Người lãnh đạo giỏi là người khiến người khác làm được những việc theo ý kiến
chủ quan của mình, có khả năng phân công công việc một cách hợp lý cho nhân
viên dưới quyền, điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kỹ năng động viên,
kích thích nhân viên, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc có khoa học, có khả
năng kết dính mọi người, biết sử dụng người giỏi hơn mình, tôn trọng và biết
trọng dụng người khác. Để có được năng lực lãnh đạo, CVGS phải am hiểu tâm
lý của đối tượng mình đang làm việc để khơi gợi động cơ làm việc, vừa hạn chế
được những nhược điểm thuộc về tính cách của nhân viên, từ đó kích thích làm
việc vì mục tiêu của doanh nghiệp.
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định các năng lực cần thiết của đội ngũ chuyên viên giám sát bộ phận phục vụ mặt đất của hãng hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp định tính, gồm các
nội dung chính :
- Tổng hợp các lý thuyết từ nghiên cứu trước đây làm cơ sở để xây dựng mô
hình nghiên cứu lý thuyết. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 01/2008 đến
tháng 06/2008
- Bằng phương pháp động não (Brain Storming), tác giả đã tham vấn 5 giảng
viên có nhiều kinh nghiệm trong bộ môn phục vụ hành khách, trưởng phòng
nhân sự của OCC, các đội trưởng của bộ phận giám sát mặt đất để lấy ý kiến về
năng lực cần thiết nhằm xây dựng thang đo ( phụ lục 2).
- Tác giả tiến hành quan sát quá trình làm việc của một số ca kíp tại nhà ga TSN,
phân tích bảng mô tả công việc nhằm phát hiện thêm nhiều biến quan sát bổ
sung cho bảng câu hỏi như: hiểu biết các nền văn hóa khác nhau, biết đặt mình
vào vị trí của hành khách để giải quyết công việc, biết học hỏi từ công việc.
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
25
Qua kết quả của các bước nghiên cứu sơ bộ đề tài đã xác định được 10 năng lực
cần thiết đối với CVGS, đó là:
1. Quản trị các hoạt động đổi mới
2. Lãnh đạo
3. Ưng xử
4. Giải quyết các tình huống bất thường
5. Kiểm tra giám sát
6. Giao tiếp
7. Làm việc nhóm
8. Phục vụ hành khách
9. Thích nghi môi trường
10. Hoàn thiện bản thân
Đồng thời qua nghiên cứu sơ bộ đề tài đã phát hiện được 53 biến quan sát làm cơ
sở để thiết kế bảng câu hỏi, các biến quan sát được sắp xếp theo cách không nêu
tên từng năng lực cụ thể nhằm mục đích để người được khảo sát trả lời một cách
khách quan nhất về khả năng, hành vi được thể hiện trong quá trình làm việc.
Các thông tin cá nhân như giới tính, tuổi tác, trình độ chuyên môn, mức độ làm
việc với CVGS cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi theo thang đo danh xưng
để đo lường sự khác biệt khi đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố.
Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua
phương pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra – trả lời viết (Phụ
lục 03), với 240 bảng câu hỏi được phát đi cho CVGS, các đội trưởng, các bộ
phận phục vụ hành khách có liên quan với CVGS. Nghiên cứu được thực hiện
trong tháng 11/2008. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý với phần mềm
SPSS.
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
26
Đề tài thực hiện qui trình nghiên cứu như sau: (hình 3.1)
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu
3.2 Nghiên cứu sơ bộ
3.2.1 Các năng lực cần thiết của CVGS mặt đất:
Trong phạm vi đề tài này, thuật ngữ năng lực được sử dụng để nói đến năng lực
của CVGS mặt đất, năng lực bao gồm các thành phần kiến thức, kỹ năng và thái
độ của một chuyên viên để thực hiện tốt công việc giám sát các dịch vụ mặt đất
phục vụ hành khách trên các chuyến bay tại sân bay.
