MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CAO 5
1.1. Đầu tư của Nhà nước và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao 5
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao và kinh nghiệm ở một số tỉnh về sử dụng vốn đầu tư cho các huyện miền núi cao 19
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CAO TỈNH NGHỆ AN 31
2.1. Những đặc điểm ảnh hưởng đến đầu tư của Nhà nước ở các huyện miền núi cao Nghệ An 31
2.2. Đánh giá thực trạng đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao Nghệ An 38
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CAO TỈNH NGHỆ AN 70
3.1. Quan điểm đầu tư của Nhà nước cho các huyện miền núi cao 70
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước ở các huyện vùng núi cao Nghệ An 85
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn đầu tư của nhà nước để phát triển kinh tế xã hội ở các huyện miền núi cao ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các ngành này tăng trưởng với tốc độ cao hơn. Đây là sự thay đổi tiến bộ.
- Sự chuyển dịch cơ cấu giữa các khu vực còn chậm mặc dù đã đúng hướng. tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng có nguyên nhân lớn từ đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua. Nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn chưa thực sự mạnh mẽ. Điều này cũng dễ hiểu bởi khu vực miền núi cao chưa có môi trường, điều kiện kinh doanh thuận lợi để hấp dẫn các nhà đầu tư.
2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được
Thứ nhất, có thể khẳng định rằng công tác đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi cao Nghệ An trong thời gian qua đạt được những kết quả quan trọng là do Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân. Từ xa xưa, do đặc thù của địa lý, khí hậu và lịch sử mà nhân dân ở các vùng núi cao luôn sống trong khó khăn gian khổ. Nhân dân sống ở các vùng này chịu nhiều thua thiệt so với đồng bằng, đô thị. Trong điều kiện ngày nay, với điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, văn hoá thì sự tụt hậu của miền núi cao ngày càng nghiêm trọng, nguy cơ không những không san bằng được sự cách biệt mà sự nới rộng khoảng cách theo cấp số nhân là hiện hữu. Cơ chế thị trường tạo điều kiện để giải phóng sức lao động, giải phóng các tiềm năng … cho những vùng có điều kiện thuận lợi hơn, nhưng cũng chính nó sẽ tạo ra nguy cơ mất cân đối lớn giữa các vùng, mà sự bất lợi luôn thuộc về miền núi cao, thuộc về những địa phương kém phát triển.
Chính vì vậy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư cho miền núi cao để giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm…sẽ tạo ra những kết quả tích cực, có ảnh hưởng tốt tới đời sống dân sinh, kinh tế của đồng bào miền núi cao.
Thứ hai, các chương trình, mục tiêu, các chính sách hỗ trợ cua Nhà nước đúng trọng tâm, trọng điểm. Chúng ta thấy rằng nhu cầu vốn để đầu tư cho miền núi nói chung, miền núi cao nói riêng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sự ổn định cuộc sống của bà con là rất lớn, trong khi đó ngân sách Nhà nước các cấp từ Trung ương tới địa phương còn eo hẹp, vì vậy phải có sự lựa chọn hợp lý thì mới phát huy được hiệu quả của các khoản đầu tư. Trong những năm qua vốn đầu tư của Nhà nước chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách như: xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực; chăm lo việc học tập của con em miền núi; xây dựng một số cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo điều kiện để cải thiện dân sinh kinh tế …. Rõ ràng cách đầu tư đó đã đem lại hiệu quả tích cực, dễ thấy, đó là: giảm đáng kể số hộ gia đình đói, nghèo, tạo ra sự ổn định cho cuộc sống người dân và ổn định xã hội, cải thiện một phần trình độ dân trí, góp phần rất lớn để bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn, nhất là tuyến biên giới.
