Luận văn Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3

I. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 3

1. Vốn lưu động 3

2. Vai trò của vốn lưu động 4

3. Phân loại vốn lưu động 5

4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 6

II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 7

1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 7

2. Quản lý và bảo toàn vốn lưu động trong kinh doanh 8

3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động 9

4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 12

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15

Chương II: Thực trạng về quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần đầu tư Hà Việt. 16

I. Một số khái quát về Công ty Cổ phần đầu tư Hà Việt. 16

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần đầu tư Hà Việt. 16

2. Cơ cấu tổ chức 17

3. Hình thức sổ sách kế toán của Công ty 19

4. Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2003 - 2004 21

II. Thực trạng về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần đầu tư Hà Việt. 22

1. Đánh giá khái quát về tình hình quản lý sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần đầu tư Hà Việt. 22

2. Đánh giá khái quát về tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần đầu tư Hà Việt. 24

 

Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần đầu tư Hà Việt. 35

I. Đánh giá chung 35

1. Ưu điểm 35

2. Những tồn tại 36

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần đầu tư Hà Việt. 37

Kết luận 39

 

doc48 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn hạn nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán dước một năm cuả các khoản tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có tài sản lưu động bảo đảm. Hệ số khả năng = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thanh toán hiện thời Tổng nợ ngắn hạn 3.4.6 Hệ số thanh toán nhanh Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của tiền và các khoản phải thu nghĩa là các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số khả năng = Tài sản lưu động - hàng tồn kho thanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn 3.4.7 Hệ số sinh lời vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Mức doanh lợi vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Hệ số sinh lời vốn lưu động = Lợi nhuận thuần VLĐ bình quân 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp Trong vốn lưu động thì vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản vốn lưu động đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn vì thế quản lý vốn lưu động được nghiên cứu trên các góc độ: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Việc sử dụng hợp lý tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển( số vòng quay vốn) và kỳ luân chuyển vốn (số ngày của một vòng quay vốn). Số lần luân chuyển vốn lưu động phản ánh số vòng quay vốn được thực hiện trong thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm. Công thức tính như sau: L = M VLĐ Trong đó: L: Số lần luân chuyển( số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ. M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ. Kỳ luân chuyển vốn lưu động phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động Công thức được xác định như sau: K = 360 L hay K = VLĐ* 360 M Trong đó: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động M,VLĐ: Như công thức trên Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển của vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả Mức tiết kiệm vốn lưu động như sau: Vtk = M1 x (K1- K0) 360 Trong đó: Vtk: Vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hoặc phảI tăng thêm (+) do sự thay đổi của tốc độ luân chuyển vốn lưu động của kỳ này so với kỳ trước. M1: Tổng mức luận chuyển vốn năm kế hoạch. Ko, K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần thực hiện trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu dộng Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động trước thuế và lãi vay: chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của vốn lưu động chưa có sự tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp và chưa tính đến vốn lưu động được hình thành