Luận văn Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị phụ tùng Hà Nội

Công ty đã sử dụng khoản phải trả khi chưa đến hạn thanh toán với nhà cung cấp như một nguồn vốn bổ xung để tài trợ cho nhu cầu Vốn lưu động ngắn hạn.Đây là khoản tín dụng của nhà cung cấp hay nhà cung cấp đã cấp một khoản tín dụng cho Công ty. Cụ thể đối với Công ty Cổ phần Thiết Bị Phụ Tùng Hà Nội như sau:

Khoản nợ phải trả cho người bán năm 2004 là 23.591.745.851 đồng, chiếm tỷ trọng 16,34% tổng nợ ngắn hạn tăng rất lớn so với năm 2003 là 22.392.105.575 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 1.886,57%. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn mà Công ty không phải trả chi phí khi Công ty không thanh toán tiền hàng trong thời hạn được hưởng chiết khấu. Hình thức này dễ thực hiện hơn so với việc đi vay ngân hàng. Song, nó đòi hỏi Công ty phải có uy tín với bạn hàng và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán. Sự gia tăng rất lớn đó của khoản Nợ phải trả cho người bán chứng tỏ sự uy tín của Công ty đối với nhà cung cấp. Sử dụng tín dụng thương mại cũng làm tăng rủi ro tài chính cho Công ty vì đòi hỏi Công ty phải thanh toán trong thời gian ngắn.

Một nguồn nữa giúp Công ty tài trợ cho nhu cầu Vốn lưu động của mình đó là khoản tiền mà khách hàng ứng trước khi đặt hàng năm 2004 là 35.815.342.093 đồng chiếm 24,80% tổng nợ ngắn hạn. Khoản này tăng rõ rệt so với năm 2003 tăng 28.071.833.594 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 362,52%. Khi nhận đơn đặt hàng, Công ty yêu cầu khách hàng phải ứng trước bao nhiêu phần trăm tổng giá trị hợp đồng. Khoản khách hàng trả trước của Công ty đã tăng rất lớn so với năm 2003, đồng thời cũng đã chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ sự chấp nhận của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá của Công ty, có như vậy thì họ mới sẵn sàng bỏ ra một lượng tiền lớn đặt cọc để có được hàng hoá của Công ty. Nó cũng là một khoản chiếm dụng mà không mất chi phí sử dụng vốn.

Ngoài những khoản trên, trong năm 2004: Công ty còn sử dụng số tiền nộp ngân sách Nhà nước nhưng chưa phải nộp là 245.469.268 đồng chiếm 0,17% tổng số nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu Vốn lưu động. Khoản này giảm so với năm 2003 là 1.285.905.018 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 83,97%. Khoản phải trả CNV là 320.529.918 đồng chiếm 0,22%, tăng so với năm 2003 là 236.172.335 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng khá cao là 279,97%. Khoản phải trả nộp khác là 5.786.246.991 đồng chiếm 4,01%; tăng so với năm 2003 là 552.487.869 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 10,56%. Các khoản này chiếm với tỷ trọng không đáng kể, tuy nhiên đây cũng là những khoản chiếm dụng hợp pháp giúp Công ty đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động của mình.

 

doc67 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị phụ tùng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết Bị Phụ Tùng Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan