MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHTM. 5
A:Tín dụng Ngân hàng và bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM. 5
I: Khái quát tín dụng. 5
II: Bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM. 10
B: Tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay và xử lý tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 13
I: Tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay và vai trò của tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 14
II: Điều kiện với khách hàng vay và tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 14
III: Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan trong hoạt động cho vay có tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 16
IV: Quy trình cho vay có tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 17
V: Vấn đề xử lý tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay trong hoạt động kinh doanh NHTM. 21
VI: ý nghĩa của việc xử lý tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 28
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM(VP BANK). 31
A: Khái quát về NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam. 31
I: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển. 31
II: Chức năng và nhiệm vụ. 33
III: Bộ máy tổ chức. 34
IV: Những kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh của VP Bank. 37
V: Tổng quan về khách hàng VPBANK 46
B: Thực trạng xử lý tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay tại VP Bank. 48
CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY. 64
I: Định hướng cơ bản của Ngân hàng về vấn đề xử lý tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 65
II: Các giải pháp xử lý tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 66
1.Nâng cao chất lượng côngg tác thẩm định của Ngân hàng. 66
2.Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ hình thành tài sản. 66
3.Xây dựng kế hoạch cho vay cụ thể và phù hợp với yêu cầu thực tế. 67
4.Định mức cho vay tuỳ theo từng đối tượng vay. 67
5.Nâng cao trình độ cán bộ trong công tác xử lý tài sản thế chấp. 69
6.Cần xây dựng một khung giá có biên độ giao động thích hợp. 70
7.Đối với vấn đề phát mại tài sản thế chấp. 71
8.Ngân hàng cần tích cực tham gia thị trường nhà đất. 71
9.Nâng cao hiệu quả công tác bán đấu giá tài sản. 72
10.Nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành xử lý tài sản thế chấp. 72
III: Kiến nghị về vấn đề xử lý tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. 72
1.Kiến nghị với Chính phủ. 72
2.Kiến nghị với NHNN. 79
KẾT LUẬN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xö lý tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh. Số lượng nhân viên VP Bank vào ngày 31 tháng 12 năm 2000 là 254 người, trong đó phần lớn nhân viên có trình độ đại học và trên đại học. Với một đội ngũ nhân viên trẻ khoẻ, nhiệt tình và có học thức, nguồn lực con người VP Bank được đánh giá có nhiều triển vọng cho sự phát triển của ngân hàng.
Những năm 1994 đến 1996 là giai đoạn phát triển năng động của VP Bank với nhiều kết quả khả quan trên các mặt hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên , VP Bank đã phải đối mặt với không ít những khó khăn do hậu quả khủng hoảng kinh tế Châu A và sai lầm chủ quan từ phía ngân hàng. Nên thời gian tiếp theo từ 1997 đến nay là giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Trong thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan Chính Phủ và NHNN các cấp trong việc khắc phục những khó khăn về hoạt động kinh doanh, tình hình VP Bank đã có những biến chuyển thuận lợi, tạo đà phát triển bền vững.
Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của VP Bank bằng việc Hội Đồng Quản trị (HĐQT) quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược của VP Bank trong 10 năm tới là xây dựng VP Bank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực. Việc xây dựng lại mục tiêu chiến lược nói trên là một quyết định táo bạo và kiên quyết của HĐQT nhằm từng bước taọ tiền đề cho VP Bank tiến xa hơn trong tương lai, đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
II: Chức năng và nhiệm vụ.
Với gần 10 năm trưởng thành và phát triển là một khoảng thời gian không dài, song những gì VP Bank đạt được cũng đã thể hiện được sự cố gắng nỗ lực không ngừng của tập thể HĐQT, Ban kiểm soát, Ban tư vấn, Ban điều hành và toàn thể nhân viên VP Bank. Bằng những kết quả khả quan từ hoạt động kinh doanh đem lại, VP Bank không những đảm bảo mà còn hoàn thành tốt chức năng của mình đó là chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ tổng hợp, đa năng của Ngân hàng thương mại.
