Luận văn Vốn lưu động và Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Công Trình và Thương Mại giao thông vận tải

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu đề tài

3. phạm vi và giới hạn của đề tài

Chương I: Lý luận chung về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ trong các DN

1.1 VLĐ trong DN

1.1.1 : Khái niệm

1.1.2 : Vai trò của VLĐ đối với hoạt động sản xuất KD

1.1.3 : Đặc điểm chu chuyển của VLĐ

1.1.4 : Kết cấu của VLĐ

1.2 Phân loại VLĐ

1.1.5 : Phân loại theo vai trò của VLĐ

1.1.6 : Phân loại theo hình thái biểu hiện

1.1.7 : phân loại theo nguồn hình thành VLĐ

1.1.8 : Phân loại theo phạm vi hoạt động vốn

1.3 Nhu cầu VLĐ

1.3.1 : Nhu cầu VLĐ

1.3.2 : cách xác định nhu cầu VLĐ

1.3.2.1 : Phương pháp trực tiếp

1.3.2.2 : Phương pháp gián tiếp

1.4 Hiệu quả sử dụng VLĐ

1.4.1 : hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu sản xuất

1.4.2 : Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu thanh toán

1.4.3 : Hiệu quả sử dụng VLĐ trong quản lý nợ , hàng tồn kho

Chương II : Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty cổ phần công trình và Thương Mại GTVT

2.1. Khái quát 1 số nét lớn về công ty cổ phần công trình và thương mại GTVT

2.1.1 : Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.2 : Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty cổ phần công trình và thương mại GTVT

2.1.3 : Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần công trình và thương mại GTVT

2.1.4 : Tổ chức công tác kế toán của công ty

2.2. Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn vào hoạt động SXKD của công ty cổ phần công trình và thương mại GTVT trong 2 năm 2004- 2005

2.2.1 : Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty

2.2.2 : Tình hình sử dụng VKD của công ty trong 2 năm 2004-2005

2.2.3 : Tình hình huy động vốn của công ty ( nguồn vốn công ty )

2.2.4 : Kết quả HĐKD của công ty 2 năm gần đây

2.3. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty 2004-2005

2.3.1 : Kết cấu VLĐ của công ty

2.3.2 : Hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty cổ phần công trình và thương mại GTVT

2.3.2.1 : Đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ trong khâu sản xuất

2.3.2.2 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu thanh toán

2.3.2.3 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty

Chương III : Một số biện pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty cổ phần công trình và thương mại GTVT

3.1 : Một số đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty cổ phần công trình và thương mại GTVT

3.1.1 : Ưu điểm

3.1.2 : Nhược điểm

3.2 : Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần công trình và Thương Mại GTVT