Vậy để xác định được năng lực cần thiết cho vị trí chức danh này đề tài đã thực
hiện thông qua việc phân tích công việc để xác định được những kiến thức, kỹ
Cơ sở lý luận về các
năng lực cần thiết
của quản trị cấp cơ
sở
Nghiên cứu sơ
bộ
Thảo luận tay đôi
Đóng vai
Quan sát
Điều chỉnh Thang đo
chính
Nghiên cứu chính thức
(n= 250)
Kiểm tra hệ số tin
cậy Cronbach Alpha
Phân tích nhân tố
khám phá EFA
Kiểm định T-test
Kiểm định Anova
Thảo luận kết quả -
kiến nghị
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
27
năng, phẩm chất nào cần thiết đồng thời tham vấn các chuyên gia, các giảng viên
có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, khám phá được 08 nhóm năng lực. Sau đó
tác giả đã quan sát quá trình làm việc và tác nghiệp của các CVGS với các bộ
phận thương vụ làm thủ tục cho hành khách, bộ phận an ninh sân bay trong khi
phục vụ các chuyến bay tại nhà ga sân bay nhằm bổ sung thêm một số biến quan
sát.(Phụ lục 2). Trên cơ sở lý thuyết về xây dựng mô hình năng lực cho một chức
danh cụ thể trong một tổ chức và qua quá trình nghiên cứu định tính đề tài đã
phát hiện thêm 2 nhóm năng lực bổ sung vào các nhóm năng lực cần thiết cho
CVGS mặt đất. Qua nghiên cứu sơ bộ, đề tài đã phát hiện ra 10 nhóm năng lực
cần thiết để đưa vào nghiên cứu tiếp theo.
Năng lực cần thiết cho công việc của CVGS - một công việc đòi hỏi phải tiếp
xúc thường xuyên với hành khách nhằm đáp ứng và đáp ứng vượt quá sự mong
đợi của hành khách – đòi hỏi phải có những năng lực cốt lõi liên quan đến quản
trị, kỹ năng phục vụ và phẩm chất nhiệt tình, tích cực và lạc quan trong khi xử lý
tình huống.
1. Năng lực quản trị các hoạt động đổi mới.
Trong xu thế hiện nay, phát triển kinh tế là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, để
khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. Nền kinh tế nước ta cũng không
nằm ngoài xu thế đó, sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO ngày 07/11/2006, các
cam kết của Việt Nam về thay đổi hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc
tế buộc các hãng hàng không tại Việt Nam phải chuyển biến mạnh mẽ từ phong
cách lãnh đạo, phục vụ, kiến thức quản trị kinh tế để đủ sức cạnh tranh với các
hãng hàng không nước ngoài đang từng bước đầu tư và khai thác hoạt động tại
Viêt Nam.
Ngành hàng không là một trong những ngành đi đầu trong đổi mới công nghệ và
dịch vụ nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của hành khách. Năng lực này đòi hỏi
CVGS phải nắm vững các luật lệ, qui định của IATA, để từ đó có thể phân tích
đánh giá dịch vụ, có những kiến nghị nhằm cải tiến phong cách phục vụ. Vì đặc
thù của ngành là liên tục đổi mới nên đòi hỏi CVGS phải có khả năng sáng tạo
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
28
đưa ra các hoạt động đổi mới. Với nhiệm vụ giám sát và kiểm tra, CVGS là
người biết thu hút sự quan tâm của nhân viên trong suốt quá trình đổi mới hệ
thống phục vụ hành khách, có khả năng truyền đạt và gây ảnh hưởng đến các
nhân viên phục vụ hành khách trong ca kíp của mình.
