MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Chương I. Một số vấn đề lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử
dụng 1
I.KháI niệm và đặc điểm về vốn lưu động 1
1. Vốn lưu động 1
2. Vai trò của vốn lưu động 2
3. Phân loại vốn lưu động 2
a. Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3
b. Phân loại theo hình tháI biểu hiện của vốn 3
c. Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn 4
d. Phân loại theo nguồn hình thành 4
4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng 4
5. Nhu cầu vốn lưu động 5
II. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và sự cần thiết nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động 6
1. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh 6
2. Sự cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 8
4. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao sử dụng vốn lưu động 11
Chương II. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu dộng của cộng ty cộng nghệ phẩm Hà Tây. 13
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 13
II. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
của công ty. 13
1. Chức năng và nhiệm vụ 13
2. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
của công ty. 14
3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty hiện nay 16
3.1. Thuận lợi 16
3.2. khó khăn 16
III. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty
công nghệ phẩm Hà Tây 17
1. Tình hình phân cấp quản lý taì chính 17
2. Tình hình vốn và nguồn vốn 17
3. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 21
4.Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 22
5. Tình hình nộp ngân sách nhà nước 23
6. Tình hình thu nhập của người lao động 23
IV. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong một số năm qua 24
Chương III. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 27
1. Nhận xét đánh giá về việc sử dụng vốn lưu động tại công ty công nghệ
phẩm Hà Tây. 27
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 28
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Mục lục.
35 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được mục đích sản xuất kinh doanh của mình. Nếu sử dụng đồng vốn không có hiệu quả, không bảo toàn được vốn, không làm cho nó sinh lời thì sẽ dẫn đến thất thoát vốn, làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh , quy mô bị thu hẹp, vốn chậm luân chuyển và tất yếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm hoặc mất khẳ năng thanh toán và cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và nguy cơ của sự phá sản là không thể tránh khỏi.
Do đó tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề cấp bách đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, nó góp một phần không nhỏ đến việc quyết định đầu vào, yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh góp phần quyết định giá thành sản phẩm tiêu thụ, thu hồi vốn nhanh hay chậm.
- Sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là yêu cầu khách quan đối với cơ chế hạch toán kinh doanh. Đó là kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả trên cơ sở tự chủ về tài chính.
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu là thu được lợi nhuận. Nó là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hịên nayvới sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt,doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc vào doanh nghiệp có tạo được và tạo ra nhiều lợi nhuận hay không. Chính vì vậy sản xuất kinh doanh như thế nào để thu được lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng năng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung để đạt được lợi nhuận cao, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
- Tình hình thực tế của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là đang trong tình trạng thiếu vốn. Do đó các doanh nghiệp sử dụng vốn phải hợp lý, tiết kiệm, tăng cường công tác quản lý và năng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao hay thấp chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Vì lý do đó mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên tính toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động để từ đó có những biện pháp tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu động tốt hơn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh nghiệp có thể sử dụng met số chỉ tiêu sau:
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động .
Đo bằng 3 chỉ tiêu:
+ Số lần luân chuyển (số vòng quay vốn lưu động )
+ Kỳ luân chuyển vốn(số ngày một vòng quay vốn lưu động )
+ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Mức luân chuyển VLĐ(doanh thu thuần)
* Số lần luân chuyển VLĐ =
(Số vòng quay VLĐ) Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng so với thực tế kỳ trước chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
360 ngày
* Kỳ luân chuyển VLĐ =
(số ngày 1 vòng quay) Vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để quay được một vòng quay vốn lưu động. Chỉ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển (vòng quay VLD) càng lớn.
VLĐ bình quân
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn lưu động
* Mức tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động.
Hệ số này phản ánh mức tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động.
M(±) = (Tl- T0) D1/N
M(±) : Mưc lãng phí hay tiết kiệm.
Dl :Doanh thu thuần bình quân kỳ này.
Tl :Thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này.
T0 :Thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ trước.
N :Số ngày trong kỳ(năm=360ngày).