Thứ ba, tinh thần trách nhiệm và năng lực quản lý của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng. Ngay sau khi có chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì cấp uỷ, chính quyền các cấp đã vào cuộc với tinh thần trách nhiệm khá cao. Các Ban chỉ đạo hoặc Ban quản lý chương trình, dự án được thành lập kịp thời và bắt tay vào công việc một cách khá quyết liệt. Các kế hoạch công tác đã được triển khai khá bài bản, sâu rộng. Đối với những chương trình, dự án mà vốn đầu tư của Nhà nước lớn, thực hiện trong khoảng thời gian dài thì đều tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức cần thiết để quản lý, thực hiện cho tốt. Điều đó đã góp phần tạo ra được những kỹ năng nhất định cho cán bộ quản lý, kể cả đối với cán bộ cơ sở xã, thôn bản. Đã từng có thời kỳ tồn tại suy nghĩ rằng những gì mà Nhà nước đầu tư thì đó là sự “cho không”, vì vậy thái độ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và người hưởng lợi không được xác định đúng, dẫn đến lãng phí tiền của của Nhà nước. Phát hiện được tình hình này cấp uỷ các cấp đã lãnh đạo chấn chỉnh kịp thời. Ở nhiều chương trình, dự án, trách nhiệm và quyền hạn nghĩa vụ được giao rõ ràng cho các cơ quan chức năng, cho các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp. Vì vậy tiến độ, chất lượng quản lý và thực hiện chương trình, dự án được nâng lên khá nhiều. Các cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn. Công tác sơ, tổng kết đúc rút kinh nhgiệm được quan tâm. Vì vậy đã kịp thời khắc phục, uốn nắn một số lệch lạc, hạn chế, đồng thời đưa ra được một số giải pháp mới để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, hiệu quả hơn.
Thứ tư, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều chủ trương của Đảng, Nhà nước khi triển khai trong cuộc sống đã không đem lại kết quả như mong muốn, mặc dầu mục đích cuối cùng cũng chỉ là để phục vụ lợi ích của người dân. Sở dĩ như vậy là vì trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vướng mắc không giải quyết được triệt để, không tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội, trong cộng đồng. Các chương trình, mục tiêu mà Nhà nước đầu tư trong thời gian qua không những tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng ở các đối tượng được hưởng lợi, mà còn có được sự đồng lòng, chia sẻ của xã hội nói chung. Ở nhiều công trình, hạng mục đầu tư không chỉ có vốn của ngân sách Nhà nước mà còn có cả các nguồn khác hỗ trợ thêm, như: quyên góp của nhân dân các địa phương khác, ủng hộ của các Doanh nghiệp, ủng hộ của các nhà hảo tâm …. Trong nhiều trường hợp vốn đầu tư của Nhà nước có tính chất làm “mồi”, thế nhưng nếu không có “mồi” này thì cũng không tạo ra được cả một phong trào rộng lớn.
Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân còn tạo ra được một tác động tích cực khác nữa. Đó là nhân dân ở các vùng có dự án đầu tư đã tham gia tích cực vào công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công trình.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong đầu tư của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi cao Nghệ An
2.2.2.1. Hạn chế trong cơ chế, chính sách về phân phối và quản lý sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước
Những kết quả cụ thể mà Nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, mục tiêu, dự án… cho đồng bào miền núi cao mấy năm qua đã tạo ra những kết quả tích cực và rất quan trọng. Tuy vậy so với yêu cầu và tiềm năng của vùng này thì những kết quả đó vẫn chưa tương xứng. Một số vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương đã được giải quyết một phần, nhưng tính ổn định vững chắc chưa được bảo đảm. Chẳng hạn: vấn đề tái nghèo, tái mù chữ đang là nguy cơ hiện hữu. Qua nghiên cứu thực tiễn trong những năm qua thấy nổi lên một số hạn chế sau đây trong cơ chế, chính sách đầu tư từ phía Nhà nước:
