MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VỐN VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5
1.1. Vốn và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội 5
1.2. Các nguồn vốn và phương thức huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái 16
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong việc huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội 26
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2000-2007 34
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái liên quan đến huy động vốn 34
2.2. Tình hình huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái 40
2.3. Những tồn tại và vấn đề đặt ra trong huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái 53
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HUY ĐỘNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI GIAN TỚI 60
3.1. Phương hướng huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái 60
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn đầu tư có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới 68
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cơ chế qui trình nghiệp vụ của ngành. Đặc biệt đã chú trọng khâu kiểm tra, thanh tra, kiểm soát. Nên đã tuân thủ được mục tiêu tín dụng, chất lượng tín dụng được nâng cao an toàn. Nên dư nợ năm 2007 tăng, các món nợ xấu giảm đáng kể so với năm 2006.
Có thể nói chất lượng huy động vốn của các ngân hàng tỉnh Yên Bái là tương đối tốt. Qui mô nguồn vốn huy động đã đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động đã đạt được qui mô như kế hoạch và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn mà các ngân hàng trong tỉnh cần đáp ứng để phát triển kinh tế - xã hội. Sự phù hợp về nguồn vốn huy động và cho vay được thể hiện trên bình diện cơ cấu nguồn vốn là điều kiện thuận lợi tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững. Trong nền kinh tế không thể lấy nhiều nguồn vốn trung và ngắn hạn để cho vay dài hạn và cũng không thể dùng nguồn vốn vay trong nước để mua sắm các thiết bị máy móc hiện đại từ nước ngoài (bằng ngoại tệ) mặt khác cũng không thể dùng nguồn vốn lãi suất cao để tài trợ cho các nhu cầu vay vốn lãi suất ưu đãi. Do đó chất lượng huy động vốn ở tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã thực sự góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội ổn định.
Ngoài việc huy động vốn của các ngân hàng. Năm 2007 ngành tài chính đã thực hiện theo đúng hướng dẫn của Luật NSNN và các văn bản của Bộ tài chính về xây dựng dự toán và thu ngân sách địa phương. Để thu đúng, thu đủ các khoản thu trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống Kho bạc nhà nước của tỉnh và các cơ quan thu các cấp đã bám sát kế hoạch thu, duy trì ổn định các điểm thu, tổ chức tốt công tác thu NSNN nộp các khoản thu có hiệu quả. Thực hiện tốt các chế độ thông tin, báo cáo, chủ động đôn đốc các khoản thu nhất là những trường hợp nộp chậm, nộp thiếu để chống thất thu cho NSNN. Duy trì và nâng cao chất lượng, trách nhiệm kế toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra để tập trung các nguồn lực thu tốt nhất vào NSNN. Tích cực thúc đẩy thực hiện nghĩa vụ của các đơn vị tập thể cá nhân đối với NSNN có hiệu quả. Các ban ngành chức năng kịp thời nắm bắt giải quyết những vướng mắc khó khăn trong công tác thu và động viên, tuyên truyền nên đã huy động được nguồn lực tối đa vào NSNN.
Tỉnh tiếp tục sắp xếp, CPH đổi mới các DNNN làm ăn có hiệu quả để tăng doanh thu cho NSNN. Hoạt động bảo lãnh tín dụng đã thực hiện đúng qui chế. Năm 2007 tổng giá trị hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký là 22,7 tỷ đồng. Nâng số dư giá trị bảo lãnh tín dụng năm 2007 lên 28,5 tỷ đồng. Các công ty Bảo việt, Bảo hiểm nhân thọ, Xổ số kiến thiết … đã có các hoạt động tích cực đem lại nhiều hiệu quả đáp ứng nhu cầu xã hội. Kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị kể trên đều đạt và vượt kế hoạch. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Các công ty đã nộp NSNN năm 2007 với số vốn lên đến 7,3 tỷ đồng.
2.2.2. Tình hình huy động vốn nước ngoài
Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội việc huy động vốn từ nước ngoài của tỉnh Yên Bái cũng đạt được những kết quả nhất định. Các nguồn vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn hỗ trợ ph¸t triÓn chính thức (ODA), viện trợ phi Chính Phủ ( NGO), vốn đầu tư trực tiếp níc ngoµi(FDI).
