 là 0,02
2.2.4 Các chỉ tiêu đánh gía hiệu quả sử dụng VCD của công ty
Biểu 6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quá sử dụng VCĐ
STT
Công thức
Năm 2008
Năm 2009
Đơn vị: Trđ
Chênh lệch
Số tiền
%
1
Doanh thu thuần
10.185.964.911
16.847.039.984
6.661.075.073
0,6539
2
Lợi nhuận trước thuế
252.570.870
769.094.089
516.523.219
2,0451
3
VCĐ bình quân
VCĐ đầu năm + cuối năm chia 2
19.677.469.374
24.584.627.608
4.907.158.234
0,24937954
4
Nguyên giá TSCĐ bình quân
TSCĐ đầu năm + cuối năm chia 2
18.838.734.687
22.855.719.866
4.016.985.179
0,21323009
5
Số tiền khấu hao luỹ kế
3.738.871.937
4.181.403.789
442.531.851
0,11835972
6
Hệ số hao mòn TSCĐ
Khấu hao luỹ kế của TSCĐ/nguyên giá TSCĐ
0,20
0,35
0,1545
0,77834709
7
Hệ số khả năng sinh lợi của TSCĐ
lợi nhuận tt/nguyen giá
0,0134
0,0336
0,0202
1,5099
8
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
DTT/nguyên giá
0,5407
0,7371
0,1964
0,3633
9
Hàm lượng VCĐ
VCĐ bq/DTT
1,9318
1,4593
-0,4725
-0,2446
10
Tỷ suất lợi nhuận trên VCĐ
LNtt /VCĐ bq
0,0128
0,0313
0,0184
1,4373
( Nguồn : Báo cáo kết quả Kinh doanh của C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vốn cố định và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam.doc