Luận văn Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vòng tuần hoàn vốn lưu động 3

1.1.1.1. Khái niệm 4

1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động 4

1.1.1.3. Quá trình vận động của vốn lưu động (vòng tuần hoàn vốn lưu động) 5

1.1.2. Phân loại vốn lưu động 5

1.1.2.1. Căn cứ vào vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh 6

1.1.2.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện 6

1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 6

1.1.4. Mô hình về nguồn tài trợ 8

1.1.4.1. Mô hình tài trợ thứ nhất 8

1.1.4.2. Mô hình tài trợ thứ hai 9

1.1.4.3.Mô hình tài trợ thứ ba 9

1.1.5. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động 10

1.1.5. Vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 11

1.1.5.1 .Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp 11

1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 12

1.1.5.2.1. Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động 12

1.1.5.2.2. Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động 13

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 14

1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 14

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp 14

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15

1.2.3.1.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động 16

1.2.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển 16

1.2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (doanh lợi vốn lưu động) 17

1.2.3.4. Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhiệm vốn lưu động) 17

1.3. PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 17

1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiêụ quả sử dụng vốn lưu động 17

1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 18

1.3.2.1. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 18

1.3.2.2. Tổ chức huy động vốn hiệu quả. 19

1.3.2.3. Có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại vốn 19

1.3.2.4. Có biện pháp phòng ngừa rủi ro 21

1.3.2.5. Tăng cường phát huy vai trò tài chính của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ 22

2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22

2.1.2. Nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu 23

2.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh (năm 2007) 23

2.1.3.1.Nhân sự 23

2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức quản lý 24

2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 26

2.1.4.1. Quy trình mua hàng 26

2.1.4.2. Bảo toàn sản phẩm 26

2.1.5. Thị trường của Công ty 27

2.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật 27

2.1.7. Đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty trong những năm gần đây 28

2.1.7.1. Kết quả hoạt động một số năm gần đây của công ty 28

2.1.7.2. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty những năm gần đây 28

2.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ TRONG NĂM 2007 29

2.2.1.Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối đến công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động 29

2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 30

2.2.2.1. Thuận lợi 30

2.2.2.2. Khó khăn 30

2.2.3. Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của công ty 31

2.2.3.1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 31

2.2.3.2 .Nguồn vốn lưu động của công ty 35

2.2.4. Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty thương mại thuốc lá 38

2.2.4.1. Khái quát về tình hình sử dụng vốn lưu động 38

2.2.4.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty thương mại thuốc lá 40

2.2.4.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty 44

2.2.4.4. Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty 48

2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thương mại thuốc lá 50

2.2.5.1. Hiệu quả của việc tổ chức sử dụng vốn lưu động 50

2.2.5.2 .Một số thành tích của công ty thương mại thuốc lá trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động 51

2.2.5.3. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty thương mại thuốc lá 52

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ 54

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 54

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá. 56

3.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động. 56

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 58

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 58

3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. 59

3.2.2.3. Xây dựng kế hoạch dự trữ linh hoạt, phù hợp 62

3.2.2.4. Mở rộng thị trường, nâng cao sức tiêu thụ của sản phẩm 63

3.2.2.5. Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí 66

3.2.2.6. Biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh. 66

3.2.2.7. Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho quản lý và bán hàng 67

3.3. Một số kiến nghị mang tính hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Thương mại thuốc lá. 68

3.3.1. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên - Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam. 68

