Luận văn Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề năm 2005 - 2010 (trên cứ liệu các trường Trung học chuyên nghiệp của thành phố HồChí Minh

MỤC LỤC

PHẦN I : MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đềtài . 1

2. Lịch sửvấn đề. 4

3. Mục đích nghiên cứu. 7

4. Khách thểvà đối tượng nghiên cứu. . 8

5. Giảthuyết khoa học. . 8

6. Giới hạn của đềtài. . 8

7. Đóng góp của luận văn. 8

8. Nội dung nghiên cứu. . 9

9. Phương pháp nghiên cứu .10

10. Kết cấu đoạn văn . 11

PHẦN II : NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN CỦA ĐỀTÀI . 12

1.1. Một sốvấn đềcơbản của xã hội hóa (XHH) giáo dục . 12

1.1.1. Quan niệm vềXHH .12

1.1.2. Mục đích của XHH giáo dục .16

1.1.3 Nội dung XHH giáo dục.17

1.1.4 Phương thức XHH giáo dục .19

1.1.5 Vai trò của các lực lượng trong hệthống chính trị đối với

quá trình XHH giáo dục.22

1.1.6 Một sốvấn đềcần quan tâm khi tiến hành XHH giáo dục.26

1.2. Vịtrí và vai trò của các trường THCN trong hệthống giáo dục

quốc dân Việt Nam .26

1.2.1. Vịtrí của các trường THCN trong hệthống giáo dục

quốc dânViệt Nam .26

1.2.2. Vai trò của trường THCN.29

1.3. Quan điểm của Đảng ta vềXHH giáo dục. .32

1.3.1. Những cơsở để Đảng ta đưa ra quan điểm XHH giáo dục .32

1.3.2. Các quan điểm của Đảng vềXHH giáo dục.33

1.3.3. TP. HồChí Minh và nhu cầu phát triển hệthống đào tạo nghề

phục vụcho việc phát triển KT – XH. .36

CHƯƠNG 2 -THỰC TRẠNG XHH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ

ỞTP.HCM THỜI GIAN QUA.40

2.1. TP.HCM : Điều kiện tựnhiên & xã hội- tính bức thiết của nhu cầu

Đào tạo nhân lực và vấn đềXHH hoạt động đào tạo nghề.40

2.1.1. Tổng quan vềTP. HCM .40

2.1.2. Tính bức thiết của nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của TP. HCM. .48

2.2. Hệthống trường THCN của TP. HCM. .52

2.2.1. Tổng quan vềcác trường THCN ởTP. HCM .53

2.2.2. Hoạt động đào tạo nghềcủa các trường THCN thời gian qua. .60

2.2.3. Một vài nhận xét. .63

2.3. Thực trạng XHH giáo dục và XHH hoạt động đào tạo nghề

ởTP.HCM thời gian qua. .66

2.3.1. Một sốthành tựu.66

2.3.2. Một sốtồn tại.71

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại.76

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢCÔNG TÁC

XHH HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC

TRƯỜNG THCN ỞTP. HCM ĐẾN NĂM 2010 .80

3.1. Những căn cứ đểxây dựng các giải pháp. .80

3.1.1. Căn cứlý luận.80

3.1.2. Căn cứpháp lý. .80

3.1.3. Căn cứthực tiễn.81

3.2. Một sốnguyên tắc khi xây dựng các giải pháp. .81

3.2.1. Nguyên tắc thứnhất.81

3.2.2. Nguyên tắc thứhai.82

3.2.3. Nguyên tắc thứba.83

3.3. Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảXHH hoạt động đào tạo nghề