Nhìn lại chặng đường huy động nguồn vốn từ nước ngoài ở Yên Bái giai đoạn 2000 - 2007 chúng ta có thể thấy Yên Bái đã được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, tranh thủ sự viện trợ của nhiều nước và tổ chức kinh tế thế giới như: Chương trình phát triên LHQ (UNDP), quỹ dân số của LHQ (UNFPA), quỹ nhi đồng LHQ (UMCFF), ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ( JBIC), cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA), cơ quan phát triển Quốc tế Hàn Quốc. Ngoài ra tỉnh Yên Bái còn quan hệ với các tổ chức phi chính phủ như: Hội chống Phong của Cộng hoà Pháp (AFRE), tổ chức tầm nhìn thế giới(WVI), tổ chức hỗ trợ trẻ em mồ côi cộng hoà Liên Bang Đức (Gbriele Francke StiPtung), tổ chức cứu trợ trẻ em Nhật Bản (SCI), tổ chức thú y không biên giới (VSF), tổ chức bánh mỳ thế giới (BFDW) … và các Đại sứ quán Thuỵ Điển, Nhật Bản, Anh, Tây Ban Nha, Australia, Hà Lan, Bỉ … khối lượng vốn níc ngoµi vào Yên Bái không ngừng tăng lên qua các năm.
§èi víi vèn ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi(FDI), trong nh÷ng n¨m qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn duy trì kinh doanh ổn định. Song c¬ cÊu vèn qua c¸c n¨m cßn cã sù chªnh lÖch lín. Cô thÓ lµ n¨m 2000 lµ: 7.075 triÖu, n¨m 2004 lµ: 8.035 triÖu, n¨m 2005 lµ: 1.774 triÖu, n¨m 2006 lµ: 3.589 triÖu vµ ®Õn n¨m 2007 t¨ng lªn lµ: 8.627 triÖu ®ång.
Vèn viÖn trî níc ngoµi t¹i tØnh Yªn B¸i trong giai ®o¹n 2001 - 2005 ®¹t 539,8 tû ®ång, t¨ng gÊp h¬n hai lÇn so víi n¨m 1996 - 2000. Trong ®ã: Vèn ODA ®¹t 480,9 tû ®ång, t¨ng gÊp 2,2 lÇn so víi giai ®o¹n 1996 - 2000.Vèn NGO ®¹t 58,9 tû ®ång, t¨ng gÊp 4,6 lÇn so víi giai ®o¹n 1996 -2000. Tèc ®é t¨ng b×nh qu©n nguån vèn ODA vµ NGO giai ®o¹n 2001 -2005 ®¹t 13,5%/ n¨m [37, tr.1-2]. §©y lµ nguån vèn níc ngoµi chñ yÕu, chiÕm tû träng 46,9% tæng vèn viÖn trî níc ngoµi.
Nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp cho Yên Bái chuyển dịch CCKT theo hướng tích cực: Phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, nâng cao năng lực xoá đói giảm nghèo cho người dân, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với nhân dân các dân tộc ở vùng cao vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Trong năm 2007 tại Yên Bái đã có 55 lượt tổ chức nước ngoài đến thăm, làm việc để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Trong đó có ngân hàng thế giới (WB), các đoàn của đại sứ quán Anh, Mỹ, Nhật Bản, đoàn kinh tế của tỉnh ValdeMarne (Cộng hoà Pháp) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Các đoàn các tổ chức kinh tế của nước ngoài đã hợp tác và giúp đỡ Yên Bái nhiều dự án có hiệu quả. Dự án cải tạo mạng lưới điện, Bệnh viện đa khoa tỉnh, dự án tăng cường năng lực công tác thú y, phát triển chăn nuôi, đào tạo chuyên môn ngành nông nghiệp, dự án đào tạo tiếng Anh. Bộ phận thường trực Ban kinh tế đối ngoại của tỉnh đã chủ động cung cấp thông tin, giới thiệu các khu công nghiệp, các tiềm năng cho các cơ quan đại diện thương mại các nước để ký kết hợp đồng kinh tế và đầu tư vào tỉnh Yên Bái. Riêng năm 2007 tổng giá trị khối lượng tiếp nhận viện trợ của các chương trình dự án đầu tư tại Yên Bái lên đến 187 tỷ đồng. Trong đó các dự án thuộc nguồn vốn ODA là 162 tỷ đồng, khối lượng dự án chương trình NGO là 25 tỷ đồng. Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Yên Bái được phân bổ vào các dự án thuộc các lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn gồm 7 dự án tổng giá trị khối lượng thực hiện đạt: 86,4 tỷ đồng.
- Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng 7 dự án tổng giá trị khối lượng thực hiện 59,9 tỷ đồng.
- Lĩnh vực văn hoá xã hội có 36 dự án tổng giá trị khối lượng thực hiện 41,4 tỷ đồng [40, tr.4].
Các dự án thuộc các lĩnh vực kể trên đã thực sự góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Giúp cho người dân vùng có dự án đã nâng cao được khả năng tiếp cận thị trường và các dịch vụ xã hội, đặc biệt đã mở ra khả năng phát triển về y tế, giáo dục: Riêng năm 2007 đã có: 65,42 km đường giao thông mới đưa vào sử dụng, phục vụ giao lưu kinh tế, văn hoá. Cung cấp nước tiếu tiêu cho 231 ha đất canh tác hai vụ ở các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh. Xây mới 1 trạm biến áp 35KVA/04KV, xây mới 15 điểm trường học, 10 công trình nước sạch cung cấp nước sinh hoạt cho 1.000 hộ dân ở các xã vùng cao vùng sâu của tỉnh, mở được 30 lớp tập huấn cho 600 lượt người về các kỹ năng truyền thông, sử dụng phần mềm dữ liệu, tập huấn đấu thầu, mua sắm, tài chính kế toán, truyền thông chống HIV.
Bước sang giai đoạn (2006 - 2010) Yên Bái vẫn còn là tỉnh nghèo: Hệ thống KCHT cho phát triển kinh tế vẫn còn thiếu thốn để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như Đại hội XVI của tỉnh Đảng bộ đã đề ra. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển giai đoạn (2006 - 2010) dự kiến là 13.000 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài giai đoạn (2006 - 2010) cho Yên Bái là 2.526,6 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ODA là 2.481,6 tỷ đồng. Vốn ODA vay là: 1.681, 9 tỷ đồng. Vốn ODA viện trợ không hoàn lại 799,7 tỷ đồng. Để tập trung vào các lĩnh vực: Giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sạch sinh hoạt, giáo dục, y tế, lĩnh vực bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo. Đối với nguồn vốn theo nhu cầu của tỉnh NGO giai đoạn 2006 - 2010 là 45 tỷ đồng. Để tập trung vào các lĩnh vực phát triển Nông, lâm nghiệp và nông thôn, văn hoá xã hội, KCHT … [37, tr.3-4]
Tóm lại, để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội như nghị quyết Đại hội XVI của tỉnh Đảng bộ Yên Bái đã đề ra. Các cấp các ngành chức năng tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong việc huy động vốn để duy trì và đạt được lượng vốn ngµy cµng t¨ng, có chất lượng cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nh ®· nªu ë trªn. Ngoµi ra cßn mét lîng vèn kh¸c còng ®îc huy ®éng ®Çu t ph¸t triÓn trªn ®Þa bµn tØnh. Cô thÓ, n¨m 2000: 64.930 triÖu ®ång, n¨m 2004: 123.236 triÖu ®ång, n¨m 2005: 99.393 triÖu ®ång, n¨m2006: 145.388 triÖu ®ång, n¨m 2007:142.391 triÖu ®ång [1, tr.95]. Lîng vèn ®îc huy ®éng vµ ph©n bæ vµo c¸c ngµnh kinh tÕ cña tØnh, ®¶m b¶o ®¶m b¶o sù ph¸t triÓn c©n ®èi thÓ hiÖn ë b¶ng 2.4. Nhờ đó bước đầu tỉnh Yên Bái đã phát huy được những lợi thế của mình, khai thác tốt tiềm năng để đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch CCKT đúng hướng như tiến trình CNH, HĐH mà Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra.