Chức năng của Ngân hàng được thể hiện cụ thể qua các hoạt động chủ yếu sau:
và môi giới trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng kho Cho vay vốn.
Huy động vốn
Thực hiện biện pháp nghiệp vụ bảo quản, mua bán án khi đựơc NHNN cho phép.
Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quí và các dịch vụ về ngoại hối, thanh toán quốc tế, kiều hối khi được NHNN cho phép.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thuê mua, bảo lãnh tín dụng khi được NHNN cho phép.
Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ và dịch vụ thanh toán với các khách hàng, thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn về lập các dự án đầu tư và uỷ thác đầu tư khi được NHNN cho phép.
Để làm tốt các chức năng trên đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhân tố.Trong đó phải kể đến một vai trò hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của Ngân hàng, đó chính là bộ máy tổ chức của VP Bank
III:Bộ máy tổ chức VP Bank.
Sự không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ của từng thời kỳ mới cho thấy sự năng động và sáng tạo trong công tác tổ chức bộ máy quản lý của VP Bank.Với phương châm từng bước đơn giản hoá bộ máy hoạt động kết hợp chuyên môn hoá sâu hơn chức năng của từng bộ phận , VP Bank đã đảm bảo tốt việc đáp ứng và phục vụ những đối tượng khách hàng cụ thể.Nhờ vậy củng cố được niềm tin của đông đảo các đối tượng đến giao dịch với Ngân hàng.Đặc biệt những biến chuyển về bộ máy tổ chức từ năm 1999và năm 2000 sẽ cho thấy rõ hơn nội dung này
Đại hội cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Văn phòng HĐQT
Hội đồng tín dụng
Nhóm tư vấn
Ban tổng giám đốc
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Các ban tín dụng
Hội sở Hà Nội
P.Hành Chính
P.KT&KT nội bộ
P.Pháp chế và Thu hồi nợ
P.Giao dịch và Ngân quỹ
P.Kế toán
P.Tín dụng và Đầu tư
P.Thanh toán quốc tế
P.Nghiên cứu và Phát triển
Tổ vi tính
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Đà Nẵng
Các phòng giao dịch
Sơ đồ bộ máy tổ chức VP Bank năm 1999.
Sơ đồ tổ chức bộ máy VP Bank năm 2000.
Đại hội cổ đông
Hội đồng tín dụng
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Các ban tín dụng
Ban Tổng giám đốc
P.KTKT nội bộ
Hội sở Hà Nội
P.Tiếp thị & Quan hệ khách hàng
P.Tín dụng TD&KD
P.Đánh giá tài sản
P.Pháp chế thu hồi nợ
P.Thanh toán quốc tế & kiều hối
P.Ngân quỹ & Kho quỹ
P.Kế toán
Văn phòng VP BANK
P.Tổng hợp & QL CN
P.Giao dịch
Trung tâm tin học
Trung tâm đào tạo
Chi nhánh HCM
Chi nhánh HP
CN Đà Nẵng
Các phòng GD
Bằng những đổi mới chiến lược về quản trị tổ chức cùng sự hoạt động có hiệu quả của một Ban điều hành có năng lực và giàu kinh nghiệm, hoạt động Ngân hàng đã từng bước khởi sắc và tăng trưởng,thể hiện qua các kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh Ngân hàng trong thời gian qua.
IV: Những kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh của VPBank.
Hoạt động trong bối cảnh có nhiều thuận lợi về môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; môi trường đầu tư có nhiều cải thiện cùng sự chỉ đạo sát sao của NHNN cấc cấp, VP Bank đã không ngừng vươn lên và dần khẳng định vị trí hàng đầu trong khối NHTMCP ngoài quốc doanh Việt Nam. Điều đó được khẳng định chắc chắn qua những thành tựu trên các mặt hoạt động kinh doanh .
4.1;Nguồn vốn hoạt động.