2. Năng lực lãnh đạo
Người lãnh đạo giỏi là người khiến người khác làm được những việc theo ý kiến
chủ quan của mình, có khả năng phân công công việc một cách hợp lý cho nhân
viên dưới quyền, điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kỹ năng động viên,
kích thích nhân viên, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc có khoa học, có khả
năng kết dính mọi người, biết sử dụng người giỏi hơn mình, tôn trọng và biết
trọng dụng người khác. Để có được năng lực lãnh đạo, CVGS phải am hiểu tâm
lý của đối tượng mình đang làm việc để khơi gợi động cơ làm việc, vừa hạn chế
được những nhược điểm thuộc về tính cách của nhân viên, từ đó kích thích làm
việc vì mục tiêu của doanh nghiệp.
3. Năng lực ứng xử
CVGS mặt đất cho các chuyến bay đòi hỏi phải làm việc theo ca kíp, thường
xuyên làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ và với các nhân viên phục vụ hành
khách. Để thực hiện tốt công việc của mình, người có chức danh này phải xây
dựng được mối quan hệ tốt với người khác, là người đáng tin cậy và được đồng
nghiệp kính trọng. Theo tự điển năng lực dành cho quản lý cấp trung của tiểu
bang Wasington- Hoa kỳ thì người có năng lực ứng xử là người biết cung cấp
thông tin phản hồi kịp thời và mang tính xây dựng đồng thời biết tiếp nhận phê
bình tích cực từ các đồng nghiệp, biết nhận ra các giá trị khi làm việc với nhiều
trình độ văn hóa khác nhau. Với năng lực ứng xử, CVGS phải biết xây dựng và
duy trì tốt các kênh phản hồi từ các bộ phận khác, các bộ phận tác nghiệp nhằm
phục vụ tốt các chuyến bay như là bộ phận thương vụ, an ninh. Đồng thời phải
có những biện pháp để giải quyết xung đột một cách hiệu quả nhằm mang lại giá
trị cao và sự hợp tác của mọi người trong tổ chức để đạt được mục tiêu của
nhóm và cuối cùng là mục tiêu của tổ chức.
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
29
4. Năng lực giải quyết tình huống bất thƣờng
Theo Browell (1998) thì bản chất của ngành dịch vụ khách hàng (hospitality
industry) đòi hỏi cao về quản trị rủi ro và giải quyết tình huống bất thường.
Ngành hàng không cung cấp dịch vụ vận chuyển luôn bị phụ thuộc vào các điều
kiện khách quan như thời tiết, các tình huống hư hỏng bất thường không nằm
trong qui trình kiểm tra kiểm soát của các bộ phận có liên quan làm ảnh hưởng
đến lịch trình bay, dẫn đến các chuyến bay bị chậm trễ hay bị huỷ bỏ. Trong
trường hợp này hành khách rất dễ bất bình và khó thông cảm với hãng hàng
không, vì vậy CVGS phải bình tĩnh để xử lý tốt các tình huống này để làm thoả
mãn hành khách đồng thời không gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Với những
đặc thù này, CVGS phải là giàu óc phán đoán, biết vận dụng các chính sách của
tổng công ty một cách khéo léo để giải quyết vấn đề, có khả năng sử dụng kiến
thức để đưa ra nhiều lựa chọn nhằm khắc phục sự cố bất thường. Đây là năng lực
mang tính quyết định đối với việc đánh giá một chuyến bay có được phục vụ
thành công hay không.
5. Năng lực kiểm tra giám sát
Kiểm tra giám sát để đảm bảo cho các chuyến bay được suôn sẻ là nhiệm vụ
chính của CVGS, đòi hỏi người làm công việc này phải có óc quan sát, nhạy
bén, đặt biệt là phải quan sát trong môi trường đông người, mọi vật luôn ở trong
trạng thái động. CVGS không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ vận chuyển hành
khách nhưng họ phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, nắm vững các qui
trình phục vụ hành khách, chính sách bán, các qui định về tải và an ninh an toàn
để có thể vận dụng trong quá trình kiểm tra giám sát nhằm đưa ra những quyết
định đúng và kịp thời. Họ phải biết nhận diện trước những tình huống xấu có thể
xảy ra và phân tích những tình huống phức tạp để tìm ra cách giải quyết nhanh
nhất. CVGS phải có khả năng thu thập được thông tin, thu nhận thông tin phản
hồi, có khả năng truyền đạt, chỉ dẫn và hỗ trợ nhân viên phục vụ hành khách
cũng như các nhà cung cấp dịch vụ cho các chuyến bay hoàn thành mục tiêu của
công việc. Thông qua việc giám sát, CVGS có những kiến nghị kịp thời lên cấp
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
30
quản lý cao hơn nhằm cung cấp dịch vụ hoàn hảo hơn. Năng lực kiểm tra giám
sát của chức danh này được thể hiện qua các kỹ năng trên trong quá trình thực
hiện công việc.