Ngoài ra còn sử dụng một số chỉ tiêu để phân tích đánh giá sau:
STT
Các chỉ tiêu
Cách tính các chỉ tiêu
ý nghĩa của mỗi chỉ tiêu
1
Hệ số sinh lời VLĐ
Một đồng VLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này càng cao, hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
2
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Hệ số này cho biết một đồng doanh thu thuần tạo ra mấy đồng lợi nhuận.
3
Hệ số thanh toán hiện thời
Thể hiện mức độ đảm bảo TSLĐ đối với nợ ngắn hạn.
4
Hệ số thanh toán nhanh
Thước đo trả nợ nhanh không dựa vào bán vật tư hàng hoá.
Nếu 2 chỉ tiêu thanh toán >=1 tình hình tài chính khả quan.
Quá nhỏ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán công nợ.
Quá lớn: ứ đọng một lượng TSLĐ lớn, sử dụng TSLĐ không hiệu quả.
5
Hệ số thanh toán tức thời
HS này phản ánh khả năng thanh toán lập tức tại thời điểm xác định, tỷ lệ này càng không phụ thuộc vào các khoản thu và dự trữ.
6
Hệ số nợ
Một đồng vốn doanh nghiệp sử dụng cần bao nhiêu đồng vốn vay nợ.
7
Hệ số vốn chủ sở hữu
1- hệ số nợ
Một đồng vốn doanh nghiệp sử dụng cần bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu.
8
Vòng quay khoản phải thu
Hệ số càng lớn thì tốc độ thu hồi vốn từ khoản phải thu càng nhanh.
9
Kỳ thu tiền trung bình
Số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
10
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay càng cao, hiệu quả vốn lưu động càng cao.
4.Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, làm cho đồng vốn ngày một sinh sôi nảy nở. Doanh nghiệp cần phải áp dụng một số biện pháp cơ bản sau:
-Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Với những kế hoạch sản xuất kinh doanh đã định doanh nghiệp phải sử dụng những chỉ tiêu có căn cứ, lựa chọn và áp dụng những phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho phù hợp. Nhu cầu vốn lưu động có thể xác định theo công thức:
Dl
Vlđ =
Vlđ0 ( 1+tv )
Trong đó: Dl: doanh thu kỳ kế hoạch.
Vlđ0: số lần lugân chuyển vốn lưu động bình quân thực tế kỳ báo cáo.
tv: tốc độ quay vòng vốn trong kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đã và đang mở ra cho các doanh nghiệp các con đường để họ có thể tự chủ động tìm kiếm nguồn vốn lưu động cho mình. Tuy nhiên trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào về vấn đề huy động vốn, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng phải dự đoán được những khó khăn mà mình có thể gặp phải trong quá trình sử dụng nguồn vốn đó. Do đó để hạn chế tối đa những bất lợi trong việc huy động vốn, trước hết doanh nghiệp phải khai thác và huy động tối đa những nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp. Nếu vốn lưu động vẫn còn thiều doanh nghiệp mới bắt đầu khai thác các nguồn vốn từ bên ngoài, khi khai thác nguồn vốn này phải chú ý lãi suất tiền vay.
- Kịp thời đưa ra những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn. Trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp cần thường xuyên bao quát quản lý các vấn đề như đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, xử lý kịp thời các hàng hoá chậm luân chuyển, xử lý các khoản nợ khó đòi, áp dụng các biện pháp tài chính như khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, triêt khấu, trích tỷ lệ phần trăm, thưởng, để góp phần ngăn chặn việc chiếm dụng vốn.
- Cần đảm bảo vốn bằng tiền ở mức hợp lý để sãn sàng thanh toán các khoản nợ đén hạn, chi tiêu bất thường. Nhưng không nên giữ tiền mặt quá nhiều gây ứ đọng vốn.
- Theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu với khách hàng, tìm mọi biện pháp để thu tiền hàng một cách nhanh chóng tăng tốc độ luân chuyển vốn.
- Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động, từ đó người quản lý có thể đưa ra các biện phấp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Chú trọng đến vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động tức là doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu từ dự trữ vật tư, hàng hoá đến khâu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Chương II
Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ phẩm hà tây
I/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty công nghệ phẩm Hà Tây tiền thân là Công ty Bách hóa vải sợi Hà Đông. Đến năm 1965 do sát nhập 2 tỉnh Hà Đông và Hà Tây nên Công ty đã đổi tên thành Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây.
Thực hiện nghị định 388 của Chính phủ, Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây được UBND tỉnh Hà Tây ra Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 208/QĐ-UB ngày 30/3/1993 với số vốn là 1.900.000.000 đồng, trong đó:
Vốn cố định là :1.100.000.000 đồng
Vốn lưu động là : 800.000.000 đồng
Hiện nay, Công ty có trụ sở chính tại số 1A đường Trần Phú - Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây và một số các đơn vị trực thuộc.
+ Cửa hàng công nghệ phẩm số 1 đặt tại đường Quang Trung - Thị xã Hà Đông.
+ Cửa hàng công nghệ phẩm số 2 đặt ở trong chợ Hà Đông.
+ Cửa hàng công nghệ phẩm ứng Hòa đặt tại huyện ứng Hòa.
+ Cửa hàng công nghệ phẩm Phúc Thọ đặt tại huyện Phúc Thọ.
+ Cửa hàng công nghệ phẩm trước cửa văn phòng Công ty.
II/ Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản xuất kinh doanh của công ty.
1. Chức năng và nhiệm vụ:
Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, tiến hành hoạt động kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân đặt dưới sự chỉ đạo của Sở Thương mại tỉnh Hà Tây, có con dấu riêng để giao dịch và có tài khoản tại Ngân hàng Công thương Hà Tây.
Trong khối nội thương của tỉnh Hà Tây, Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là một trong những Công ty lớn trực thuộc Sở Thương mại Hà Tây. Vì vậy, Công ty là một trong số các Công ty giữ vai trò chủ đạo của Ngành thương nghiệp tỉnh Hà Tây. Ngành hàng chủ yếu của Công ty là hàng công nghệ phẩm, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, hàng điện . Với các mặt hàng này, Công ty tiến hành thu mua từ các ngành Trung ương và địa phương và sau đó tiến hành tổ chức mạng lưới tiêu thụ hợp lý nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân đồng thời tạo ra được lợi nhuận. Để thực hiện được chức năng này, Công ty cũng tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường từ đó xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hàng năm, Công ty cũng phải nộp ngân sách Nhà nước theo kế hoạch và định hướng của Sở Thương mại Hà Tây.
2. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Thương mại tỉnh Hà Tây, công ty giao các chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho từng đơn vị trực thuộc như sau:
- Cửa hàng CNP số 1: Với chức năng kinh doanh khoán quản và khoán nộp, bệ máy quản lý gồm: 01 trưởng cửa hàng, 01 phó cửa hàng, tổ kế toán gồm 2 người.
- Cửa hàng CNp số 2: Với chức năng kinh doanh khoán quản và khoán nộp, bệ máy quản lý gồm có: 01 trưởng cửa hàng, 01 phó cửa hàng và 01 kế toán theo dõi.
- Cửa hàng CNP huyện ứng Hòa: Với chức năng khoán quản và khoán nộp, bộ máy quản lý gồm: 01 trưởng cửa hàng, 01 phó cửa hàng và 02 kế toán.
- Cửa hàng CNP huyện Phúc Thọ: Với chức năng kinh doanh khoán quản và khoán nộp, bộ máy quản lý gồm: 01 trưởng cửa hàng, 01 phó cửa hàng và 01 kế toán theo dõi.
- Cửa hàng CNP trước cửa văn phòng: Cũng với chức năng kinh doanh khoán quản và khoán nộp, bộ máy quản lý gồm: 01 trước cửa hàng, 01 phó cửa hàng và 01 kế toán theo dõi.
- Cửa hàng CNP trước cửa văn phòng: Cũng với chức năng kinh doanh khoán quản và khoán nộp, bộ máy quản lý gồm: 01 trưởng cửa hàng, 01 phó cửa hàng và 01 kế toán theo dõi.