ởTP. HCM .84

3.3.1. Giải pháp 1 : Xây dựng một nhận thức đúng đắn vềvai trò

của công tác đào tạo nghề. .84

3.3.2. Giải pháp 2 : Quy hoạch hoá mạng lưới trường THCN. .86

3.3.3. Giải pháp 3 : Nâng cao hiệu quảhoạt động đào tạo của các

trường THCN .95

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận . .106

Một sốkiến nghị. .108

pdf113 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề năm 2005 - 2010 (trên cứ liệu các trường Trung học chuyên nghiệp của thành phố HồChí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3280,7 Bà Rịa – Vũng tàu 2081,0 11.006,5 15.705,1 Đồng Nai 1806,0 1801,2 1955,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2000 của Tổng Cục thống kê Vì thế, TP. Hồ Chí Minh luôn luôn là địa phương đi đầu đóng góp cho ngân sách Trung ương. 2.1.2. Tính bức thiết của nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh: 2.1.2.1. Hiện nay cùng với cả nước, TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước. Công cuộc CNH-HĐH là một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nó đòi hỏi chúng ta phải có một nền KHKT & CN tiên tiến, hiện đại và một đội ngũ lao động có chất lượng cao . Nói đến đội ngũ lao động có chất lượng cao là nói đến : Người lao động phải có đầy đủ những phẩm chất sau đây: + Phát triển về trí tuệ. + Cường tráng về thể chất. + Phong phú về tâm hồn. + Trong sáng về đạo đức. 44 Cả bốn phẩm chất này gắn bó chặt chẽ và có tầm quan trọng của chúng. Tuy nhiên xuất phát từ đòi hỏi của CNH-HĐH, từ những khó khăn và thách thức đang đặt ra cho đất nước trong giai đoạn hiện nay thì phát triển về trí tuệ trở thành phẩm chất đặc biệt quan trọng. 2.1.2.2. Phát triển về trí tuệ có thể được giải quyết bằng nhiều phương thức : Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của hệ thống giáo dục Đại học và Cao đẳng cũng như hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Song thực tiễn giáo dục Việt Nam thời gian qua cho thấy : Giáo dục ĐH, CĐ và THCN của ta rất mất cân đối (thừa thầy, thiếu thợ) và lạc hậu so với thế giới. Trong khi các nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ đào tạo giữa các bậc và cấp: ĐH, THCN, và CNKT là 1 : 3,6 : 10 (01 kỹ sư/ 3,6 THCN và 10 CNKT), thì Việt Nam lại có tỷ lệ 1 : 1,3 : 2,9 (01 kỹ sư/1,3 THCN và 2,9 CNKT). Do đó trước mắt phải ưu tiên cho việc đào tạo THCN và CNKT, coi đây như là một điều kiện mang tính tiên quyết nhằm vừa nâng cao dần trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cho người lao động vừa góp phần trực tiếp cung cấp một đội ngũ lao động có tay nghề phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế – xã hội. 2.1.2.3. Đối với TP. Hồ Chí Minh, vấn đề đào tạo đội ngũ lao động có trình độ THCN và CNKT càng trở nên bức thiết bởi lẽ: – Số người trong độ tuổi lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hoặc có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng chưa qua đào tạo, chưa có bằng cấp cao (71,31% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và chưa có bằng cấp là 4,61%). Với trình độ chuyên môn kỹ thuật như vậy, đội ngũ lao động khó lòng đáp ứng đòi hỏi của CNH-HĐH nhất là với một thành phố mà số lượng xí nghiệp, công ty, nhà máy mở ra khắp nơi như TP. Hồ Chí Minh. – Theo nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ VII, thành phố phải bằng mọi cách đảm bảo đến năm 2005 có 50% những người lao động được đào tạo nghề một cách bài bản. Không đầu tư thích đáng cho 45 mọi hoạt động đào tạo THCN và CNKT thì khó lòng đạt được chỉ tiêu trên đây. Đối với TP. Hồ Chí Minh, đầu tư cho đào tạo THCN và CNKT mang lại nhiều hữu ích, đạt được nhiều mục đích. Thứ nhất : Đào tạo THCN và CNKT là tạo nhiều cơ hội cho người lao động tìm được công ăn việc làm ổn định, từ đó cải thiện và nâng cao cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, đồng thời đóng góp cho xã hội, giảm dần tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo. Thứ hai : Cung cấp kịp thời một đội ngũ thợ có tay nghề, có hiểu biết KHKT & CN cho các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty. Nhu cầu một đội ngũ thợ có tay nghề vững vàng ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều bởi thành phố đang và sẽ triển khai , xây dựng một loạt dự án , KCN, KCX, nhà máy mới. Thứ ba : Thành phố Hồ Chí Minh đang cố gắng nâng cao và phát huy vai trò, vị thế của mình đối với các tỉnh, thành và các vùng KT – XH trong nước thông qua các ký kết hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ nhau. Chẳng hạn, thành phố Hồ Chí Minh đã có các ký kết với các tỉnh Bình Phước, Đắc Lắc, Gia Lai, Thừa Thiên-Huế, Trà Vinh, Sóc Trăng, … từ những ký kết này, một trong những vấn đề đặt ra cho thành phố Hồ Chí Minh là tạo điều kiện cho các tỉnh bạn đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ THCN, CNKT. Những mục đích, hữu ích của hoạt động đào tạo nghề, một lần nữa khẳng định tính bức thiết của nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực và qua đó khẳng định vai trò của hệ thống trường THCN và CNKT trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, đào tạo nguồn nhân lực nói riêng. 2.1.3. Vấn đề xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề: Đến đây vấn đề đặt ra là làm gì và làm như thế nào để đạt được những mục đích trên đây? Câu trả lời là có nhiều cách, nhiều phương thức khác 46 nhau. Một trong những cách, những phương thức ấy và là cách, phương thức hết sức quan trọng, đó là XHH hoạt động đào tạo nghề. XHH hoạt động đào tạo nghề không đơn thuần chỉ là nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm và phát huy tiềm năng to lớn của người dân đối với hoạt động này, mà quan trọng hơn là ở chỗ: Thứ nhất : Nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, xã hội, của chính quyền các cấp (từ thành phố, quận, huyện xuống đến phường, xã), của các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty đối với hoạt động đào tạo nghề, bởi hoạt động này không chỉ đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ KHKT và CN, mà còn gắn với vấn đề điều chỉnh nguồn nhân lực phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất của các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty đối với hoạt động đào tạo nghề, bởi hoạt động này không chỉ đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ KHKT và CN, mà còn gắn với vấn đề điều chỉnh nguồn nhân lực phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, cho việc chuyển đổi ngành nghề sản xuất của các KCN, KCX, nhà máy, xí nghiệp, công ty. Thứ hai : góp phần giải quyết công ăn việc làm, vấn đề thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo và những vấn đề xã hội khác (mãi dâm, ma túy, …) mà thành phố Hồ Chí Minh đang quan tâm giải quyết. Chương trình đào tạo nghề cho những người sau cai nghiện, về một phương diện nào đó cũng gắn với công tác XHH hoạt động đào tạo nghề. Từ ý nghĩa trên, khi xem xét, đánh giá cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả XHH hoạt động đào tạo nghề cần phải đặt vấn đề XHH hoạt động đào tạo nghề trong các mối quan hệ với việc giải quyết nguồn nhân lực phục vụ cho cơ cấu kinh tế và các vấn đề xã hội (tạo việc làm, giảm thất nghiệp và các tệ nạn xã hội …) 47 2.2 HỆ THỐNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước đang đòi hỏi một đội ngũ lao động vừa đông đảo về số lượng, vừa có trình độ chuyên môn và tay nghề. Vì thế, thành phố rất quan tâm đến việc xây dựng, mở rộng, nâng cấp các loại hình trường lớp đào tạo nghề. Ngoài các trường ĐH, CĐ có chức