6. Năng lực giao tiếp
Năng lực này yêu cầu CVGS phải có khả năng nói và viết tốt để diễn đạt thành
công trong môi trường làm việc, có khả năng diễn đạt một cách hiệu quả các vấn
đề bất thường, có khả năng nói tiếng Anh trôi chảy để giao tiếp với khách nước
ngoài, am hiểu văn hoá giao tiếp của khách quốc tế. Hơn thế nữa, CVGS còn
phải giao tiếp tốt với đồng nghiệp và các bộ phận khác thể hiện qua thái độ tích
cực, yêu thích công việc, tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp. Chính sự yêu thích
công việc sẽ là động lực giúp họ có những hành vi ứng xử thích hợp và hiệu quả.
7. Năng lực phục vụ hành khách
Có kiến thức về tâm lý khách hàng và hiểu được tâm lý khách hàng để từ đó có
những hành vi ứng xử phù hợp là thuộc tính không thể thiếu của những người
làm công việc phục vụ hành khách. Kiến thức và kỹ năng phục vụ khách hàng
tốt sẽ giúp cho CVGS phân biệt được hành khách nào cần được giúp đỡ trực tiếp
và hành khách nào chỉ cần phục vụ gián tiếp. Họ phải là người có khả năng đáp
ứng kịp thời những yêu cầu của hành khách và biết đánh giá mức độ thõa mãn
của hành khách để có thể đưa ra những lựa chọn thay thế nhằm duy trì mức độ
phục vụ cao nhất có thể. Hơn thế nữa, trong khi giải quyết các nhu cầu của hành
khách CVGS phải thể hiện là người có đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử
có văn hóa để tạo được lòng tin cho hành khách. CVGS phải là người có khả
năng thuyết phục khi gặp những hành khách khó tính, có tâm lý không tốt,
CVGS phải biết đặt mình vào vị trí của họ để giải quyết nhằm đem lại kết quả tốt
nhất cho doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được cao nhất nhu cầu của hành
khách.
8. Năng lực làm việc nhóm
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
31
Làm việc nhóm là một kỹ năng mà bất cứ một nhà quản trị nào cũng cần phải có
đặc biệt là làm việc trong môi trường đa văn hóa, giao tiếp nhiều với các nhóm
khách hàng nhiều quốc tịch. Năng lực này đòi hỏi nhân viên phải luôn có thái độ
sẵn sàng và khả năng làm việc với các thành viên khác trong cùng ca kíp. Với
tính chất đặc thù của công việc, CVGS không chỉ làm việc với đồng nghiệp mà
còn phải làm việc với hành khách vì vậy phải biết phản ứng một cách hiệu quả
đối với những phê bình mang tính góp ý từ hành khách. Họ phải biết đánh giá
cao sự giúp đỡ của các thành viên trong nhóm.
9. Năng lực thích nghi môi trƣờng
Khả năng thích nghi với môi trường thay đổi là một kỹ năng quan trọng của các
nhà quản trị trong ngành dịch vụ khách hàng và du lịch (Kay và Rusette). Công
việc cung cấp các dịch vụ mặt đất cho các chuyến bay đòi hỏi nhân viên phải
làm việc trong môi trường áp lực cao và môi trường làm việc luôn biến động, họ
phải có khả năng thích nghi với nhiệm vụ mới nhiệm vụ bất thường.