từ nguồn nào Công thức tính như sau: Tỷ suất VLĐ trước thuế và lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay x 100% VLĐ Trong đó: VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tính với lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của vốn lưu động chưa có sự tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Tỷ suất VLĐ trước thuế = Lợi nhuận trước thuế x 100% VLĐ - Tỷ suất lợi nhuận thuần: Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của vốn lưu động, một đồng vốn lưu động có thể đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của vốn lưu động đã chịu sự tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay. Công thức tính như sau: Tỷ suất VLĐ sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x 100% VLĐ Trên đây một số chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp giúp cho nhà quản lý tài chính đánh giá đúng đắn tình hình của kỳ trước, từ đó có nhận xét và nêu ra những biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý vốn cho kỳ tiếp theo. 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 5.1. Nhân tố khách quan Do những rủi ro không lường trước phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt... hoặc những rủi ro kinh doanh làm thiệt hại vốn của doanh nghiệp. Do sự phát triển của nền kinh tế: Với tình hình thị trường giá cả ổn định, doanh nghiệp có điều kiện sử dụng vật tư, phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu điều kiện tăng trưởng thấp, lãi suất và tỷ giá không ổn định, thất nghiệp, lạm phát, sức mua đồng tiền giảm sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 5.2. Nhân tố chủ quan Do việc bố trí cơ cấu bất hợp lý: Nếu vốn lưu động đầu tư vào các tài sản không cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị giảm sút. Do lựa chọn phương án đầu tư: Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp lựa chọn dự án đầu tư tốt: đầu tư ra các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ thì hiệu quả kinh doanh sẽ lớn. Ngược lại, doanh nghiệp lựa chọn dự án đầu tư sai lầm dẫn tới sản phẩm hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra kém chất lượng, không phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng sẽ khó tiêu thụ. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ứ đọng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Do công tác quản lý vốn chưa tốt: Quản lý vốn không tốt dẫn đến tình trạng sử dụng vốn lãng phí, đặc biệt là vốn lưu động trong quá trình mua sắm, dự trữ vật tư sản xuất sản phẩm. Do cơ cấu tổ chức lao động của doanh nghiệp: việc bố trí lực lượng lao động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ sẽ giúp họ phát huy hết năng lực của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chương II: Thực trạng về quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt I. Một số khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt. * Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1995 Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt được thành lập theo giấy phép số 1168/GP-UB ngày 9 tháng 5 năm 1994, quyết định số 3989/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội và đăng ký kinh doanh số 044084 ngày 12 tháng 5 năm 1994 của Trọng tài kinh tế Hà Nội cấp. Khi mới thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt có trụ sở tại: Số 50 Đặng Tiến Đông - Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, có hai thành viên góp vốn với số vốn điều lệ là 250.000.000đ (Hai trăm năm triệu đồng chẵn./.) * Giai đoạn từ năm 1996 đến nay Sau hai năm hoạt động Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt đã phát triển, trưởng thành và khẳng định sự tồn tại của Công ty trên thị trường. Ban lãnh đạo Công ty đã dưa ra nhiều quyết định có ý nghĩa to lớn nhằm củng cố uy tín và ưu thế của Công ty đó là: - Quyết định chuyển trụ sở chính của Công ty đến địa điểm mới tại: 30B Nguyễn Công Trứ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, là nơi diễn ra tất cả các hoạt động chính của công ty đến ngày nay nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững. - Bổ sung thêm hai thành viên đóng góp vốn nâng vốn điều lệ của công ty từ 250.000.000 đồng lên 807.800.000 đồng tăng 557.800.000 đồng. - Mở