3.3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 69

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8634 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lậu là tình trạng thuốc lá giả, nhái nhãn hiệu quốc tế từ các nước lân cận và sản xuất lậu trong nước. 2.2.3.Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của công ty 2.2.3.1.Vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích vốn kinh doanh và nguồn vốn của công ty cho ta biết được cơ cấu vốn hiện tại và nguồn hình thành vốn của công ty qua đó biết được cơ cấu vốn của công ty hiện nay có hợp lý không? Mức độ tự chủ về tài chính như thế nào? Để từ đó có được đánh giá tổng quan về tình hình tài chính của công ty. Bảng số 2 : Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty thưong mại thuốc lá: Về tài sản : Trong cơ cấu tài sản của công ty tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Vào thời điểm 31/12/2006 tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH là 96,46% tổng tài sản đến thời điểm 31/12/2007 tỷ trọng này tuy giảm xuống còn 89,8% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với tỷ trọng 10,2% của TSCĐ và ĐTDH. Đó là điều hoàn toàn hợp lý đối với một công ty thương mại như công ty thương mại thuốc lá. Ta thấy trong năm quy mô tài sản của công ty có xu hướng giảm: từ 325.701.541.764 đồng ở thời điểm 31/12/2006 xuống còn 319.869.149.972 đồng ở thời điểm 31/12/2007 (giảm 5.832.391.792 đồng tương ứng với 1,79%). Đó là do trong năm tài sản lưu động của công ty đã giảm từ 314.161.384.298 đồng xuống còn 287.240.481.266 đồng (giảm 26.920.903.032 đồng tương ứng với 8,57%) trong đó chủ yếu là do công ty đã giảm dự trữ hàng tồn kho và giảm dự trữ vốn bằng tiền. Cụ thể là hàng tồn kho đã giảm 37.338.418.216 đồng (giảm 22,34%) còn vốn bằng tiền giảm 4.671.872.127 đồng (giảm 10,11%). Trong khi đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại có xu hướng tăng lên: từ 11.540.157.466 đồng với tỷ trọng 3,54% ở thời điểm 31/12/2006 lên 32.628.668.706 đồng với tỷ trọng 10,2% ở thời điểm 31/12/2007 (tăng 182,74%). Nguyên nhân là do trong năm 2007, công ty đã đẩy mạnh việc đầu tư tài chính dài hạn, nếu ở thời điểm 31/12/2006 các khoản ĐTDH của công ty chỉ là 3.280.000.000 đồng chiếm 28,42 % tổng tài sản dài hạn thì đến 31/12/2007 trị giá của các khoản ĐTDH đã lên đến 25.250.000.000 đồng chiếm 77,39% tổng tài sản dài hạn của công ty, cụ thể là công ty đã góp vốn mua cổ phiếu của ngân hàng OCB 20 tỷ đồng, của ngân hàng Vietcombank 3 với số vốn góp 5 tỷ đồng…Như vậy, ngoài việc kinh doanh các mặt hàng truyền thống như: thuốc lá, nước Vinawa…công ty đã đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động của mình nhằm tìm kiếm thêm nhiều lợi nhuận trong những lĩnh vực mới khi mà thị trường thuốc lá ngày nay đang có sự cạnh tranh gay gắt và khó có thêm khách hàng mới. Và trên thực tế việc đầu tư của công ty tỏ ra khá hiệu quả vì dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty đã tăng từ 1.054.702.771 đồng lên 2.404.802.489 đồng. Đó có thể coi là một trong những thành công trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận của công ty. Nhìn từ góc độ khác ta thấy tuy quy mô vốn của công ty giảm nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2007 vẫn cao hơn năm 2006. Điều đó chứng tỏ công ty đã quản lý tốt đồng vốn của mình và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Về nguồn vốn: Năm 2007, tương ứng với việc thu hẹp quy mô vốn, nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng giảm 5.832.391.792 đồng tương đương với tỷ lệ 1,79% trong đó nợ phải trả giảm 11.041.554.793 đồng tương ứng với 4,3% còn vốn chủ sở hữu tăng 5.209.163.001 đồng tương ứng với tỷ lệ 7,55%. - Nợ phải trả của công ty hoàn toàn là nợ ngắn hạn, trong cả 2 năm công ty không có khoản nợ dài hạn