MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT .iii
DANH SÁCH BẢNG . .vii
DANH SÁCH HÌNH . viii
PHỤLỤC .x
Chương 1 MỞ ĐẦU .1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .3
2.1 GIỚI THIỆU SƠLƯỢC VỀCÂY SEN.3
2.1.1 Sựsinh trưởng và phát triển của cây sen .3
2.1.2 Giá trịdinh dưỡng của hạt sen .4
2.1.3 Giá trịkinh tếcủa cây sen.6
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP LẠNH ĐÔNG.7
2.2.1 Lạnh đông chậm.7
2.2.2 Lạnh đông nhanh.8
2.2.3 Làm lạnh đông cực nhanh.8
2.3 SỰ ĐÓNG BĂNG NƯỚC TRONG RAU QUẢ .8
2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH LẠNH ĐÔNG VÀ TRỮ ĐÔNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG CỦA RAU QUẢ(Cano, 1996; Skrede, 1996; Martınez-Romero, Castillo
and Valero, 2004; Stanfiel, 2004) .9
2.4.1 Ảnh hưởng của quá trình lạnh đông và trữ đông đến sựthay đổi cấu trúc và mùi
vịcủa sản phẩm.9
2.4.2 Ảnh hưởng của quá trình lạnh đông và trữ đông đến sựhình thành các phản ứng
hoá học bên trong sản phẩm.11
2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP TAN GIÁ PHỔBIẾN.14
2.5.1 Nhóm 1.14
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệthực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng v
2.5.2 Nhóm 2.15
2.6 CÁC BIẾN ĐỔI CỦA SẢN PHẨM TAN GIÁ.18
2.6.1 Sựchín bềmặt rau .18
2.6.2 Hao hụt vềkhối lượng .19
2.6.3 Sựthay đổi vềcấu trúc.19
2.6.4 Sựthay đổi vềmàu sắc .19
2.6.5 Chất lượng vi sinh.20
2.7 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀHẠT SEN .20
2.8 CÁC VẤN ĐỀCẦN NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI QUYẾT TRONG ĐỀTÀI .21
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.22
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM.22
3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện.22
3.1.2 Nguyên liệu.22
3.1.3 Dụng cụvà thiết bị .22
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.23
3.2.1 Cách chọn và xửlý mẫu.23
3.2.2 Tiến hành thí nghiệm .23
3.2.3 Phương pháp thí nghiệm.24
3.3 BỐTRÍ THÍ NGHIỆM.24
3.3.1 Thí nghiệm 1 .24
3.3.2 Thí nghiệm 2 .26
3.3.3 Thí nghiệm 3 .28
3.3.4 Thí nghiệm 4 .30
Chương 4 KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN .32
4.1 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN LẠNH ĐÔNG HẠT SEN TƯƠI .32
4.2 SỰBIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH
ĐÔNG HẠT SEN TƯƠI ỞCÁC ĐỘTUỔI KHÁC NHAU . 34
4.2.1 Sựthay đổi độ ẩm của hạt sen tươi ởcác độtuổi khác nhau trong quá trình trữ
đông.34
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệthực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vi
4.2.2 Ảnh hưởng của thời gian trữ đông đến sựthay đổi màu sắc (độsáng L) của hạt
sen tươi lạnh đông ởcác độtuổi khác nhau.35
4.2.3 Ảnh hưởng của thời gian trữ đông đến sựthay đổi cấu trúc của hạt sen tươi lạnh
đông ởcác độtuổi khác nhau.40
4.2.4 Ảnh hưởng của độtuổi và thời gian trữ đông đến giá trịcảm quan của hạt sen
tươi trong quá trình trữ đông.41
4.2.5 So sánh chất lượng hạt sen sau thời gian trữ đông ởcác độtuổi thu hoạch .43
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TAN GIÁ ĐẾN SỰTHAY ĐỔI CHẤT
LƯỢNG HẠT SEN LẠNH ĐÔNG.44
4.3.1 Sựthay đổi nhiệt độtheo thời gian rã đông.44
4.3.2 Ảnh hưởng của các phương pháp rã đông đến cấu trúc, màu sắc của hạt sen tươi
cấp đông .46
4.3.3 Ảnh hưởng của phương pháp rã đông đến giá trịcảm quan của hạt sen tươi lạnh
đông.49
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀNGHỊ.50
5.1 KẾT LUẬN.50
5.2 ĐỀNGHỊ .51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .52
81 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định chế độ lạnh đông cho hạt sen tươi và phương pháp tan giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh học ứng dụng 29
ii. Quy trình thí nghiệm
Gương sen tươi
A1 A2 A3 A4
Xử lý sơ bộ
(Tách hạt khỏi gương, chọn hạt nguyên, đồng đều)
Cho vào bao bì PA (80g)
Đóng gói chân không (85%)
Nhiệt độ
Thời gian tối thích từ TN 1→ Lạnh đông (nhiệt độ tủ lạnh đông -35 ÷- 390C)
Trữ đông ở nhiệt độ tương ứng
C1 C2 C3 C4
Tan giá chậm (ở t0: 4÷60C trong tủ lạnh)
Xác định cấu trúc, màu sắc, giá trị cảm quan
Hình 13: Sơ đồ thí nghiệm 3
iii. Kết quả thu nhận
Sự thay đổi về độ cứng, màu sắc của hạt sen sau khi tiến hành tan giá chậm ở nhiệt độ
4÷60C
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 30
3.3.4 Thí nghiệm 4
Ảnh hưởng của phương pháp tan giá đến chất lượng sản phẩm hạt sen đông lạnh
i. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành với hai nhân tố
− Nhân tố B: Loại hạt (chọn hạt có kích thước và màu sắc đồng đều)
+ B1: Hạt sen nguyên vỏ
+ B2: Hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy
− Nhân tố D: phương pháp tan giá
+ D1: Tan giá bằng microwave
+ D2: Tan giá bằng nước ở nhiệt độ thường
+ D3: Tan giá bằng nước ở nhiệt độ 4÷60C
+ D4: Tan giá bằng không khí ở nhiệt độ 4÷60C
+ D5: Tan giá bằng không khí ở nhiệt độ phòng
Chọn sản phẩm có độ tuổi tối ưu từ thí nghiệm 2 và 3
Tiến hành tan giá đến khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt 00C
Số lần lặp lại thí nghiệm: 2 lần
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 31
ii. Quy trình thí nghiệm
Chọn hạt sen lạnh đông cho chất lượng cao
(Ứng với độ tuổi từ thí nghiệm 2 và 3)
B1 B2
D1
D2
Tan giá D3
D4
D5
Theo dõi thời gian tan giá, cấu trúc và màu sắc
Hình 14: Sơ đồ thí nghiệm 4
iii. Kết quả thu nhận
Ứng với độ tuổi của hạt sen nguyên vỏ và hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy cho sản phẩm hạt
sen lạnh đông có chất lượng cao nhất sau khi lạnh đông xong, trữ đông, tan giá bằng
các điều kiện khác nhau, theo dõi và phân tích các chỉ tiêu sau:
− Thời gian tan giá
− Sự thay đổi cấu trúc (lực phá vỡ mẫu, g lực)
− Màu sắc
− Giá trị cảm quan
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN LẠNH ĐÔNG HẠT SEN TƯƠI
Việc xác định thời gian và nhiệt độ cấp đông phù hợp là yếu tố quan trọng, quyết định
sự thay đổi tính chất của thực phẩm trong quá trình bảo quản ở nhiệt độ thấp. Ở điều
kiện thực tế của nghiên cứu, nhiệt độ tối thiểu mà tủ cấp đông có thể đạt được dao
động trong khoảng -35 ÷ -390C. Do đó, việc xác định thời gian cấp đông của hạt sen
tươi được tiến hành ở 2 mức nhiệt độ tâm sản phẩm tương ứng là -180C hoặc -250C.
Kết quả đo thời gian cấp đông cho từng độ tuổi của sen, ứng với từng mức nhiệt độ
được ghi nhận ở bảng 2. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian cấp đông
ở hai loại hạt sen nguyên vỏ và hạt sen đã tách vỏ được biểu thị ở hình 15 và hình 16.
Bảng 2: Thời gian cấp đông hạt sen tươi ở các mức nhiệt độ khác nhau
Thời gian lạnh đông (phút)(1) Loại hạt Nhiệt độ tâm
của hạt sen 19 ngày tuổi 21 ngày tuổi 23 ngày tuổi 25 ngày tuổi
Nguyên vỏ -18oC 89 91 104 116
-25oC 107 114 129 141
Tách vỏ -18oC 73 83 88 112
-25oC 91 101 114 132
(1): Xác định ở nhiệt độ tủ cấp đông là -36oC và nhiệt độ bắt đầu lạnh đông của hạt sen là 10oC
Hình 15: Sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian cấp đông hạt sen tươi nguyên vỏ
-30
-27
-24
-21
-18
-15
-12
-9
-6
-3
0
3
6
9
12
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (phút)
N
hi
ệ
t đ
ộ
(o C
)
25 ngày tuổi
23 ngày tuổi
21 ngày tuổi
19 ngày tuổi
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 33
Hình 16: Sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian cấp đông hạt sen tươi tách vỏ
Đồ thị ở hình 15 và hình 16 cho thấy, thời gian cấp đông hạt sen tươi thay đổi theo
chiều hướng tăng dần khi hạt sen có độ tuổi càng lớn. Hạt nguyên vỏ ở độ tuổi 19 có
thời gian cấp đông đến khi nhiệt độ tâm sản phẩm - 180C là 89 phút, hạt ở độ tuổi 25
có thời gian cấp đông là 116 phút, chênh lệch khoảng 27 phút. Nguyên nhân do sự
khác biệt về độ ẩm của nguyên liệu theo độ tuổi. Hạt sen càng già thì ẩm càng thấp,
mức độ truyền nhiệt giảm nên thời gian cấp đông sẽ dài hơn.