thêm 02 chi nhánh: + Một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. + Một chi nhánh ở Thành phố Hải Phòng. - Trong đăng ký kinh doanh ban đầu công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, năm 1996 công ty đăng ký thêm ngành hàng sản xuất hàng cơ khí tiêu dùng. - Năm 1997 công ty đã mở 01 xưởng sản xuất mặt hàng chấn lưu dùng cho đèn ống và một xưởng sản xuất nhựa gia dụng nhưng do công ty không có đội ngũ nhân viên kỹ thuật thành thành thạo cũng như chưa tập trung đầu tư theo chiều sâu do vậy các sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất thử nghiệm. - Năm 2002 đứng trước nhu cầu về sản phẩm que hàn ngày càng cao trên thị trường Ban giám đốc dự định đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất que hàn tại Đông Anh, Hà Nội, đến nay nhà máy đang dần bước vào giai đoạn chạy thử. 2. Cơ cấu tổ chức 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt. Ÿ Mô hình tổ chức: Bộ máy hoạt động của công ty được tổ chức gọn nhẹ, thống nhất từ trên xuống . Có thể khái quát mô hình tổ chức quản lý của công ty như sau: PGĐ Tài chính Hội đồng quản trị Giám đốc công ty Phòng KD-XNK PGĐ Kinh doanh Phòng Tài chính Các chi nhánh của Công ty Bộ phận Marketing Bộ phận kho hàng Bộ phận bán hàng Bộ phận văn phòng Bộ phận XNK Bộ phận tiếp nhận hàng Xưởng sản xuất Chức năng nhiệm vụ của từng Phòng ban trong công ty - Hội đồng quản trị: là những người do đại hội cổ đông bầu ra, đại diện cho cổ đông giám sát việc điều hành hoạt động của công ty theo chiến lược đã định. - Giám đốc công ty: Với vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách khâu kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc tài chính: Giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách tài chính của công ty. - Phòng tài chính: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính, thực hiện công tác thống kê, hạch toán, kế toán và thanh quyết toán theo quy định, thực hiện giám sát các hoạt động tài chính của công ty. - Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: Xây dựng và chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch kinh doanh. - Bộ phận kho hàng: Quản lý vật tư, hàng hoá toàn công ty. - Bộ phận bán hàng hoá: là nơi thực hiện khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Bộ phận Marketing: nghiên cứu thị trường theo định hướng phát triển kinh doanh của công ty để đưa ra các chính sách về giá, quảng cáo... - Bộ phận văn phòng: Quản lý công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao động, chế độ người lao động. - Bộ phận tiếp nhận hàng hoá:chịu trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá từ xưởng sản xuất rồi chuyển cho bộ phận kho hàng. - Xưởng sản xuất: là nơi sản xuất sản phẩm que hàn. 2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt Ÿ Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán được tổ chức theo cơ chế tập trung đứng đầu là kế toán trưởng có trách nhiệm điều hành hoạt động của bộ máy kế toán sao cho có hiệu quả thông qua việc phân công công việc cho các kế toán viên. Kế toán trưởng có trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo những kế toán viên mới phục vụ cho chiến lược phát triển của công ty. Dưới là các kế toán viên và thủ qũy chịu sự phân công công việc và quản lý trực tiếp của kế toán trưởng. Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt có bộ máy hoạt động rất gọn và hiệu quả. Phòng tài chính của công ty có 4 người, trong đó: - Một thủ quỹ: Đảm nhận việc thu chi tiền mặt, chịu trách nhiệm theo dõi thu chi và tồn qũy. - Một kế toán bán hàng: Chịu trách nhiệm về theo dõi về hàng hoá nhập xuất, tồn kho và công nợ người mua. - Một kế toán theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ: Công nợ tạm ứng, công nợ người mua, công nợ người bán, công nợ phải thu, phải trả, công nợ khác, theo dõi tài sản cố định, công cụ dụng cụ. - Một kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp chứng từ lên sổ cái, lập báo cáo tài chính cho cơ quan thuế và Hội đồng quản trị. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các số liệu tháng, qúy, năm. Đồng thời giám sát và điều hành bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao. Ÿ Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán ngân hàng Kế toán theo dõi công nợ Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương Thủ qũy Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu 3. Hình thức sổ sách kế toán của công ty Hệ thống sổ sách kế toán của công ty được tổ chức dựa trên đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với trình độ và yêu cầu quản lý của cán bộ công nhân viên. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung là hình thức đơn giãn, phù hợp với mọi đơn vị hạch toán, mọi trình độ kế toán và có nhiều thuận lợi trong việc áp dụng kế toán máy, các loại sổ kế toán của công ty hiện nay đang áp dụng bao gồm: - Sổ chi tiết tài khoản. - Bảng kê chứng từ. - Bảng phân bổ khấu hao. - Sổ cái tài khoản. - Sổ nhật ký chung. Sơ đồ quy trình lưu chuyển chứng từ trong công ty Sổ cái Chứng từ gốc Nhật ký chung Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Nhật ký đặc biệt Sổ/thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu 4. Tình hình tài chính và kết quản sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2003 - 2004. Biểu 01: kết quả hoạt động sxkd qua 2 năm 2003 - 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004 – 2003 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần 64.457 73.448 8.991 13,95 2. Giá vốn hàng bán 52.225 61.694 9.469 18,13 3. Lợi nhuận gộp 12.232 11.754 (478) (3,91) 4. Chi phí bán hàng 2.267 1.350 (917) (40,45) 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 815 864 49 6,01 6. Lợi nhuận từ HĐSXKD 9.150 9.540 390 4,26 7. Lợi nhuận khác 31 90 59 190,32 8. Lợi nhuận trước thuế 9.181 9.630 449 4,89 9. Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.938 3.082 144 4,89 10. Lợi nhuận sau thuế 6.243 6.548 305 4,89 11. Nộp ngân sách Nhà nước 3.850 4.309 459 11,92 Qua biểu 01: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt tăng dần. Doanh thu thuần của Công ty năm 2004 đạt 73.448 triệu đồng tăng 8.991 triệu đồng tương ứng với 13,95% so với năm 2003. Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, với tỷ lệ tăng trưởng của các ngành, nghề được tăng lên, hội nhập cùng xu thế phát triển chung của toàn xã hội, sản phẩm của công ty ngày càng được tiêu thụ mạnh. Giá vốn hàng bán của công ty cũng được tăng lên, năm 2004 doanh thu của tăng cao nên giá vốn hàng bán hàng tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán vẫn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu: 18,35 % so với năm 2003, giá vốn hàng bán tăng cao là điều không tốt vì nó làm giảm lợi nhuận gộp của công ty, cụ thể năm 2003 là 12.232 triệu đồng, năm 2004: 11.754 triệu đồng, nhưng công ty đã có những biện pháp để giảm thiểu chi phí bán hàng nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm sau cao hơn năm trước, đó là năm 2003: 6.243 triệu đồng, năm 2004: 6.548 triệu đồng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, và phần trích nộp cho Ngân sách Nhà nước cũng tăng lên II. Thực trạng về tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt 1. Đánh giá khái quát về tình hình quản lý sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt Biểu 02: cơ cấu vốn qua 2 năm 2003 - 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TSLĐ & ĐT ngắn hạn 20.429 35,57 14.543 27,57 (5.886) (125,64) I. Vốn bằng tiền 533 0,93 87 0,16 (446) (9,52) 1. Tiền mặt tại qũy 63 0,11 39 0,07 (24) (0,51) 2. Tiền gửi ngân hàng 470 0,82 48 0,09 (422) (9,01) II. ĐTTC ngắn hạn 250 0,44 - (250) (5,34) III. Các khoản phải thu 19.183 33,40 13.903 26,36 (5.280) (112,70) 1. Phải thu khách hàng 18.756 32,66 13.303 25,22 (5.423) (116,39) 2. Trả trước cho người bán 307 0,53 72 0,14 (235) (5,02) 3. Thuế GTGT được khấu trừ - 318 0,60 318 6,79 4. Phải thu nội bộ 5. Phải thu khác 120 0,21 210 0,40 90 1,91 IV. Hàng tồn kho 279 0,49 350 0,66 71 1,52 1. Nguyên vật liệu tồn kho 176 0,31 246 0,47 70 1,49 2. CCDC tồn kho 30 0,05 50 0,09 20 0,43 3. Chi phí SXKD dở dang 73 0,13 54 0,10 (19) (0,41) V. Tài sản lưu động khác 184 0,32 169 0,32 (15) (0,32) 1. Tạm ứng 22 0,04 77 0,15 55 1,18 2. Chi phí trả trước 12 0,02 5 0,01 (7) (0,15) 3. Chi phí chờ kết chuyển 150 0,26 87 0,16 (63) (1,35) VI. Chi sự nghiệp - 34 0,06 34 0,73 TSCĐ & ĐT dài hạn 37.001 64,43 38.202 72,43 