nào. - Trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng là do việc trích lập các quỹ của công ty tăng: quỹ đầu tư phát triển tăng 2.967.190.224 đồng, quỹ dự phòng tài chính tăng 1.091.107.491 đồng, quỹ khen thưởng tăng 198.334.633 đồng. Về cơ cấu nguồn vốn: * Theo quan hệ sở hữu về vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu: ở thời điểm 31/12/2006 tỷ trọng nợ phải trả là 78,81% còn tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 21,19% đến 31/12/2007 tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống còn 76,8%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên thành 23,2%. Như vậy, đến cuối năm công ty đã tự chủ hơn về mặt tài chính nhưng vẫn còn ở mức độ thấp. Ta có thể đánh giá kỹ hơn mức độ tự chủ về tài chính của công ty qua bảng sau: Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Hệ số nợ 0,7881 0,768 (0,0201) Hệ số vốn chủ sở hữu 0,2119 0,232 0,0201 Hệ số đảm bảo nợ 0,2689 0,3022 0,3333 Hệ số đảm bảo nợ thể hiện cứ 1 đồng vốn vay có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo, thông thường hệ sơ này không nên nhỏ hơn 1. Song nếu hệ số này bằng 1 tức là hệ số nợ bằng hệ số vốn chủ sở hữu thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại thấp trong khi đó không phải lúc nào công ty cũng phải thanh toán ngay các khoản nợ. Vì vậy phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp mình song cũng giới hạn trong một mức độ nào đó để vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Với công ty thương mại thuốc lá ở thời điểm 31/12/2007, hệ số nợ dù giảm nhưng vẫn còn ở mức 0,768 trong khi đó hệ số đảm bảo nợ dù tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 0,3022 tức là 1 đồng vốn bỏ ra chỉ có 0,3022 đồng vốn chủ sở hữu bảo đảm - một tỷ lệ khá thấp. Về mặt lý thuyết, ta thấy hệ số đảm bảo nợ bằng 0,3022 là con số đáng báo động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Nhưng ta cần so sánh với hệ số trung bình ngành để có đánh giá chính xác hơn. Tuy nhiên, hệ số đảm bảo nợ thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của các nhà đầu tư, của những chủ thể cấp tín dụng, vì vậy, trong thời gian tới để cơ cấu nguồn vốn của công ty hợp lý hơn, công ty cần thực hiện nhiều hơn các biện pháp để huy động được nhiều hơn nguồn vốn tự có, giảm tỷ trọng nợ vay, có như vậy công ty mới có thể nâng cao sự an toàn và lành mạnh về mặt tài chính. Theo tính ổn định của nguồn tài trợ: Sơ đồ 1: Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của công ty tại thời điểm 31/12/ 2006. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 314.161.384.298 Tỷ trọng: 96,46% Nguồn vốn ngắn hạn (Nợ ngắn hạn): 256.686.827.068 Tỷ trọng: 78,81% 57.474.557.230đồng Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 11.540.157.466 Tỷ trọng: 3,54% Nguồn vốn dài hạn (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu): 69.054.777.836 Tỷ trọng: 21,19% Sơ đồ 2: Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của công ty tại thời điểm 31/12/ 2007 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 287.240.481.266 Tỷ trọng: 89,8% Nguồn vốn ngắn hạn: 245.645.272.275 Tỷ trọng:76,8% 41.595.208.991 đồng Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 32.628.668.706 Tỷ trọng: 10,2% Nguồn vốn dài hạn: 74.263.940.837 Tỷ trọng:23,2% Hai sơ đồ trên cho thấy cả dù ở thời điểm nào 31/12/2006 hay 31/12/2007 tài sản cố định của công ty đều được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn dài hạn; tài sản lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và phần còn lại của nguồn vốn dài hạn. Tại thời điểm 31/12/2006, số vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn là 57.474.557.230 đồng, đến 31/12/2007 con số này là 41.595.208.991 đồng. Như vậy, về cơ bản khi căn cứ vào tính ổn đình của nguồn vốn tài trợ thì cơ cấu nguồn vốn tài trợ của