10. Năng lực hoàn thiện bản thân
Đây là năng lực đòi hỏi nhân viên phải trau dồi trong suốt quá trình làm việc. Đó
chính là phong cách cá nhân, có óc hài hước để xử lý công việc một cách lạc
quan khi gặp sự cố (Shanton Chang & Phyllis Tharenon). CVGS phải luôn có ý
thức nhanh chóng chiếm được lòng tin của đồng nghiệp và hành khách, biết tận
dụng cơ hội để học hỏi từ công việc. Công việc này đòi hỏi nhân viên phải có
các kỹ năng mềm như kỹ năng suy nghĩ tích cực (critical thinking), kỹ năng này
giúp nhân viên có những hành xử đúng trong khi giải quyết công việc, và đây là
kỹ năng chỉ học được trong quá trình làm việc khi nhân viên luôn có ý thức hoàn
thiện bản thân.
3.2.2 Mô hình các năng lực cần thiết của CVGS
Trên cơ sở nghiên cứu định tính, phân tích tầm quan trọng và tính lặp lại của các yếu
tố, đề tài đã xây dựng được mô hình nghiên cứu gồm 10 năng lực cần thiết cho CVGS
là (Hình 3.2)
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
32
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu
3.3 Nghiên cứu chính thức
3.3.1 Xây dựng thang đo
Đề tài đã đưa ra bảng thăm dò ý kiến đánh giá mức độ cần thiết các yếu tố về
năng lực của CVGS dịch vụ hành khách mặt đất. Sau khi phỏng vấn các đội
trưởng trực tiếp làm việc và sau đó tham vấn trưỏng phòng nhân sự của bộ phận
phục vụ mặt đất, các giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực phục vụ hành
Làm việc nhóm
Hoàn thiện bản
thân
Thích nghi môi
trường
CÁC NĂNG
LỰC CẦN
THIẾT CỦA
CVGS
Ứng xử
Lãnh đạo
Quản trị hoạt động
đổi mới
Kiểm tra giám sát
Giao tiếp
Phục vu hành
khách
Giải quyết tình
huống bất thường
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
33
khách và quan sát quá trình làm việc của các CVGS trong khi phục vụ các
chuyến bay, một số tiêu chí khác đã được bổ sung vào bảng câu hỏi điều tra.
Sau khi điều chỉnh và bổ sung bảng câu hỏi điều tra chính thức có 10 yếu tố với
53 biến quan sát được dùng để xây dựng thang đo các năng lực cần thiết của
CVGS, đó là (1) quản trị hoạt động dổi mới, (2) lãnh đạo, (3) ứng xử (4) giải
quyết tình huống bất thường, (5) kiểm tra giám sát. (6) giao tiếp, (7) phục vụ
hành khách ,(8) làm việc nhóm, (9) thích nghi môi trường, (10) hoàn thiện bản
thân. (Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Thang đo các năng lực cần thiết