1.201 25,64 I. Tài sản cố định 35.493 61,80 30.331 57,50 (5.162) (110,18) II. ĐTTC dài hạn 55 0,10 9 0,02 (46) (0,98) III. XDCB dở dang 1.157 2,02 7.550 14,31 6.393 136,46 IV. Chi phí trả trước dài hạn 296 0,52 312 0,59 16 0,34 Tổng cộng tài sản 57.430 100 52.745 100 (4.685) (8,88) Qua biểu 02 ta thấy tổng tài sản năm 2004 giảm so với năm 2003 là: 4.685 triệu đồng về số tương đối là -8,88%. Tổng số vốn giảm là do vốn bằng tiền, các khoản phải thu và tài sản lưu động khác giảm năm 2004 giảm rất nhiều so với năm 2003. Tuy vậy đây cũng là một điều rất đáng mừng bởi điều đó chứng tỏ công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ bi chiếm dụng, làm giảm rủi ro như khó đòi hoặc không đòi được nợ, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, hiệu quả sử dụng đồng vốn tăng lên. Cơ sở vật chất của công ty tăng mạnh thể hiện ở tài sản cố định tăng lên 1.201 triệu đồng về số tương đối tăng 25,64%. - Vốn bằng tiền giảm 446 triệu đồng tương ứng -9,52%. Các khoản phải thu giảm 5.280 triệu đồng tương ứng -112,70% do công ty dùng vốn bằng tiền và các khoản phải thu để đầu tư xây dựng cơ bản. Hàng tồn kho tăng 71 triệu đồng tương ứng 1,52%. Như vậy vốn của công ty ở đây khá nhiều, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Biểu 03: cơ cấu nguồn vốn kinh doanh qua 2 năm 2003 - 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Nợ phải trả 46.993 81,83 40.331 76,46 (6.632) (142,20) 1. Phải trả người bán 45.112 78,57 37.733 71,54 (7.389) (157,71) 2. Người mua trả trước 351 0,61 23 0,04 (328) (7,00) 3. Thuế và các khoản nộp NN 399 0,69 630 1,19 231 4,92 4. Phải trả công nhân viên 717 1,25 38 0,07 (679) (14,49) 5. Phải trả nội bộ 6. Phải trả, phải nộp khác 142 0,25 172 0,33 30 0,64 7. Vay dài hạn 23 0,04 23 0,04 - - 8. Chi phí phải trả 239 0,42 1.712 3,24 1.473 31,44 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.437 18,17 12.414 23,54 1.977 42,20 1. Nguồn vốn kinh doanh 10.198 17,76 11.990 22,73 1.792 38,24 2. Quỹ đầu tư phát triển 84 0,15 89 0,17 5 0,11 3. Quỹ dự phòng tài chính 61 0,11 63 0,12 2 0,04 4. Lợi nhuận chưa phân phối 23 0,04 180 0,34 157 3,36 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 5 0,01 5 0,01 - - 6. Quỹ khen thưởng phúc lợi 65 0,11 67 0,13 2 0,04 7. Nguồn kinh phí sự nghiệp - 19 0,04 19 0,41 Tổng cộng tài sản 57.430 100 52.745 100 (4.685) (8,88) 2. Đánh giá khái quát về tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động ở Công ty Cổ phần Đầu tư Hà Việt: Biểu 04: cơ cấu vốn lưu động qua 2 năm 2003 - 2004 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Vốn bằng tiền 533 2,61 87 0,60 (446) (7,58) 1. Tiền mặt tại qũy 63 0,31 39 0,27 (24) (0,41) 2. Tiền gửi ngân hàng 470 2,30 48 0,33 (422) (7,17) II. ĐTTC ngắn hạn 250 1,22 - (250) (4,25) III. Các khoản phải thu 19.183 93,90 13.903 95,60 (5.280) (89,70) 1. Phải thu khách hàng 18.756 91,81 13.303 91,47 (5.423) (92,64) 2. Trả trước cho người bán 307 1,50 72 0,50 (235) (3,99) 3. Thuế GTGT được khấu trừ 318 2,19 318 5,40 4. Phải thu nội bộ 5. Phải thu khác 120 0,59 210 1,44 90 1,53 IV. Hàng tồn kho 279 1,37 350 2,41 71 1,21 1. Nguyên vật liệu tồn kho 176 0,86 246 1,69 70 1,19 2. CCDC tồn kho 30 0,15 50 0,34 20 0,34 3. Chi phí SXKD dở dang 73 0,36 54 0,37 (19) (0,32) V. Tài sản lưu động khác 184 0,90 169 1,16 (15) (0,25) 1. Tạm ứng 22 0,11 77 0,53 55 0,93 2. Chi phí trả trước 12 0,06 5 0,03 (7) (0,12) 3. Chi phí chờ kết chuyển 150 0,73 87 0,60 (63) (1,07) VI. Chi sự nghiệp - 34 0,23 34 0,58 Tổng cộng 20.429 100 14.543 100 (5.886) (40,47) 2.1. Chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2004 là 12.414 triệu đồng chiếm 23,54% trong tổng nguồn vốn, đã tăng 1.973 triệu đồng tương ứng 42,20% so với năm 2003. Vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng so với năm 2003 là do hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2004 cao hơn so với năm 2003 nên công ty có điều kiện bổ sung làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả của công ty đến cuối năm 2004 là 40.331 triệu đồng giảm -6.632 triệu đồng tương ứng -142,20% so với năm 2003. Hệ số nợ phải trả giảm làm rủi ro về tài chính của công ty đã giảm đi rất nhiều. Điều này cũng thể hiện tình hình tài chính của