Hiện nay, số lao động toàn Công ty là 130 người. Đứng đầu là Giám đốc và là người chỉ huy điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty được đảm bảo cả về sức khỏe và trình độ học vấn chuyên môn.
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình tập trụng cụ thể bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1:
Ban Giám đốc
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Phòng kế toán
tài vụ
Phòng tổ chức hành chính
Cửa hàng CNP số 1
Cửa hàng CNP số 1
Cửa hàng CNP số 2
Cửa hàng
CNP ứng Hòa
Cửa hàng CNP Phúc Thọ
Cửa hàng
Văn phòng
Với mô hình quản lý trên, mỗi bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đều hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Ban Giám đốc Công ty chỉ có duy nhất một Giám đốc và là người có quyền ra quyết định trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước cơ quan quản lý cấp trên và cán bộ công nhân viên của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 03 nhân viên tiến hành tổ chức sắp xếp cán bộ toàn Công ty, giúp Giám đốc về công tác hành chính.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 thủ kho, 01 cán bộ nghiệp vụ, 02 mậu dịch viên bán lẻ và giới thiệu sản phẩm có nhiệm vụ trực tiếp tiến hành, kinh doanh.
- Phòng kế toán tài vụ: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 02 kế toán viên thực hiện hạch toán kế toán hàng ngày theo đúng chế độ kế toán hiện hành đồng thời có kế hoạch giám sát việc sử dụng vốn của Công ty và xây dựng các kế hoạch tài chính cho toàn Công ty.
- Các đơn vị trực thuộc: Tiến hành hoạt động kinh doanh theo sự chỉ đạo của Giám đốc và các phòng ban chức năng.
Qua mô hình trên ta thấy sự liên hệ giữa Ban Giám đốc với các phong ban chức năng được tiến hành trực tiếp, do đó giúp cho lãnh đạo trực tiếp theo dõi nắm bắt việc thực hiện kinh doanh diễn ra trong Công ty từ đó đưa ra được những chính sách biện pháp giải quyết kịp thời, chính xác.
Sơ đồ 2:
Cơ cấu bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
BP. Kế toán
Văn phòng
BP. Kế toán
Tổng hợp
BP. Kế toán
Tài chính
BP. Kế toán CH CNP số 1
BP. Kế toán CH CNP số 2
BP. Kế toán CN CNP ứng Hòa
BP. Kế toán CN CNP Phúc Thọ
3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty hiện nay.
3.1. Thuận lợi:
- Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên rất đoàn kết, nhiệt tình, năng động, giàu kinh nghiệm xây dựng và thực hiện mục tiêu của Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý không ngừng được nâng cao trình độ.
- Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước vì vậy có ưu thế lớn trong việc được cấp tín dụng vay vốn Ngân hàng bằng tín chấp.
Ngoài ra, Công ty có địa điểm kinh doanh thuận lợi, nằm ngay Trung tâm thị xã Hà Đông nên rất thuận tiện cho việc trao đổi lưu thông hàng hóa.
3.2. Khó khăn:
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Do đó để tồn tại và hòa nhập với tình hình đó đòi hỏi Công ty phải tự chủ kinh doanh, phải tìm tòi sáng tạo để việc kinh doanh mang lại lợi nhuận cao.
Không những thế, các chính sách của Nhà nước liên tục được thay đổi đặc biệt là chính sách thuế nên đã gây khó khăn trong việc hạch toán các phương án kinh doanh của Công ty.
III. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ phẩm hà tây
1. Tình hình phân cấp quản lý tài chính.
- Giám đốc trực tiếp giao các chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc dưới 2 hình thức:
+ Khoán quản: Khoán quản lý chi phí còn 100% lợi nhuận đơn vị phải nộp về Công ty.
+ Khoán nộp: Khoán mức lợi nhuận hàng tháng phải nộp về Công ty.
Mục đích của công tác khoán là giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị trực thuộc để họ có thể có thể xây dựng các phương án kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
- Các phòng ban hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và người đứng đầu các phòng ban là người chịu trách nhiệm chính trước toàn Công ty.