Quản trị hoạt động đổi mới
1 Có kiến thức về quản trị
2 Nắm vững luật, qui định quốc tề về vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng đường hàng không
3 Biết áp dụng kiến thức và kỹ năng nền tảng để vận dụng vào hoạt động đổi mới
4 Biết sáng tạo đưa ra các hoạt động đổi mới
5 Biết thu hút sự quan tâm của nhân viên trong suốt quá trình đổi mới qui trình và hệ thống phục vụ hành
khách
Lãnh đạo
6 Làm việc có khoa học
7 Biết sử dụng người giỏi hơn mình
8 Biết động viên kích thích nhân viên
9 Cởi mở, biết thông cảm với nhân viên khi gặp vấn đề cá nhân
10 Sẵn sàng nhận trách nhiệm khi có sự cố xảy ra, không đỗ lỗi hoàn toàn cho điều kiện khách quan
Ứng xử
11 Có khả năng tác nghiệp hiệu quả với các bộ phận chức năng để phục vụ tốt cho các chuyến bay
12 Biết xây dựng và duy trì tốt các kênh phản hồi từ các bộ phận khác
13 Có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp và các cấp quản lý cao hơn
14 Biết nhận ra các giá trị khi làm việc với đồng nghiệp có nhiều trình độ văn hoá khác nhau
15 Công bẳng, không thiên vị, không cảm tính
Giải quyết tình huống bất thƣờng
16 Bình tĩnh kiềm chế khi có sự cố xảy ra
17 Có tính quyết đoán
18 Biết phân tích những tình huống phức tạp để tìm ra cách giải quyết nhanh nhất và hiệu quả nhất
19 Có đạo đức nghề nghiệp
20 Biết đặt mình vào vị trí của người khác để giải quyết tình huống bất thường
21 Có khả năng sử dụng kiến thức để đưa ra nhiều lựa chọn nhằm khắc phục sự cố bất thường.
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
34
Kiểm tra giám sát
22 Biết hướng dẫn nhân viên đạt được kết quả mong muốn
23 Biết hoạch định để đáp ứng tốt yếu tố đúng giờ
24 Nắm vững qui trình phục vụ hành khách, chính sách bán, các qui định về tải và an ninh an toàn
25 Biết nhận diện trước những tình huống xấu có thể xảy ra
26 Chịu áp lực cao
27 Có khả năng thu thập thông tin và hệ thống lại vấn đề
Giao tiếp
28 Có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhân viên và quản lý cấp cao hơn
29 Biết chia xẻ với đồng nghiệp khi gặp sự cố trong công việc
30 Có khả năng truyền đạt thông tin một cách chính xác
31 Hành vi ứng xử có văn hóa
32 Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh
Phục vụ hành khách
33 Biết sử dụng các thiết bị phục vụ hành khách
34 Biết phân biệt được loại hành khách cần giúp đỡ một cách kịp thời
35 Có khả năng đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của hành khách ở mức độ cao nhất
36 Biết đánh giá mức độ thoã mãn của hành khách
37 Biết phản ứng một cách hiệu quả đối với những phê bình mang tính góp ý từ hành khách
38 Hiểu biết về các nền văn hoá khác nhau
Làm việc nhóm
39 Có khả năng xây dựng một nhóm làm việc
40 Nhận thức được thành công của nhóm chính là thành công của chính bản thân mình
41 Biết tự học hỏi và giúp các thành viên trong nhóm rút kinh nghiệm từ các sai lầm
42 Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong cùng ca kíp
Thích nghi môi trƣờng
43 Có khả năng thích nghi với những thay đổi bất thường, nhiệm vụ mới, nhiệm vụ tạm thời
44 Biết động viên kích thích nhân viên
45 Là người tiên phong trong các hoạt động đổi mới
46 Có khả năng thuyết phục
47 Tôn trọng người khác
Hoàn thiện bản thân
48 Biết tận dụng cơ hội để học hỏi từ công việc
49 Yêu thích công việc, xem công việc như là một phần tất yếu của cuộc sống
50 Có khả năng học kỹ năng mới nhanh
51 Có óc hài hước
52 Nhanh chóng chiếm được lòng tin từ đồng nghiệp và hành khách
53 Luôn suy nghĩ tích cực trong khi làm việc
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
35
3.3.2 Thông tin mẫu nghiên cứu
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Tác giả trực tiếp gặp gỡ và trao
đổi với các nhân viên của OCC, các đội trưởng, đội phó của xí nghiệp khai thác
mặt đất TIAGS và và nhân viên phục vụ mặt đất của xí nghiệp khai thác mặt đất
DIAGS tại sân bay Tân Sơn Nhất và Đà nẵng.
Với bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này gồm có 53 biến độc lập, cỡ
mẫu quan sát dự kiến là n=250.Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 240 bảng, tổng
số bảng câu hỏi thu về là 210 bảng. Sau khi nhập số liệu và làm sạch thì số bảng
câu hỏi hợp lệ được sử dụng trong phần xử lý chính thức là 205 bảng, chiếm tỉ lệ
97,62%.