Bảng 2.4: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn phân theo ngành kinh tế
(theo giá hiện hành)
Đơn vị tính:Triệu đồng
2000
2004
2005
2006
2007
Tổng số
639.233
1.348.484
1.428.997
1.715.259
2.479.683
1. Nông nghiệp và Lâm nghiệp
120.445
218.990
214.398
232.384
353.099
2. Thuỷ sản
2.792
14.873
9.366
7.446
27.349
3. Công nghiệp khai thác mỏ
4.218
13.559
20.478
22.314
24.935
4. Công nghiệp chế biến
48.669
227.394
194.284
380.668
467.741
5. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
68.422
49.185
100.516
84.240
140.038
6. Xây dựng
1.278
50.233
42.183
45.369
92.373
7. Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân
16.781
42.646
65.148
103.998
128.014
8. Khách sạn, nhà hang
2.365
25.626
25.315
40.847
71.919
9. Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
199.281
413.125
426.412
393.015
610.901
10. Tài chính, tín dụng
32
11.512
3.267
8.067
21.169
11. Hoạt động khoa học và công nghệ
32
101
81
10.000
186
12. Các hoạt động liên quan tới kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
32
371
772
2.542
682
13. Quản lý nhà nước và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc
21.542
39.289
86.384
113.843
121.841
14. Giáo dục và đào tạo
320935
125.223
132.401
101.192
180.675
15. Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
16.950
18.262
58.559
58.379
58.378
16. Hoạt động văn hoá thể thao
26.117
24.832
15.068
23.171
45.663
17. Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
26.117
6.744
11.903
13.089
12.401
18. Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
77.406
66.519
67.417
74.695
122.319
19. Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân
77.406
66.519
67.417
74.695
122.319
20. Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể quốc tế
77.406
66.519
67.417
74.695
122.319
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2007.
2.3. NHỮNG TỒN TẠI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH YÊN BÁI
2.3.1. Những tồn tại trong huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái
Nhìn tổng quát Yên Bái vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng thấp, không đồng bộ, lạc hậu, lại là tỉnh ở xa Trung Ương, giao thông đi lại khó khăn nên môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, cơ chế chính sách vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các nhà đầu tư. Mặt khác trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa có các khu trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn, không có vùng kinh tế trọng điểm của Trung Ương, không có sân bay, cửa khẩu, lại nằm sâu trong nội địa. Vì thế, nguồn vốn huy động được trong những năm qua ở cả trong và ngoài nước là không lớn. Nguồn vốn ở trong nước còn rất khiêm tốn, nhỏ lẻ, manh mún. Quy mô nguồn vốn thấp, nhỏ bé. Các cơ quan huy động vốn lại chưa khơi dậy được hết tiềm năng nguồn vốn nhàn rỗi còn đọng lại ở các tầng lớp dân cư để tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội. Chưa khai thác triệt để các nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và sử dụng chúng có hiệu quả.
Cơ cấu nguồn vốn ở các ngân hàng trong tỉnh biến động theo chiều hướng không thuận lợi. Tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất cao ngày càng tăng, các ngân hàng còn chậm đổi mới cơ cấu khách hàng. Vào thời kỳ cuối năm tiền gửi của các doanh nghiệp giảm, trong khi đó nhu cầu vay vốn lại tăng cao. Nghiệp vụ huy động vốn ở các ngân hàng và trong các quỹ tín dụng vẫn còn thủ công , chưa rút ngắn được thời gian giao dịch của khách hàng do đó chưa đáp ứng được nhiều tiện ích và tâm lý của khách hàng khi giao dịch. Công tác tuyên truyền huy động vốn tiết kiệm tín dụng chưa được coi trọng, cá biệt ở các ngân hàng địa phương khi giao dịch vẫn còn những nhân viên ngân hàng tác phong chưa thật văn minh, quan hệ với khách hàng chưa lịch sự, làm ảnh hưởng chung đến uy tín và tinh thần phục vụ của ngân hàng.