năng đào tạo nghề chuyên sâu, bậc cao, TP. Hồ Chí Minh xây dựng và mở rộng nhiều trường THCN, CNKT, … đồng thời cho phép và khuyến khích các KCN, KCX, các nhà máy, xí nghiệp, các quận (huyện) mở các trung tâm dạy nghề. Cho đến năm 2003, không kể các trường Cao đẳng và Đại học tại TP. Hồ Chí Minh có 354 trường THCN, TH dạy nghề, trong đó có 44 trường THCN công lập (28 trường của Trung ương, 13 trường ngoài công lập; 18 trường của Quận Huyện và 80 trường Dạy nghề (của Cục dạy nghề) cùng 15 Trung tâm thực hành hướng nghiệp, Trung tâm dịch vụ và cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Với trên 79 ngàn người học. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến 16 trường THCN thuộc quản lý của Thành phố. 2.2.1 Tổng quan về các trường THCN ở TP. Hồ Chí Minh. 2.2.1.1 Thời gian thành lập: Thời gian ra đời và đi vào hoạt động của các trường THCN sớm, muộn khác nhau. Một số trường thành lập trên dưới 10 – 15 năm (trường THSP Mầm Non, trường TH Kỹ thuật Lý Tự Trọng, trường TH Kỹ Thuật nông nghiệp, trường TH kinh tế, …). Có trường ra đời và đi vào hoạt động trên dưới 5 năm (trường TH kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm, trường TH Tư thục Kinh tế – Kỹ thuật Vạn Tường, …). Song có trường mới thành lập và hoạt động trên dưới một năm (trường TH TT Kỹ thuật – Nghiệp vụ Bách Việt, trường TH TT Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á, trường TH TT Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam). Đặc biệt có trường đã thành lập trên 100 năm (Trường TH Công nghiệp thành lập năm 1898). 48 2.2.1.2 Địa bàn hoạt động: Hiện nay, T.P. Hồ Chí Minh có 24 quận/huyện (19 quận và 5 huyện), nhưng 16 trường THCN chỉ đóng trên địa bàn của 10 quận. Cụ thể: – Quận 1: có 03 trường (trường TH Kỹ thuật nông nghiệp, trường THSP Mầm Non và trường TH Công nghiệp). – Quận Tân Bình: có 03 trường (trường TH Kỹ thuật Lý Tự Trọng, trường TH Du Lịch và Khách sạn, trường THTT Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam). – Quận Phú Nhuận: 02 trường (trường THTT Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á, trường THTT kỹ thuật nghiệp vụ Bách Việt). – Quận 10: Có 02 trường (trường TH Kinh tế, trường THTT Kinh tế – Kỹ thuật Vạn Tường). Các quận 3, quận 6, quận 7, quận 8, quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức mỗi quận có 01 trường THCN. (Xin xem bảng 10) 2.2.1.3. Loại hình quản lý: – Trường THCN Công lập: 11 trường. – Trường THCN tư thục: 05 trường. 2.2.1.4. Trình độ đào tạo: – Đào tạo một trình độ (THCN): 03 trường. – Đào tạo hai trình độ (THCN và CNKT): 13 trường. – Có 05 trường THCN đào tạo theo chế độ ngắn hạn và có 04 trường đạo tạo và bồi dưỡng theo hệ tại chức. 2.2.1.5. Ngành nghề đào tạo: – Có 02 trường chuyên đào tạo THCN Kinh tế. – Có 05 trường chuyên đào tạo THCN Kỹ thuật (công nghiệp, tin học, giao thông, …). 49 – Có 02 trường chuyên về đào tạo nghiệp vụ (sư phạm, du lịch và khách sạn). – Có 04 trường đào tạo hỗn hợp cả kinh tế – kỹ thuật. – Có 05 trường đào tạo hỗn hợp cả kinh tế – nghiệp vụ hoặc kỹ thuật – nghiệp vụ. Tuy nhiên ngành, nghề do mỗi trường đào tạo rất chênh lệch nhau. Trong 16 trường THCN chúng tôi đã điều tra thì trường TH Du lịch – Khách sạn có ít ngành nhất (4 ngành), trường TH Kỹ thuật Nông nghiệp có nhiều ngành nhất ( 14 ngành), các trường khác có từ 5 – 7 ngành (trường TH TT Kỹ thuật - nghiệp vụ Bách Việt, trường TH TT Kinh tế - Kỹ thuật Phương Nam,…). Trong 16 trường THCN và SP ở TP. Hồ Chí Minh đào tạo tới 31 ngành, nghề khác nhau. Có một số ngành, nghề được nhiều trường tham gia đào tạo. Đó là: – Hạch toán kế toán: 11/16 trường với tổng số là : 2461 HS. – Tin học: 10/16 trường với tổng số là : 1187 HS. – Điện công nghiệp và dân dụng: 9/16 trường với tổng số là: 1198 HS. – Cơ khí khai thác sửa chữa: 6/16 trường với tổng số là: 714 HS. – Hướng dẫn du lịch: 5/16 trường với tổng số là: 913 HS. – Chế biến và bảo quản thực phẩm: 4/16 trường với tổng số là: 416 HS. – Cơ điện lạnh: 4/16 trường với tổng số là: 573 HS. Các ngành còn lại, mỗi ngành chỉ có 1 – 2 trường đào tạo. (Xem bảng 11 và 12). 