Đối với hạt sen nguyên vỏ sẽ có thời gian cấp đông đến khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt
–180C và –250C dài hơn hạt bóc vỏ bỏ nhụy. Nguyên nhân là do hạt nguyên vỏ với
cấu tạo của lớp vỏ bên ngoài là cellulose sẽ làm cản trở phần nào mức độ truyền nhiệt
vào bên trong tâm sản phẩm. Thường sự chênh lệch này không cao, khoảng vài phút
đến 20 phút trở lại.
Quan sát sự thay đổi nhiệt độ tâm của hạt sen theo thời gian lạnh đông, có thể nhận
thấy, ở khoảng 40 và 60 phút đầu của quá trình lạnh đông (tương ứng với hạt sen
nguyên vỏ và đã tách vỏ), hầu như không có sự khác biệt rõ về nhiệt độ biến thiên
giữa các độ tuổi. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tâm của sản phẩm đạt giá trị khoảng -3oC, sự
giảm nhiệt độ chậm dần và có sự khác biệt rõ ở các độ tuổi. Điều này có thể giải thích
là do ban đầu, lượng nước tự do trong nguyên liệu nhiều, quá trình chuyển đổi nước từ
dạng lỏng sang dạng rắn nhanh và tỷ lệ nước đóng băng bằng nhau. Tuy nhiên, khi
một lượng lớn nước tự do đã chuyển thành đá, lượng nước còn lại trong hạt sen ở các
-30
-27
-24
-21
-18
-15
-12
-9
-6
-3
0
3
6
9
12
0 25 50 75 100 125 150
Thời gian (phút)
N
hi
ệ
t đ
ộ
(o C
)
25 ngày tuổi
23 ngày tuổi
21 ngày tuổi
19 ngày tuổi
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 34
độ tuổi khác nhau có sự chênh lệch lớn, do đó tổng thời gian lạnh đông tăng dần khi
độ tuổi của hạt sen tăng.
Điểm đóng băng của sản phẩm hạt sen tươi cấp đông khoảng –0,90C đến –1,10C. Kết
quả này cũng trùng với các tài liệu nghiên cứu về lạnh đông rau quả (Heldman và
Singh, 1981).
Thời gian cần thiết để hạ nhiệt độ tâm của hạt sen xuống đến giá trị –250C tăng từ 18
phút đến 25 phút (khoảng 20÷25%) khi so sánh với thời gian lạnh đông đến -18oC, đối
với cả hai loại hạt nguyên vỏ lẫn hạt bóc vỏ bỏ nhụy.
Với điều kiện thực tế cho nghiên cứu, lượng mẫu cần được bảo quản trong tủ đông
khá lớn, rất khó có thể duy trì nhiệt độ tâm sản phẩm ổn định ở -25oC, do đó lạnh
đông đến nhiệt độ -18oC và trữ đông ở nhiệt độ này được lựa chọn cho các nghiên cứu
bảo quản lạnh đông hạt sen tiếp theo.
4.2 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH
ĐÔNG HẠT SEN TƯƠI Ở CÁC ĐỘ TUỔI KHÁC NHAU
Mục đích của nghiên cứu là tìm ra độ tuổi thích hợp cho chất lượng sản phẩm được
duy trì tốt nhất trong quá trình trữ đông hạt sen tươi. Do thay đổi về hóa lý là một
trong các biến đổi phổ biến xảy ra cho sản phẩm lạnh đông, chính vì thế sự thay đổi về
cấu trúc (thể hiện qua giá trị độ cứng của sản phẩm), màu sắc và độ ẩm của hạt sen
được lựa chọn làm thông số cơ bản để đánh giá chất lượng hạt sen do tác động của
quá trình trữ đông.