Cuối năm 1999, tổng nguồn vốn hoạt động hoạt động của VP Bank là 1.114tỉ VND, tăng 46,47% so với năm 1998. Nguồn vốn này đã tăng lên 1.118,5 tỉ VND tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2000( tăng 6% so với năm 1999). Trong đó: Vốn điều lệ là 174,9 tỉ VND; Các quỹ và lợi nhuận để lại năm 1999 là 60,715 tỉ VND, năm 2000là 59,563 tỉ đồng;Tiền gửi và các khoản vay ( vốn huy động ) tăng từ 522,790tỉ (1998) đến 868,797tỉ ( 1999) và 882,167tỉ(2000). Các khoản phải trả cũng được giảm dần từ 9,803 tỉ (1999)xuống còn 6,3987 tỉ (2000).
Với số vốn điều lệ 174,9 tỉ đồng, VP Bank tiếp tục là một trong những NHTMCP có số vốn điều lệ lớn nhất của Việt Nam. Thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, chiếm tới 74,7%tổng nguồn vốn hoạt động và chiếm trên 90% nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Cơ cấu tỉ trọng cao về tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư không những giúp cho VP Bank huy động được nguồn vốn ổn định, bền vững với lãi suất hợp lý mà điều đó còn chứng tỏ VP Bank đã và đang khẳng định uy tín và hình ảnh của mình trong cộng đồng dân cư Việt Nam. Đáp ứng lại sự tin tưởng của các doanh nghiệp và dân cư, HĐQT VP Bank đã táo bạo và sáng suốt khi xác định chiến lược phát triển lâu dài là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, ưu tiên phục vụ cho nhu cầu của dân cư và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong tương lai không xa, VP Bank sẽ tăng cường đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn như Tiết kiệm an sinh, tiết kiệm trả trước, tiết kiệm có thưởng, cải tiến quy trình nghiệp vụ giao dịch, hiện đại hoá công tác quản lý vốn bằng công nghệ thông tin để tiếp tục phát huy thế mạnh trong huy động vốn của ngân hàng.
4.2 ; Hoạt động tín dụng.
Thực hiện đúng quy định của NHNN, quy chế tín dụng của ngân hàng, VP Bank đã từng bước lành mạnh hoá tình hình tín dụng của mình. Tổng dư nợ các loại tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 1999 là 739,74 tỉ đồng, tăng 28% so với cuối năm 1998. Cơ cấu dư nợ đã thay đổi theo hướng lành mạnh hoá, dư nợ trong hạn chiếm tỉ trọng ngày càng tăng, các khoản vay mới ít phát sinh nợ quá hạn. Trong năm 2000, với định hướng chiến lược trong hoạt động tín dụng của VP Bank là tăng trưởng một cách an toàn, VP Bank đã chú trọng đến công tác xử lý nợ quá hạn và chất lượng tín dụng của các khoản mới phát sinh. Nhờ vậy dư nợ tín dụng của ngân hàng đến cuối năm 2000 đạt 804,7 tỉ đồng ( tăng 12% so với năm 1999) và đạt 852,764 tỷ đồng tín đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2001. Đây là mức tăng trưởng thận trọng và an toàn. Song song với việc phát triển tín dụng thương mại cho khối doanh nghiệp, các mảng tín dụng tiêu dùng cho dân cư cũng hết sức được chú trọng và đẩy mạnh . Năm 2000, bằng việc cung cấp các dịch vụ mới cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà ở, cho vay trả góp mua ô tô , xe máy với các ưu đãi về lãi suất và thủ tục xét duyệt cho vay nhanh chóng, VP Bank đã được các khách hàng đánh giá cao.
