Công ty cổ phần lâm sản Nam Định kinh doanh các ngành nghề như chế biến và kinh doanh lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản, mộc công cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Bước đầu thành lập Công ty cổ phần lâm sản Nam Định có số vốn điều lệ là 3.200 triệu đồng.
Trong đó :
- Tỷ lệ cổ phần Nhà nước : 0% vốn điều lệ.
- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp : 100% số vốn điều lệ.
- Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài công ty : 0% vốn điều lệ
Hiện nay với đội ngũ CBCNV có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và luôn đượcđào tạo bồi dưỡng kiến thức mới nhất về kinh tế, kỹ thuật và quản lý. Sản phẩm sản xuất của công ty ngày càng có chất lượng cao, giá cả hợp lý, thời gian sản xuất nhanh đã tạo niềm tin cho khách hàng. Với sự phát triển vững chắc, công ty đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy. Trong nhiều năm qua, công ty luôn là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đời sống CBCNV ngày càng tăng, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lao động tại Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh.
Quản lý và sử dụng VLĐ là 1 khâu quan trọng trong công tác tài chính, trong đó việc bảo toàn vốn là vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
VLĐ trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức vật tư hàng hoá và tiền tệ. Sự luân chuyển và chuyển hoá thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố làm cho VLĐ của doanh nghiệp bị giảm sút.
Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động bảo toàn VLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi mà thực chất là đảm bảo cho vốn cuối kỳ mua đủ 1 lượngvật tư hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá tăng lên, tức là tái sản xuất giản đơn về vốn lưu động trong điều kiện quy mô sản xuất ổn định. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có phương pháp bảo toàn vốn hợp lý. Các biện pháp đó là :
- Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát đánh giá lại toàn bộ vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, để xác định số VLĐ hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại, trên cơ sở kiểm kê đánh giá vật tư hàng hoá mà đối chiếu với sổ sách kế toán mà điều chỉnh cho hợp lý.
- Những vật tư hàng hoá bị tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kém phẩm chất,hay không phù hợp với nhu cầu sản xuất doanh nghiệp phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu phải xử lý kịp thời bù đắp lại.
- Đối với doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, cần tìm biện pháp để loại trừ lỗ trong kinh doanh. Một trong những biện pháp tốt là sử dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và cải tiến phương pháp công nghệ để hạ giá thành sản phẩm, tăng vòng quay VLĐ. Để đảm bảo sử dụng VLĐ hợp lý, doanh nghiệp cần biết lựa chọn cân nhắc để đầu tư vốn vào khâu vào và lúc nào là có lợi nhất, tiết kiệm nhất.
Để đảm bảo VLĐ trong điều kiện lam phát, khi phân phối lợi nhuận cho các mục đích tích luỹ và tiêu dùng, doanh nghiệp phải dành ra một phần lợi nhuận để bù đắp số vốn vì lạm phát và phải được ưu tiên hàng đầu.
2.1. Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
* Vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm : tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Tiền là một tài sản của doanh nghiệp, có thể dễ dàng chuyển hoá thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường. Do đó, việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
* Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Vì tiền là tài sản không sinh lời, nên doanh nghiệp muốn duy trì một lượng tài sản có tính chuyển đổi dễ dàng thường để chúng dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn hơn là giữ tiền. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đó là : trái phiếu, cổ phiếu được mua bán tại thị trường tài chính một cách dễ dàng.
Doanh nghiệp giữ tiền mặt rất nguy hiểm, vì tiền mặt có thể trở nên mất giá, còn việc đầu tư tài chính ngắn hạn thường mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. Đó là tiền lãi của trái phiếu, cổ phiếu và sự tăng giá của thị trường cổ phiếu.
Khi lượng tiền trong doanh nghiệp cao hơn mức bình thường, doanh nghiệp sẽ chuyển tiền thành chứng khoán ngắn hạn để có thêm thu nhập cho doanh nghiệp và ngược lại, khi lượng tiền giảm xuống mức bình thường thì doanh nghiệp lại bán bớt chứng khoán để duy trì lượng tiền mặt ở mức hợp lý.
2.2. Vốn thuộc các khoản phải thu.
Các khoản phải thu chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp phải ứng trước tiền cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.
2.3. Vốn vật tư, hàng hoá.
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.
+ Sản phẩm dở dang.
+ Thành phẩm.