4.2.1 Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen tươi ở các độ tuổi khác nhau trong quá trình
trữ đông
Sự thay đổi độ ẩm, nếu có trong quá trình trữ đông có tác động rất lớn đến sự thay đổi
chất lượng sản phẩm. Sự mất ẩm làm bề mặt hạt trở nên nhăn nheo, làm tăng độ dai
của mẫu và làm màu sắc trở nên sậm hơn. Chính vì thế, sự thay đổi độ ẩm của hạt sen
trong suốt quá trình tồn trữ lạnh cần được quan tâm đầu tiên. Độ ẩm của hạt sen được
xác định bằng máy đo độ ẩm AND, kết quả được tổng hợp ở bảng 3.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 35
Bảng 3: Sự thay đổi độ ẩm (%) của hạt sen tươi ở các độ tuổi khác nhau trong quá trình
trữ đông
Độ tuổi sen (ngày tuổi) Loại hạt Thời gian
bảo quản
(tuần)
19 21 23 25
0 72,42 a 66,99a 64,88a 54,03a
1 75,76 a 64,02a 64,92a 57,78a
2 74,14 a 63,89a 65,16a 58,01a
4 74,74 a 60,16a 61,75a 56,49a
Hạt sen nguyên
vỏ
8 74,00 a 62,89a 60,88a 53,60a
0 72,42a 66,99a 64,88a 54,03a
1 73,84a 60,55a 61,82a 56,57a
2 75,22a 63,22a 62,01a 57,43a
4 72,35a 64,01a 60,80a 56,98a
Hạt sen bóc vỏ
bỏ nhụy
8 70,54a 59,81a 59,61a 55,86a
Nhìn chung, độ ẩm của hạt sen giảm dần khi độ tuổi càng tăng. Độ ẩm của tất cả hạt
sen nguyên vỏ và hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy ở 4 độ tuổi trên đều không có sự khác biệt ý
nghĩa về mặt thống kê sau 8 tuần trữ đông so với nguyên liệu ban đầu. Có thể do sử
dụng loại bao bì PA cùng với độ chân không 85% khi đóng gói bao bì và do rã đông
chậm bằng không khí ở nhiệt độ 4÷60C đã ngăn đựơc sự mất ẩm của nguyên liệu và
hạn chế được sự chảy dịch khi rã đông.
Độ ẩm được duy trì không đổi trong suốt thời gian bảo quản là điều kiện giúp cho chất
lượng nguyên liệu ổn định.
4.2.2 Ảnh hưởng của thời gian trữ đông đến sự thay đổi màu sắc (độ sáng L) của
hạt sen tươi lạnh đông ở các độ tuổi khác nhau
Biến đổi dễ nhận thấy nhất của hạt sen là sự sậm màu, chính vì thế sự biến đổi màu
sắc nguyên liệu do tác động của quá trình tồn trữ đông được đánh giá chủ yếu thông
qua độ sáng màu L (thay đổi từ đen trắng theo giá trị tăng dần).
i. Hạt sen nguyên vỏ
Trong quá trình trữ đông và sau khi rã đông chậm bằng không khí ở nhiệt độ 4÷60C,
màu sắc của vỏ hạt sen sẽ biến đổi từ xanh vàng đến nâu xanh sậm. Nhìn chung, màu
sắc của hạt sen thay đổi theo các độ tuổi khác nhau. Sự thay đổi này thể hiện qua kết
quả thu thập và xử lý ở bảng 4 và đồ thị ở hình 17.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 36
Bảng 4: Sự thay đổi màu sắc (độ sáng L) theo thời gian trữ đông ở các độ tuổi khác
nhau của hạt sen nguyên vỏ
Độ tuổi sen (ngày tuổi) Thời gian bảo quản
(tuần) 19 21 23 25
0 65,77a 66,60a 69,42 b 51,91 c
1 64,07a 65,06a 65,14a 49,34 bc
2 63,66a 65,32a 64,62a 41,01a
4 63,89a 65,06a 65,42a 43,74ab
8 62,83a 65,38a 65,24a 46,25abc
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%
Hình 17: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ sáng L của hạt sen nguyên vỏ ở các độ tuổi
khác nhau theo thời gian trữ đông
Thông qua kết quả được tổng kết ở bảng 4 và đồ thị hình 17 cho thấy: Sau 8 tuần trữ
đông ở nhiệt độ - 18oC, độ sáng màu L của hạt sen nguyên vỏ ở 2 độ tuổi 19 và 21
ngày tuổi không có sự khác biệt so với nguyên liệu ban đầu. Đối với hạt sen 23 ngày
tuổi thì màu sắc vỏ trở nên sậm hơn và có sự khác biệt sau 1 tuần trữ đông nhưng sau
