MỤC LỤC
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1
I. Vốn lưu động 1
1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động: 1
1.1. Khái niệm: 1
1.2. Đặc điểm: 2
2. Phân loại vốn lưu động: 2
2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện : 2
2.2.Phân loại theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất và kinh doanh. 3
3. Vai trò của vốn lưu động: 4
4. Nguồn hình thành vốn lưu động. 5
II . Sự cần thiết phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 6
1. ý nghĩa của việc quản lý vốn lưu động: 6
2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 7
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động. 10
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THĂNG LONG VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 12
I . Giới thiệu chung về Công ty cổ phần nhựa Thăng Long. 12
1. Quá trình hình thành và phát triển: 12
2. Nhiệm vụ của công ty. 13
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần nhựa Thăng Long. 14
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý. 14
3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 15
II . Thực trạng về vốn và nguồn vốn của Công ty cổ phần nhựa Thăng Long. 15
1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty. 15
2. vốn lưu động : 18
2.1. Kết cấu vốn lưu động . 18
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: 20
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần nhựa Thăng Long. 22
2.4. Hệ số khả năng thanh toán của công ty: 24
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THĂNG LONG. 26
1.Thành tích: 26
2. Tồn tại: 27
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động: 27
1. Quản lý sử dụng vốn bằng tiền. 28
2. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động. 28
3. Bổ sung vốn lưu động. 29
4.Tìm mọi biện pháp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, làm tốt công tác thanh toán công nợ. 30
5.Tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận. 30
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11457 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ khác nhau, với những chỉ tiêu khác nhau. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động :
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ, nếu vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng.
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động = -----------------------------------
Vốn lưu động bình quân
Số ngày mỗi vòng quay :
Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một lần luân chuyển, số ngày mỗi vòng quay càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt. 360 ngày
Số ngày mỗi vòng quay =----------------------------------------
Số vòng quay vốn lưu động
Hệ số sinh lời của vốn lưu động :
Hệ số sinh lời của vốn lưu động hay còn gọi là mức doanh lời vốn lưu động, phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời vốn lưu động càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả.
Lợi nhuận trước thuế
Hệ số sinh lời vốn lưu động =-------------------------------------------
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động :
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Số vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhịêm vốn lưu động =--------------------------------------------
Tổng doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động :
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng VLĐ=----------------------------------------
Số dư bình quân VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Việc tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp giảm được VLĐ cần thiết trong quá trình kinh doanh hoặc mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở vốn lưu động hiên có.
Số vòng quay hàng tồn kho :
Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp, phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá, vật tư dẫn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Việc ứ đọng vốn vật tư, hàng hoá làm cho doanh nghiệp không thu hồi được vốn kịp thời thì công việc thanh toán gặp nhiều khó khăn.
Doanh thu thuần
Số vòng quay hàng tồn kho =-----------------------------------------------
Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu :
Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, hệ số này càng cao thì tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, kỳ thanh toán ngắn và doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn.
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =------------------------------------------
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =---------------------------------------------------------
Doanh thu thuần bình quân 1 ngày trong kỳ
Số ngày ở đây phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tiêu thụ và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy lượng thời gian cần để thu được các khoản phải thu, thời gian càng ngắn thì vốn thu về càng nhanh, ngược lại kỳ thu tiền trung bình quá dài sẽ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
Hệ số thanh toán hiện thời :
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện khả năng đáp ứng nợ của doanh nghiệp, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt.
Tổng tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện thời=------------------------------------
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh :
Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Trong tài sản lưu động của doanh nghiệp hiện có vật tư hàng hoá có tính thanh khoản thấp nhất, do đó nó có khả năng thanh toán thấp nhất. Vì vậy khi xác định hệ số thanh toán người ta đã trừ phần hàng tồn kho ra khỏi tài sản để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp và được xác định theo công thức:
Tổng TSLĐ - Vốn hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh=----------------------------------------
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời :
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán tức thời = -------------------------------------------
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì hiện tại doanh nghiệp có bao nhiêu đơn vị tiền tệ tài trợ cho nó. Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt, nếu chỉ tiêu này mà thấp thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là chưa tốt. Tuy nhiên, khó có thể nói cao hay thấp ở mức nào là tốt và không tốt. Vì chỉ tiêu này không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ mà nó còn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp và của người phân tích.
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động.