Thứ nhất, vốn đầu tư của Nhà nước đang chú trọng vào việc giải quyết một số vấn đề bức xúc tại chỗ, trước mắt chứ chưa mang tính chiến lược, chưa đầu tư cho chiều sâu, lâu dài. Điều này cũng dễ hiểu bởi điểm xuất phát của miền núi, đặc biệt là miền núi vùng cao, vùng sâu là rất thấp. Từ bao đời nay đồng bào phải vật lộn với cái ăn, cái mặc nhưng vẫn không thể tự giải quyết được. Diện đói nghèo, lạc hậu lại là khá phổ biến. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp là hết sức to lớn, nặng nề. Trong khi đó tiềm lực của xã hội là có hạn. Với điều kiện, hoàn cảnh như thế thì việc đầu tư thường mang tính ngắn hạn, giải quyết tức thì. Chẳng hạn việc đầu tư để xoá mù chữ, thực hiện mục tiêu phổ cập tiểu học. Trong vài năm đầu thực hiện chủ trương này, tình hình diễn ra rất khả quan. Phong trào đi học bổ túc văn hoá, phong trào đưa trẻ trong độ tuổi đi học đến trường rất khí thế. Tuy vậy, sau một thời gian gặp nhiều trở ngại như: cơ sở vật chất dạy học (trường, lớp) không bảo đảm, đường đi lại khó khăn … thì hiệu quả đem lại là không cao. Hoặc như ở chính sách cấp tiền để bà con thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Trước đây chính sách của Nhà nước là 1ha rừng mỗi năm sẽ được cấp 50.000đ để khoanh nuôi bảo vệ. Số tiền này rõ ràng không bõ bèn gì so với nhu cầu chi tiêu hàng năm của người dân. Vì vậy trong thực tế đã diễn ra tình hình ngược lại với những điều mong muốn của chúng ta. Đó là đời sống của người dân không được cải thiện và rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá.
Thứ hai, vốn đầu tư còn dàn trải, manh mún. Sự manh mún, dàn trải ở đây thể hiện cả về mặt địa bàn lẫn lĩnh vực đầu tư. Cứ một chủ trương, chính sách nào đó ra đời thì hầu như tất cả các địa bàn đều được xác định là đối tượng của đầu tư. Tình hình như vậy cũng diễn ra xét theo phương diện các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Lĩnh vực này có đầu tư thì lĩnh vực kia cũng cần phải có một ít. Điều này dẫn đến sự phân tán mà không tập trung được nguồn lực. Quan điểm đầu tư theo kiểu này sẽ đạt được một số mục đích nào đó về mặt tâm lý xã hội, tuy vậy xét theo góc độ hiệu quả kinh tế xã hội tổng hợp thì chưa đạt được mục tiêu.
Thứ ba, việc phân bổ vốn đầu tư giữa các vùng, giữa các lĩnh vực chưa hợp lý, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Về lý thuyết khi đầu tư cho mục tiêu nào đó thì chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc, chẳng hạn như: đáp ứng đủ nhu cầu vốn, bảo đảm tính hiệu quả. Có như vậy thì vốn đầu tư mới có thể phát huy tối đa thông qua tác động của sản phẩm đầu tư. Đằng này, trong thực tế vì nhiều lý do mà việc phân bổ vốn không đáp ứng được mục tiêu.
Lấy ví dụ, việc xây dựng chiếc cầu treo bắc qua sông Lam thuộc địa bàn xã Chi khê huyện Con Cuông. Theo thiết kế ban đầu, để đảm bảo độ cao vượt đỉnh lũ, dự toán vốn đầu tư phải khoảng 2 tỷ VNĐ. Nhưng do vốn của toàn bộ chương trình (gồm nhiều mục tiêu) phải chia sẻ nên sau đó kinh phí để xây dựng chiếc cầu này chỉ được bố trí ở mức 1,2 tỷ. Với mức kinh phí này tất nhiên một số tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ phải giảm thiểu, chẳng hạn độ cao của chiếc cầu. Vì vậy trong mùa mưa bão năm 2005, do lượng nước từ đầu nguồn sông Lam và lưu vực hai bên bờ đổ vào dòng sông quá lớn, mặt cầu đã bị ngập nước và với tốc độ dòng chảy kinh khủng cuốn theo cây cối đã tạo ra những lực xô đẩy quá lớn vào chiếc cầu. Kết quả là chiếc cầu đã bị gãy làm đôi trong vòng mấy phút, cuốn theo dòng nước hơn 1 tỷ đồng (chiếc cầu này chỉ mới khánh thành trước đó 6 tháng).