2.2.1.6. Tình hình cán bộ, giảng viên, nhân viên các trường THCN 2003 – 2004 (xin xem phụ lục 1 tr. 4,5,6): Hiện nay, tổng số đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên (cơ hữu) của 16 trường THCN là 1196 người, trong đó có 669 giảng viên, chiếm 55,93%. 50 Về trình độ chuyên môn, có 128 người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chiếm 10,70% trong tổng số giảng viên. Trong số 16 trường THCN, một số trường (phần lớn là các trường THCN công lập) có đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên vừa đông đảo vừa có trình độ chuyên môn cao (trường THSP Mầm non có 96 người, có 27 tiến sĩ và thạc sĩ, chiếm 54% trong tổng số 50 giảng viên; trường THKT Lý Tự Trọng có 153 người, trong đó 21/114 giảng viên có bằng thạc sĩ, chiếm 18,42%,..). Ngược lại, một số trường (phần lớn là trường ngoài công lập) đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên vừa ít về số lượng, vừa hạn chế về trình độ (trường THTT Kinh tế – Kỹ thuật Phương Nam, trường TH Tư thục tin học – kinh tế Sài Gòn,..). 2.2.2 Hoạt động đào tạo nghề của các trường trung học chuyên nghiệp thời gian qua: (xin xem bảng 13) 2.2.2.1. Tình hình tuyển sinh (xin xem phụ lục 1 – tr. 9) Trong năm học 2003 – 2004, 16 trường THCN ở TP. Hồ Chí Minh đã tuyển được 11.169 học viên các hệ chính quy THCN. Có 10/16 trường số học viên trúng tuyển hệ THCN vượt chỉ tiêu. Các trường vượt nhiều nhất là THKT nông nghiệp (145,87%), THTT Kinh tế – kỹ thuật Phương Nam (141,5%), THKTNV Nguyễn Hữu Cảnh (133,50%). Có 6/16 trường số học viên hệ THCN trúng tuyển chưa đạt chỉ tiêu, thấp nhất là TH NV Du lịch – Khách sạn (74,17%), TH KT-NV Nam Sài Gòn (79,33%), TH KT–NV Thủ Đức 79,60%.Trong khi đó 8 trường có tuyển học viên hệ tuyển học viên hệ CNKT (đã có báo cáo) thì chỉ có 2 trường có số trúng tuyển vượt chỉ tiêu (TH KT-NV Thủ Đức : 184,29 % TH KT-NV Nam Sài Gòn : 124,00% ). Còn 6 trường, số trúng tuyển chưa đạt chỉ tiêu, trong đó THKT nông nghiệp chỉ đạt 12,35%; THKT-NV Phú Lâm đạt 31,50%, TH GTCC: 36,5%. 2.2.2.2. Quy mô đào tạo của các trường: 51 Tổng số học viên đang theo học các hệ đào tạo chính quy, tại chức, chuyên tu và các hệ khác (ngắn hạn, bồi dưỡng) ở 16 trường THCN trong năm học 2003 – 2004 là: 26.417 học viên, trong đó hệ chính quy là 18.844 (73,70%). (xin xem Phụ lục 1 – Tr 10,11,12) 2.2.2.3. Kết quả đào tạo: (xin xem phụ lục 1 – Tr 15,19,20) Năm học 2003 – 2004 trong tổng số 13.841 học sinh theo học ở 16 trường THCN, kết quả học tập như sau: – Xuất sắc: 150 học sinh, chiếm 1,1% – Giỏi: 893 học sinh, chiếm 6,45% – Khá: 3584 học sinh, chiếm 25,89% – Trung bình: 7876 học sinh, chiếm 56,9% – Yếu : 894 học sinh, chiếm 6,46% – Kém: 342 học sinh, chiếm 2,47% Hai trường có kết quả học tập của học sinh cao hơn cả là: trường TH Sư phạm có 70,44% đạt khá, giỏi và xuất sắc, trường TH Công nghiệp có 59,18% học sinh từ khá trở lên. 2.2.3. Một vài nhận xét: 2.2.3.1. Về tổ chức, ngành nghề, đội ngũ giảng viên và sự phân bố các trường: Thứ nhất: Cùng với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là một trong hai địa phương có số lượng trường THCN, đặc biệt là các trường THCN ngoài công lập, nhiều nhất trong số 64 tỉnh thành cả nước. Với số lượng trường THCN ngoài công lập, TP. Hồ Chí Minh không những có thêm nhiều đơn vị đào tạo lực lượng lao động có tay nghề phục vụ cho nhu cầu về nguồn nhân lực của các lĩnh vực KT – XH, mà còn khai thác được nguồn lực tiềm tàng trong nhân dân phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Hơn nữa, trong số 16 trường THCN trực thụôc quản lý của TP. Hồ Chí Minh, phần lớn đã tập trung đào tạo các ngành, nghề về kinh tế, kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho chiến lược 52 phát triển kinh tế của địa phương, đồng thời là những ngành nghề đang có sức hấp dẫn lực lượng lao động. Đây là hướng đi đúng đắn, gắn việc đào tạo nghề với cơ cấu kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, là thành phố đông dân nhất cả nước, là trung tâm kinh tế lớn nhất toàn quốc, con số 16 trường THCN quả là quá ít ỏi, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và đào tạo ngành nghề nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của người dân và cũng khó đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2005 có 50% lực lượng lao động qua đào tạo nghề như Đại hội Đảng Bộ TP. HCM lần thứ VII đề ra. Hơn nữa, con số 5 trường THCN ngoài công lập trong số 16 trường THCN cũng nói lên một thực tế: TP. HCM chưa khai thác đầy đủ nguồn lực tiềm tàng của người dân thành phố.(1) Thứ hai: Số lượng học sinh của 16 trường THCN trong năm học 2003 – 2004 là khá lớn, có tới 26.417 người (xem phụ lục 1 – tr.12). Đây là một đóng góp to lớn của các trường THCN trong đào tạo nghề phục vụ cho các lĩnh vực KT – XH của địa phương và nhu cầu học tập, đào tạo nghề của người dân. Tuy nhiên, quy mô đào tạo của các trường còn nhỏ. Những trường có quy mô đào tạo từ 1500 học sinh trở lên không nhiều, chỉ có 4/16 trường và đều là những trường công lập được thành lập khá lâu, trên 10 – 15 năm (trường TH Kinh tế, trường TH Kỹ thuật Lý Tự Trọng, trường Kỹ thuật nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh, trường TH Kỹ thuật nông nghiệp). Các trường THCN ngoài công lập có quy mô đào tạo khá khiêm tốn, chỉ dưới 1000 học sinh (trừ trường TH Tư thục Kỹ thuật – Kinh tế Vạn Tường). Các trường THCN phần lớn tập trung ở các quận trung tâm, quận nội thành (quận 1: 03 trường, quận Tân Bình : 03 trường, quận 10: 02 trường, quận Phú Nhuận: 02 trường). Các huyện và nhiều quận mới thành lập như: quận 2, quận 9, huyện Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, … Những địa bàn đã, đang sẽ xuất hiện nhiều KCN, KCX không có trường THCN nào. Đây là một trong những (1) Ở Hà Nội có 16 trường THCN ngoài công lập trong số 25 trường THCN do thành phố quản lý 53 khó khăn khi đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động có tay nghề cho các chiến lược KT – XH. Thứ ba: đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhất là đội ngũ giảng viên còn quá mỏng về số lượng, hạn chế về trình độ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn. Như đã nêu ở điểm thứ 2, chỉ có các trường THCN công lập mới có một đội ngũ giảng viên tương đối đông đảo và cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ (xem phụ lục 1 – tr. 5+6). 2.2.3.2.Về hoạt động đào tạo: Thứ nhất: Dù được thành lập và đi vào hoạt động sớm hay muộn, kết quả đào tạo của các trường THCN nhìn chung khá tốt: có 33,43% học sinh (4627 người) đạt loại xuất sắc, giỏi và khá. Chỉ có 15,95% học sinh (1236 người thuộc loại yếu và kém trong tổng số 14208 HS) . Tỷ lệ học sinh có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao. Ví dụ: • Trường TH Kỹ thuật nông nghiệp: năm 2000: 75%, năm 2001: 80%, năm 2002 – 2003: 85%. • Trường TH Kinh tế: năm 2003: 69% Thứ hai: Trong hai hệ đào tạo (THCN và CNKT), hệ THCN dường như hấp dẫn học sinh hơn. Trong năm học 2003 – 2004, có 10/16 trường số học sinh THCN trúng tuyển vượt chỉ tiêu; chỉ có 6/16 trường số học sinh THCN trúng tuyển chưa đạt chỉ tiêu (trường THKT Lý Tự Trọng, trường TH Công nghiệp, trường Giao