Đối với các ngân hàng chính sách việc huy động vốn tiết kiệm từ các hộ nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc các hộ nghèo được vay vốn để phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu là do nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương. Trong khi đó, nhu cầu vốn vay lại quá lớn, nhiều hạng mục công trình dự án cần được đầu tư nên nguồn vốn huy động được so với nhu cầu sử dụng là rất nhỏ bé và hiệu quả đồng vốn còn rất khiêm tốn.
Về mặt bằng kinh tế của tỉnh Yên Bái: Quy mô, hiệu quả sản suất kinh doanh còn hạn chế. Cơ cấu các nguồn thu đã có tiến bộ song chưa thật vững chắc. Tỷ lệ huy động vốn từ GDP vào NSNN còn thấp, xấp xỉ 10% , trong khi đó tỷ lệ bình quân trong cả nước là 22%. Thu ngân sách cân đối trên địa bàn của 9 đơn vị huyện, thị xã, thành phố chưa đảm bảo chi thường xuyên. Nên tất cả các đơn vị hành chính (9 đơn vị) của tỉnh Yên Bái vẫn còn phải hưởng trợ cấp từ NSNN Trung ương.
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền các huyện thị thành phố của tỉnh chưa đồng bộ, kịp thời, lúng túng nên chưa phát hiện và ngăn chặn được những trường hợp khai man, trốn thuế , không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Công tác triển khai chính sách thu ngân sách ở các địa phương vẫn còn chậm. Dự toán, phân bổ ngân sách cho các địa phương ở một số lĩnh vực thu còn chưa sát với thực tế. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm - nghiệp chưa thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng CNH, HĐH. UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động tiết kiệm, chống lãng phí. Song vẫn còn có đơn vị sở ngành chưa thực hiện tốt chương trình tiết kiệm sử dụng nguồn vốn ở địa phương.
Do lịch sử để lại, trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn còn một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, nợ đọng, nợ xấu phát sinh kéo dài. Các dự án cây cà phê của toàn tỉnh, cây dứa ở Văn Yên thất bại nhưng tỉnh chậm giải quyết hậu quả. Thêm vào đó, thiên tai, hạn hán, dịch lở mồm long móng ở đàn trâu bò bùng phát gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Tại thời điểm tháng 12/2007 tăng 12,63%. Giá lương thực, thực phẩm tăng 46%, giá nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 37%. Giá vàng biến động thất thường, giá vật tư, năng lượng tăng cao gây áp lực đến các hoạt động lành mạnh trên thị trường…
Kinh tế của tỉnh tuy có tăng trưởng cao song chưa bền vững. Các yếu tố vốn đầu tư đầu vào yêu cầu tăng, những sản phẩm hàng hoá năng lực cạnh tranh thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng song vẫn còn chậm. Tỷ trọng nông nghiệp còn cao (36,58%), sản xuất công nghiệp chưa phát huy hết tác dụng , thực hiện các thủ tục hành chính còn chậm, gây phiền hà cho doanh nghiệp, chưa phát huy được nguồn nội lực của tỉnh. Hoạt động du lịch chưa có chuyển biến tốt, các dự án đầu tư cho du lịch còn chậm. Công tác cải cách hành chính chưa có nhiều chuyển biến. Thực hiện cơ chế “một cửa” ở một số đơn vị còn mang tính hình thức. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí có lúc có nơi thiếu chủ động, tích cực… tất cả các đặc điểm trên đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình huy động vốn ở Yên Bái.