Đồng thời với việc thực hiện cho vay khách hàng, hoạt động tín dụng trên thị trường liên ngân hàng của VP Bank cũng được mở rộng đáng kể. Nhờ có nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh cộng với nguồn vốn tự có khá lớn, VP Bank đã đảm bảo tốt nhu cầu thanh toán thường xuyên và tăng đáng kể doanh số cho vay trên thị trường liên ngân hàng.VP Bank đã cho vay nhiều ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như: SCB New York, SCB Singapore, Deustche Bank , Citi BankNY, Bank of Tokyo, HSBC NY, Berliner Bank Berlin, ABN- AMRO NY .. .
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua kết quả đạt được sau:
Biểu: Tình hình hoạt động tín dụng Vpbank(1999-2001) Đơn vị; tỷ đồng.
Năm
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
±so với năm trước%
Số tiền
Tỷ trọng %
±so với năm trước%
Dư nợ tín dụng
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài hạn
Cho vay trả góp
Trả thay khách hàng và cho vay khác
Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
739,744
422,689
159,785
70,276
78,117
8,877
100
57,14
21,6
9,5
10,56
1,2
804,658
442,401
184,508
79,098
89,800
8,851
100
54,98
22,93
9,83
11,16
1,1
+8,77
+4,66
+15,47
+12,55
+14,95
- 0,29
852,764
432,899
212,762
91,358
103,608
12,137
100
50,8
24,95
10,7
12,15
1,4
+ 5,9
- 2,15
+15,31
+15,50
+15,37
+37,12
4.3 ; Hoạt động thanh toán quốc tế.
Trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế của VP Bank đã đạt được những bước phát triển rất đáng khích lệ, đặc biệt trong hoàn cảnh có nhiều thách thức do cạnh tranh cũng như do các biến động thất thường của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tổng giá trị thanh toán quốc tế năm 1999 đạt trên 86 triệu $, năm 2000 tăng lên 107,3 triệu $. Cũng trong năm 2000; Giá trị mở L/C nhập khẩu đạt 60 triệu $, tăng 227% so với năm 1999; Giá trị L/C đã thanh toán là 44,9 triệu $, tăng 167,26% so với năm 1999, trong đó thanh toán L/C trả chậm là 1.464.602 $; Giá trị L/C xuất thông báo qua VP Bank là 18,4 triệu $ ( tăng 35% so với năm 1999); Giá trị L/C xuất đã thanh toán là 15,4 triệu $ ( tăng 39% so với năm 1999).
Giá trị thanh toán quốc tế tăng cao cả về doanh số xuất khẩu (XK ) và nhập khẩu( NK ) cho thấy vị thế và uy tín của VP Bank đang ngày càng được củng cố đối với các ngân hàng đại lý cũng như đối với các khách hàng. Để có thể đạt được kết quả này, trước hết VP Bank đã hết sức chú trọng việc củng cố và mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng uy tín. Trong năm 2000, các quan hệ đại lý song phương đã được thiết lập giữa VP Bank và Bank of China, Bank of NY, Banker Trust NY.. . Hơn thế nữa, các cán bộ nhân viên của VP Bank đã hết sức nhanh chóng lĩnh hội được công nghệ SWIFT, sử dụng phương tiện này như một hệ thống xương sống trong việc truyền thông tin, chuyển lệnh thanh toán giữa các ngân hàng, nhờ vậy góp phần củng cố thắt chặt quan hệ ngân hàng đại lý.
Ngoài việc mở rộng hệ thống thanh toán phục vụ khách hàng, VP Bank còn áp dụng chế độ ưu đãi cho các khách hàng XNK như ; áp dụng mức lãi suất thấp trong cho vay XK, cấp hạn mức cho khách hàng thường xuyên để giúp cho thủ tục xét duyệt L/C được nhanh chóng.
4.4; Kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.
Với thế mạnh huy động vốn của mình, VP Bank đã xác định việc giao dịch trên thị trường liên ngân hàng không chỉ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi mà còn là một mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng. VP Bank đã cử một bộ phận chuyên trách gồm các cán bộ có năng lực đảm nhiệm kinh doanh trên thị trường này. Nhờ việc xác định đúng đắn các biến động về lãi suất nội tệ và ngoại tệ, bộ phận kinh doanh này đã mang lại cho Ngân hàng nguồn thu đáng kể
4.5 ; Hoạt động kinh doanh ngoaị tệ.