thông công chánh, trường TH Kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn và trường TH Kỹ thuật – nghiệp vụ Thủ Đức), trong đó trường đạt chỉ tiêu thấp nhất là trường kỹ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn cũng tới 73,33%. Trong khi đó, chỉ có 2/16 trường số học sinh CNKT trúng tuyển vượt chỉ tiêu (trường TH Kỹ thuật – nghiệp vụ Thủ Đức, trường TH Kỹ thuật – nghiệp vụ Nam Sài Gòn), nhưng lại có tới 7/16 trường số học sinh CNKT trúng tuyển không đạt chỉ tiêu, thậm chí có trường chỉ đạt 12,35% chỉ tiêu 54 (Trường TH Kỹ thuật nông nghiệp), 31,50 % chỉ tiêu (Trường TH KT-NV Phú Lâm). Có thể nêu thêm một số nhận xét khác. Tuy nhiên, những gì đã nêu ở 2.2.1.2 đã cho phép chúng ta khẳng định: hệ thống trường THCN đã góp phần to lớn vào việc đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề phục vụ cho việc phát triển KT – XH của thành phố, đồng thời cho thấy nhu cầu nâng cao chuyên môn, tay nghề và tiềm lực của người dân đối với việc phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo là vô cùng to lớn. 2.3. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA: 2.3.1. Một số thành tựu: Thứ nhất: Ngay sau khi NQ 90/CP của Chính phủ được ban hành, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy và UBND T.P. Hồ Chí Minh, Chính quyền các cấp (quận/huyện, phường/xã), các ban ngành, các tổ chức xã hội, đặc biệt là ngành GD-ĐT thành phố đã nhanh chóng xây dựng và phát triển chương trình XHH giáo dục ở tất cả các bậc, cấp đào tạo, từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông, từ giáo dục THCN đến giáo dục ĐH. Chương trình XHH giáo dục đã nhận được sự tiếp sức và ủng hộ của đông đảo nhân dân thành phố. Số lượng 16 trường THCN đối với một thành phố lớn, đông dân như TP. Hồ Chí Minh quả là con số quá khiêm tốn, nếu như không muốn nói là ít. Tuy nhiên, kết quả tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, kết quả đào tạo, số lượng học sinh có công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp và sự có mặt của 5 trường THCN tư thục, lại nói lên nhiều điều: – Người dân ngày càng quan tâm đến giáo dục, nhận thức sâu sắc hơn vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với phát triển đất nước nói chung, đối với cải thiện và nâng cao đời sống của người dân nói riêng, cũng như trách nhiệm nghĩa vụ của người dân đối với việc phát triển. Số lượng học sinh trúng tuyển vào hệ THCN của nhiều trường (nhất là các trường THCN tư thục) vượt 55 chỉ tiêu vừa nói lên nhu cầu đào tạo nghề của người dân càng ngày càng lớn vừa thể hiện nhận thức đúng đắn của người dân xung quanh việc học nghề. (1) – Phát triển hệ thống trường THCN là một hướng đi đúng đắn. Tính đúng đắn ở đây không đơn thuần là đưa GD – ĐT Việt Nam vào quỹ đạo của giáo dục thế giới, mà còn phù hợp thực tế của người dân. Nhiều người dân rất mong muốn cho con em học lên cao (cao đẳng, đại học), song một mặt thực lực của con em họ không cho phép, mặt khác khả năng tài chính của họ eo hẹp, nên trường THCN là nơi đào tạo nghề cho con em họ, để con em họ có công ăn việc làm và có thể học lên về sau khi điều kiện cho phép. Thứ hai: Quá trình XHH hoạt động đào tạo nghề đã góp phần đắc lực vào việc cung cấp một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề cho các lĩnh vực KT – XH. Có thể nói, sự ra đời và đi vào hoạt động của các trường THCN đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng của XHH giáo dục. Đó là: – Gắn chặt cơ cấu giáo dục – cơ cấu nhân lực – cơ cấu kinh tế, tạo ra sự hài hòa giữa cung và cầu trong đào tạo. Có một số ngành nghề như Hạch toán - Kế toán, Tin học, Điện công nghiệp – Dân dụng, Cơ khí khai thác sửa chữa, Cơ điện lạnh, Chế biến và bảo quản thực phẩm, Du lịch ,…. được nhiều trường