đó lại ổn định đến tuần thứ 8. Ở hạt sen độ tuổi 25, sự thay đổi màu sắc có sự khác
biệt rõ. Sự biến đổi này có lẽ là do khả năng hoạt động của enzyme hóa nâu trong hạt
sen tăng dần theo độ tuổi. Đồng thời, khi hạt sen bắt đầu ở ngày tuổi thứ 23, có sự
phân tách giữa hạt và vỏ gương, do đó, cơ hội tiếp xúc với không khí càng tăng làm
màu hạt sen trở nên sậm dần. Hạt sen 25 ngày tuổi có màu vỏ nâu sậm ngay khi chưa
thu hoạch, thậm chí sau khi rã đông độ sậm màu của hạt sen càng tăng. Quá trình trữ
đông chỉ ức chế chứ không tiêu diệt được enzyme hiện diện trong nguyên liệu. Do đó,
sau khi rã đông, enzyme này đã hoạt động trở lại làm tăng sự biến đổi màu của hạt sen
làm cho độ sáng của hạt sen giảm dần.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
0 tuần 1 tuần 2 tuần 4 tuần 8 tuần
Thời gian trữ đông
G
iá
tr
ị L
19 tuổi 21 tuổi 23 tuổi 25 tuổi
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 37
Độ sáng của hạt sen nguyên vỏ độ tuổi 19 ở tuần trữ đông thứ 8 bắt đầu giảm đáng kể,
có thể ở giai đoạn trữ đông này lớp vỏ ngoài của sen bị biến đổi nhiều về mặt cấu trúc
(bắt đầu mềm) do sen còn non, tạo điều kiện cho enzyme PPO gây hoá nâu hoạt động
tốt sau khi rã đông.
Độ sáng của hạt sen nguyên vỏ độ tuổi 21, 23 ổn định nhất sau 8 tuần trữ đông, do sự
hình thành lớp vỏ bên ngoài của hạt sen ở 2 độ tuổi này ổn định, không bị phá vỡ sau
khi tan giá nên không có sự thay đổi màu sắc vỏ hạt đáng kể.
Khi quan sát sự thay đổi màu của nhân hạt, kết quả cho thấy sự thay đổi độ sáng
của phần thịt quả hạt sen nguyên vỏ phụ thuộc rất nhiều vào lớp vỏ lụa bên ngoài của
hạt sen do lớp vỏ lụa này chứa rất nhiều enzyme gây hoá nâu. Kết quả đo đạc độ sáng
L của phần thịt quả (sau khi tan giá hạt sen, tách vỏ ngoài và vỏ lụa) được ghi nhận ở
bảng 5. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ sáng L của nhân hạt sen lạnh đông ở dạng
nguyên vỏ được thể hiện ở hình 18.
Bảng 5: Sự thay đổi màu sắc (độ sáng L) theo thời gian trữ đông ở các độ tuổi khác
nhau của phần thịt quả hạt sen nguyên vỏ
Độ tuổi sen (ngày tuổi) Thời gian bảo quản
(tuần) 19 21 23 25
0 89,97 b 88,30 b 88,94 b 85,86 c
1 86,39a 85,92a 85,38a 85,04 bc
2 86,75a 85,97a 85,99a 84,33ab
4 86,77a 86,43a 85,76a 84,37ab
8 87,01a 86,21a 85,38a 83,79a
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%
80
82
84
86
88
90
92
0 tuần 1 tuần 2 tuần 4 tuần 8 tuần
Thời gian trữ đông
G
iá
tr
ị L
19 tuổi 21 tuổi 23 tuổi 25 tuổi
Hình 18: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ sáng L của phần thịt quả hạt sen nguyên vỏ ở
các độ tuổi khác nhau theo thời gian trữ đông
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 38
Thông qua bảng số liệu ở bảng 5 và đồ thị hình 18 cho thấy, độ sáng phần thịt quả của
hạt sen nguyên vỏ ở 4 độ tuổi 19, 21, 23, 25 đều có sự khác biệt so với nguyên liệu
ban đầu.
Độ sáng của nhân hạt sen ở độ tuổi 19 bắt đầu giảm ở tuần thứ nhất, sau đó tăng lên ở
tuần lễ trữ đông thứ 8. Nguyên nhân có thể là do ở tuần trữ đông thứ 1, phần vỏ lụa
dính sát nhân hạt, hơi khó tách ra, màu nhân hạt giảm do tác động của enzyme gây
hoá nâu. Do sự khác biệt về cấu trúc của lớp vỏ hạt và nhân hạt sen nên sau 8 tuần trữ
đông, nhiệt độ thấp sẽ tạo ra khe hở giữa lớp vỏ lụa và nhân hạt sen, giúp vỏ lụa dễ
tách ra khỏi hạt, độ sáng tăng.