3.2.1 : kế hoạch hóa việc sử dụng vốn

3.2.2 : Tăng doanh thu

3.2.3 : Đẩy mạnh thu hồi công nợ và quản lý nợ phải thu

3.2.4 : Tăng vòng quay VLĐ

3.2.5 : Tiêu thụ nhanh sản phẩm sản xuất ra

3.2.6 : Thực hiện chiến lược Maketing

3.2.7 : Lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa

3.2.8 : Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý

ĐỊNH NGHĨA CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Công Trình và Thương Mại giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đó: Tổng nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế Tóm lại, nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN cho phép DN chủ động, cung cấp kịp thời, đảm bảo quá trình sản xuất KD bình thường, liên tục. *Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn lưu động ứng với TSLĐ hình thành không có tính chất thường xuyên, có tính ngắn hạn (dưới 1 năm) chủ yếu để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất KD của DN. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác. Việc phân loại nguồn vốn như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong DN. Ngoài ra, nó còn giúp nhà quản lý lập kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định và tổ chức nguồn vốn lưu động mang lại hiệu quả cao nhất cho DN. 1.2.5. Phân loại theo phạm vi huy động vốn. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài: * Nguồn vốn bên trong: là số vốn huy động từ bên trong DN như vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền khấu hao TSCĐ. * Nguồn vốn bên ngoài: là số vốn mà DN huy động từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất KD như vay các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế... 1.3.Nhu cầu vốn lưu động. 1.3.1. Nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành từ 3 nội dung theo công thức sau: VLĐ hợp lý để đảm bảo sản xuất KD không thừa, không thiếu vốn. Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ hàng tồn kho + khoản phải thu từ khách hàng - Khoản phải trả người cung cấp Trong DN nhu cầu VLĐ thường chia thành 2 loại: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động tạm thời. 1.3.2. Cách xác định nhu cầu VLĐ Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN bằng 2 phương pháp sau: 1.3.2.1.Phương pháp trực tiếp. Nội dung phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn DN phải ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. * Phương pháp này được xác định theo trình tự sau: Xác định lượng hàng tồn kho cần thiết. Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và các khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. Xác định các khoản nợ phải trả cho người cung cấp. Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của DN. Ưu điểm: là số VLĐ được xác định chính xác theo từng loại vật tư trong từng khâu của chu kỳ sản xuất. Nhược điểm: Mất nhiều thời gian và phức tạp nên không đáp ứng kịp thời khi lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động. 1.3.2.2. Phương pháp gián tiếp Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn, ở đây có thể chia thành 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của DN cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu VLĐ cho DN mình.Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi thành lập DN với quy mô nhỏ. - Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa qua của DN và tình hình năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự như sau: *Xác định số dư bình quân các khoản trong năm bao gồm: Số hàng tồn kho bình quân, số phải thu từ khách hàng bình quân, số phải trả bình quân. *Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong cả năm.Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động với doanh thu. *Xác định nhu cầu vốn lưu động của thời kỳ sau. Ưu điểm: Xác định nhu cầu VLĐ được nhanh chóng, đơn giản, đáp ứng kịp thời khi xác định nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch. Nhược điểm: Độ chính xác không cao. 1.4.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng VLĐ trong sản xuất KD của các DN sản xuất được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu được phân làm 3 nhóm sau: 1.4.