- Những nhân tố về tính chất của nghành nghề kinh doanh và mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
Các yếu về quy mô kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi về công nghệ sản xuất v v.... có ảnh hưởng rất lớn đến lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian trong đó vốn phải ứng ra.
- Những nhân tố về chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ tín dụng và tổ chức thanh toán.
Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến kỳ hạn thanh toán ( bao gồm kỳ hạn thanh toán với người bán và với người mua). Kỳ hạn thanh toán chi phối đến nợ phải thu và nợ phải trả.Việc tổ chức xuất hàng, thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền hàng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
- Yếu tố về giá cả vật tư hoặc hàng hoá dự trữ.
Sự biến động nhỏ về giá cả vật tư (hoặc hàng hoá dự trữ) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu vốn lưu động trong kỳ.
Chương II
Tổng quan về công ty cổ phần nhựa thăng long và tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty.
i . giới thiệu chung về công ty cổ phần nhựa thăng long.
- Tên đơn vị: công ty cổ phần nhựa thăng long
- Ngày thành lập: 15/07/1994
- Địa chỉ: 360 Giải Phóng – Thanh Xuân - Hà Nội.
- Hình thức sở hữu vốn: cổ phần
- Vốn điều lệ: 3.563 triệu đồng
- Điện thoại: 04.8.641401
-Fax: 04.8.643457
1. quá trình hình thành và phát triển:
Nhà máy nhựa Thăng Long – Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty nhựa Việt Nam. Nhà máy được thành lập ngày 15/07/1994, cơ sở vật chất và văn phòng làm việc lúc đầu của công ty còn hạn chế, chỉ có một máy ép phun nhựa, sản phẩm còn nghèo nàn, tổng số cán bộ công nhân viên chỉ có 10 người. Nhà máy không được cấp vốn kinh doanh, mọi hoạt động đều phải vay vốn ngân hàng.
Trong sáu năm hoạt động từ năm 1994 đến năm 2000 nhà máy rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng bằng không, doanh thu hàng năm chỉ có 5 đến 7 tỷ và không có lợi nhuận.
Đến năm 2001, nhà máy đã kiện toàn tổ chức và xắp xếp lại sản xuất và năng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường và khai thác hết công xuất, thiết bị có sẵn. Lãnh đạo nhà máy đã động viên cán bộ công nhân viên phấn đấu khắc phục khó khăn, quyết tâm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Từ năm 2001 đến năm 2003 tốc độ tăng trưởng của mhà máy năm sau cao hơn năm trước 150%, đời sống người lao động được cải thiện, đến năm 2003 thu nhập bình quân hàng tháng đã đạt 1.500.000 đồng/ người. Nhà máy đã giải quyết được toàn bộ những tồn tại về tài chính của những năm trước 2001 như : xử lý được số lỗ là 150 tỷ đồng, khuôn mẫu và vật tư sản phẩm tồn kho ứ đọng là 1,5 tỷ đồng, nợ khó đòi là 224 triệu đồng, trả hết nợ vay ngân hàng và nợ ngân sách, tạo đà cho sản xuất phát triển những năm tiếp theo.
+ Năm 2000, 2001, 2002: nhà máy được nhận bằng khen của tổng công ty nhựa Việt Nam.
+ Năm 2003 nhà máy được nhận bằng khen của bộ công nghiệp.
Năm 2004 tình hình thị trường có nhiều biến động, giá nguyên liệu nhựa đầu vào liên tục tăng cao và khan hiếm gây nhiều khó khăn cho sản xuất của nghành nhựa Việt Nam nói chung và của nhà máy nhựa Thăng Long nói riêng, song với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân nhà máy nhựa Thăng Long, nhà máyđã hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2004.
Đến tháng 9 năm 2004: theo quyết định số 98/2004/BCN ngày 24/09/2004 của Bộ công nghiệp về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước nhà máy nhựa Thăng Long thành công ty cổ phần nhựa Thăng Long với số vốn điều lệ là 3.563.000.000 đồng .
2. Nhiệm vụ của công ty.
Qua thời gian hoạt động, trải qua nhiều khó khăn nhiệm vụ của công ty cũng có nhiều thay đổi nhưng để đáp ứng nhu cầu thị trường thì nhiệm vụ của công ty hiện nay là chuyên sản xuất các mặt hàng nhựa cao cấp như :
Két đựng bia chai, nước ngọt, nước khoáng các loại được sản xuất từ các loại nhựa chuyên dùng.
Thùng đựng sơn nước các loại với chất lượng cao, nhiều qui cách kích thước, thể tích, mẫu mã khác nhau cho nhiều khác hàng khác nhau.