Trong huy động vốn nước ngoài: Việc vận động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Yên Bái còn thụ động. Tỉnh chưa ban hành được danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư để giới thiệu cho các nhà đầu tư tự tiếp cận, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Yên Bái. Việc tìm kiếm thị trường nước ngoài vẫn còn lúng túng. Các ban ngành chuyên môn chưa thực sự tích cực, sáng tạo đề xuất, xây dựng chương trình kế hoạch ở từng lĩnh vực hợp tác kinh tế để các cơ quan, tổ chức quốc tế tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Yên Bái.Việc thu hút vốn ODA vào Yên Bái còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là tính năng động của chính quyền và các ngành, các cấp địa phương trong việc tranh thủ nguồn vốn ODA từ các tổ chức viện trợ quốc tế còn nhiều hạn chế. Trong công tác quy hoạch về huy động và sử dụng nguồn ODA gắn với quy hoạch đầu tư nói chung và quy hoạch xây dựng các công trình công cộng nói riêng còn lung túng, thiếu cụ thể và thống nhất. Năng lực lập các dự án ưu tiên gọi vốn và nắm bắt thông tin về các nguồn vốn ODA còn yếu.
Tóm lại, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã có nhiều hoạt động sáng tạo, linh hoạt để huy động nguồn vốn tối đa trong tỉnh và bên ngoài trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của tỉnh sang nền KTTT. Tuy nhiên trong công tác huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập.
2.3.2. Những vấn đề đặt ra trong huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Yên Bái
Một là, xuất phát từ đặc điểm Yên Bái là tỉnh có địa hình phức tạp, xa trung tâm kinh tế và các khu công nghiệp lớn. Điểm xuất phát về kinh tế thấp, quy mô các ngành sản xuất nhỏ bé, hệ thống KCHT kém phát triển, trình độ công nghệ chưa cao do đó việc thu hút huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Về chủ quan : Công tác cải cách hành chính của tỉnh vẫn còn hạn chế. Môi trường đầu tư kinh doanh không thuận lợi vẫn còn tình trạng gây cản trở, ách tắc, chậm trễ trong việc giải quyết các nhu cầu phát triển sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Thời tiết khí hậu không thuận lợi, bão lụt, sạt lở đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thuỷ lợi đã gây ra những rào cản không nhỏ để thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Theo báo cáo của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Yên Bái cho thấy: năng lực của một số chủ đầu tư cũng như Ban quản lý dự án của một số ngành, địa phương trong tỉnh vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Có đơn vị tư vấn cho khảo sát, lập dự án chưa thực hiện đúng quy trình nên khi thi công không thực hiện được dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình…thiếu sáng tạo. Việc thẩm định các dự án còn kéo dài. Thậm chí có cán bộ tham gia vào các khâu của quá trình đầu tư còn thiếu hiểu biết về quy trình xây dựng cơ bản dẫn đến làm sai, làm không đúng trong việc thực hiện các quy định, quy trình xây dựng cơ bản. Việc giám sát, đánh giá đầu tư cộng đồng đã chú trọng trên các phương diện nhất là có sự giám sát của người dân. Tuy nhiên trong việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định lại không thực hiện được. Về nguồn lực đầu tư, khả năng thanh toán của các công trình cấp huyện, thị, thành phố phụ thuộc vào nguồn thu của địa phương. Nên có nhiều dự án, nhà thầu đã thi công nhưng chưa có tiền thanh toán đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công công trình. Tất cả các đặc điểm trên đây đã nói lên việc huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, lúng túng, bất cập, đang đặt ra cho Yên Bái phải có sự đổi mới tích cực để ngăn ngừa các rào cản nêu trên để công tác huy động vốn đạt kết quả thiết thực.
Hai là, trong công tác tín dụng ngân hàng: Quy mô nguồn vốn huy động so với tiềm năng huy động vốn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái vẫn còn nhỏ bé, chưa khơi dậy được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân… Cơ cấu nguồn vốn biến động không thuận lợi cho tín dụng ngân hàng. Tỷ trọng nguồn vốn lãi suất cao ngày một tăng. Các hệ thống quỹ tín dụng và ngân hàng chậm đổi mới cơ cấu khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn còn mang nặng tính thủ công, chưa rút ngắn được thời gian giao dịch của khách hàng. Nền kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Nhưng nhìn chung Yên Bái vẫn còn là tỉnh nghèo. Những sản phẩm từ nông nghiệp thiếu thị trường ổn định nhất là gỗ rừng, sản phẩm chè giá tiêu thụ bấp bênh một mặt phụ thuộc vào giá cả quốc tế mặt khác công nghệ chế biến chưa cao, giá thu mua không ổn định từ đó làm cho các hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.