Kinh doanh ngoại tệ không những chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng XNK mà đã trở thành một mảng kinh doanh quan trọng và hiệu quả của VP Bank. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2000 đạt 200 triệu $ , gấp> 3 lần so với năm 1999. Ngoài việc kinh doanh thuần tuý. Bộ phận nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ còn thực hiện việc tư vấn giúp khách hàng tránh được các rủi ro về tỉ giá bằng cách sử dụng các hợp đồng mua bán ngoại tệ kì hạn phù hợp.
Xác định kinh doanh ngoại tệ thứ ba ( mua bán giữa các ngoại tệ với nhau ) như một trong những hướng kinh doanh quan trọng, VP Bank đã cử các cán bộ chuyên môn vững, có kinh nghiệm và phản xạ nhanh phụ trách mảng kinh doanh này. Doanh số kinh doanh giữa các ngoại tệ trên thị trường quốc tế đạt 67 triệu $ trong năm 2000.
4.6; Hoạt động kiều hối .
Việc hợp tác với công ty Hoà Phát, một công ty chuyển tiền có uy tín lâu năm tại Hoa Kỳ đã giúp cho hoạt động kiều hối có những bước phát triển đáng kể. Thủ tục chuyển tiền nhanh chóng ( trong vòng 12 giờ trên các thành phố lớn), thuận tiện ( chi trả tại nhà), mức phí hấp dẫn ( công ty Hoà Phát có mức phí rẻ nhất Hoa Kỳ ) và thaí độ phục vụ tận tình liêm khiết của các nhân viên VP Bank đã tạo được doanh số họat động kiều hối năm 2000 của VP Bank đạt 81,45 triệu $.
4.7 ; Hoạt động hùn vốn, mua cổ phần, kinh doanh chứng từ có giá .
Từ khi thành lập đến nay, VP Bank đã góp vốn mua cổ phần của 5 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và 2 tổ chức tín dụng với tổng giá trị khoảng 19,25 tỉ đồng. Trong năm 2000 đã thu được các khoản cổ tức từ hoạt động đầu tư là 300 triệu đồng.
Nhờ xác định đúng đắn chiều hướng biến độngcủa lái suất, VP Bank đã tích cực mua lại công trái xây dựng tổ quốc từ dân cư từ năm 1999 và đã quyết định bán toàn bộ số công trái mua được vào cuối năm 2000 để thu được một khoảntiền lãi khá lớn, đạt tỉ suất lợi nhuận > 20% / năm tính trên số tiền mua công trái.
4.8 ; Tình hình phát triển các chi nhánh.
Trong những năm gần đây, VP Bank đã tạm dừng việc mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch để chú trọng vào việc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch hiện có. Hệ thống VP Bank hiện nay bao gồm Hội sở, 3chi nhánh và 5 phòng giao dịch. Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của VP Bank tuy chưa nhiều nhưng cũng trải rộng trên cả 3 miền đất nước, tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ thanh toán và chuyển tiền phục vụ khách hàng. Trong các chi nhánh thì chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh có qui mô hoạt động lớn nhất ( chiếm trên 50% doanh số hoạt động của toàn hệ thống ); chi nhánh Đà Nẵng có qui mô nhỏ nhất nhưng chất lượng tín dụng lại tốt nhất ( tỉ lệ nợ quá hạn < 1 % ); chi nhánh Hải Phòng được đánh giá là năng động và có nhiều cố gắng nhất trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng kinh doanh.Riêng năm 2000, tất cả các chi nhánh đều kinh doanh có lãi.
4.9 ; Kết quả kinh doanh.