Thứ tư, một số cơ chế, chính sách về mặt lý thuyết thì đúng, hợp lòng dân nhưng trong thực tế không được thực hiện đầy đủ, nên làm giảm lòng tin của đồng bào.
Chẳng hạn trong mấy năm qua tỉnh Nghệ An có chính sách hỗ trợ tiền mua giống cây để phát triển vốn rừng. Chúng ta biết rằng tình trạng đất trống, đồi núi trọc là khá phổ biến. Con Cuông là một huyện có tỷ lệ rừng được che phủ khá cao (hơn 75%), tuy vậy diện tích đất có nhu cầu được đầu tư để trồng rừng cũng còn khá lớn, gần 45.000ha. Thế nhưng hằng năm tỉnh chỉ bố trí kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ cho người dân trồng rừng tương ứng với khoảng 100ha. Rõ ràng con số này là rất nhỏ nhoi. Ở 4 huyện còn lại tình hình lại còn xấu hơn.
Điều này không những không tạo được điều kiện để nhân dân phát triển kinh tế rừng mà còn gây ra tác hại về mặt tâm lý, tư tưởng đối với người dân. Bà con cho rằng chính sách của Nhà nước được ban hành chỉ là để làm đẹp lòng dân chứ chưa thực sự vì lợi ích hàng ngày của họ và rằng, Nhà nước cũng chưa thật quan tâm đến sự nghiệp phát triển lâm nghiệp, mặc dù luôn tuyên truyền “rừng vàng, biển bạc”.
Thứ năm, ở một số chương trình, dự án bộc lộ quan điểm bao cấp thuần tuý mà chưa chú ý đến vai trò kích thích, vai trò đòn bẩy của vốn đầu tư. Vì vậy khi không còn sự hỗ trợ về vốn Nhà nước nữa thì tình trạng cũ lại tái hiện. Sự đầu tư mang tính bao cấp này đã tạo ra tâm lý dựa dẫm, ỷ lại cho người dân, bên cạnh đó việc quản lý vốn đầu tư vì thế cũng lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm, thậm chí tiêu cực. Điều này thể hiện rất rõ ở chương trình trợ giá, trợ cước một số mặt hàng cho đồng bào vùng sâu, vùng xa. Khi ban hành chủ trương chúng ta tưởng rằng với sự trợ giúp như vậy thị trường miền núi cao sẽ vận hành theo qui luật phù hợp với giá cả chung với miền xuôi, nghĩa là Nhà nước sẽ kéo được giá hàng hoá ở miền núi cao ngang bằng với giá cả phổ biến và người dân sẽ tiếp cận kịp thời, đầy đủ với các nguồn hàng hoá phục vụ đời sống. Tuy nhiên, thực tế lại không diễn ra hoàn toàn như vậy. Một số đơn vị ngành hàng chức năng được giao nhiệm vụ này đã lợi dụng sơ hở của cơ chế quản lý để thu lợi bất chính bằng việc khai tăng, khai khống khối lượng hàng hoá cung ứng hoặc cung cấp hàng hoá chất lượng kém, còn người dân vẫn phải mua hàng hoá với giá cao.