Ba loại này còn được gọi chung là hàng tồn kho. Trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chủ yếu là hàng hoá dự trữ. Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động, phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì vật tư, sản phẩm dở dang, hàng hoá tồn kho là rất cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
2.4. Tài sản lưu động khác.
Là những khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí dạng kết chuyển.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Quá trình hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh. Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận vì thế hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh. Trong cơ cấu vốn kinh doanh, VLĐ thường chiếm tỷ trọng lớn, nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Do đó, mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên tính toán, đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ để từ đó có biện pháp tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ tốt hơn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụngVLĐ doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu sau :
3.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ.
Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ cao hay thấp. Tốc độ chu chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu : số lần luân chuyển hay số vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ.
- Số lần luân chuyển VLĐ phản ánh vòng quay vốn được xác định bằng công thức tổng quát sau :
Số vòng quay VLĐ
=
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển hay số vòng quay của VLĐ thực hiện trong một thời kỳ.
- Kỳ luân chuyển VLĐ : phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian 1 vòng quay của VLĐ ở trong kỳ. Công thức tính như sau :
Kỳ luân chuyển VLĐ
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay VLĐ
- Từ sự phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ, ta có thể xem xét ảnh hưởng của chúng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí VLĐ sử dụng trong kỳ. Công thức tính như sau :
Mức lãng phí VLĐ (+ -)
=
Doanh thu thuần bình quân 1 ngày
x
Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ này
-
Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ trước
- Hệ số đảm nhiệm VLĐ
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
=
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ, hệ số này càngnhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
3.2. Kỳ thu tiền trung bình.
Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền trung bình
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
x 360
Doanh thu thuần
Trong đó :
Số dư bình quân các khoản phải thu
=
Số phải thu đầu kỳ + Số phải thu cuối kỳ
2
Chỉ tiêu này cho thấy kỳ thu tiền trung bình càng dài chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.
3.3. Vòng quay hàng tồn kho.
Phản ánh sự luân chuyển của vốn vật tư, hàng hoá doanh nghiệp. Nếu vòng quay hàng tồn kho cao thì số ngày một vòng quay hàng tồn kho sẽ ít, chứng tỏ việc quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp dự trữ quá mức dẫn đến vật tư hàng hoá bị ứ đọng và tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến đồng tiền vào doanh nghiệp bị giảm đi và đặt doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn về tài chính.
Vòng quay hàng tồn kho
=
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân
Trong đó :
Hàng tồn kho bình quân
=
Hàng tồn đầu năm + Hàng tồn cuối năm
2
3.4. Các hệ số khả năng thanh toán.
Để đánh giá tình hình tổ chức vốn của doanh nghiệp các nhà quản lý thường xem một số chỉ tiêu sau :
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
=
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Thông thường hệ số này phải lớn hơn 1, nó phản ánh khả năng có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, quá hạn và đến hạn trả bằng việc chuyển nhượng các tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán
=
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số này thể hiện tổng tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, quá hạn và đến hạn trả. Hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng kém, rủi ro tài chính càng tăng. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán này còn giới hạn bởi nợ phải thu chưa được thanh khoản.
Tiền là tài sản có tính linh hoạt cao, do đó phản ánh khả năng thanh toán nhanh nhất khi khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Doanh nghiệp không cần bán tài sản, vật tư, hàng hoá khi đã có tiền trong tay.
3.5. Hệ số sinh lời vốn lưu động.
Hệ số sinh lời VLĐ
=
Lợi nhuận thuần
VLĐ bình quân
Các chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó có quan hệ thuận với mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, nó rất quan trọng, doanh nghiệp có thể sử dụng nó để thấy hiệu quả sử dụng VLĐ và so với chi phí tài trợ cho nó.
4. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì điều đầu tiên đòi hỏi doanh nghiệp phải có là vốn. Nhưng khi đã có đồng vốn trong tay rồi thì doanh nghiệp lại phải biết sử dụng đồng vốn đó như thế nào để sinh lời. Vì đã kinh doanh thì phải làm sao để một đồng vốn bỏ ra phải luôn vận động để sau một chu kỳ kinh doanh vốn được thu hồi đủ và có lời. Vốn phải sinh lời là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì lợi ích kinh doanh nên đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý sử dụng hợp lý, tiết kiệm được vốn, có hiệu quả để tái sản xuất mở rộng kinh doanh.