Nhờ sự phối hợp đồng bộ các hoạt động ngân hàng cũng như sự chỉ đạo điều hành sáng suốt của HĐQT và Ban điều hành cùng sự nỗ lực cố gắng cuả tất cả cán bộ nhân viên ngân hàng, VP Bank đã đạt được những kết qủa kinh doanh rất khả quan.Tổng thu nhập thuần từ hoạt động năm 2000 là 24,7 tỉ đồng, tăng 28%so với năm 1999. Cũng trong năm 2000 do được kiểm soát chặt chẽ nên chi phí hoạt động đã giảm được 3% sovới năm 1999, vì vậy kết quả lợi nhuận trước thuế đạt 8,48 tỉ đồng ( tăng 35 % so với năm 1999).
Thu nhập lãi thuần trong năm 2000 đạt 14,16 tỉ đồng tăng 75 % so với năm 1999. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đã được nâng cao rõ rệt so với năm trước.
Doanh thu thuần từ các khoản phí và hoa hồng là 8,71 tỉ đồng ( năm 2000) tăng 60 % so với năm 1999. Kết quả này có được nhờ sự cố gắng của Ngân hàng trong việc tăng cường hoạt động hoạt động trên các mảng dịch vụ phi tín dụng và khuyến khích khách hàng sử dụng đồng thời nhiều sản phẩm ngân hàng .Chính bằng việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ( Cho vay trung dài hạn để đổi mới ,nâng cấp , mua sắm ; Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, xe máy, mua sắm các tài sản hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng khác ; Cho vay hỗ trợ XNK với lãi suất ưu đãi .. .), VP Bank đã không ngừng củng cố và nâng cao vai trò của mình trong con mắt khách hàng.
Với phương châm “Thịnh vượng của khách hàng là thành đạt của VP Bank”,VP Bank luôn cố gắng đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đảm bảo duy trì được mối quan hệ với các khách hàng lành mạnh , truyền thống, đồng thời vẫn tiếp tục mở rộng thêm nhiều mối quan hệ với các khách hàng mới , đặc biệt là các khách hàng VP Bank thu hút.
Có thể thấy rằng, bằng việc củng cố, hoàn thiện bộ máy quản trị, điều hành, vạch ra và thực hiện chiến lược, sách lược hoạt động dựa trên sự tôn trọng pháp luật và các nguyên tắc cơ bản của ngân hàng sẽ cho phép VP Bank từng bước tăng trưởng vững chắc và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong khối NHTMCP ngoài quốc doanh Việt Nam.
Tuy đã có những nỗ lực tự thân mạnh mẽ để từng bước khắc phục khó khăn và chọn lựa hướng đi đúng đắn, song VP Bank cũng phải đối mặt với nhiều trở ngại rất lớn do nền kinh tế đất nước khó khó khăn, giảm phát kéo dài, sức mua xã hội thấp, sản xuất kinh doanh trì trệ, hàng hoá ứ đọng tồn kho lớn, môi trường tín dụng còn nhiều rủi ro .. ., trong đó đặc biệt phải kể đến những trở ngại về chính sách, chế độ như : chính sách điều chỉnh giảm lãi suất trần 4 lần trong năm 1999, chính sách liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp còn thiếu đồng bộ .. .Chính những điều này đã dẫn đến một số hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trước những thách thức phải đối mặt, VP Bank đã thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, trong đó chú trọng nhiều hơn đến việc củng cố hoạt động ngân hàng, thiết lập các cân đối, lành mạnh hoá tình hình tài chính bằng cách giảm nợ quá hạn trong và ngoài nước, củng cố tổ chức nhân sự, xây dựng quy chế, qui trình nghiệp vụ phù hợp, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Qua việc đề ra và thực hiện tốt các phương hướng hoạt động cụ thể cho mình cùng với sự hỗ trợ của NHNN và các cơ quan liên ngành khác liên quan, cho phép VP Bank có thể tin tưởng về sự phát triển vững chắc của ngân hàng trong một tương lai không xa, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
V: Tổng quan về khách hàng VP Bank.
