Luận văn Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn .1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.4

3.1. Mục đích.4

3.2. Nhiệm vụ.4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.4

4.1. Đối tượng nghiên cứu .4

4.2. Phạm vi nghiên cứu.4

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.5

5.1. Phương pháp luận.5

5.2. Phương pháp nghiên cứu.5

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.6

6.1. Về lý luận .6

6.2. Về thực tiễn.6

CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU BỒI DưỠNG CỦA

CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN

NHÂN DÂN CẤP HUYỆN.8

1.1 Công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện .8

1.1.1. Khái niệm công chức trong cơ quan chuyên môn cấp huyện.8

1.1.2. Đặc điểm của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện 12

1.1.3. Vai trò của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.12

1.2. Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức trong các cơ quan chuyên môn

thuộc UBND cấp huyện .14

1.2.1. Khái niệm xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức.14

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xa. Tỉ lệ 81.7% công chức các phòng ban chuyên môn có trình độ đại học chứng tỏ đây thật sự là lực lượng có năng lực, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và có khả năng để phát triển trong tương lai. Còn lại 11.1% là công chức có trình độ cao đẳng và 1,6% là có trình độ trung cấp. Số công chức này vẫn đang được UBND Quận quan tâm và tiếp tục cử đi học cho nâng cao trình độ trình độ chuyên môn. Hiện nay quá trình hội nhập cùng thế giới ngày càng nhanh hơn lúc nào hết, thì việc nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức các phòng ban là nhiệm vụ không thể thiếu, vì muốn nâng cao năng lực hoạt động của mình, không chỉ đầu tư đổi mới trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, mà đầu tư phát triển con người mới là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu. 2.1.3.3. Trình độ lý luận chính trị Biểu đồ 2.1: Cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh theo theo trình độ lý luận chính trị học năm 2019 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận Bình Thạnh-Báo cáo số lượng, chất lượng CBCC hành chính nhà nước năm 2019) 13% 57% 30% Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Đơn vị: % 38 Có thể nói được rằng, việc trau dồi về tư tưởng đạo đức, đường lối của Đảng và Nhà nước luôn là vấn đề mà UBND Quận quan tâm sâu sát. Số liệu trong bảng biểu cho thấy rằng, số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp chiếm tới 30%. Chính vì thế, lãnh đạo UBND Quận đang cố gắng đưa số lượng công chức các phòng ban chuyên môn nâng cao trình độ lý luận chính trị của mình hơn nữa. Hầu hết công chức có trình độ lý luận trung cấp với 57%, còn lại là 13% công chức có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Việc đẩy mạnh công tác ĐTBD nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức các phòng ban chuyên môn đang được UBND Quận đẩy mạnh triển khai để nâng cao tầm nhận thức của công chức về vị trí vai trò của Đảng, cũng như sứ mệnh, trách nhiệm nghĩa vụ của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng phát triển Đảng và nhà nước. 2.1.3.4. Trình độ quản lý nhà nước Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh theo ngạch quản lý nhà nƣớc năm 2019 Đơn vị: Người (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Bình Thạnh- Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức hành chính nhà nước năm 2019) Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương Ngạch chuyên viên chính và tương đương Ngạch chuyên viên và tương đương Chưa đào tạo Số lượng 4 8 194 46 0 50 100 150 200 250 39 Số liệu trong biểu đồ trên cho thấy, trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh chiếm 81.7%. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan và nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của công chức. Tuy nhiên, trong thời gian tới, lãnh đạo Quận cần tiếp tục tạo điều kiện để những công chức chưa qua đào tạo được học tập bởi số lượng chưa qua đào tạo chíếm 18.3%. 2.1.3.