công ty có xu hướng nâng cao, khả quan hơn. ở thời điểm năm 2003 công ty chỉ có thể tự đảm bảo trang trải tài sản bằng nguồn vốn của mình là 10.437 triệu đồng đến năm 2004 mức độ này tăng 12.414 triệu đồng lên 1.977 triệu đồng. Tỷ suất tự tài trợ năm 2003 10.437 = x 100 = 18,17% 57.430 Tỷ suất tự tài trợ năm 2004 12.414 = x 100 = 23,54% 52.745 Tỷ suất tự tài trợ năm 2004 cao hơn năm 2003 thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính tăng lên hay mức độ tự tài trợ của công ty càng tốt. Tính đến thời điểm 31/12/2004, vốn lưu động là 14.543 triệu đồng, giảm -5.886 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 40,47% so với cùng thời điểm năm 2003. Vốn lưu động của công ty bao gồm các bộ phận: Vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản lưu động khác với kết cấu được thể hiện qua biểu 04. Căn cứ vào số liệu của bảng trên ta thấy kết cấu vốn lưu động của công ty có sự thay đổi đáng kể tại thời điểm 31/12/2004: - Vốn bằng tiền của công ty là 87 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,60% trong tổng vốn lưu động giảm -446 triệu đồng tương ứng -7,58% so với cùng thời điểm năm 2003, trong đó: + Tiền mặt tại quỹ giảm -24 triệu đồng. + Tiền gửi ngân hàng giảm -422 triệu đồng. Vốn bằng tiền ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán tức thì của doanh nghiệp. Vì vậy với lượng vốn bằng tiền dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn giảm mạnh như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thì của công ty, sẽ gây cho công ty rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán các khoản phải trả, đặc biệt là các khoản đòi hỏi phải thanh toán ngay. Tuy nhiên điều này cũng phần nào giúp cho công ty tránh được rủi ro về mặt tài chính như tiền mất giá...v.v, mặt khác vốn bằng tiền mặt là vốn không có khả năng sinh lời, vốn bằng tiền gửi ngân hàng chỉ có khả năng sinh lời thấp, vì vậy nếu dự trữ vốn bằng tiền quá nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Các khoản phải thu ở thời điểm 31/12/2004 là 13.903 triệu đồng chiếm tỷ trọng 95,60% trong tổng vốn lưu động, giảm -5.280 triệu đồng so với năm 2003. Trong đó phải thu của khách hàng 13.303 triệu đồng chiếm 91,47%. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì khoản phải thu của khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu, ở công ty do tính chất của ngành nghề kinh doanh không có thành phẩm tồn kho vì vậy các khoản phải thu của khách hàng phát sinh ngay trong tháng. Các khoản phải thu giảm cho thấy công ty đã tích cực thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng, giảm bớt hiện tượng ứ đọng vốn. - Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ cũng tăng so với năm 2003 và chiếm tỷ trọng là 2,41% trong tổng vốn lưu động. Tính đến thời điểm 31/12/2004 hàng tồn kho của công ty là 350 triệu đồng tăng 71 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,21% so với năm 2003. Hàng tồn kho tăng chủ yếu là do nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tăng: + Nguyên vật liệu tồn kho tăng 70 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 1,19%, nguyên vật liệu tồn kho tăng do mức quy định về dự trữ nguyên vật liệu của công ty. Với tính chất đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, công ty chỉ nên dự trữ những vật tư thật sự cần thiết không nên dự trữ quá nhiều những vật tư ít khi sử dụng dẫn đến tình trạng hư hỏng hoặc mất mát. + Công cụ dụng cụ trong kho năm 2004 50 triệu đồng tăng 20 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,34% so với năm 2003. - Chỉ tiêu tài sản lưu động khác năm 2004 giảm -15 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm -0,25% so với năm 2003, trong đó tạm ứng tăng 55 triệu đồng tỷ lệ tăng 0,93%, chi phí chờ kết chuyển giảm -63 triệu đồng tỷ lệ giảm 1,07%. 2.2. So sánh số vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng của công ty Biểu 05: bảng so sánh vốn chiếm dụng và bi chiếm dụng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I. Nợ phải trả 46.993 81,83 40.331 76,46 (6.632) (142,20) 1. Phải trả người bán 45.112 78,57 37.733 71,54 (7.389) (157,71) 2. Người mua trả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34339.doc
Tài liệu liên quan