Những đặc điểm về khách hàng của Ngân hàng là cơ sở quan trọng để VP Bank xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả tiềm lực của khách hàng, đồng thời có phương sách hạn chế những khó khăn và rủi ro do khách hàng mang lại. Nhìn chung về đối tượng khách hàng của VP Bank rất phong phú bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn(CTyTNHH), công ty cổ phần(CTyCP), hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể ... nhưng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh( chiếm 70% đến 80% ). Trong số đó, phần lớn là các Cty TNHH, Cty CP, hộ kinh doanh cá thể. Đó là những doanh nghiệp có lợi thế rất lớn về khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường, năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.. .Tuy vậy, họ thường gặp phải những hạn chế nhất định, cụ thể về các mặt:
Về ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp này rất đa dạng. Đó là tiềm năng quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Tuy vậy, rủi ro cũng là rất lớn vì nhiều doanh nghiệp mới ra nhập thị trường, kinh nghiệm yếu kém, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ nên dễ dẫn đến khó khăn và thất bại. Do đó, không đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng.
Về khả năng tài chính: Đại đa số khách hàng của VP Bank là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh cá thể . Phần đông trong số họ còn hạn hẹp về khả năng tài chính, không có tài sản hoặc không đủ tài sản để đảm bảo vốn vay. Khi vay được thì sử dụng không hiệu quả, vì vậy không trả được nợ Ngân hàng khi đến hạn, buộc Ngân hàng phải xử lý TSTC.
Về khả năng quản lý và lập kế hoạch tài chính: Những yếu kém trong công tác quản lý là đặc điểm nổi bật của khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Họ thường khó có thể tự xây dựng được kế hoạch tài chính, phương án sản xuất kinh doanh khả thi trong khi thói quen sử dụng các dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp chưa hình thành. Các sổ sách kế toán thường quá đơn giản, không cập nhật, không đầy đủ và thiếu chính xác. Do vậy, việc đánh giá doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính ( để quyết định cho vay) thực sự khó khăn đối với Ngân hàng, nhất là hiện nay hầu hết các sổ sách của doanh nghiệp chưa được kiểm toán.
Chính từ những hạn chế đó là lý do mà khi cho vay, Ngân hàng thường yêu cầu các doanh nghiệp phải có TSTC ( Trong tổng dư nợ của VP Bank, cho vay có TSTC chiếm tới gần 80% ). Nếu doanh nghiệp không có TSTC thuộc của chủ sở hữu, VP Bank sẽ cho vay khi doanh nghiệp dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm thế chấp.Tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay tại VP Bank thường là bất động sản như nhà cửa, công trình xây dựng, hoặc các loại động sản như: phương tiện vận tải, máy bay, tàu thuỷ... và được Ngân hàng giám sát rất chặt chẽ. Do vậy ngay từ đầuVP Bank đã quản lý được các khoản vay nợ này khá hiệu quả, hạn chế được rất nhiều khoản nợ quá hạn và giảm bớt việc phải xử lý TSTC. Dù vậy, do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, Ngân hàng vẫn còn nhiều khoản nợ tồn đọng từ loại hình cho vay này.Điều này được thể hiện cụ thể qua tình hình thu nợ, dư nợ đối với tín dụng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay tại VP Bank qua một số năm.
B : Thực trạng xử lý TSTC hình thành từ vốn vay tại VP Bank.
I : Những quy định của VP Bank về xử lý TSTC.
Thực hiện theo quy định của NHNN về xử lý tài sản thế chấp nói chung, TSTC hình thành từ vốn vay nói riêng để thu hồi nợ, VP Bank đã quy định:
Các nguyên tắc xử lý tài sản:
Ngân hàng quy định nếu bên vay không thực hiện được các nghĩa vụ của mình đúng thời hạn, tài sản đảm bảo sẽ được xử lý để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng.