Công cụ thu thập số liệu là bảng câu hỏi khảo sát đánh giá mức độ cần thiết của
các kỹ năng, kiến thức và biểu hiện hành vi năng lực của CVGS mặt đất gồm 53
biến đo lường và 6 biến phân biệt. Mức độ cần thiết của các biểu hiện năng lực
được đánh giá bằng thang đo 5 bậc điểm phân bố từ (1) hoàn toàn không cần
thiết, (2) không cần thiết, (3) hơi cần thiết, (4) cần thiết, (5) hoàn toàn cần thiết.
Các thông tin cá nhân trong bảng câu hỏi được vận dụng làm thang đo danh
xưng để đo lường sự khác biệt về giới tính, tuổi đời, trình độ chuyên môn, cấp
quản lý, mức độ làm việc với CVGS khi đánh giá mức độ cần thiết của các yếu
tố năng lực, đề tài đã sử dụng các thang đo như sau :
Giới tính: Thang đo này nhằm đo lường sự khác biệt giữa nam và nữ khi đánh
giá mức độ cần thiết của các yếu tố năng lực được đề cập khi khảo sát.
Độ tuổi: Đề tài sử dụng thang đo này nhằm đo lường sự khác biệt giữa nhân viên
làm công tác phục vụ hành khách tại nhà ga sân bay có độ tuổi khác nhau khi
đánh giá về mức độ cần thiết của các yếu tố năng lực.
Trình độ chuyên môn: Tất cả các CVGS mặt đất hiên nay đã qua đào tạo và có
trình độ đại học, nhưng trong quá trình làm việc họ phải tác nghiệp nhiều với
nhân viên của các bộ phận khác có nhiều trình độ khác nhau. Do đó, thang đo
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
36
này được sử dụng để đo lường sự khác biệt giữa những nhân viên có trình độ
khác nhau khi đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố năng lực.
Nhóm chức danh: Do đối tượng đề tài khảo sát là CVGS, nên các chức danh
quản lý cấp cao hơn và nhân viên làm thủ tục – bộ phận này chịu sự giám sát
trực tiếp của CVGS, được đưa vào sử dụng trong thang đo nhằm đo lường sự
khác biệt khi đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố năng lực.
Đơn vị công tác: Đề tài sử dụng để đo lường sự khác biệt của các nhân viên ở
những đơn vị phục vụ mặt đất khác nhau khi đánh giá mức độ cần thiết của các
yếu tố năng lực của CVGS.
Mức độ làm việc với CVGS: Thang đo này được sử dụng để đo lường sự khác
biệt của nhân viên và cán bộ quản lý có mức độ làm việc từ thường xuyên đến
không thường xuyên với CVGS khi đánh giá mức độ cần thiết của các yếu tố
năng lực.
Sau khi xử lý trên phần mềm SPSS 11.5, đề tài có số liệu như sau: (Phụ lục 4)
Về giới tính trong nghiên cứu được phân chia như sau: Có 69 nam trong tổng số
205 bảng câu hỏi hợp lệ chiếm 33,7% và có 136 nữ, chiếm tỉ lệ chiếm 66,3%,
khá chênh lệch so vói nam giới. Điều này cho thấy tỉ lệ nữ trong ngành hàng
không khá cao, đây là một đặc trưng của ngành dịch vụ khách hàng nói chung.
Về độ tuổi, có 32 bảng câu hỏi thuộc nhân viên dưới 25 tuổi chiếm 15,6%, 118
bảng thuộc nhân viên ở độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm tỉ lệ 57,6%, đây là độ tuổi
đang công tác và có vài năm kinh nghiệm, con số này khá cao thuận tiện cho đề
tài khi nghiên cứu. Có 53 nhân viên ở độ tuổi từ 35 đến 44 chiếm tỉ lệ 25,9% và
02 nhân viên trên 45 tuổi, chiếm tỉ lệ 1%. Điều này cho thấy đa số nhân viên làm
ở bộ phận phục vụ mặt đất khá trẻ.