Ví dụ thứ hai cho nhận định trên là việc trợ giá giống cây, con. Hơn 10 năm nay, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp miền núi, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ một phần giá giông lúa lai Trung quốc (ở Nghệ An vùng miền núi cao được trợ cấp 80% giá giống). Nhờ vậy không những bà con nông dân tích cực đưa giống lúa lai vào sản xuất (bình quân các giống lúa lai chiếm 85-90% diện tích trồng lúa), mà còn chú trọng đến việc mở rộng diện tích lúa nước nữa. Do vậy về cơ bản bình quân lương thực trên đầu người ở các huyện này đã bằng mức bình quân chung của cả tỉnh, tức là đã giải quyết được vấn đề mà lâu nay tưởng chừng đã phải bó tay. Tuy vậy bên cạnh đó lại nảy sinh tâm lý ỷ lại, chờ đợi vào trợ cấp của Nhà nước. Đến nỗi, khi có chủ trương phát triển chăn nuôi đại gia súc (tập trung vào việc chăn nuôi trâu bò lấy thịt) thì việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Cái lợi thì đã thấy rõ: trâu, bò lấy thịt thì có thị trường để tiêu thụ, các địa phương có quỹ đất để trồng cỏ cung cấp thức ăn. Thế nhưng việc mở rộng mô hình chăn nuôi trâu, bò tiến triển chậm bởi lẽ đầu tư ban đầu lớn, Nhà nước không thể cấp vốn cho bà con như cơ chế giống lúa lai, dẫn đến các hộ gia đình không mặn mà gì lắm với chủ trương này.
Thứ sáu, hiện tượng lãng phí trong đầu tư đã diễn ra, mặc dù chưa phải là phổ biến.
Chẳng hạn việc đầu tư nâng cấp Quốc lộ 7A đi từ huyện Diễn châu lên cửa khẩu Nậm Cắn (giáp Lào). Vào năm 2000, nhiều cung đường đã được cấp kinh phí để làm lại nền và mặt đường, theo tiêu chuẩn rải thảm nhựa. Tuy nhiên, sau đó vài năm Nhà nước có chủ trương dùng vốn Trái phiếu Chính phủ để nâng cấp toàn bộ tuyến này (dự kiến ban đầu tổng kinh phí hơn 700 tỷ VNĐ). Những cung đường đã được đầu tư nói trên mới đưa vào khai thác, sử dụng một thời gian ngắn đã phải phá bỏ để xây dựng lại theo tiêu chuẩn cao hơn.
Một số dự án, công trình nhỏ ở các cơ sở cũng diễn ra tình trạng này. Vừa đầu tư xong, sử dụng chưa được bao lâu, khi có nguồn vốn mới về lớn hơn đã phải bỏ để xây dựng mới.
Trong lúc vốn ngân sách Nhà nước và vốn trong xã hội còn ít thì sự lãng phí này không thể coi là nhỏ được (mặc dầu nó không phải là phổ biến như đã nói ở trên). Sự lãng phí này có nguyên nhân sâu xa từ một thực tế mà lâu nay ở địa phương hay dùng từ “tranh thủ” để chỉ hoạt động lôi kéo vốn về cho địa phương khi có cơ hội.
2.2.2.2. Hạn chế trong tổ chức thực hiện đầu tư
Trong những năm qua mặc dù đã có nhiều cố gắng để tổ chức thực hiện tốt chủ trương, kế hoạch đầu tư của Nhà nước, nhưng chúng tôi thấy rằng vẫn còn những hạn chế, yếu kém sau đây:
Thứ nhất, công tác triển khai các chủ trương, chương trình, dự án … đầu tư của Nhà nước vẫn còn chậm so với dự kiến ban đầu. Có một số chương trình của Chính phủ đã nói rõ thời gian và thời điểm phải kết thúc các công việc, nhưng việc phổ biến, quán triệt nội dung, kế hoạch ở các cấp các ngành không đảm bảo đúng tiến độ. Ngoài lý do sự mới mẻ của các công việc, còn có nguyên nhân từ nhận thức của các cấp, các ngành. Một số đơn vị cho rằng khi Chính phủ đã có chính sách chung rồi thì việc làm trước hay sau sẽ không ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư cho địa phương mình. Vì vậy, trên thực tế có một số chương trình phải kéo dài thời gian thực hiện so với kế hoạch ban đầu (kể cả Chương trình 135 và Chương trình 134). Điều này đã ảnh hưởng không tốt tới kế hoạch bố trí ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư.