- Với các đơn vị trực thuộc, người đứng đầu các đơn vị này chịu trách nhiệm về tài chính trước toàn Công ty, kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch tài chính được giao.
2.Tình hình vốn và nguồn vốn:
Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây là chủ thể pháp nhân nên có chức năng quản lý toàn bộ tài sản và nguồn vốn của Công ty. Các đơn vị trực thuộc Công ty chỉ được giao sử dụng và bảo quản tài sản cố định và hàng tháng tiến hành trích khấu hao theo quy định của Công ty. Công ty định mức sử dụng vốn lưu động cho từng đơn vị trực thuộc. Nếu thiếu vốn đơn vị trực thuộc phải làm tờ trình xin vay Ngân hàng. Thủ tục vay do Công ty làm và theo dõi để trả nợ tránh để xảy ra nợ quá hạn làm mất uy tín của Công ty. Ngoài việc vay của Ngân hàng, Công ty còn có thể vay của cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn tận dụng để nguồn vốn trong thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 1
Biểu phân tích vốn và nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: 1000đ
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỉ trọng %
Số tiền
Tỉ trọng %
Chênh lệch
Tỉ lệ %
I/
Nợ phải trả
2.685.347
68,75
4.195.333
77,38
1.509.986
56,23
1.
Nợ ngắn hạn
2.679.985
68,61
4.194.809
77,37
1.514.824
56,52
2.
Nợ dài hạn
-
-
-
-
-
-
3.
Nợ khác
5.362
0,14
524
0,01
-4.838
-90,23
II.
Nguồn vốn chủ sở hữu
1.220.629
31,25
1.226.582
22,62
5.953
0,49
Tổng nguồn vốn
3.905.976
100
5.421.915
100
1.515.939
38,81
Trong năm 2003, tổng nguồn vốn của Công ty tăng 1.515.939 nghìn đồng với tốc tăng là 38,81%. Nguyên nhân do năm 2003, nhu cầu kinh doanh của Công ty mở rộng. Do đó Công ty đã phải đi vay vốn để tiến hành kinh doanh dẫn đến nợ phải trả năm 2003 tăng 1.509.986 nghìn đồng với tốc độ tăng 56,23% trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu với tốc độ tăng 56,52%, còn nợ khác thì lại giảm với mức giảm 4.838 (nđ). Do vậy, tình hình huy động các nguồn vốn của Công ty là chưa tốt. Ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng 5.953 (nđ) với tỉ lệ tăng là 0,49% nhưng vẫn thấp so với nợ phải trả. Tình hình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tự chủ tài chính của Công ty và hiệu quả kinh doanh.
Qua bảng trên ta thấy hệ số nợ của công ty là rất cao năm 2003 chiếm 77,37% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu chiếm 22,62%. Tình hình trên cho thấy quyền tự chủ tài chính rất bị hạn chế.
Bảng 2
Biểu phân tích nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty.
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2002
2003
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Chênh lệch
Tỉ lệ
1. Nguồn vốn KD
1.217.293
99,73
1.217.293
99,24
0
-
- Vốn ngân sách cấp
966.087
79,15
966.087
78,76
0
-
- Vốn tự bổ sung
251.206
20,58
251.206
20,48
0
-
2. Các quỹ
3.336
0,27
5.549
0,45
2.213
66,34
3. Nguồn vốn khác
-
3.740
0,3
3.740
100
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
1.220.629
100
1.226.582
100
5.953
0,49
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng 5.953 (nđ) với tỉ lệ 0,49%. Cụ thể:
- Nguồn vốn kinh doanh của Công ty năm 2003 so với năm 2002 không thay đổi trong đó vốn do ngân sách cấp là chủ yếu, chiếm 99,24% năm 2003.
- Các quỹ của Công ty năm 2003 so với 2002 tăng 2.213 (nđ) với tỉ lệ tăng là 66,34%.
- Năm 2003, Công ty đã biết huy động vốn từ các nguồn khác được 3.740 (nđ) chiếm 0,3% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty.