công ty là hợp lý. Dù ở đầu năm hay cuối năm công ty đều dư thừa nguồn vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn đối với công ty nó cho phép công ty đương đầu được với những rủi ro có thể xảy ra như: việc phá sản của các khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp hay kể cả việc thua lỗ nhất thời. 2.2.3.2.Nguồn vốn lưu động của công ty Để đánh giá hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn lưu động đồng thời đánh giá tính hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty, ta sẽ phân loại nguồn hình thành vốn lưu động trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. Với căn cứ này thì vốn lưu động được hình thành từ 2 nguồn là: nguồn vốn lưu động thường xuyên (được lấy từ nguồn vốn dài hạn) và nguồn vốn lưu động tạm thời (được lấy từ nguồn vốn ngắn hạn). Ta có các công thức: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Mức dự trữ hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Các khoản phải trả Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Sơ đồ3: Sơ đồ tài trợ vốn lưu động của công ty tại thời điểm 31/12/2006: VLĐ thường xuyên 80.871.444.280 đ Tỷ trọng: 25,74% NVLĐ thường xuyên 57.474.557.230.230 đ Tỷ trọng: 18,29% 23.296.887.050 đồng VLĐ tạm thời 233.289.940.018 đ Tỷ trọng: 74,26% NVLĐ tạm thời 256.686.827.068 Tỷ trọng: 81,71% Sơ đồ 4: Sơ đồ tài trợ vốn lưu động của công ty tại thời điểm 31/12/2007 VLĐ thường xuyên 48.656.315.510 Tỷ trọng: 16,94% NVLĐ thường xuyên 41.595.208.991 Tỷ trọng: 14,48% 7.061.106.519 đồng VLĐ tạm thời 238.584.165.756 đồng Tỷ trọng: 83,06% NVLĐ tạm thời 245.645.272.275 đồng Tỷ trọng: 85,52% Bảng số 03: Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty năm 2007 Nguồn vốn 31/12/2006 31/12/2007 Chênh lệch Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % NVLĐ TX 57.474.557.230 18,29 41.595.208.991 14,48 15.879.348.239 27,63 NVLĐ TT 256.686.827.068 81,71 245.645.272.275 85,52 11.041.554.793 4.3 Cộng 314.161.384.298 100 287.240.481.266 100 26.920.903.032 8,57 Ta thấy vốn lưu động của công ty được tài trợ từ nguồn vốn tạm thời là chủ yếu và một phần nhỏ được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên. Tỷ trọng nguồn vốn lưu động tạm thời trong tổng nguồn vốn lưu động luôn ở mức cao (đầu kỳ là 81,71% và cuối kỳ là 85,52%). Điều này cho thấy rằng trong năm qua công ty chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Cách làm này giúp công ty giảm chi phí sử dụng các nguồn tài trợ và có thể linh hoạt thay đổi cơ cấu nguồn vốn tuy nhiên mức độ an toàn của việc sử dụng nguồn tài trợ thấp: ta biết rằng vốn lưu động thường xuyên mang tính chất thường xuyên, ổn định trong một thời gian dài và cần thiết phải duy trì liên tục để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, tuy nhiên nguồn vốn ngắn hạn có thời gian hoàn trả ngắn, vì vậy khi tài trợ vốn lưu động thường xuyên bằng nguồn vốn ngắn hạn thì sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng về vốn khi đến thời hạn hoàn trả nợ vay. Khi đó công ty phải đi tìm nguồn tài trợ khác để duy trì đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, từ đó gây tốn kém về thời gian và chi phí. Vì vậy, với mô hình tài trợ vốn lưu động như trên công ty cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn. Do nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ chính cho nhu cầu vốn lưu động của công ty nên ta sẽ xem xét kỹ nguồn tài trợ này được hình thành từ khoản nào, số tiền và tỷ trọng của từng loại là bao nhiêu để thấy được tầm quan trọng của từng loại đối với hoạt động của công ty. Bảng số 04: Cơ cấu nợ ngằn hạn của công ty thương mại thuốc lá Ở thời điểm 31/12/2007 nợ ngắn hạn của công ty là 245.645.272.275 đồng giảm 11.041.554.793 đồng so với cùng kỳ năm 2006 với tỷ lệ giảm 4,30%. Trong đó: Khoản vay ngắn hạn của công ty là 