Thứ hai, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, giữa các Bộ, ngành và địa phương với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ: một số công trình xây dựng cơ bản chưa có sự thống nhất trong quá trình quyết toán khối lượng xây lắp, thủ tục thanh toán, điều kiện quyết toán vốn đầu tư …. Một số chương trình, mục tiêu, chẳng hạn trong lĩnh vực tín dụng thì việc cấp vốn từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cấp trên không phù hợp với nhu cầu đã được xác định trong kế hoạch ban đầu, nên khối lượng công việc không đạt kế hoạch, hạn chế hiệu quả đầu tư.
Lấy ví dụ, Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2005-2010 ở các huyện đều đặt ra mục tiêu phát triển chăn nuôi bò hàng hóa, thế nhưng mức vay vốn cho mỗi hộ gia đình chỉ là 3.000.000 đến 5.000.000 đồng thì không thể đầu tư để có số lượng đàn bò tăng hằng năm trên 10% được. Lý do: các Ngân hàng không được cấp đủ vốn để giải quyết nhu cầu của thực tiễn.
Thứ ba, năng lực tiếp nhận đầu tư nhất là ở cấp cơ sở có phần hạn chế. Nhiều địa phương rất lúng túng trong quá trình triển khai các chương trình, dự án. Sự lúng túng này bộc lộ ở các mặt như:
- Xác định đối tượng, mục tiêu.
- Xác định mức đầu tư.
- Triển khai các công tác cụ thể theo qui trình kỹ thuật.
- Khả năng ứng xử trước những kho khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình đầu tư.
Một số địa phương khi đề xuất phương án đầu tư và kế hoạch vốn nhưng thực chất vẫn chưa hình dung ra tác động và hiệu quả của khoản đầu tư này sẽ như thế nào ở địa bàn của mình.
Hoặc nữa, để quản lý chất lượng và khối lượng xây lắp của một số công trình xây dựng cơ bản, tránh tiêu cực, một số cơ sở đã lập ra các Ban giám sát, quản lý. Về hình thức thì điều này là rất tốt vì nó đáp ứng yêu cầu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, và góp phần cho công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở các cơ sở được công khai, dân chủ và tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề lại là ở chỗ các thành viên các Ban giám sát, quản lý không am hiểu nhiều về khoa học kỹ thuật, nên xử lý các tình huống phát sinh một cách rất máy móc. Chẳng hạn đã xảy ra chuyện trong quá trình xây dựng một công trình kênh mương thuỷ lợi, do thiếu xi măng Cầu Đước (loại xi măng được ghi trong thiết kế dự toán của công trình) nên đơn vị thi công đã dùng loại xi măng có cùng tính năng chịu nước của Công ty xi măng Nghi sơn (loại này có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn, giá lại đắt hơn) để khỏi phải mất công chờ vật tư. Thế nhưng Ban giám sát của cơ sở kiên quyết không chấp nhận vì “không đúng như thiết kế ban đầu”, cho dù đơn vị xây lắp có lý giải thế nào đi chăng nữa.
Thứ tư, công tác giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu công trình xây dựng cơ bản còn nhiều hạn chế, yếu kém. Giải phóng mặt bằng vốn dĩ là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp nhưng trong thực tế lại chưa được các cấp, các ngành quan tâm thoả đáng nên quá trình thực hiện xảy ra nhiều sai sót, gây trở ngại cho hoạt động đầu tư xây dựng các công trình. Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy có ba vấn đề ách tắc chủ yếu nhưng các cơ quan quản lý nhà nước chưa giải quyết triệt để, đó là:
Giá đền bù, bồi thường đất đai và tài sản gắn liền với đất.
Giải quyết việc làm và thu nhập sau khi thu hồi đất.
Cơ chế trách nhiệm trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng.