Về trình độ chuyên môn, có 4 lao động phổ thông chiếm 2%, có 34 trung cấp
nghề, trung cấp chuyên nghiệp chiếm tỉ lệ 16,6%, có 167 bảng câu hỏi thuộc về
trình độ cao đẳng, đại học và cao hơn chiếm tỉ lệ 81,5%. Điều này cho thấy rằng
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
37
thông tin của bảng câu hỏi điều tra bước đầu là đáng tin cậy, bởi vì họ đã được
qua đào tạo và có đủ trình độ để đánh giá các biểu hiện hành vi của năng lực.
Về nhóm chức danh, có 26 bảng câu hỏi thuộc về cán bộ quản lý, chiếm 26,7%,
có 41 bảng câu hỏi thuộc về đội trưởng kíp trưởng chiếm 20%, có 52 bảng câu
hỏi thuộc về nhân viên làm thủ tục chiếm 25,4%, có 63 bảng câu hỏi thuộc về
CVGS chiếm 30,7%, có 23 bảng câu hỏi thuộc về bộ phận khác chiếm 11,2%.
Như vậy, đa số bảng câu được khảo sát thuộc cán bộ quản lý, những nhân viên
làm công tác phục vụ mặt đất và CVGS, điều này đảm bảo tính chính xác cho
kết quả phỏng vấn.
Về đơn vị làm việc, có 90 bảng câu hỏi thuộc về đơn vị OCC, chiếm 43,9%, bộ
phận này chiếm cao nhất và là bộ phận đang trực tiếp làm công tác giám sát phục
vụ mặt đất, là đối tượng được nghiên cứu và kết quả nghiên cứu cũng nhằm phục
vụ cho chính đối tượng này. Tiếp đến là 46 bảng câu hỏi thuộc bộ phận TIAGS,
chiếm 22,4% và còn lại là 69 bảng câu hỏi thuộc bộ phận khác (DIAGS), đây là
hai bộ phận tác nghiệp và chịu sự giám sát trực tiếp của OCC.
Về mức độ làm việc với CVGS, có 148 người làm việc thường xuyên với
CVGS, chiếm tỉ lệ 72,2%, có 31 người làm việc khá thường xuyên với CVGS,
chiếm 15,1%, có 18 người thỉnh thoảng làm việc với CVGS, chiếm 8,8% và có
08 người không làm việc với CVGS chiếm 3,9%. Điều này cho thấy số người
được phỏng vấn có mức độ làm việc khá cao với CVGS nên theo nhận định ban
đầu mang lại kết quả khách quan cho nghiên cứu.
3.3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Thang đo mức độ cần thiết của các yếu tố năng lực được đề tài xây dựng trên cơ
sở các nghiên cứu trước đây, qua việc tham vấn ý kiến của các giảng viên có
kinh nghiệm đang giảng dạy bộ môn này tại Học viện Hàng Không, trưởng
phòng nhân sự của OCC và xí nghiệp khai thác mặt đất tại sân bay Tân Sơn
Nhất. Bước đầu tiên đề tài kiểm định thang đo đề xuất bằng hệ tin cậy Cronbach-
Alpha để loại một số biến rác. Theo “Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
-2005” thi hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong
Nguyễn Thị Ngân Hà – Luận Văn Cao Học
38
trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời
trong bối cảnh nghiên cứu (trường hợp của nghiên cứu này) nên khi kiểm định
tác giả sẽ lấy chuẩn Cronbach Alpha là >= 0.6. Các biến có tương quan biến
tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0.3 xem như là chưa đạt yêu cầu và được
loại bỏ để cải thiện độ tin cậy của các biến (Hair và các đồng nghiệp, 1992)
Bước tiếp theo, đề tài kiểm định thang đo bằng phân tích nhân t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanbaiviet__cs_1.pdf