Các mặt hàng nhựa kĩ thuật, chi tiết phục vụ cho nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng theo yêu cầu khách hàng.
Ngoài ra công ty còn sản xuất nhiều mặt hàng gia dụng với chất lượng cao được khách hàng ưa thích và thị phần tiêu thụ trên thị trường ngày càng tăng.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại công ty cổ phần nhựa thăng long.
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty cổ phần nhựa Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá, công ty trực thuộc công ty nhựa Việt Nam trong đó bộ máy quản lý được tổ chức theo bộ máy quản lý một cấp. Ban giám đốc công ty lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp đến từng phân xưởng và các phòng ban. Các đơn vị phòng chuyên môn nhiệm vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công việc, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất kinh doanh, nhân viên thực hiện đúng đắn, kịp thời những quyết định quản lý.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phân xưởng sản xuất
Phòng kĩ thuật chất lượng
Phòng kế hoach SXKD
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Ca sản xuất số 2
Ca sản xuất số 1
Ca sản xuất số 3
Tổ cơ điện
Tổ chế biến NVL
Tổ in
Tổ máy công nghệ
3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Theo quy định của bộ tài chính, các doanh nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ( được ban hành theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và được sử đổi theo thông tư số 10/TC/CĐKT ngày 20/03/1997 của bộ tài chính).
Tổ chức bộ máy hạch toán - kế toán của công ty có nhiệm vụ tham gia việc phân tích hoạt động sản xuất kinh tế của công ty, đề xuất các phương án kinh tế mang tính hiệu quả cao. Giám sát và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động tiền tệ, tổ chức sử dụng vốn.
Mô hình tổ chức phòng kế toán.
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán vật tư, giá thành
Kế toán ngân hàng, công nợ
Doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là việc tách riêng việc ghi sổ theo thời gian và theo hệ thống trên 2 loại sổ khác nhau. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi đã lập chứng từ gốc đều phải lập chứng từ ghi sổ rồi phải căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ kế toán.
II . thực trạng về vốn và nguồn vốn của công ty cổ phần nhựa thăng long.
1. cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty.
Là một doanh nghiệp cổ phần, vốn của công ty là do các cổ đông góp nhưng ngoài vốn góp của các cổ đông thì vốn của doanh nghiệp còn được huy động từ nhiều nguồn. Để làm rõ hơn cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty chúng ta xem xét cơ cấu và nguồn hình thành vốn của công ty qua biểu sau:
Biểu 1: Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty.
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
Tỷ lệ %
I> tài sản
12.340
19.820
+7.480
+60,6%
1. TSLĐ Và ĐTNH
6.051
12.174
+6.123
+101,2%
2. TSCĐ Và ĐTDH
6.288
7.646
+1.358
+21,6%
II> nguồn vốn
12.340
19.820
+7.480
+60,6%
1.Nợ phải trả
10.073
16.054
+5.981
+59,4%
- nợ ngắn hạn
7.691
12.512
+4.821
62,7%
- nợ dài hạn
2.382
3.542
+1.160
48,7%
2. nguồn vốn csh
2.267
3.766
+1.499
+66%
Như chúng ta đã biết, tổng số vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại : vốn lưu động và vốn cố định, còn nguồn vốn cũng gồm 2 loại là: nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong mỗi loại vốn và nguồn vốn bao gồm nhiều vốn và nguồn vốn khác nhau. Việc phân bổ vốn cho từng khâu, từng quá trình hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời thông qua cơ cấu vốn, nguồn vốn và sự biến động của từng loại vốn, từng loại nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ thấy được thực trạng tình hình tài chính của công ty.
Nhìn vào bảng ta có nhận xét sau:
Qua bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty ta có thể nhận thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm đã tăng lên rõ rệt.
Năm 2003 tổng tài sản của công ty là 19.820 triệu đồng còn năm 2003 tổng tài sản là 12.340 triệu đồng, như vậy là sang năm 2004 tổng tài sản đã tăng7.480 triệu đồng tường ứng với mức tăng 60,6% so với năm 2003.
Trong phần tổng tài sản của công ty tăng lên chủ yếu là do phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng. TSLĐ và ĐTNH năm 2004 của công ty là 12.174 triệu đồng, còn năm 2003 là 6.051 triệu đồng. Như vậy, năm 2004 phần TSLĐ và ĐTNH tăng so với năm 2003 là 3.123 triệu đồng với mức tăng tương ứng 101,2%. Ngược lại so với TSCĐ và ĐTDH trong 2 năm có tăng nhưng tăng với số lượng không lớn như TSLĐ và ĐTNH.