50.000.000.000 đồng chiếm 20,35% nợ ngắn hạn, giảm 21.000.000.000 đồng so với đầu năm với tỷ lệ giảm là 29,58% (31/12/2006 vay ngắn hạn chiếm 27,66% nợ ngắn hạn với số tiền là 71.000.000.000 đồng), cho thấy công ty đã nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Mặt khác nợ ngắn hạn là khoản vốn có chi phí sử dụng khá cao so với các khoản vốn công ty đi chiếm dụng khác vì vậy công ty cần phải sử dụng sao cho có hiệu quả cao và đảm bảo trả nợ đúng hạn để tạo uy tín với chủ thể cấp tín dụng để có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn này khi cần thiết. Khoản chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ ngắn hạn là phải trả người bán. Đó chính là quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá, dịch vụ. Hình thức này dễ thực hiện hơn so với việc đi vay ngân hàng. Song nó đòi hỏi công ty phải có uy tín với bạn hàng và chấp hành nghiêm kỷ luật thanh toán.Tại thời điểm 31/12/2007, khoản tiền mà công ty chiếm dụng được từ nguồn này là 127.412.961.516 đồng chiếm 51,87% tổng nợ ngắn hạn; giảm 15,03% so với 31/12/2006. Như vậy có thể thấy đây là một trong những nguồn tài trợ quan trọng bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động của công ty. Tuy nhiên, khi công ty chậm thanh toán tiền hàng tức là công ty đã sử dụng tín dụng thương mại của nhà cung cấp và điều này khiến công ty phải chịu một chi phí không nhỏ, đó là công ty không được hưởng chiết khấu thanh toán khi thanh toán sớm hoặc phải mua hàng với giá cao hơn. Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn này cũng ẩn chứa một số rủi ro, chẳng hạn nếu công ty không thể thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp thì uy tín của công ty sẽ bị giảm sút và việc mua hàng trong những lần sau sẽ khó khăn hơn. Vì vậy khi sử dụng nguồn vốn này công ty cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích của việc chiếm dụng vốn với chi phí sử dụng vốn và phải có kế hoạch sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Việc giảm khoản phải trả người bán cho thấy trong năm công ty đã chấp hành tốt công tác thanh toán với nhà cung cấp để giữ uy tín làm ăn lâu dài. Một khoản khác cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ ngắn hạn là phải trả các đơn vị nội bộ. Cuối năm 2007 khoản này là 47.136.024.121 đồng chiếm 19,19% tổng nợ ngắn hạn, tăng 78,11% so với đầu năm. Đây là một trong những nguồn vốn công ty chiếm dụng được một cách hợp pháp mà không phải trả lãi nên công ty cần tận dụng tốt nguồn vốn này, đảm bảo sử dụng những đồng vốn này có hiệu quả cao mà vẫn thanh toán đúng hạn cho các đơn vị nội bộ. Ngoài ra công ty còn chiếm dụng vốn từ những nguồn khác như: phải trả thuế, phải trả công nhân viên, phải trả, phải nộp khác. Đây là những nguồn vốn thứ yếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ ngắn hạn nhưng cũng góp phần giúp công ty giảm bớt khó khăn về vốn khi cần thiết. 2.2.4.Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty thương mại thuốc lá 2.2.4.1.Khái quát về tình hình sử dụng vốn lưu động Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết ta cấn phân tích cơ cấu vốn lưu động, bởi vì thông qua việc phân tích đó sẽ giúp cho người quản lý thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản trong mỗi giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bảng số 5: Cơ cấu vốn lưu động của công ty thương mại thuốc lá Vốn lưu động cuối năm giảm 26.920.903.032 đồng tương đương với 8,57% so với đầu năm. Trong năm sở dĩ vốn lưu động giảm chủ yếu là do công ty đã giảm dự trữ hàng tồn kho từ 167.127.754.838 đồng xuống 129.789.336.622 đồng (giảm 37.338.418.216 đồng tương ứng với tỷ lệ 22,34%). Mặc dù vậy hàng tồn kho vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động: đầu năm là 53,19% ; cuối năm là 45,18%. Còn nguyên nhân khiến công ty quyết định