Công tác đấu thầu xây dựng công trình cũng vậy, thủ tục có vẻ rất chặt chẽ khách quan nhưng thực tế không loại bỏ được tiêu cực và thời gian cũng thường bị kéo dài.
Thứ năm, thời gian đầu tư thường kéo dài, quyết toán các công trình và hạng mục công trình chậm. Qua rà soát các chương trình, dự án đầu tư thấy rằng hầu hết đều không đúng thời gian như kế hoạch và thiết kế ban đầu. Thường thì thời gian kéo dài ra khoảng 10-30%, thậm chí có những chương trình, mục tiêu, dự án thời gian triển khai và kết thúc dài gấp đôi dự kiến.
Công tác quyết toán công trình đầu tư cũng thường chậm, từ việc xác lập hồ sơ ban đầu của chủ đầu tư, đơn vị thi công cho đến các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt như xây dựng, giao thông, tài chính, kho bạc và ngành chủ quản. Tình trạng nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các đơn vị xây lắp diễn ra ở nhiều công trình, làm kéo dài thời gian đầu tư và ảnh hưởng tới tình hình tài chính của các đơn vị này.
Thứ sáu, một số công trình xây dựng cơ bản chất lượng không đảm bảo, khối lượng thiếu so với thiết kế. Tình hình này xảy ra ở một số công trình trường học, các đập tràn, kênh mương dẫn nước và đường giao thông. Ở những vùng địa hình hiểm trở, khó kiểm tra, giám sát. Những vi phạm xảy ra không chỉ trong quá trình thi công công trình mà kể cả ở trong giai đoạn khảo sát, thiết kế. Các đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế xác định không đúng điều kiện, khối lượng, tính chất của công tác xây lắp nên dự toán không phù hợp với thực tế, gây thất thoát vốn ngân sách Nhà nước.
Thứ bảy, một số công trình xây dựng cơ bản hiệu quả thấp, sau đầu tư không phát huy được tính năng, tác dụng như dự kiến ban đầu. Có một số công trình thuỷ lợi (hồ, đập), thuỷ điện nhỏ (ở Tương Dương, Con Cuông …) sau khi bàn giao cho cơ sở không vận hành vì không đồng bộ hoặc cơ sở không có khả năng để khai thác, duy tu, bảo dưỡng hay sửa chữa thường xuyên. Lãng phí đầu tư trong những trường hợp này cũng lên tới hàng chục tỷ đồng.
Thứ tám, tiêu cực trong quản lý vốn đầu tư. Như đã nói ở trên do năng lực, do tinh thần trách nhiệm không cao và nhất là một số cán bộ quản lý các chương trình, mục tiêu, dự án kém phẩm chất nên dẫn đến thất thoát trong đầu tư. Có những công trình, hạng mục qua công tác thanh tra đã phát hiện thanh quyết toán sai chế độ, xác định khối lượng khống, vượt thực tế trên 10%. Một số cán bộ đã bị xử lý kỷ luật do những hành vi vi phạm trên.
2.2.2.3. Nguyên nhân của các hạn chế
Những hạn chế, yếu kém, bất cập trong cơ chế, chính sách về phân phối, quản lý vốn và trong tổ chức thực hiện đầu tư có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả khách quan và chủ quan.
Về khách quan, có mấy nguyên nhân sau:
Thứ nhất, địa bàn các huyện miền núi cao Nghệ An rất phức tạp, hiểm trở, thời tiết khí hậu diễn biến khó lường. Rất nhiều xã trong khu vực đi lại hết sức khó khăn, về mùa mưa hầu như bị cô lập như những ốc đảo, mất liên lạc hoàn toàn với bên ngoài. Thời gian đi từ Trụ sở xã (trung tâm) về một số bản mất cả ngày, còn lâu hơn cả thời gian về huyện lỵ Có những huyện đi lại bằng phương tiện duy nhất là xuồng nhỏ hoặc đi bộ, như khu vực biên giới Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông với Xiêng khoảng (Lào).