Việc sử dụng hiệu quả VLĐ thể hiện rõ nét nhất ở chỗ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu quả sử dụng VLĐ hay thấp do lãng phí hay tiết kiệm vốn điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để nói lên chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách, các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả.
Chương II
Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần lâm sản Nam Định
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần lâm sản Nam Định.
1. Quá trình hình thành của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần lâm sản Nam Định tiền thân là Xí nghiệp chế biến và kinh doanh lâm sản Hà Nam Ninh trực thuộc Sở nông lâm nghiệp tỉnh Hà Nam Ninh. Xí nghiệp là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định 484/QĐ-UB do UBND tỉnh Hà Nam Ninh ký ngày 13/7/1991. Trụ sở đặt tại 207 phố Minh Khai – thành phố Nam Định. Xí nghiệp có chi nhánh đặt tại thị trấn LắcXao tỉnh Polykhămxay nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào .
2. Quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Ngày 25/5/1995 UBND tỉnh ra Quyết định số 553/QĐ-UB cho phép Xí nghiệp đổi tên thành Công ty lâm sản Nam Định có trụ sở đặt tại Km4 đường 21 Lộc Hoà - Nam Định. Công ty lâm sản Nam Định là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kế toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng. Thực hiện Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Căn cứ Quyết định 458/1999/QĐ-UB ngỳ 26/4/1999 của UBND tỉnh Nam Định về cổ phần hoá Công ty lâm sản Nam Định. Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và lấy tên là Công ty cổ phần Lâm Sản Nam Định. Tên giao dịch quốc tế : NamDinh Forest Products Joint stock Company và tên viết tắt là NaFoCo.
Công ty cổ phần lâm sản Nam Định đã chính thức đi vào hoạt động từ 1/10/1999 theo quyết định số 1194/QĐ-UB ngày 28/9/1999 của UBND tỉnh Nam Định.
Hiện nay sản phẩm của công ty được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Nhưng nhiều nhất phải kể đến thị trường các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hoà Séc, Pháp và Mỹ.
Với khả năng bằng nội lực là chính công ty đã tự khẳng định mình và đứng vững trong cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh ổn định và ngày càng phát triển vững chắc. Bằng chứng cụ thể là đời sống cán bộ, công nhân viên trong công ty ngày một nâng cao. Tập thể cán bộ công nhân viên nhiều lần nhận được cờ thi đua, bằng khen, giấy khen của Chính phủ, của Bộ Nông lâm nghiệp và của UBND tỉnh Nam Định. Đặc biệt năm 2001 sau 10 năm hoạt động xây dựng và trưởng thành Công ty cổ phần lâm sản Nam Định vinh dự được Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý “Huân chương lao động hạng 3” cho tập thể cán bộ công nhân viên công ty .
Công ty cổ phần lâm sản Nam Định kinh doanh các ngành nghề như chế biến và kinh doanh lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản, mộc công cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Bước đầu thành lập Công ty cổ phần lâm sản Nam Định có số vốn điều lệ là 3.200 triệu đồng.
Trong đó :
- Tỷ lệ cổ phần Nhà nước : 0% vốn điều lệ.
- Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp : 100% số vốn điều lệ.
- Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng ngoài công ty : 0% vốn điều lệ
Hiện nay với đội ngũ CBCNV có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và luôn đượcđào tạo bồi dưỡng kiến thức mới nhất về kinh tế, kỹ thuật và quản lý. Sản phẩm sản xuất của công ty ngày càng có chất lượng cao, giá cả hợp lý, thời gian sản xuất nhanh đã tạo niềm tin cho khách hàng. Với sự phát triển vững chắc, công ty đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy. Trong nhiều năm qua, công ty luôn là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả đời sống CBCNV ngày càng tăng, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
* Bộ máy quản lý của công ty bao gồm :
Cao nhất là Hội đồng quản trị, sau là Ban giám đốc, các phòng ban giúp việc và các đơn vị trực thuộc.
1. Hội đồng quản trị gồm 5 người : 1 Chủ tịch HĐQT và 4 thành viên.
2. Ban giám đốc có : 1 giám đốc và 2 phó giám đốc .
3. Phòng ban có : - Phòng Tổ chức – Hành chính
- Phòng Kế toán – Tài vụ
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
- Phòng kinh doanh
Các đơn vị trực thuộc công ty có : 2 xí nghiệp và 1 xưởng.