giảm dự trữ hàng tồn kho là để tiết kiệm một số chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm… Ngoài hàng tồn kho việc công ty giảm dự trữ vốn bằng tiền cũng là một nguyên nhân khiến vốn lưu động trong năm giảm dù vốn bằng tiền chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động của công ty: 14,71% vào đầu năm và 14,46% vào cuối năm. Đặc biệt trong khoản mục này ta thấy tiền mặt đã giảm đến 84,06% còn tiền gửi ngân hàng giảm 9,56%. Điều này càng khiến tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng “áp đảo”so với tiền mặt (99,25% so với 0,75% hồi đầu năm và 99,87% so với 0,13% ở thời điểm cuối năm). Đó cũng không phải là điều gì quá khó hiểu bởi trong bối cảnh hiện tại công ty chủ yếu tiến hành thanh toán qua ngân hàng. Còn việc giảm vốn bằng tiền là một biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát. Một khoản mục khác cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn lưu động là các khoản phải thu: Nếu đầu năm tỷ trọng các khoản phải thu là 31,65% thì đến cuối năm con số này đã tăng lên ở mức 39,87% với số tuyệt đối là: 114.529.534.594 đồng. Đó là do trong khi vốn lưu động giảm thì các khoản phải thu lại tăng khá mạnh: tăng 15.081.734.653 đồng tương đương 15,17%. Điều này chứng tỏ trong năm công ty đã mở rộng chính sách bán chịu: vốn của công ty đã bị chiếm dụng nhiều hơn, công ty phải chịu nhiều rủi ro hơn nhưng cũng không thể phủ nhận rằng việc mở rộng chính sách bán chịu là một trong những nguyên nhân khiến doanh thu của công ty trong năm 2007 tăng lên. Mở rộng chính sách bán chịu tức là công ty chấp nhận mạo hiểm để đổi lấy sự gia tăng của doanh thu và lợi nhuận và dường như trong năm vừa qua sự mạo hiểm ấy cũng ít nhiều thu được kết quả và đáng mừng hơn là trong các số các khoản phải thu của công ty chưa có khoản nào xảy ra tranh chấp hay mất khả năng thanh toán. Nhưng về lâu dài công ty cần có chính sách hợp lý để thu hồi các khoản nợ này tránh để xảy ra tình trạng mất vốn. Bên cạnh đó, các tài sản lưu động khác cũng ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động song các khoản mục này chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng vốn lưu động. Cụ thể, đầu năm 2007 chiếm 0,45% đến cuối năm là 0,49% với tỷ lệ tăng là 0,55% do tăng các khoản tạm ứng. Từ những phân tích trên ta thấy: vốn lưu động của công ty chủ yếu nằm trong khâu dự trữ và thanh toán. Vì thế sẽ rất nguy hiểm nếu hàng tồn kho của công ty không tiêu thụ được hay bị giảm giá hoặc công ty không thu hồi được các khoản nợ phải thu. Vì vậy cần thiết phải định ra các giải pháp để những tình huống xấu đó không xảy ra để tình hình tài chính của công ty ngày càng lành mạnh. Muốn vậy chúng ta phải đi sâu tìm hiểu từng khoản mục của vốn lưu động để đánh giá sự hợp lý trong việc sử dụng và phân bổ vốn lưu động của công ty từ đó có thể tìm ra những giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất. 2.2.4.2.Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán của công ty thương mại thuốc lá Tiền là một khoản mục quan trọng trong cơ cấu vốn lưu động, là tài sản linh hoạt nhất dễ dàng chuyển đổi thành loại tài sản khác. Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán nhanh của công ty, bên cạnh đó đảm bảo dự trữ đủ tiền công ty sẽ tận dụng được các thời cơ trong kinh doanh, tự chủ trong thanh toán. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh lời trên tiền rất thấp thậm chí tiền tại quỹ của công ty có tỷ lệ sinh lời bằng không. Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay có thể nói tỷ lệ sinh lời của tiền là tỷ lệ âm. Vì vậy, công ty giữ tiền tại quỹ và ngân hàng chỉ nhằm mục đích thuận lợi trong thanh toán và duy trì khả năng thanh toán chung của công ty trong mọi thời điểm. Bảng số 06: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty thương mại thuốc lá Tại thời điểm 31/12/2007, vốn bằng tiền của công ty là 41.529.534.594 đồng giảm 4.671.872.127 đồng so với thời điểm cùng kỳ năm 2006 tương đương 10,11% trong đó tiền mặt tại quỹ giảm 289.437.699 đồng tương đương 84,06% còn tiền gửi ngân hàng giảm 4.382.434.430 đồng tương đương 9,56% Về cơ cấu: Như đã phân tích ở trên, tiền gửi ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn tỷ trọng tiền mặt và tỷ trọng tiền gửi ngân hàng tiếp tục gia tăng vào thời điểm cuối năm 2007 do trong năm qua công ty đã gần như hoàn toàn thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng. Đây là điều hợp lý trong việc quản lý vốn của công ty vì khách hàng và nhà cung cấp của công ty trải dài trong phạm vi cả nước, thực hiện thanh toán qua ngân hàng vừa giúp công ty tiết kiệm được thời gian vừa giảm bớt phần nào tác động tiêu cực của lạm phát tới sự mất giá của tiền vừa mang phong cách hiện đại. Ở một khía cạnh khác ta cũng biết rằng tiền phải luôn luôn vận động thì mới có khả năng sinh lời vì vậy việc công ty giảm bớt vốn bằng tiền để chuyến sang đầu tư tài chính dài hạn là một giải pháp tốt để gia tăng lợi nhuận nhưng điều đó lại làm giảm hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty. Vậy ảnh hưởng của nó cụ thể như thế nào chúng ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu thanh toán sau: Bảng số 07: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty thương mại thuốc lá. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ của công ty. Trong năm tuy quy mô vốn của công ty giảm nhưng do nợ phải trả còn giảm với tốc độ lớn hơn (1,79% so với 4,3%) nên hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đã tăng lên 0,03 lần từ 1,27 lần ở thời điểm 31/12/2006 lên 1,3 lần ở thời điểm 31/12/2007. Như vậy, dù ở thời điểm đầu năm hay cuối năm hệ số này đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty thừa khả năng thanh toán các khoản nợ hiện tại. Tuy nhiên, do số liệu trên bảng cân đối kế toán mang tính chất thời điểm trong khi hoạt động của công ty là sự chuyển dịch không ngừng giữa tài sản và nguồn vốn, ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ có kết quả khác nhau nên với hệ số thanh toán như trên không phải không thể xảy ra nguy cơ rủi ro trong thanh toán, chẳng hạn công ty phải lấy tài sản để hoàn trả các khoản nợ đến hạn nhưng khi đánh giá lại, giá trị của tài sản lại sụt giảm so với giá trị ghi chép của công ty thì khi đó rất có thể tổng tài sản của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số này được dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn công ty. Theo tính toán ta thấy rằng tại thời điểm 31/12/2006 hệ số này là 1,22 lần ; tại thời điểm 31/12/2007 là 1,17 lần.Tuy giảm 0,05 lần nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ các khoản nợ ngắn hạn của công ty vẫn được đảm bảo bởi tài sản lưu động. Như vậy công ty vẫn duy trì được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Mặt khác hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1 còn chứng tỏ toàn bộ tài sản lưu động của công ty được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và một phần của nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn của công ty đã được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn dài hạn, điều này cho thấy công ty đã đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Còn được gọi là hệ số thử axit, là cách tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chính xác hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời bởi tử số đã loại bỏ bớt khoản mục hàng tồn kho - một khoản mục có tính thanh khoản thấp, khó chuyển đổi thành tiền. Ta thấy tại thời điểm 31/12/2007 hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,64 lần tăng 0,07 lần so với cùng kỳ năm 2006 (31/12/2006 hệ số này là 0,57 lần) nhưng đây vẫn là một