Tương tự, độ sáng phần thịt quả của hạt sen ở độ tuổi 21 bắt đầu giảm ở tuần trữ đông
thứ nhất và thứ 2, sau đó tăng trở lại ở tuần lễ trữ đông thứ 4 và thứ 8.
Độ sáng phần nhân hạt sen ở 23 ngày tuổi tương đối ổn định sau 8 tuần bảo quản. Do
sen ở độ tuổi này đã có cấu tạo ổn định về mặt cấu trúc, vật lý nên sau quá trình rã
đông ít có sự biến đổi về cấu trúc và vỏ lụa rất dễ tách ngay chỉ sau 2 tuần tồn trữ
lạnh, màu sắc nhân hạt vẫn duy trì không thay đổi sau 8 tuần.
Hạt sen ở độ tuổi 25 sẽ có độ sáng phần thịt quả không ổn định, nguyên nhân do sen ở
độ tuổi này có độ ẩm thấp, khô cứng, lớp vỏ lụa dính sát vào nhân hạt nên rất khó tách
rời. Điều này cũng chi phối đến thao tác tách vỏ lụa cho các mẫu rất khó đồng đều, tạo
sự khác biệt rõ rệt về màu sắc nhân hạt.
ii. Hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy
Đối với hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy, chỉ có màu sắc của nhân hạt được quan tâm. Hạt sen
sau thời gian trữ đông theo yêu cầu được tan giá và đo đạc, theo dõi sự thay đổi màu
sắc, thể hiện qua độ sáng L của nhân hạt sen. Kết quả được thu thập và thống kê, tổng
hợp ở bảng 6. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ sáng L của hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy ở các
độ tuổi khác nhau theo thời gian trữ đông được thể hiện ở hình 19.
Bảng 6: Sự thay đổi màu sắc (độ sáng L) theo thời gian trữ đông ở các độ tuổi khác
nhau của hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy
Độ tuổi sen (ngày tuổi) Thời gian bảo quản
(tuần) 19 21 23 25
0 89,97 c 88,30 b 88,94 b 85,86 d
1 84,41a 83,83a 84,12a 83,04 bc
2 84,91 b 83,53a 83,95a 82,25ab
4 84,74ab 82,95a 84,29a 83,39 c
8 84,52ab 82,95a 83,90a 82,13a
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 39
78
80
82
84
86
88
90
92
0 tuần 1 tuần 2 tuần 4 tuần 8 tuần
Thời gian trữ đông
G
iá
tr
ị L
19 tuổi 21 tuổi 23 tuổi 25 tuổi
Hình 19: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ sáng L của hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy ở các độ tuổi
khác nhau theo thời gian trữ đông
Kết quả khảo sát cho thấy, tương tự như phần thịt quả của hạt sen nguyên vỏ, màu sắc
(độ sáng L) của hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy ở 4 độ tuổi trên đều có sự khác biệt so với
nguyên liệu ban đầu sau 8 tuần trữ đông.
Hạt sen ở độ tuổi 19, 21, 23 có độ sáng L tương đối ổn định sau 8 tuần bảo quản, do ở
các độ tuổi này hạt sen tươi rất dễ bóc vỏ lụa trước khi được cấp đông nên lượng
enzyme gây hoá nâu bám bên ngoài thân hạt còn rất ít, sự biến đổi màu sắc về độ sáng
của hạt sen sau khi rã đông được hạn chế. Riêng hạt sen ở độ tuổi 23 có màu sắc ổn
định nhất trong quá trình trữ đông. Điều này có lẽ là do cấu trúc hạt sen ở độ tuổi này
ít bị phá vỡ, ngăn cản tác động không mong muốn do enzyme PPO gây nên.
Hạt sen ở độ tuổi 21, 25 có độ sáng giảm sau 8 tuần trữ đông. Nguyên nhân, do hạt
sen ở độ tuổi 21 có cấu tạo các thành phần hoá – lý và cấu trúc chỉ tương đối ổn định
nên có sự phá vỡ vách tế bào hạt sen ở tuần trữ đông thứ 8, do đó tạo điều kiện cho
enzyme gây hoá nâu hoạt động tốt. Còn hạt sen ở độ tuổi 25 mặc dù đã ổn định về mặt
cấu trúc nhưng do rất khó tách rời phần vỏ lụa trong quá trình xử lý sơ bộ, sự hiện
diện của enzyme hóa nâu ở lớp vỏ còn dính lại trên nhân hạt làm tăng độ sậm màu của
hạt sen. Đồng thời, ở tuần trữ đông thứ 8, bề mặt hạt sen tương đối khô nên cũng tạo
cho hạt có màu sậm dần.