Có thể nói rằng mức chênh lệch giữa tỷ trọng TSCĐ và TSLĐ trong tổng tài sản như vậy là chưa hợp lý năm 2004 TSLĐ đạt 12.174 triệu đồng còn TSCĐ chỉ đạt 7.646 triệu đồng trong tổng tài sản, so với năm 2003 thì 2 chỉ tiêu này không có sự khác biệt nhiều TSLĐ chỉ đạt 6.051 triệu đồng và TSCĐ là 6.288 triệu đồng trong tổng tài sản. Do sang năm 2004 công ty tiết kiệm được các phương tiện vận chuyển nên TSCĐ tăng không đáng kể, tuy nhiên công ty cũng cần lưu ý tăng thêm TSCĐ để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đều đặn và có hiệu quả hơn, ít phải phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài như phải đi thuê TSCĐ.
Trong phần nguồn vốn qua bảng ta thấy nguồn vốn của công ty tăng lên đáng kể. Năm 2004 số vốn là 19.820 triệu đồng còn năm 2003 là 12.340 triệu đồng, như vậy là tổng nguồn vốn đó tăng 7.480 triệu đồng tương ứng với mức tăng 60.6% cho thấy công ty đã có những chính sách thích hợp nhằm huy động từ các nguồn vốn khác nhau.
Trong bảng cơ cấu nguồn VKD thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là năm 2004. Năm 2004, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm 3.760 triệu đồng đã tăng một cách đáng kể so với năm 2003 vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm 2.267 triệu đồng trong tổng nguồn vốn và là nguồn huy động chính của công ty mà đã làm cho tổng nguồn vốn của công ty tăng lên đó là nội lực bên trong của công ty.
Khi sử dụng vốn vay dài hạn thì chi phí cao hơn với sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn. Do đó công ty nên xem xét sử dụng nhiều hơn nguồn vốn vay ngắn hạn nếu có thể sẽ tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích kinh tế.
Một số chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính của công ty năm 2004. Hệ số nợ =81%, hệ số vốn chủ sở hữu= 19%.
Với số liệu tính toán được ở trên cho thấy nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty vào năm 2004 là rất lớn điều này là không tốt, công ty cần sớm có biện pháp để giảm bớt số nợ này. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu trong công ty chiếm tỷ lệ không cao điều này không tạo được thuận lợi cho công ty trong việc chủ động vay vốn bên ngoài trong quá trình kinh doanh diễn ra.
So sánh khả năng thanh toán qua 2 năm ta thấy :Năm 2004 khả năng thanh toán của công ty là 0.97 và năm 2003 khả năng thanh toán là 0.78 với 2 chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán của công ty là rất thấp.
2. vốn lưu động :
2.1. Kết cấu vốn lưu động .
Để đánh giá vốn lưu động của công ty ta xét biểu sau:
Biểu 2 : Kết cấu vốn lưu động của công ty
Đơn vị tính : triệu đồng
Tài sản
Năm 2003
Tỷ trọng%
Năm 2004
Tỷ trọng%
So sánh (+/-)
Số tiền
Tỷ lệ %
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
6.051
100%
12.174
100%
+6.123
101,2%
i.Tiền
164
2,7%
817
6,7%
+653
+398,2%
1.Ttiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)
76
46,3%
291
35,6%
+215
+283%
2.Tiền gửi ngân hàng
88
53,7%
526
64,4%
+438
+498%
ii. các khoản phải thu
3.225
53,3%
4.553
37,4%
+1.328
+41,18%
1.Phải thu của khách hàng
1.486
46,08%
2.895
63,59%
+1.409
+94,82%
2.Trả trước cho người bán
522
16,19%
763
16,76%
+241
+46,16%
3.Các khoản phải thu khác
1.217
37,74%
895
19,66%
-322
-26,46%
iii. hàng tồn kho
2.476
41%
6.542
53,7%
+4.066
+164,2%
1.Nguyên vật liệu tồn
633
25,6%
4.453
68,1%
+3.820
+603,5%
2.Công cụ dụng cụ
149
6%
2
0,03%
-147
-98,7%
3.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
581
23,5%
284
4,4%
-297
-51%
4.Thành phẩm tồn kho
1.105
44,6%
1.795
27,4%
+690
+62,4%
5.Hàng tồn kho
8
0,3%
8
0,12%
0
0%
iv. tài sản lưu động khác
186
3,07%
262
2,15%
+76
+40,86%
1.Tạm ứng
99
53,2%
115
43,9%
+16
+16,16%
2.Chi phí chờ kết chuyển
87
46,8%
97
37,1%
+10
+11,49%
Tính đến thời gian 31/12/2004 tổng số vốn lưu động của công ty là 12.174 triệu đồng, tăng 6.123 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 101,2% so với cùng kỳ năm 2003.