Ở địa bàn nông thôn dân cư thưa thớt, suất đầu tư nhỏ, chi phí lớn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh nên khu vực nông nghiệp, tài chính không đủ mạnh và không ổn định để tập trung huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhìn chung việc huy động nguồn vốn bền vững, nguồn vốn có chất lượng từ nội lực kinh tế nông thôn và các địa bàn nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Các hoạt động trong khuôn khổ pháp lý trong hoạt động tín dụng ở nông thôn đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Song vẫn còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, chưa đồng bộ. Ví dự như vấn đề thế chấp tài sản vay vốn, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục công chứng… vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động có hiệu quả của tín dụng ngân hàng.
Về phương diện chủ quan của các ngân hàng: Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là rất cao. Khả năng nguồn vốn đầu tư của nhà nước lại có hạn, nhưng việc huy động vốn kể cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức tín dụng ngân hàng lại chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chất lượng tín dụng chưa cao, vẫn tiềm ẩn những nhân tố rủi ro lớn.
Ba là, nguồn vốn huy động qua NSNN, của các doanh nghiệp và dân cư vẫn còn nhiều hạn chế. Mức huy động tăng thêm cho NSNN hằng năm chỉ đạt khoảng 8%. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm chỉ đáp ứng 20% tổng chi ngân sách. Phần còn lại phụ thuộc vào nguồn trợ giúp của Trung Ương. Việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách của địa phương còn không ít những khó khăn, thách thức: Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn có hạn, khi cả nước đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì kinh tế Yên Bái đang có nguy cơ tụt hậu. Bệnh dịch, giá cả leo thang, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên liệu diễn biến khó lường đã gây không nhỏ đến đời sống sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhiệm vụ huy động vốn thông qua NSNN ở tỉnh Yên Bái nói riêng.
Về huy động vốn thông qua các doanh nghiệp. Hiện nay Yên Bái có 632 doanh nghiệp với 15.328 lao động với 240 hợp tác xã và 8005 hộ kinh doanh cá thể. Tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp, đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp để các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên so với yêu cầu của nền KTTT hệ thống các doanh nghiệp ở tỉnh Yên Bái còn có nhiều hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp ít, nhỏ bé. Quy mô đầu tư và khả năng đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh yếu. Có 53% số doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng. Số doanh nghiệp có máy móc tiên tiến chỉ chiếm 20%. Nộp ngân sách của các doanh nghiệp mới đạt 30% NSNN trên địa bàn của tỉnh [38, tr.29]. Các doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm và chất lượng hàng hoá, các công nghệ máy móc còn nặng tính truyền thống, chưa có ý thức vận dụng cải tổ đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp còn thiếu tập trung, chưa đồng bộ. Sự phối hợp, gắn kết giữa các cơ quan quản lý, giúp đỡ các doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Các đặc điểm trên đây đã hạn chế không nhỏ đến việc huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn vốn huy động trong dân cư chưa hiệu quả. Trên góc độ huy động vốn để phát triển kinh tế tỉnh cần giải quyết nhiều vấn đề vừa cấp bách vừa cơ bản như chính sách vĩ mô của nhà nước phải cụ thể và ổn định để nhân dân yên tâm bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Thủ tục hành chính về đăng ký sản xuất kinh doanh còn rườm rà, tốn kém thời gian, công sức của nhân dân. Do vậy, một mặt đã không khuyến khích được nhân dân bỏ vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn, mặt khác do tính trì trệ, khó khăn nên một số hộ khác đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh không qua đăng ký kinh doanh, có tình trốn lậu thuế.
Bốn là, chưa xây dựng được hệ thống chính sách tài chính lành mạnh và cơ chế quản lý vốn đầu tư tập trung thống nhất, có sự phân công phân cấp rõ rang giữa các cấp. Do vậy quản lý vốn còn có sự chồng chéo, thất thoát, lãng phí làm hiệu quả đầu tư thấp.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HUY ĐỘNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van Chi Minh 25-7.doc
- bia.doc