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong khâu SX 1.Vốn lưu động bình quân Vốn lưu động bình quân = VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ 2 trong đó 2.Số vòng quay vốn lưu động. Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Vòng quay của VLĐ được tính từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu, hàng hóa cho đến khi toàn bộ số tiền đó thu hồi lại nhờ tiêu thụ sản phẩm.Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được mấy vòng trong một kỳ(năm, quý, tháng) nếu số vòng tăng chứng tỏ VLĐ được luân chuyển với tốc độ cao và có lợi cho kết quả sản xuất kinh doanh. 3.Kỳ luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ ở trong kỳ Kỳ luân chuyển bình quân = 360 Số vòng luân chuyển vốn lưu động Thời gian để quay một vòng chu chuyển VLĐ hết bao nhiêu ngày. Nếu số lần vận chuyển càng lớn và số ngày trong ngày trong mỗi lần chu chuyển càng ít thì hiệu quả VLĐ càng cao Sau khi xác định được chu kỳ luân chuyển bình quân của từng khoản VLĐ cần phải so số kế hoạch với số thực tế của năm báo cáo để đánh giá sự tiến bộ của việc lập kế hoạch VLĐ định mức. Do ảnh hưởng biến đổi của tốc độ luân chuyển VLĐ, doanh nghiệp đã tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) VLĐ. Vtk(+ -) = Doanh thu thuần trong kỳ x (K1 – K0) 360 Hoặc: Vtk(+-) = Vld - M1 L0 Trong đó:Vtk(+-): Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ kỳ này so với kỳ gốc M1 : Doanh thu thuần kỳ này L0 : Số lần luân chuyển VLĐ ở kỳ gốc Vtđ : Số VLĐ bình quân ở kỳ này Kt : Kỳ luân chuyển của vốn lưu động kỳ này K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ gốc 4.Mức tiết kiệm VLĐ Vtk (+-) = M1 x ( K1 – K0) 360 Chỉ tiêu này để đánh giá hiệu suất sử dụng VLĐ. nó phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do ăng tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ náy so với kỳ gốc 5.Hệ số đảm nhiệm VLĐ Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Vốn lưu động bình quân trong kỳ Tổng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì phải có bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và vốn tiết kiệm càng nhiều. 6. Hệ số sinh lời VLĐ = Lợi nhuận ròng (sau thuế) Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, sau khi doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế cho nhà nước. Chỉ tiêu này càng lớn DN sử dụng VLĐ càng có hiệu quả. 1.4.2. Hiệu quả VLĐ trong khâu thanh toán Để nắm bắt được tình hình tài chính của DN ta cần phải xem xét đến khả năng thanh toán. Nếu tình hình tài chính tốt, DN sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng vốn. Hệ số khả năng thanh toán là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của DN đối với các khoản nợ. Nó biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa số vốn hiện có với số công nợ DN phải trả. 1. Hệ số thanh toán hiện thời. Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN khi đến hạn thanh toán. Hệ số này cao thì khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn cao. 2. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ và ĐTNH – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán của DN, hệ số này càng cao, phản ánh năng lực thanh toán nhanh của DN càng được đảm bảo. 3. Hệ số thanh toán tức thời. Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán lập tức tại thời điểm xác định, tỷ lệ này không phụ thuộc vào các khoản phai thu và dự trữ. 1.4.3. Một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong quản lý hàng tồn kho và công nợ ngoài các chỉ tiêu trên , để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ , còn sử dụng các chỉ tiêu như 1) Hệ số nợ Hệ số nợ = Tổng số nợ của DN Tổng nguồn vốn của DN Hệ số này thể hiện tye lệ nợ trong tổng nguồn vốn của Dn tổng số nợ của Dn bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tổng nguồnvốn bao gồm toàn bộ các nguồn vốn mà DN sử dụng hệ số nợ càng thấp thì vốn vay được sử dụng có hiệu quả còn ngược lại hệ số nợ càng cao thì chứng tỏ vốn vay sẽ không được sử dụng có hiệu quả sẽ làm tăng rủi ro cho DN 2. Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu x 360 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho thấy độ dai thời gian để thu các khoản tiền bán hàng phải thu kể từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của DN. 3. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết số lần hàng tồn kho luân chuyển bình quân trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc KD được đánh giá càng tốt. không làm ứ đọng vốn lưu động ở hàng tồn kho. II. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong DN. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của DN có nghĩa là sử dụng các biện pháp tổ chức kỹ thuật làm tăng nhanh vòng quay của VLĐ, giảm số ngày của kỳ luân chuyển bình quân, tiết kiệm tương đối VLĐ và nâng cao doanh lợi của VLĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ có một số phương pháp sau: Xác định chính xác nhu cầu VLĐ tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất KD của DN, từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn đáp ứng cho hoạt động của DN, hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn quá trình sản xuất KD hoặc phải đi vay ngoài kế hoạch với lãi suất cao. Lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực, tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong DN, đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất KD một cách chủ động. Thực hiện tốt công tác thanh toán công nợ, thanh toán tiền hàng, chủ động phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời khi vốn bị chiếm dụng còn có rủi ro trở thành nợ khó đòi làm thất thoát vốn của DN, đòi hỏi DN phải chủ động phòng ngừa, tạo lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn vốn để bù đắp khi vốn bị chiếm dụng. Tổ chức quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm...hạn chế mức thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay vốn. DN cần tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý chi phí. Quản lý chi phí chính là việc xác định các định mức cho từng bộ phận sau đó là dự toán theo tháng, quý, năm và cuối cùng áp dụng và điều chỉnh trong thực tế. Do vậy, sử dụng chi phí một cách hợp lý gáp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuấ, trong điều kiện hiện nay việc đưa các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất không những nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho DN. Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn. Để thực hiện biện pháp này doanh nghiệp phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu từ dự trữ đến khâu lưu thông sản Chương II: THựC TRạNG quản lý và Sử DụNG VốN lưu động TạI CÔNG TY Cổ PHầN CÔNG TRìNH Và THƯƠNG MạI GTVT. 2.1 Khái quát một số nét lớn về công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. -Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Công trình và Thương mại GTVT -Trụ sở chính: 69 Triều Khúc – Thanh Xuân Nam – Thanh Xuân – Hà Nội. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Công Trình và Thương mại GTVT – Tiền thân là công ty kiến trúc được thành lập theo quyết định số 929/QĐ/Trung tâm ngày 29/4/1978 của Bộ GTVT, sau đó đổi thành Công ty cổ phần Công trình và Thương mại GTVT theo quyết định số 1392/QĐ/TCCB-LĐ ngày 25/7/1990 của Bộ GTVT - bưu điện. Năm 2000 căn cứ vào nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ và tại công văn số 591/TCCB-LĐ ngày 14/11/2000 Bộ trưởng bộ GTVT đã quyết định đổi tên thành “Công ty cổ phần Công trình và Thương mại GTVT” trực thuộc tổng công ty cơ khí GTVT theo quyết định số 3715/QĐ/ Bộ GTVT ngày 07/12/2000. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty cổ phần Công Trình và Thương mại GTVT Công ty cổ phần Công Trình và Thương mại GTVT được Nhà nước giao nhiệm vụ với chuyên ngành XDCB, công ty đã khảo sát thiết kế, sửa chữa cải tạo nâng cấp, xây dựng mới các công trình giao thông, công nghiệp dân dụng, thuỷ lợi, đường dây, trạm biến áp điện từ 35KW trở xuống. - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí cấu kiện thép, phao phà, biển báo giao thông, biển báo nhà, biển báo xe máy thi công cơ giới và sản phẩm cơ khí khác. - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng GTVT. - Kinh doanh thương mại. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty là đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của thị trường và sản xuất có lãi nhằm ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty phân xưởng cơ khí Phân xưởng sx cọc tiêu biển báo Phân xưởng sx và cung ứng tấm sóng phòng vệ mềm Đội công trình giao thông số 1 Đội công trình giao thông số 2 Phân xưởng kết cấu thép Tiếp thị KD Kho bãi VT Đội xây lắp số 1 Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 3 Tổ trang trí nội thất Tổ cấp thoát nước Giám đốc công ty phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc KD Phó giám đốc nội chính Phòng kỹ thuật thi công Phòng tài chính Phòng kế hoạch văn phòng tổng hợp XN cơ khí ATGT XN XD cầu đường XN cung ứng VT XN dân dụng CN Đội hoàn thiện công trình *Ban giám đốc: Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc do tổng công ty hay hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm. Công ty có 3 phó giám đốc đảm nhiệm các vai trò khác nhau, các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo nhiệm vụ đã phân công, tham mưu cho phó giám đốc độc lập các dự án mở rộng sản xuất chỉ đạo chặt chẽ kịp thời công tác lập kế hoạch. *Phòng kỹ thuật thi công: Là bộ phận tham mưu giúp công ty về công tác kế hoạch tổ chức, thi công tiến độ chất lượng công trình an toàn lao động, xây dựng kế hoạch dài hạn, tháng năm, quý của công ty bao gồm: Kế hoạch về xây lắp lao động tiền lương, kế hoạch đầu tư, kế hoạch XDCB. *Phòng tài chính kế toán: Là phòng có chức năng giúp giám đốc công ty về công tác hạch toán kế toán, quản lý và sử dụng các loại vốn quỹ, phân phối loại thu nhập của các đơn vị trong công ty theo chế độ quy định của công ty, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đồng thời giúp giám đốc thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bằng tiền đối với mọi hoạt động của các bộ phận xí nghiệp trực thuộc công ty, phối hợp với các phòng ban trong công ty, đốn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính phân bổ các khoản tiền lương, tiền thưởng cho các đơn vị trong công ty. *Văn phòng tổng hợp: là phòng có chức năng tổng quát tất cả các nghiệp vụ phát sinh tỏng quá trình sản xuất kinh doanh của công ty như phục vụ hành chính xã hội, công tác lao động tiền lương, BHXH. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. - Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTVT. Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty kế toán trưởng Kế toán tổng hợp. Kế toán ngân hàng. Kế toán NVL và thanh thoán bán hàng Kế toán phụ trách máy tính. Nhân viên kinh tế và đơn vị trực thuộc. Kế toán trưởng: là tham mưu chính về công tác kế toán tài vụ của công ty, có năng lực trình độ chuyên môn về tài chính ké toán, nắm chắc về chế độ hiện hành của nhà nước để chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra các công việc do các nhân viên kế toán tổng hợp phụ trách. Kế toán tổng hợp: ghi chép các phần hành công việc kế toán mà các bộ phận khác chưa làm như tổng hợp số liệu tính toán các khoản thu nhập, kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép kế toán ở tất cả các bộ phận và công việc hạch toán ở các đơn vị trực thuộc. Kế toán vốn bằng tiền, vay thanh toán giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của DN: ghi chép kế toán tổng hợp kế toán chi tiết các khoản nợ phải thu trả và nguồn vốn sở hữu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các báo cáo kế toán nội bộ về khoản nợ, thống kê chi tiêu các phần hành thực hiện ở trên. Kế toán NVL trực tiếp, CCDC và thanh toán BHXH: ghi chép tổng hợp chi tiết về tài sản và hàng tồn kho lập báo cáo kế toán nội bộ, tính tiền lương các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ mà DN phải trả, theo dõi tài sản, VL, CCDC đang sử dụng ở tất cả các bộ phận . Kế toán máy: có trách nhiệm nhập các số liệu chứng từ quản lý nguồn số liệu và tính toán 1 số khâu đơn giản bớt công việc của kế toán thủ công, lưu trữ các số liệu cũng như chứng từ, hoá đơn. 2.2.Tình hình quản lý vốn và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Công Trình và Thương Mại GTảntong 2 năm 2004 và 2005 2.2.1.Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty Để phân tích sâu hơn về kết quả kinh doanh của Công ty cũng như giúp nhà quản lý nắm được hiện trạng của công ty, chúng ta cùng xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn của công ty nêu ở bảng 1.những số liệu này được lấy từ bảng cân đối kế toán của công ty Bảng 1: Tình hình vốn và nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: Ttiệu đồng Tài sản 2004 2005 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền % A. TSLĐ và ĐTNH. 76.213 104.839 28.626 37,56 I. Tiền 12.991 14.365 1.374 10,57 II. Các khoản đầu tư TCNH. 0 0 0 0 III. Các khoản phải thu. 53.425 42.182 -11.243 -21,04 IV. Hàng tồn kho 9.135 47.487 38.352 419,8 V.TSLĐ khác 662 805 143 21,6 B. TSCĐ và ĐTDH. 6.688 14.991 8.303 124,1 I. TSCĐ 5.448 11.091 5.643 103,5 II. Đầu tư TCDH. 1.241 3.900 2.659 214,2 Tổng tài sản. 82.901 119.830 36.929 44,5 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 64.527 96.913 32.386 50,18 I. Nợ ngắn hạn 53.529 93.322 39.793 74,3 II. Nợ dài hạn 0 0 0 0 III. Nợ khác 10.998 3.591 -7.407 -67,3 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 18.374 22.917 4.543 24,7 I. Nguồn vốn quỹ 17.333 22.500 5.167 29,8 II. Nguồn kinh phí 1.041 417 -624 -59,9 Tổng nguồn vốn 82.901 119.830 36.929 44,5 Nguồn số liệu : Phòng tài chính kế toán Qua số liệu tính toán nêu ở bảng 1 cho thấy : - Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 là 44,5% ứng với số tăng tuyệt đối là 36.929 triệu đồng. Ta dễ nhận thấy quy mô KD của công ty được mở rộng, hiệu quả KD tốt. VKD của công ty tăng do công ty đầu tư để mua thêm trang thiết bị nhằm mở rộng sản xuất cải tiến sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. - TSCĐ và DTDH của công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 với tỷ lệ 124,1% ứng với số tuyệt đối tăng 8.303 triệu đồng, là do công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất và đầu tư tài chính dài hạn. Điều này giúp cho công ty có thêm năng lực sản xuất và tăng công suất, nâng cao chất lượng và vị trí cạnh tranh của công ty. - TSLĐ và ĐTNH so với TSCĐ và ĐTDH tuy lớn hơn nhưng hợp lý vì DN tập trung mở rộng thị trường, tạo thêm nhiều đại lý tiêu thụ để tăng doanh thu và chiếm lĩnh thị trường. Hơn nưa do đầu năm Công ty cần vốn để mua nguyên liệu dự trữ khi giá thành còn thấp, khi có sẵn nguyên liệu Công ty chủ động sản xuất, nâng cao công suất máy móc, từ đó làm giảm giá thành sản xuất, nâng cao lợi nhuận cho DN. - Nợ phải trả của công ty năm 2004 là 64.527 triệu đồng, năm 2005 là 96.913 triệu đồng, tăng 32.386 triệu đồng, ứng với tỷ lệ 50,18% là do công ty đầu tư thêm tài sản lưu động để mua nguyên liệu dự trữ. Trong đó nợ ngắn hạn tăng lên 39.793 triệu đồng. Tương ứng với tỷ lệ tăng là 74,3% nhưng vẫn nằm trong dự kiến và không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Các khoản nợ khác giảm với tỷ lệ là 67,3%, là do đã đến kỳ hạn Công ty phải thanh toán một số khoản vay khác. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng giải quyết tốt công nợ , tình hình tài chính ổn định 2.2.2 Tình hình sử dụng Vốn kinh doanh của Công ty trong 2 năm2004,2005 Vốn kinh doanh của công ty.Tình hình sử dụng Vốn kinh doanh của Công ty phản ánh ở bảng 2 Bảng 2. Vốn KD của công ty và cơ cấu vốn KD Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Tổng vốn kinh doanh 82.901 100 119.830 100 36.929 44,5 1. Vốn lưu động 76.213 91,93 104.839 87,49 28.626 37,56 2. Vốn cố định 6.688 8,07 14.991 12,51 8.303 124,1 Nguồn số liệu : phòng tài chính kế toán Quasố liệu nêu ở bảng 2 ta thấy VKD của công ty năm 2005 là 119.830 triệu đồng tăng so với năm 2004 là 36.929 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 44,5%. Sở dĩ VKD của công ty tăng lên là do vốn kinh doanh được bổ xung từ kết quả hoạt động sản xuất KD. Trong đó, VLĐ năm 2004 chiếm tỷ trọng cao nhất 91,93% trong tổng vốn, sang đến năm 2005 giảm xuống còn với tỷ trọng là 87,49%. Đồng thời, tỷ trọng vốn cố định lại tăng từ 8,07% năm 2004, lên 12,51% năm 2005. và tỷ lệ tăng 124,1% so với năm 2004, là do công ty đã chú ý tới đầu tư vốn đổi mới thiết bị sản xuất nên vốn cố định đã tăng đáng kể. 3. Tình hình huy động vốn của công ty (nguồn vốn công ty). Bảng 3: Tình hình huy động vốn của công ty (nguồn vốn công ty). Tình