Năm 2004, tổng số vốn bằng tiền 817 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,7% tăng so với năm 2003 là 653 triệu đồng với tỷ lệ tăng 398,2% trong đó :
Tiền mặt tại quỹ tăng 215 triệu đồng với tỷ lệ tăng 283%.
Tiền gửi ngân hàng tăng 438 triệu đồng với tỷ lệ tăng 498%.
Vậy vốn bằng tiền của công ty có tốc độ tăng cao, trong đó chủ yếu là do khoản tiền gửi ngân hàng, lượng tiền mặt tại quỹ cũng tăng rất mạnh. Điều này chứng tỏ vốn bằng tiền của công ty như vậy là rất cao, có khả năng thanh toán cho công ty đồng thời đảm bảo cho các khoản chi phí có tính chất đột xuất như : tạm ứng, đi công tác.....nhưng nếu công ty không biết đầu tư để tạo lợi nhuận từ những đồng tiền của mình thì sẽ rất lãng phí vì tiền để không sẽ không sinh lời. Còn tiền gửi ngân hàng giúp công ty gặp nhiều thuận lợi cho việc thanh toán luân chuyển vốn và quản lý vốn chặt chẽ hơn. Điều này còn cho phép công ty có khả năng đầu tư kịp thời và nắm bắt được cơ hội kinh doanh của công ty.
Nói chung, khi thực hiện các hoạt động kinh doanh bao giờ cũng cần tới vốn, đặc biệt là vốn bằng tiền để tiến hành các công việc kinh doanh như thanh toán ngay, tạm ứng trước cho người bán để sớm có nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất v.v... Tỷ lệ vốn bằng tiền cao sẽ giúp công ty có khả năng thanh toán nhanh tuy nhiên nó lại hạn chế việc tạo ra lợi nhuận, trong điều kiện sản xuất kinh doanh tốt thì việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn là lãi từ tiền gửi ngân hàng. Vì vậy, khi doanh nghiệp đã có trong tay một số lượng vốn lớn về tiền thì cần phải sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất.
Các khoản phải thu cuối năm 2004 là 4.553 triệu đồng, của năm 2003 là 3.225triệu đồng. Như vậy, các khoản phải thu của năm 2004 đã tăng lên 1.328 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 41,18% so với năm 2003. Mức tăng này chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng tăng 1.409 triệu đồng chứng tỏ vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng cao nhưng không ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty, thể hiện khoản trả trước cho người bán tăng lên 241 triệu đồng tương ứng với mức tăng 41,16%, các khoản phải thu khác giảm 322 triệu đồng, tỷ lệ giảm 26,46%. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn rất hợp lý để đảm bảo nhu cầu lưu thông hàng hoá, các khoản phải thu của khách hàng năm 2004 tăng so với năm 2003 là 41,15% doanh thu thuần lại tăng 78,49% khẳng định : Công ty đã chú ý tới việc thu hồi nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 đảm bảo tăng cả về số lượng và chất lượng.
Vốn trong khâu dự trữ tăng lên 6.542 triệu đồng với tỷ lệ tăng 164,2% của năm 2004 là 6.542 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2003 là 2.467 triệu đồng. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng công ty đã dự trữ một lượng hàng lớn để kịp cung cấp, cho thấy việc tiêu thụ hàng ngày một tăng, công ty có uy tín với khách hàng, các sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Hàng tồn kho của công ty năm 2004 tăng 4.066 triệu đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng 164.2% và đây cũng là nhân tố chủ yếu làm tăng tài sản lưu động. Trong đó nguyên vật liệu tồn kho tăng nhanh là nhân tố làm tăng hàng tồn kho. Nguyên vật liệu tồn kho năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 3.820 triệu đồng, điều này cho biết nguyên vật liệu dự trữ tăng nhanh là do giá nguyên vật liệu đầu năm liên tục tăng. Do đó công ty cần phải dự trữ nguyên vật liệu sao cho phù hợp để đáp ứng các quá trình sản xuất tiếp theo.