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh theo theo trình độ ngoại ngữ và tin học năm 2019 Đơn vị: % (Nguồn: Phòng Nội vụ quận Bình Thạnh- Báo cáo số lượng, chất lượng CBCC hành chính nhà nước năm 2019). Tiến trình phát triển của đất nước cũng như hội nhập quốc tế đòi hỏi đội ngũ công chức phải có trình độ ngoại ngữ và tin học để có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày một cao của xu thế phát triển. Kết quả điều tra khảo sát, cho thấy trình độ ngoại ngữ cũng như tin học của công chức các phòng ban có những điểm cơ bản sau: Giáo dục Đào tạo Kinh Tế Lao động Thương Binh Xã hội Nội Vụ Quản lý Đô Thị Tài chính kế hoạch Tài nguyên Môi trường Tư Pháp Văn hóa Thông Tin Y tế Thanh Tra Văn phòng UBND Ngoại ngữ 81 81 62 100 86 94 76 100 92 82 100 100 Tin học 87 81 69 100 86 88 72 100 83 91 100 100 00 20 40 60 80 100 120 40 + Phòng Nội Vụ, Phòng Tư pháp, Văn Phòng UBND và Phòng Thanh tra, là 4 phòng có số lượng công chức có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt 100%. + Phòng Giáo dục Đào tạo, Phòng Kinh tế, phòng Quản lý Đô thị, phòng Tài chính- Kế, Phòng Văn hóa Thông tin và phòng Y tế có trình độ ngoại ngữ và tin học khoảng 80-90%. + Còn lại các phòng ban khác, con số công chức có trình độ về tin học và ngoại ngữ chỉ dừng lại ở mức khá khiêm tốn: Phòng Lao động Thương binh xã và phòng Tài nguyên môi trường khoảng 60-70%; 2.2. Đánh giá công tác xác định nhu cầu bồi dƣỡng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2016-2020 2.2.1. Về chủ thể tham gia xác định nhu cầu bồi dưỡng Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận Bình Thạnh tiến hành xác định NCBD cho công chức thừa hành định kỳ 6 tháng/01 lần với sự tham gia của các chủ thể sau: Bảng 2.5: Kết quả khảo sát công chức lãnh đạo, quản lý về các chủ thể tham gia vào công tác xác định nhu cầu bồi dƣỡng. Responeses Percent of Cases N Percent Công chức tự xác định 16 27.6 39.0 Cấp trên xác định 23 39.7 56.1 Bộ phân nhân sự xác định 12 20.7 29.3 Đồng nghiệp 0 0.0 0.0 Người dân 0 0.0 0.0 Tất cả các phương án trên 7 12.1 17.1 100 % 141.5% (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) 41 Bảng 2.6 : Kết quả khảo sát công chức thừa hành về các chủ thể tham gia vào công tác xác định nhu cầu bồi dƣỡng. Responeses Percent of Cases N Percent Công chức tự xác định 57 32.6 % 39.9 % Cấp trên xác định 88 50.3 % 61.5 % Bộ phân nhân sự xác định 18 10.3 % 12.6 % Đồng nghiệp 0 0.0% 0.0% Người dân 5 2.9 % 3.5% Tất cả các phương án trên 7 4.0 % 4.9% Total 100 % 122.4% (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) Số liệu khảo sát từ bảng 2.5 và bảng 2.6 cho thấy, có 03 chủ thể cơ bản tham gia vào công tác xác định NCBD cho công chức thừa hành đó là bản thân công chức, cấp trên trực tiếp và bộ phận nhân sự. Đây là 03 chủ thể quan trọng trong hoạt động xác định NCBD cho đội ngũ công chức. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát này có thể thấy một hạn chế rằng, việc tham gia của các chủ thể còn lại trong vòng tròn xác định NCBD còn khá hạn chế. Vì thực tế những thông tin phản hồi từ các chủ thể như đồng nghiệp và người dân là một trong những thông tin khách quan và chuẩn xác về năng lực trình độ của đội ngũ công chức thừa hành, là cơ sở căn cứ cho việc xác định NCBD của đội ngũ công chức. Để tìm hiểu sâu hơn về mức độ đồng ý của đội ngũ công chức thừa hành với kết quả xác định NCBD, tác giả đã thực hiện khảo sát thông tin và thu lại kết quả như sau: 42 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tỷ lệ công chức thừa hành đồng ý với kết quả xác định NCBD (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số công chức thừa hành đều đồng ý với kết quả xác định NCBD (chiếm tới 71,3%). Có thể thấy, đây là một trong những kết quả đáng mừng cho công tác xác định NCBD bởi kết quả đánh giá được chấp nhận từ phía công chức được xác định. Tuy nhiên, vẫn có đến 41 người chưa hoàn toàn thuyết phục với kết quả này. Qua những phân tích và kết quả khảo sát trên đây, chúng ta thấy được sự tham gia của mỗi chủ thể vào quá trình đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức thừa hành đều có những ưu/nhược điểm nhất định. Vì vậy, nâng cao tính khách quan trong việc xác định NCBD, loại bỏ thiên vị, chủ quan duy ý chí của chủ thể tiến hành xác định đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong kết quả xác định là một trong những yêu cầu bức thiết cần phải giải quyết. 