Nếu so sánh màu sắc giữa phần thịt quả của hạt sen nguyên vỏ với màu sắc của hạt
sen bóc vỏ bỏ nhụy thì phần thịt quả của hạt sen nguyên vỏ sẽ có màu sắc tốt hơn hạt
sen bóc vỏ bỏ nhụy. Điều này có lẽ là do hạt nguyên vỏ có thể ngăn được sự oxi hoá
hạt sen nhờ lớp vỏ bên ngoài sau quá trình rã đông.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 40
4.2.3 Ảnh hưởng của thời gian trữ đông đến sự thay đổi cấu trúc của hạt sen
tươi lạnh đông ở các độ tuổi khác nhau
Bên cạnh màu sắc, cấu trúc cũng là một chỉ tiêu tương đối quan trọng khi đánh giá
chất lượng của hạt sen tươi cấp đông. Người ta có thể đánh giá độ cứng của hạt sen
bằng nhiều cách khác nhau: có thể dùng tay để bóp, dùng miệng để cắn, dùng máy để
đo. Việc xác định độ cứng bằng thiết bị đôi khi không phản ánh đúng thực chất về cấu
trúc của mẫu, chính vì thế việc đánh giá sự thay đổi cấu trúc hạt sen cần được tiến
hành kết hợp giữa việc đo đạc bằng thiết bị và đánh giá cảm quan.
Khi tiến hành đo đạc sự thay đổi độ cứng của hạt sen bằng thiết bị đo cấu trúc, kết quả
cho thấy, trong quá trình trữ đông, cấu trúc hạt sen thay đổi rất rõ rệt theo các độ tuổi
khác nhau của sen và theo thời gian trữ đông. Sự thay đổi này được thể hiện ở bảng 7.
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi cấu trúc của hạt sen tươi theo thời gian trữ đông ở các độ
tuổi khác nhau được cho ở hình 20.
Bảng 7: Sự thay đổi cấu trúc (độ cứng, g lực) theo thời gian trữ đông ở các độ tuổi khác
nhau của hạt sen tươi
Độ tuổi sen (ngày tuổi) Loại hạt Thời gian bảo
quản (tuần) 19 21 23 25
0 916,25 b 1321,14 b 1416,41a 2000,00 b
1 864,17 b 1354,12 b 1348,66a 1276,91a
2 878,55 b 1346,36 b 1273,09a 1221,71a
4 857,63 b 1323,10 b 1249,01a 1182,72a
Hạt sen nguyên vỏ
8 818,98a 1121,57a 1228,93a 1167,54a
0 916,25 b 1321,14 b 1416,42a 2000,00 b
1 909,39 b 1391,25 b 1410,67a 1907,50a
2 885,71 b 1385,10 b 1370,60a 1873,54a
4 915,38 b 1288,60 b 1351,07a 1893,35a
Hạt sen bóc vỏ bỏ
nhụy
8 618,38a 1156,00a 1322,03a 1908,92a
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%
Khi bảo quản hạt sen đến thời gian 4 tuần, cấu trúc của hạt sen nguyên vỏ lẫn hạt sen
bóc vỏ bỏ nhụy ở 3 độ tuổi 19, 21, 23 đều không khác biệt so với nguyên liệu ban đầu.
Tuy nhiên, đến tuần trữ đông thứ 8 thì hạt sen ở 2 độ tuổi 19 và 21 đã có sự thay đổi
theo chiều hướng giảm dần. Hạt sen nguyên vỏ và hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy ở độ tuổi
19 khi trữ đông đến tuần thứ 8, sau khi đem rã đông thì cấu trúc gần như mềm nhũng,
còn hạt sen ở độ tuổi 21 thì bắt đầu mềm và độ giòn giảm.
Nguyên nhân có lẽ là do hạt sen ở 2 độ tuổi này còn rất non, quá trình bảo quản thời
gian quá dài, khi có sự dao động nhiệt độ dù rất ít xảy ra (do lượng mẫu cấp đông
nhiều, hay quá trình đóng mở tủ trữ đông) vẫn có thể tạo nên sự kết tinh lại, làm thay
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 41
đổi số lượng kích thước tinh thể đá trong tế bào, chính điều này làm thay đổi cấu trúc
nguyên liệu sau khi tan giá.