đào tạo và đào tạo với số lượng lớn, mới thoáng qua có cảm giác dồn cục và các trường đào tạo ít nhiều bị thương mại hóa. Thế nhưng đi sâu phân tích cơ cấu kinh tế, hướng phát triển chiến lược về kinh tế, … của thành phố và nhu cầu của xã hội thì hướng đi ấy là đúng đắn bởi thời kỳ “trường đào tạo cái gì trường có” đã qua rồi. Thời kỳ hiện nay là “trường đào tạo cái gì xã hội cần”. – Khai thác và phát huy được các nguồn lực của dân. Đối với XHH các lĩnh vực khác nói chung, XHH giáo dục nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn (1) Xin lưu ý: trước năm 2000, nhiều trường THCN công lập tuyển sinh không đủ chỉ tiêu (dù học sinh vào học không phải đóng học phí). Nhưng nay, các trường THCN đều thu học phí (nhất là các trường THCN tư thục học phí khá cao) nhưng lại vượt chỉ tiêu tuyển sinh. 56 luôn chủ trương phải khai thác và phát huy mọi nguồn lực của dân để phục vụ cho dân và công cuộc xây dựng đất nước. Mở và theo học các trường THCN, về một phương diện nào đó phù hợp với khả năng của người sáng lập trường và của người học. Thứ ba: Thành phố đã có nhiều phương thức tạo điều kiện cho các trường THCN phát huy vai trò tác dụng của mình. Có thể thấy rõ điều này qua: – Sự liên kết bước đầu giữa các trường THCN với nhau, sự hợp tác giữa các trường THCN với các trường CĐ và ĐH. Nhờ vậy, các trường THCN mới thành lập sẽ giảm bớt được khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, về giáo viên, … – Mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường THCN với các nhà máy, xí nghiệp và các quận, huyện theo nguyên tắc “cung - cầu” và “hợp đồng đào tạo”. Đây là một trong những cơ sở làm cho các trường THCN ngày càng có sức hút đối với người học: học sinh tốt nghiệp THCN thường dễ tìm việc làm, được các công ty, xí nghiệp tiến nhận. Những chuyển biến về nhận thức đã đưa đến những chủ trương biện pháp và hoạt động mới, tích cực của toàn xã hội đối với sự nghiệp GD – ĐT. Về phía Đảng: Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ Đảng ta quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp GD – ĐT như thời gian qua. Ngoài việc dành cho GD - ĐT một vị trí xứng đáng trong các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (T.L.8), lần VIII (T.L. 10), lần IX (T.L. 12), Đảng ta còn dành hẳn 3 nghị quyết bàn về phương hướng, biện pháp pháp triển GD – ĐT (Nghị quyết 4) của BCHTW Đảng khoá VII, nghị quyết 2 của BCHTW Đảng khoá VIII và nghị quyết 6 của BCHTW Đảng khoá IX)(T.L. 9, T.L.11, T.L.13). Các Đảng uỷ ở địa phương đã cụ thể hoá nội dung của những văn kiện, nghị quyết ấy thấy nhiều chủ trương và biện pháp nhằm phát triển GD – ĐT ở từng vùng, tỉnh và thành phố. 57 Về phía Nhà nước: Các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã tiến hành thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm và chủ trương của Đảng thành các chương trình, các dự án, biện pháp nhằm huy động các lực lượng xã hội đóng góp cho sự phát triển GD – ĐT. Kết quả của chương trình xoá mù chữ và phổ cập tiểu học (đã công bố tháng 11 – 2000), các chương trình phổ cập THCS (dự kiến hoàn thành vào năm 2010), các đề án quy hoạch mạng lưới hệ thống đào tạo nghề và mạng lưới các trường CĐ và ĐH (đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt), sự ra đời của Hội đồng Giáo dục Quốc gia và các cấp,... là những minh chứng sinh động. Việc tăng ngân sách Nhà nước đầu tư cho GD –ĐT cùng việc mở rộng hợp tác các nước, các tổ chức Quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt kiều dưới hình thức phong phú, đa dạng và có hiệu quả, Nhà nước đã tạo cho hoạt động GD – ĐT có thêm nhiều nguồn lực để triển khai các chương trình (chương trình kiên c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD001.pdf
Tài liệu liên quan