Ngân hàng đề cao sự thoả thuận, hợp tác và bình đẳng giữa các bên trong việc xử lý TSTC để giải quyết êm thấm và giảm chi phí xử lý tài sản. Tuy nhiên, khi các bên không tự xử lý được, Ngân hàng chủ động, kiên quyết yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xử lý.
Ngân hàng chỉ hạch toán giảm nợ cho bên vay sau khi đã xử lý xong TSTC và thực sự thu được tiền, hoặc sau khi đã làm thủ tục sang tên trước bạ cho Ngân hàng nếu gán nợ
Tiền thu được bán tài sản sau khi trừ các chi phí xử lý tài sản, ưu tiên toàn bộ để trả nợ Ngân hàng theo thứ tự trả gốc trước, một phần để đảm bảo cuộc sống của người vay( nhất là đối với TSTC là nhà ở ). Nếu tiền thu được từ bán tài sản dùng để thanh toán nợ còn thiếu thì phải tiếp tục theo dõi xử lý thu hồi nợ.
Thời điểm xử lý TSTC.
*Kể từ khi hết hạn hợp đồng cho vay, nếu khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, TSTC sẽ được xử lý theo thoả thuận.
*Trường hợp tổ chức kinh tế ( bên vay ) bị giải thể theo luật phá sản.
Phương thức xử lý TSTC:
Trường hợp nếu thấy TSTC cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng và bên thế chấp thoả thuận phương án gán nợ . Hai bên thoả thuận giá cả cụ thể trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản, mặt bằng tài sản, giá cả cùng loại trên thị trường vào thời điểm thoả thuận.
Trường hợp không nhận gán nợ hoặc không thoả thuận được theo phương án gán nợ, Ngân hàng yêu cầu bên thế chấp đứng ra bán tài sản. Đây là phương án tối ưu nhất vì sẽ tránh được chi phí phát sinh về xử lý TSTC .
Ngoài ra, khi khách hàng không tự nguyện đứng bán tài sản thế chấp, Ngân hàng có thể bán trực tiếp hoặc thông qua bán đấu giá để thu hồi nợ.
Nếu các hướng xử lý trên vẫn không thực hiện được thì Ngân hàng đề nghị Toà án có thẩm quyền giải quyết.
Nếu tranh chấp và việc kiện tụng tại toà án phát sinh, tài sản đảm bảo sẽ được xử lý theo phán quyết của toà án hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp phá sản, tài sản sẽ được xử lý theo pháp luật về phá sản
Vai trò của các cơ quan Nhà nước:
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc xử lý TSTC theo yêu cầu của Ngân hàng.
Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như : Sở nhà đất, Sở giao thông công chính... có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký và chuyển giao quyền sở hữu khi tài sản được bán.
Trường hợp có tranh chấp khi xử lý tài sản:
Để tịch thu tài sản đảm bảo trong trường hợp bên nợ từ chối chuyển giao tài sản hoặc gây cản trở việc bán tài sản của Ngân hàng, Ngân hàng phải kiện ra toà án.
Quy trình khởi kiện tại toà án:
Trước tiên theo hợp đồng đã ký giữa các bên, bên nhận thế chấp có thể đưa sự việc ra Toà án kinh tế-Dân sự hoặc trọng tài để giải quyết.
Trường hợp giải quyết bằng trọng tài, các quy định về trọng tài tại Việt Nam sẽ được áp dụng.
Nếu vấn đề không được đề cập trong hợp đồng hoặc nếu các bên lựa chọn đưa tranh chấp ra toà hoặc lựa chọn chuyển vụ tranh chấp từ trọng tài sang toà án và bên thế chấp từ chối chuyển giao tài sản, thì biện pháp cưỡng chế phải được thực hiện bởi toà án với thủ tục sau:
Giữ các tài liệu liên quan tới toà án( Kinh tế hoặc Dân sự).
Toà thụ lý, xem xét tài liệu và mời các bên tới hoà giải.
Nếu không đạt đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100229.doc