con số khá thấp. Như vậy, tuy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1 nhưng nếu không dựa vào hàng tồn kho thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty sẽ yếu đi rất nhiều. Một trong những nguyên nhân chính là do hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. Tuy nhiên không phải trong bất kỳ trường hợp nào, hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 đều không tốt nếu công ty dự trữ hàng tồn kho ở mức độ hợp lý, chất lượng hàng tồn kho luôn được đảm bảo, luôn sẵn sàng bán ra để chuyển hoá thành tiền khi cần thiết thì khả năng thanh toán của công ty vẫn được đảm bảo. Vì vậy, công ty cần xác định mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý để vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục vừa cải thiện hệ số khả năng thanh toán nhanh đồng thời có biện pháp để đảm bảo phẩm chất của hàng tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Đây là hệ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong công ty. Ta thấy hệ số này của công ty khá thấp 0,18 lần ở đầu năm và 0,17 lần ở cuối năm do vốn bằng tiền giảm. Tuy nhiên không phải khoản nợ nào của công ty cũng phải thanh toán ngay. Hơn nữa việc dự trữ tiền trong điều kiện nền kinh tế lạm phát cũng không phải là một giải pháp hay. Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển như hiện nay công ty có thể dùng tiền để tiến hành một số khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - một khoản đầu tư có tính linh hoạt khá cao để vừa đảm bảo khả năng sinh lời của tiền vừa đảm bảo có thể thanh toán khi cần thiết Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán lãi tiền vay của công ty từ thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh. Qua hệ số này các chủ nợ có thể thấy được mức độ an toàn của những khoản tiền cho vay. Qua tính toán ta thấy hệ số thanh toán lãi vay của công ty luôn ở mức độ rất cao, tại thời điểm 31/12/2006 hệ số này là 5,21 lần đến 31/12/2007 hệ số này tăng thêm 6,67 lần ở mức 11,88 lần. Như vậy, với thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi vay đúng hạn, tạo ra lớp đệm an toàn đối với ngưòi cho vay, đây thực sự là một chỉ tiêu tốt, gây thiện cảm với người cho vay khiến họ cảm thấy an tâm phần nào khi cấp vốn cho công ty. Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm hệ số này rất cao vì trong năm công ty đã giảm các khoản nợ nên lãi vay phải trả giảm rất nhiều trong khi doanh thu của công ty vẫn đều đặn tăng lên nhờ đó mà khả năng thanh toán lãi vay càng được bảo đảm. Tóm lại, qua phân tích các hệ số về khả năng thanh toán của công ty, ta thấy nhìn chung các hệ số này đều ở mức chấp nhận được. Song hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời còn ở mức thấp. Đặc biệt tuy hệ số thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1 nhưng nếu không dùng đến hàng tồn kho thì khả năng trả nợ sẽ yếu đi rất nhiều. Vì vậy, để phòng tránh rủi ro, trong thời gian tới, công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu, đảm bảo dự trữ hàng tồn kho ở mức độ hợp lý với chất lượng tốt để có thể dễ dàng giải phóng hàng tồn kho khi cần thiết để nâng cao khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của mình. 2.2.4.3.Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty: Đối với bất kỳ công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv trang.doc
  • docBang LV Trang.doc
  • docBảng số 01.doc
  • docBảng số 2.doc
  • docBẢNG SỐ 06.doc
  • docBẢNG SỐ 08.doc
  • docBẢNG SỐ 09.doc
  • docBẢNG SỐ 11.doc
  • docBẢNG SỐ 12.doc
  • docBẢNG SỐ 13.doc
  • docbctc.doc
  • docDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.doc
  • docDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docKluan.doc
  • docLời mở đầu.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docSodoTrang.doc
Tài liệu liên quan