0
500
1000
1500
2000
2500
0 tuần 1 tuần 2 tuần 4 tuần 8 tuần
Thời gian trữ đông
C
ấu
tr
úc
(g
lự
c)
19 tuổi 21 tuổi 23 tuổi 25 tuổi
0
500
1000
1500
2000
2500
0 tuần 1 tuần 2 tuần 4 tuần 8 tuần
Thời gian trữ đông
C
ấu
tr
úc
(g
lự
c)
19 tuổi 21 tuổi 23 tuổi 25 tuổi
a) Nhân hạt sen nguyên vỏ b) Hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy
Hình 20: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ cứng của hạt sen tươi theo thời gian trữ đông ở
các độ tuổi khác nhau
Cấu trúc của hạt sen nguyên vỏ lẫn hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy ở độ tuổi 23 hầu như
không có sự khác biệt đáng kể sau 8 tuần trữ đông. Điều này có lẽ là do ở độ tuổi này
hạt sen được ổn định về mặt cấu trúc cũng như các thành phần vật lý – hoá học nên
khi cấp đông và rã đông không có sự phá vỡ cấu trúc nhiều. Về phương diện cảm
quan, hạt vẫn duy trì cấu trúc cứng giòn sau 8 tuần trữ đông.
Tương tự như ở hạt sen ở độ tuổi 23, cấu trúc hạt sen nguyên vỏ và hạt sen bóc vỏ bỏ
nhụy ở độ tuổi 25 bắt đầu có sự khác biệt ở tuần trữ đông thứ nhất nhưng sau đó được
ổn định đến tuần trữ đông thứ 8, cấu trúc cứng giòn, xốp và vẫn còn tốt sau 8 tuần trữ
đông. Tương tự khi xét về chỉ tiêu màu sắc, hạt sen nguyên vỏ cũng sẽ có cấu trúc tốt
hơn (giòn hơn) hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy sau quá trình trữ đông và rã đông.
4.2.4 Ảnh hưởng của độ tuổi và thời gian trữ đông đến giá trị cảm quan của hạt
sen tươi trong quá trình trữ đông
Hạt sen tươi lạnh đông sau khi rã đông đều có sự thay đổi rõ rệt về giá trị cảm quan
như mùi, vị ở các độ tuổi khác nhau và ở từng thời gian trữ đông khác nhau. Kết quả
của sự thay đổi này được ghi nhận như sau:
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng 42
Bảng 8: Kết quả đánh giá cảm quan của hạt sen tươi ở các độ tuổi khác nhau trong quá
trình trữ đông
Nghiệm thức Giá trị cảm quan
Hạt 19 tuổi-0 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen tươi, ngọt, giòn
Hạt 19 tuổi-1 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, ngọt, hơi mềm,
hơi dai
Hạt 19 tuổi-2 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi nhẹ, ngọt, mềm, hơi dai
Hạt 19 tuổi-4 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi nhẹ, hơi ngọt, mềm
Hạt 19 tuổi-8 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi hơi nặng, hơi ngọt, mềm
nhũng
Hạt 21 tuổi-0 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen tươi, ngọt, giòn, hơi cứng
Hạt 21 tuổi-1 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, hơi ngọt, hơi
mềm, giòn, hơi dai
Hạt 21 tuổi-2 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, hơi ngọt, hơi
mềm, giòn, hơi dai
Hạt 21 tuổi-4 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi nhẹ, hơi ngọt, mềm, hơi
giòn
Hạt 21 tuổi-8 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi nhẹ, hơi ngọt, mềm
Hạt 23 tuổi-0 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen tươi, hơi ngọt, hơi béo, cứng, giòn
Hạt 23 tuổi-1 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, hơi ngọt, hơi béo,
cứng, giòn
Hạt 23 tuổi-2 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, hơi ngọt, hơi béo,
cứng, giòn
Hạt 23 tuổi-4 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, hơi ngọt, hơi béo,
cứng, giòn
Hạt 23 tuổi-8 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, hơi ngọt, hơi béo,
cứng, hơi giòn
Hạt 25 tuổi-0 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen tươi, lạt, béo, cứng, giòn
Hạt 25 tuổi-1 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, lạt, béo, cứng,
giòn, xốp. Riêng hạt sen nguyên vỏ thì xốp hơn.
Hạt 25 tuổi-2 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, lạt, béo, cứng,
giòn, xốp. Riêng hạt sen nguyên vỏ thì xốp hơn.
Hạt 25 tuổi-4 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, lạt, béo, cứng,
giòn, xốp. Riêng hạt sen nguyên vỏ thì xốp hơn.
Hạt 25 tuổi-8 tuần Mùi, vị đặc trưng của hạt sen lạnh đông, mùi rất nhẹ, lạt, béo, cứng,
hơi giòn, xốp. Riêng hạt sen nguyên vỏ thì xốp hơn.
Ghi chú: Bảng trên đánh giá chung cho hạt sen nguyên vỏ lẫn hạt sen bóc vỏ bỏ nhụy.
Nhìn chung, hạt sen tươi ở 2 độ tuổi 23, 25 vẫn không có sự thay đổi đáng kể về giá trị
cảm quan cũng như vẫn còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0268.pdf