Chỉ tiêu về tài sản lưu động khác : qua 2 năm chỉ tiêu này đã tăng 76 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,86% chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 0,37% và 2,15% vào năm 2004 và năm 2003 trong tổng tài sản lưu động của công ty. Chỉ tiêu này phản ánh một số những chi phí trích trước, tiền tạm ứng và một số chi phí kết chuyển trong kế toán, công việc được thực hiện vào cuối kỳ theo quy định của công ty. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng tới việc phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý nhất, bởi nó sẽ giúp cho công ty quản lý nguồn vốn ở mọi góc độ, không bỏ sót hay coi nhẹ một khoản chi nào.
Nhìn chung, công ty bước đầu quản lý vốn lưu động có hiệu quả. Đó là thành tựu để công ty tiếp tục phấn đấu cho những năm tiếp theo, tăng doanh thu cao hơn nữa.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Biểu 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003 và 2004
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch (+/-)
Số tiền
Tỷ lệ %
1.Doanh thu thuần
18.754
33.475
+14.721
78,49%
2.Giá vốn hàng bán
17.027
30.696
+13.669
80,27%
3. Lợi nhuận gộp (1-2)
1.727
2.829
+1.102
63,81%
4.Chi phí bán hàng
245
464
+219
89,39%
5.Chi phí quản lý
808
1.285
+477
59,03%
6.Lợi nhuận từ hđkd
(3-(4+5))
674
1.080
+406
60,24%
7.Thu nhập từ hđtc
265
378
+113
42,64%
8.Chi phí hđtc
531
779
+248
46,70%
9.Lợi nhuận từ hđtc
-275
-401
-126
45,82%
10.Các khoản thu khác
158
200
+42
26,58%
11. Chi phí khác
251
372
+121
48,21%
12.Lợi nhuận khác
-93
-172
-79
84,95%
13.Tổng lợi nhuận trước thuế (6+9+12)
306
507
+201
65,69%
14.Thuế thu nhập dn
85,68
141,96
+56,28
65,69%
15.Lợi nhuận sau thuế
220,32
365,04
+144,72
65,69%
Qua bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm ta thấy:
Doanh thu thuần của năm 2004 là 33.475 triệu đồng so với năm 2003 là 18.754 triệu đồng đã tăng 14.721 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 78,49% cho thấy công ty hoạt động tốt. Với kết quả như trên, công ty đã tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như xu hướng phát triển không ngừng của công ty trong môi trường mà các công ty khác cùng cùng cạnh tranh và cùng phát triển.
Lợi nhuận gộp phản ánh thông qua độ chênh lệch của doanh thu thuần với giá vốn hàng bán. Năm 2004 lợi nhuận gộp là 2.829 triệu đồng còn năm 2003 là 1.727 triệu đồng như vậy lợi nhuận cũng tăng 1.102 triệu đồng tương ứng với mức tỷ lệ tăng 63,81% điều này cho thấy doanh nghiệp đạt hiệu quả trong kinh doanh.
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2004 là 507 triệu đồng năm 2003 là 306, vậy năm 2004 so với năm 2003 tăng 65,69%. Lợi nhuận tăng là nhờ chủ yếu vào việc kinh doanh có hiệu quả của công ty mà lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong công ty đang chiếm tỷ trọng cao.
Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của công ty nhựa Thăng Long. Năm 2004 đã tăng lên so với năm 2003 với mức 56,28% tương ứng với tỷ lệ 65,69% thể hiện khả năng đóng thuế của doanh nghiệp đối với nhà nước là nghiêm chỉnh, mặc dù doanh nghiệp không được miễn giảm thuế.
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của một quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí về sản xuất kinh doanh, về thuế, phí.... như vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn vốn quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và công ty ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần nhựa Thăng Long.
Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là làm sao đem lại kết quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho đơn vị. Để có được kết quả đó quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong những đó là việc sử dụng vốn lưu động của doang nghiệp. Tình hình tổ chức huy động vốn và sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết, trên cơ sở đó doanh nghiệp tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và đem lại kết quả cao cho doanh nghiệp.
Để thấy được kết quả kinh doanh của công ty thông qua việc quản lý và sử dụng vốn lưu động ta cần xem xét đánh giá trên một số chỉ tiêu sau đây:
Biểu 4: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv thuy.doc