Về mùa mưa lũ, tình hình lại càng phức tạp. Có một số công trình giao thông, điện, liên lạc viễn thông đang xây dựng dở dang hoặc đã hoàn tất công tác xây lắp nhưng chỉ qua một đêm lũ ống, lũ quét đã xoá đi tất cả.
Cũng do địa hình hiểm trở nên việc cung ứng vật tư, thiết bị … gặp nhiều khó khăn, hay bị gián đoạn.
Thứ hai, kinh tế xã hội các huyện này quá kém phát triển, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, ý chí tự lực tự cường, sức vươn lên còn hạn chế.
Thứ ba, địa bàn rất rộng; đối tượng cần được hưởng lợi nhiều; đối tượng, mục tiêu đầu tư đa dạng … cũng tạo ra không ít khó khăn cho cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đứng trước muôn vàn những đòi hỏi bức xúc, cấp thiết thì sự lựa chọn nội dung, bước đi cụ thể … quả là không dễ chút nào.
Thứ tư, ngân sách Nhà nước eo hẹp, không đủ khả năng để chi cho đầu tư phát triển theo nhu cầu. Ở bình diện Quốc gia chúng ta biết rằng hằng năm bội chi ngân sách luôn ở mức cao. Trong khi đó nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, cho hạ tầng lại lớn, đấy là chưa kể những khó khăn từ sức ép của chi tiêu thường xuyên cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị các cấp. Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh như vậy thì dù có quan tâm thế nào đi chăng nữa, Nhà nước không thể đáp ứng nổi các yêu cầu chi để giải quyết triệt để, trọn vẹn các vấn đề ở các khu vực miền núi cao, vùng sâu, vùng xa.
Ở phạm vị tỉnh Nghệ An và các huyện miền núi cao thì tình hình lại còn khó khăn hơn nhiều. Điểm qua cân đối ngân sách Nhà nước của Nghệ An trong mấy năm vừa qua chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Năm 2005 thu ngân sách tỉnh trên địa bàn là: 1.718 tỷ, chi 3.964 tỷ, ngân sách Trung ương cân đối: 2.246 tỷ, chiếm 56,7%.
Năm 2006 thu ngân sách tỉnh trên địa bàn: hơn 1.301tỷ VNĐ, chi hơn 3.786 tỷ, số ngân sách Trung ương phải cân đối cho Nghệ An: hơn 2.575 tỷ, chiếm hơn 68%.
Năm 2007, các số liệu tương ứng là: thu 2.386 tỷ, chi 5.250 tỷ, Ngân sách Trung ương cân đối 2.864 tỷ, chiếm 54,6%.
Bảng 2.4: Thu chi ngân sách trên địa bàn các huyện miền núi cao 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Huyện
2005
2006
2007
Kỳ sơn
Thu ngân sách trên địa bàn
Chi thường xuyên
1.450
85.390
1.634
94.120
1.990
123.587
Tương dương
Thu ngân sách trên địa bàn
Chi thường xuyên
3.100
80.994
4.210
80.409
5.808
129.508
Con Cuông
Thu ngân sách trên địa bàn
Chi thường xuyên
6.731
72.613
6.266
93.747
6.008
114.087
Quỳ Châu
Thu ngân sách trên địa bàn
Chi thường xuyên
1.854
47.903
2.726
71.867
3.142
82.943
Quế Phong
Thu ngân sách trên địa bàn
Chi thường xuyên
2.967
68.346
4.882
83.313
7.370
91.260
Nguồn: Báo cáo Quyết toán NSNN năm 2005, 2006, 2007 các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong.
Khi mà ngân sách địa phương chủ yếu đang dựa vào nguồn cân đối từ cấp trên thì chắc chắn việc bố trí vốn đầu tư cho phát triển là hết sức bị động, khó khăn.
Ngoài ra do các vùng miền núi cao và Nghệ An nói chung có mặt bằng kinh tế xã hội thấp, nên giải pháp dùng mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- bia lv.doc