Như vậy, trong năm 2003, Công ty đã huy động thêm vốn từ nguồn khác tăng nhưng không đáng kể so với số vốn mà ngân sách nhà nước cấp. Điều này cho thấy vốn chủ sở hữu chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp.
Tình hình nguồn vốn chủ sử hữu cho thấy, vốn chủ sở hữu của công ty so với khi mới thành lập giảm.
Nếu so sánh năm 2003/ 2002 vốn kinh doanh không đổi, điều đó có nghĩa là vốn kinh doanh đang teo lại hay nói cách khác đang giảm sức mua. Vì năm 2003 có tốc độ bình quân lạm phát xấp xỉ 5%, nhưng vốn không tăng đồng nào. Điều đó nói lên vốn chủ sở hữ chưa được bảo toàn.
Bảng 3
Biểu phân tích cơ cấu tài sản
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2002
2003
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỉ trọng%
Số tiền
Tỉ trọng%
Chênh lệch
Tỉ lệ %
I/ TSLĐ và ĐTNH
3.081.204
78,89
4.625.796
85,32
1.544.592
50,13
1. Tiền
298.728
7,65
367.400
6,78
68.672
22,99
2. Các khoản
ĐTTC NH
0
0
1.495.311
27,58
1.495.311
-
3. Các khoản phải thu
214.321
5,49
275.898
5,09
61.577
28,73
4. Hàng tồn kho
2.501.617
64,05
2.418.320
44,6
-83.297
-3,33
5. TSLĐ khác
66.538
1,7
68.867
1,27
2.329
3,5
II/ TSCĐ và ĐTDH
824.772
21,11
796.119
14,68
-28.653
-3,47
1. TSCĐ
824.772
21,11
796.119
14,68
-28.653
-3,47
2. ĐTDH
0
0
0
0
0
0
Tổng tài sản
3.905.976
100
5.421.915
100
1.515.939
38,81
Qua bảng 3 ta thấy vốn Công ty chủ yếu đầu tư vào TSLĐ và ĐTNH. Khoản mục này chiếm 78,89% trong tổng tài sản vào năm 2002 và năm 2003 chiếm 85,32%.tài sản cố định rất bé nhỏ. Trong TSLĐ và ĐTNH, năm 2002 Công ty chưa đầu tư vào các khoản ĐTTC NH, mà chủ yếu là hàng tồn kho. Nhưng năm 2003, Công ty chủ yếu đầu tư vào ĐTTC NH trong TSLĐ và ĐTNH.
Một doanh nghiệp thương mại, vốn kinh doanh chủ yếu là vốn lưu động chiếm đại bộ phận là chuyện bình thường - nhưng tài sản cố định quá bé nhỏ và đang giảm sút nói lên công ty chưa chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất.
Bảng 2 còn phản ảnh, tuy nhiên vốn chủ sở hữu chiếm 1.226 triệu đồng thì công ty đã đầu tư tài chính ngắn hạn lên tới 1.495 triệu đồng là không hợp lý . Công ty đi vay để đầu tư tài chính ngắn hạn hay với tỷ trọng 27,58% trong vốn lưu động sẽ làm cho số nợ tăng lên, áp lực nợ ngắn hạn luôn luôn đòi hỏi công ty phải ứng phó.
Về TSCĐ và ĐTDH. Công ty không đầu tư tài chính dài hạn , nhưng tài sản cố định của công ty năm 2003 chỉ còn 796 triệu đồng , tuy nhiên vốn ngân sách nhà nước cũng là 966 triệu đồng là chưa hợp lý.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng4
Đơn vị: 1.000đ
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Chênh lệch
Tỉ lệ %
1. Tổng doanh thu
01
19.462.483
20.647.188
1.184.705
6,09
2. Doanh thu thuần
10
19.462.483
20.647.188
1.184.705
6,09
3. Giá vốn
11
18.340.184
19.407.483
1.067.277
5,82
4. Lợi nhuận gộp
20
1.122.299
1.239.705
117.406
10,46
5. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
21
1.081.319
1.197.705
116.386
10,76
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
30
40.980
42.000
1.020
2,49
Thu nhập HĐTC
31
12.430
Chi phí HĐTC
32
2.360
7. Lợi nhuận từ HĐTC
10.070
8. Tổng lợi nhuận trước thuế
60
40.980
52.070
11.090
27,06
9. Thuế thu nhập DN
70
13.113,6
16.662,4
3.547
27,06
10. Lợi nhuận sau thuế
27.866,4
35.407,6
7.541,2
27,06
Qua bảng 4 kết quả kinh doanh ở cả 2 năm 2002 - 2003 ta thấy Công ty không có nghiệp vụ phát sinh các khoản giảm từ doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại ,... do đó doanh thu thuần của Công ty chính bằng tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng đến khâu thu mua hàng hoá không để xảy ra tình trạng hàng hoá bị trả lại.
Đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu và so sánh giữa 2 năm ta thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn. Cụ thể:
Ta so sánh tổng doanh thu với giá vốn hàng bán , năm 2003 tốc độ tăng doanh thu 6,09% cao hơn tốc độ tăng của giá vốn là 5,82%.Điều này tố công ty đã đảm bảo tốc độ tăng gía vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng doanh thu là tốt, nói lên doanh nghiệp có tiết kiệm.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2003 tăng với mức tăng là 52.070.000 đồng tương ứng với mức tăng so với năm 2002 là 11.090.000 đồng, với tỷ lệ là 27,06%. Như vậy , với số liệu này cho thấy lợi nhuận tăng là nhờ chủ yếu vào việc đầu tư tài chính ngắn hạn , doanh nghiệp cần phát huy tốt hơn vào những năm tiếp theo.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước (TTNDN), năm 2003 tăng lên đáng kể so với năm 2002 với mức tăng là 3.547.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 27,06%. Thể hiện khả năng đóng góp thuế là tốt.
Lợi nhận sau thuế, năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 7.541.200 đồng với tỷ lệ tăng 27,06%. Như vậy, doanh nghiệp làm ăn có lãi, cố gắng hơn nữa trong những năm tiếp theo.
4. Tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty.
Bảng 5
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2002
2003
So sánh 2003/2002
Số tiền
Tỉ trọng%
Số tiền
Tỉ trọng %
Chênh lệch
Tỉ lệ %
I/ Tổng doanh thu
19.462.483
-
20.647.188
-
1.184.705
6,09
II/ Tổng chi phí KD
1.081.319
100
1.197.705
100
116.386
10,76
1. Chi phí tích liệu
1.460
0,14
2.345
0,2
885
60,62
2. Chi phí nhân công
778.296
71,98
972.380
81,17
194.084
24,94
3. Chi phí KH TSCĐ
49.293
4,56
54.336
4,53
5.043
10,23
4. Chi phí DVMN
245.036
22,67
168.644
13,41
-84.394
-33,15
5. Chi phí khác bằng tiền
7.234
0,67
8.002
0,6
768
10,62
- Tổng doanh thu năm 2003 so với 2002 tăng: 1.184.705.000 (đ) với tỉ lệ tăng 6,09%.
- Tổng chi phí kinh doanh năm 2003 so với 2002 tăng 116.386.000 (đ) với tốc độ tăng 10,76%. Như vậy, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu tức là việc quản lí chi phí của Công ty là chưa được tốt lắm.
Cụ thể:
+ Chi phí tích liệu tăng 885.000 (đ) với mức tăng 60,62% và chiếm tỉ trọng thấp trong tổng chi phí.
+ Chi phí nhân công tăng nhiều, mức tăng 194.084.000 (đ) với tỉ lệ tăng 24,94%, khoản chi phí này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, năm 2003 chiếm 81,17%. Như vậy, mức lương của nhân viên trong Công ty đã được cải thiện.
+ Chi phí khấu hao, chi phí khác bằng tiền năm 2003 so với năm 2002 đều tăng nhưng tăng ít.
Như vậy, Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
5. Tình hình nộp ngân sách Nhà nước.
Bảng 6
Đơn vị: 1000đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Chênh lệch
Tỉ lệ %
1.
Thuế GTGT
123.066
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2405.doc