hình huy động vốn của công ty được phản ánh ở bảng 3 dưới đây Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 05/04 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Tổng nguồn vốn 82.901 100 119.830 100 36.929 44,5 I. Vốn chủ sở hữu 18.374 22,16 22.917 19,12 4.543 24,7 1. Nguồn vốn quỹ 17.333 94,33 22.500 98,2 5.167 29,8 - Vốn kinh doanh 10.585 61,06 9.827 42,9 -758 -7,16 - Qũy đầu tư phát triển 4.728 27,27 4.654 20,3 -74 -1,56 - Qũy dự phòng tài chính 865 4,99 649 2,83 -216 -24,9 -Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.155 6,66 7370 32,2 6.215 538,1 2. Nguồn kinh phí 1.041 5,66 417 1,82 -624 -59,9 II. Nợ phải trả 64.527 77,84 96.913 80,88 32.386 50,2 1. Nợ ngắn hạn 53.529 82,96 93.322 96,29 39.793 74,3 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 3. Nợ khác 10.998 17,04 5.591 3,71 -7.407 -67,3 Nguồn số liệu : phòng kế toán tài chính Quasố liệu tính toán nêu ở bảng 3 ta thấy , tổng nguồn vốn 2005 đạt 119.830 triệu dồng tăng 44,5% so với năm 2004. Trong đó nợ năm 2004 phải trả chiếm tỷ trọng cao 77,84% năm 2004,sang đến năm 2005 tăng đột ngột lên 80,88% ứng với tỷ lệ 50,2% so với năm 2004. Như vậy để tài trợ cho hoạt động sản xuất KD của công ty phải tìm sự tài trợ ở bên ngoài. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, từ 82,96% năm 2004 tăng lên 96,29% năm 2005, ứng với tỷ lệ 74,3% so với năm 2004 để đảm bảo vốn cho hoạt động KD được bình thường. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 là 22.917 triệu đồng tăng 24,7% (+ 4.543 triệu đồng) so với năm 2004, nhưng tỷ trọng giảm xuống từ 22,16% năm 2004 xuống còn 19,12% năm 2005. Từ đó chứng tỏ công ty cũng tạo dược thế tự chủ về tài chính trong hoạt dộng sản xuất KD. 4.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây. Kết quả hoạt động kinhdoanh của công ty được phản ánh ở bảng 4 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm(2004 – 2005). Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 31/12/04 31/12/05 Chênh lệch 2005/2004 Số tiền % 1 Tổng doanh thu 50.146 102.941 52.795 105,3 2 Các khoản giảm trừ - - - - 3 Doanh thu thuần 50.146 102.941 52.795 105,3 4 Giá vốn hàng bán 48.582 99.159 50.577 104,1 5 Lợi nhuận gộp 1.564 3.782 2.218 141,7 6 Doanh thu HĐTC 24.076 62.403 38.327 159,2 7 Chi phí tài chính 165 421 256 154,6 8 Chi phí bán hàng 234 1.436 1.202 513,6 9 Chi phí QLDN 1.163 1.706 543 46,6 10 LN thuần từ hoạt động KD 167 640 473 283,2 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 52 140 88 169,2 12 Thuế TNDN phải nộp 14 39 25 178,6 13 LN sau thuế 38 101 63 165,8 Nguồn số liệu : phòng kế toán tài chính Qua số liệutính toán nêu ở trên bảng 4 ta thấy tình hình sản xuất KD của công ty trong 2 năm gần đây là tương đối tốt -Doanh thu năm 2005 là 102.941 triệu đồng tăng 52795 triệu đồng so với năm 2004 tăng 105.3% (+ 52.795 triệu đồng) so với năm 2004 đây là 1 kết quả đáng khích lệ của công ty cổ phần công trình và Thương Mại GTVT. - Giá vốn hàng bán tăng 104,1% (+50.577 triệu đồng) so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng của giá vốn chậm hơn tốc độ của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận gộp của công ty tăng 141,7% (+2.218 triệu đồng) - Lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng 169,4% (+88 triệu đồng) so với năm 2004. Trong đó lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng 473 triệu đồng do công ty đã có biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. - Chi phí bán hàng tăng đáng kể so với năm 2004 là 1.202 triệu đồng ứng với tỷ lệ 513,6% - Lợi nhuận thuần từ HĐKD cũng tăng năm 2005 là 640 triệu đồng tính hiệu quả trong KD của công ty đạt kết quả tốt . - Lợi nhuận sau thuế năm 2004 là 38 triệu đồng, năm 2005 là 101 triệu đồng tăng 165,8% so với năm 2004. Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất KD của DN. Ta thấy công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả hơn. 2.3 hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.2004-2005 2.3.1. Kết cấu VLĐ của công ty Kết cấu VLĐ nêu ở bảng 5 Bảng 5: Cơ cấu vốn lưu động của công ty. Đơn vị tính: Triệu đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32866.doc
Tài liệu liên quan