Xí nghiệp chế biến lâm sản Nam Định đặt tại khu vực văn phòng công ty tại km số 4 – Lộc Hoà - Nam Định.
Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Hoà Xá đặt tại Khu công nghiệp Hoà Xá của tỉnh Nam Định.
Xưởng chế biến gỗ Trình Xuyên đặt tại sát vị trí Trình Xuyên - Vụ Bản – Nam Định.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức công ty
Giám đốc
P. giám đốc kinh doanh
P. giám đốc kỹ thuật
Phòng TC-HC
Phòng TCKT
Phòng kinh doanh
Bảo vệ
Kho
XNCB gỗ Nam Định
XNCB gỗ Trình Xuyên
XNCB gỗ Hoà Xá
Phòngkế hoạch
Tổ phục vụ
Tổ ghép dọc
Tổ ghép ngang
Tổ hoàn thiện
Tổ phục vụ
Tổ ghép dọc
Tổ ghép ngang
Tổ hoàn thiện
Tổ phục vụ
Tổ ghép dọc
Tổ ghép ngang
Tổ hoàn thiện
4. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty cổ phần lâm sản Nam Định
4.1. Tổ chức bộ máy.
Hiện nay Phòng Tài chính – kế toán ở văn phòng công ty có 3 cán bộ : 01 kế toán trưởng của công ty (Trưởng phòng Tài chính – Kế toán) 01 kế toán tổng hợp, 01 thủ quỹ.
Hiện nay ở văn phòng công ty, công ty đã sử dụng phần mềm kế toán, bộ phận kế toán tổng hợp thì vẫn làm kế toán thủ công nhưng dùng chương trình excel trong máy vi tính để giúp công việc tính toán nhanh hơn.
Có thể khái quát bộ máy kế toán của công ty bằng sơ đồ
Kế toán trưởng
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền lương BXHH
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
4.2. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán.
Theo chế độ kế toán áp dụng hiện nay tại doanh nghiệp thì niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ kế toán là tiền Việt Nam và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác là áp dụng tỷ giá của liên ngân hàng thương mại thông báo tại thời điểm hạch toán.
a, Hệ thống chứng từ
Hệ thống chứng từ mà Công ty sử dụng hiện nay tương đối đầy đủ theo đúng kiểu mẫu do Nhà nước ban hành. Bắt đầu từ năm 1999, theo quy định của Bộ tài chính, Công ty chuyển sang hạch toán thuế GTGT thay cho thuế doanh thu. Phương pháp tính thuế GTGT của công ty là phương pháp khấu trừ thuế. Toàn bộ chứng từ công ty được áp dụng theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
b, Vận dụng chế độ tài khoản.
Việc vận dụng chế độ tài khoản của công ty trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán quy định chung cho các doanh nghiệp theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/11/1995 và bắt đầu từ quý IV năm 2001 công ty vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp áp dụng cho Công ty cổ phần lâm sản Nam Định đã được Bộ Tài chính cho phép ban hành.
Công ty không sử dụng một số tài khoản sau :
Tài khoản 121 : Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Tài khoản 222 : Góp vốn liên doanh.
c, Vận dụng chế độ sổ kế toán
Hình thức ghi sổ kế toán mà công ty sử dụng là Nhật ký chung.
d, Vận dụng chế độ báo cáo kế toán.
Công ty cổ phần lập và phân tích báo cáo kế toán theo đúng “Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp” ban hành theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp, bao gồm các biểu mẫu báo cáo :
- Bảng cân đối kế toán, mẫu số B01-DN.
- Kết quả hoạt động kinh doanh , mẫu số B02-DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính, mẫu số B02-DN.
Ngoài số lượng biểu mẫu bắt buộc trong các báo cáo quyết toán tài chính của công ty còn phải lập thêm các biểu mẫu khác mang tính chất nội bộ như : Các báo cáo phản ánh tình hình quản lý, sử dụng tài sản (báo cáo tăng, giảm và hao mòn TSCĐ, báo cáo tăng giảm nguồn vốn kinh doanh …), Báo cáo phản ánh tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm và các báo cáo khác phục vụ thiết thực cho nhu cầu quản trị công ty.
Tổ chức ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái TK
Bảng cân đối TK
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết
Bảng chi tiết số phát sinh
Nhật ký đặc biệt
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây .
Bảng 1 : Tổng hợp kết quả kinh doanh trong 2 năm (2003 - 2004) của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2004/2003
±
%
Tổng số sản xuất kinh doanh
278.642.480.634
267.139.123.462
-11.503.357.172
-4,13
Tổng doanh thu
350.732.572.361
500.684.473.943
149.951.901.582
42,75
Doanh thu thuần
350.638.876.763
500.035.742.642
149.396.865.879
42,61
Tổng lợi nhuận trước thuế
696.071.382
1.178.680.386
482.609.004
69,33
Nộp ngân sách
10.640.363.166
14.348.103.226
3.707.740.060
34,85
Thu nhập bình quân người/tháng
1.005.764
1.367.740
361.976
35,99
Trải qua một thời gian dài xây dựng và phát triển Công ty cổ phần lâm sản Nam Định đã gặp phải những bước thăng trầm đáng kể. Song, Công ty đã khẳng định được mình thông qua việc khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh sẵn có đồng thời hạn chế, khắc phục được những khó khăn gặp phải. Qua bảng số liệu trên cho thấy trong những năm gần đây công ty luôn làm ăn có lãi. Nếu lợi nhuận trước thuế năm 2003 là 696.071.382đ thì năm 2004 con số tăng lên là 1.178.680.386đ (gấp 1,69 lần so với năm 2003). Đồng thời các khoản nộp ngân sách cũng tăng lên không ngừng với kết quả là năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là 2004 so với năm 2003 tăng hơn 3 tỷ đồng tương ứng 34,85%. Thu nhập của người lao động ngày càng cao, đời sống luôn được cải thiện.
Để đánh giá chi tiết hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty cổ phần lâm sản Nam Định ta đi sâu vào phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty.
II. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần lâm sản Nam Định.
1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 2 : Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2004/2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
±
%
Tổng vốn KD
278.642.480.634
100%
267.139.123.462
100%
-11.503.357.172
-4,13
Vốn cố định
185.735.265.419
66,66%
68.668.458.207
63,14%
-17.066.807.212
-9,19
Vốn lưu động
92.907.215.215
33,34%
98.470.665.255
36,86%
+5.563.450.040
5,99
Từ bảng số liệu 2 cho thấy vốn kinh doanh của công ty năm 2004 là 267.139.123.642đ giảm -4,13% so với năm 2003. Sau đây sẽ là tình hình từng loại vốn:
+ So với năm 2003 thì năm 2004 vốn cố định của công ty giảm 17.066.807.212đ tức giảm 9,19% trong tổng số vốn kinh doanh. Năm 2003, vốn cố định là hơn 185 tỷ chiếm 63,14% tổng vốn kinh doanh.
+ Vốn lưu động của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng 5.563.450.040 tương ứng 5,99%. Tỷ trọng vốn lưu độngcủa năm 2003 chiếm 33,34% tổng vốn kinh doanh, đến năm 2004 tăng lên chiếm 36,86% tổng vốn kinh doanh.
Qua đây ta thấy được trong vốn kinh doanh của công ty thì vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn còn VLĐ thì chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.
Bảng 3 : Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty .
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2004/2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
±
%
A. Nợ phải trả
133.683.379.288
47,98%
118.058.649.426
44,19%
-15.624.729.862
-11,69
I. Nợ ngắn hạn
84.961.785.087
30,49%
72.752.747.432
27,23%
-12.209.037.655
-14,37
II. Nợ dài hạn
48.334.655.146
17,35%
454.841.755.478
16,79%
-3.492.899.668
-7,23
III. Nợ khác
386.9393055
0,14%
464.146.516
0,17%
77.207.461
-19,95
B. Nguồn vốn CSH
144.957.101.346
52,02%
149.080.474.036
55,81%
4.121.372.690
2,84
I. Nguồn vốn quỹ
139.357.573.772
50,01%
140.401.732.176
52,56%
1.044.158.404
0,75
II. Nguồn kinh phí
5.601.527.574
2,01%
8.678.741.860
3,25%
3.077.214.286
54,94
Tổng cộng
278.642.480.634
100%
267.139.123.462
100%
-11.503.357.172
-4,13
Từ số liệu bảng 3 cho ta thấy :
+ Xét về cơ cấu nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên cả về số tuyệt đối (4.141.372.690) và số tương đối (2,84%). Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng từ 52,02% năm 2003 lên 55,81% năm 2004. Điều này càng khẳng định rằng mức độ tự đảm bảo về mặt tài chính, tính chủ động trong kinh doanh của công ty ngày càng tăng.
Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng lên hơn 1 tỷ tức tăng 0,75%. Hơn nữa, tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên từ 50,01% năm 2003 tới 52,56% vào năm 2004.
Nguồn kinh phí cũng được tăng lên đáng kể là 3.077.214.286đ với số tương đối tăng 54,94%. Tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên từ 2,01% năm 2003 tới 3,25% vào năm 2004. Như vậy sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu là do sự tăng lên của nguồn kinh phí.
+ Các khoản nợ giảm xuống cả về số tuyệt đối (15.624.729.862đ) và số tương đối (11,69%). Mặt khác tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn cũng giảm xuống từ 47,98% năm 2003 còn 44,19% vào năm 2004. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện doanh nghiệp đã cố gắng thanh toán các khoản nợ ngân hàng.
* Hệ số nợ năm 2003
=
Tổng số nợ
=
133.683.379.288
= 0,48
Tổng nguồn vốn
278.642.480.634
* Hệ số vốn CSH năm 2003 = 1 - Hệ số nợ
= 1 - 0,48 = 0,52
* Hệ số nợ năm 2004
=
118.058.649.426
= 0,44
267.139.123.462
* Hệ số vốn CSH năm 2003 = 1 - 0,44 = 0,56
Từ kết quả tính toán trên cho thấy cả 2 năm hệ số nợ của công ty là tương đối cao vì đều xấp xỉ 0,5 và đến năm 2004 giảm xuống so với năm 2003 là 0,04. Điều này thể hiện tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty chiếm gần 1 nửa là vốn vay hoặc là vốn đi chiếm dụng. Vì vậy, công ty cần nỗ lực hơn nữa để thanh toán các khoản nợ, cân đối lại cấu trúc tài chính cho phù hợp hơn, giảm bớt gánh nặng tài chính.
2. Tình hình sử dụngVLĐ, và hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cổ phần lâm sản Nam Định.
Qua bảng số hiệu về tình hình sử dụng VLĐ của Công ty (được thể hiện ở bảng 4 ) ta thấy VLĐ của công ty đến thời điểm 31/12/2004 là 98.470.665.255đ tăng so với thời điểm 31/12/2003 là 5.563.450.004đ với tỷ lệ tương ứng là 5,99%. Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ta đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu sau :
2.1. Vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền của công ty năm 2004 so với 2003 tăng hơn 3 tỷ tương ứng 18,93% chủ yếu là do tăng tiền gửi ngân hàng 2.759.011.522đ, tăng lượng tiền mặt 1.843.234.858đ và giảm tiền đang chuyển. Nguyên nhân là do doanh thu tăng cao đồng thời năm 2004 công ty tích cực đi thu hồi công nợ và các khoản hàng thanh toán qua đường chuyển khoản là chính, dẫn đến tiền gửi ngân hàng của công ty tăng đáng kể.
Mặt khác tiền mặt của công ty cũng tăng nhiều ở năm 2004 so với năm 2003, tỷ trọng tiền mặt trên tổng vốn bằng tiền tương đối cao, chiếm 17,5% vào năm 2003 và chiếm 22,5% vào năm 2004. Đây sẽ là thuận lợi cho công ty trong việc huy động thanh toán ngay tại quỹ khi cần thiết như thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên, tạm ứng … Nhưng tỷ lệ này vẫn cứ nhàn rỗi trong quỹ nhiều không đưa vào đầu tư thì sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2004/2003
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
±
%
I. Vốn bằng tiền
19.879.835.673
21,4%
26.643.770.523
24,0%
+3.763.934.850
+18,93%
1. Tiền mặt
3.472.864.743
17,5%
5.316.099.601
22,5%
+1.843.234.858
+53,08%
2. Tiền gửi ngân hàng
15.245.519.400
76,7%
18.004.530.922
76,1%
+2.759.011.522
+18,1%
3. Tiền đang chuyển
1.161.451.530
5,8%
323.140.000
1,4%
-838.311.530
-72,2%
II. Các khoản phải thu
40.894.314.226
44,0%
42.415.532.552
43,0%
+1.521.218.326
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Von LD.doc