71.7% 29.3% Có Không Đơn vị: % 43 2.2.2. Về quy trình xác định nhu cầu bồi dưỡng Quan sát quy trình xác định NCBD công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh trong bảng sau: Bảng 2.7: Quy trình xác định nhu cầu bồi dƣỡng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh (Nguồn: Số liệu từ khảo sát thực tế của tác giả) Bước 1: Phòng Nội vụ trên cơ sở các văn bằng, chứng chỉ bổ sung của đội ngũ công chức của các phòng ban chuyên môn hàng năm sẽ rà soát cập nhật vào hồ sơ của từng công chức, sau đó cập nhật thông tin trên phần mềm máy tính. Hoạt động này được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và cập nhật. Dựa trên thông tin đã cập nhật, Phòng Nội vụ sẽ thống kê số lượng lại trình độ của công chức tại các cơ quan chuyên môn hàng năm. Bước 2: Phòng Nội vụ triển khai cho các cơ quan chuyên môn khác tiến hành đăng ký NCBD. Thông qua Đăng kí nhu cầu bồi dưỡng và gửi trả kết quả T rì n h l ên LÃNH ĐẠO UBND QUẬN BÌNH THẠNH Thống kê hồ sơ CC và triển khai công tác đăng kí nhu cầu bồi dưỡng CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN PHÒNG NỘI VỤ TIẾN HÀNH CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG T rả l ại Không thông qua 44 Ở bước này, Phòng Nội vụ sẽ tiến hành gửi bản kế hoạch bồi dưỡng đã xác định từ trước cho các cơ quan chuyên môn để các cơ quan chuyên môn xem xét có cần phải bổ sung hay chỉnh sửa lại số lượng công chức cần tiến hành bồi dưỡng. Bước 3: Các cơ quan chuyên môn tiến hành xác định NCBD công chức của cơ quan mình, sau đó đưa trả lại kết quả về NCBD của mình cho Phòng Nội vụ. Các cơ quan chuyên môn sử dụng phương pháp quan sát hoặc phương pháp nghiên cứu tài liệu sẵn có để xem NCBD công chức của phòng ban mình, rồi bổ sung, chỉnh sửa kế hoạch ban đầu mà Phòng Nội Vụ đã vạch ra. Sau khi có kết quả chính thức, các cơ quan chuyên môn sẽ gửi trả kết quả lại cho Phòng Nội vụ để Phòng Nội vụ đưa ra kế hoạch hoàn chỉnh chính thức trước khi tiến hành công tác ĐTBD cho đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn. Bước 4: Phòng Nội vụ đưa ra kế hoạch về NCBD công chức cần bồi dưỡng của các cơ quan trình lên lãnh đạo UBND Quận phê duyệt. Sau khi nhận được bảng kết quả về NCBD từ các cơ quan chuyên môn, Phòng Nội vụ sẽ tiến hành tổng hợp lại một cách đầy đủ và hoàn chỉnh số lượng công chức sẽ cử đi bồi dưỡng và các lĩnh vực sẽ tiến hành bồi dưỡng. Sau khi hoàn tất, Phòng Nội vụ sẽ gửi kết quả này trình lên lãnh đạo UBND quận Bình Thạnh xem xét và ký duyệt thông qua. Nếu như được thông qua, Phòng Nội vụ sẽ tiến hành chủ trì, phối hợp với phòng ban, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức của Quận, đồng thời phối hợp cùng với trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận tham mưu tổ chức các lớp ĐTBD cho cán bộ, công chức, viên chức của Quận theo kế hoạch. Ngược lại, nếu như kế hoạch không được thông qua thì Phòng Nội vụ sẽ phải tiến hành xác định lại NCBD từ đầu, xem xét những đối tượng thật sự cần thiết để cử đi ĐTBD rồi sau đó quay lại thực hiện các bước như trên đã nêu trên. Trên đây là 4 bước cơ bản để tiến hành hoạt động xác định NCBD cho công chức các cơ quan chuyên môn tại UBND quận Bình Thạnh. Để đánh giá quy trình hiện tại đã thật sự đã đáp ứng được NCBD của công chức thuộc các cơ quan chuyên môn tại UBND quận Bình Thạnh chưa, luận văn đã thực 45 hiện khảo sát đội ngũ công chức thừa hành với câu hỏi: “ Quý vị đánh giá như thế nào về quy trình xác định NCBD cho đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh?”. Xem xét kết quả khảo sát trong biểu đồ sau. Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tỷ lệ thể hiện về mức độ hiệu quả của quy trình xác định nhu cầu bồi dƣỡng công chức (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) Phần lớn công chức đều cho rằng, quy trình xác định nhu cầu ĐTBD là hiệu quả và rất hiệu quả (cụ thể chiếm tới 62,24%). Qua đó có thể thấy được rằng, về cơ bản quy trình xác định NCBD đã đáp ứng được cơ bản mong muốn, nguyện vọng của đa số công chức, qua đó giúp cho họ có cơ hội được đáp ứng NCBD của bản thân, nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình. Tuy nhiên, có đến hơn 30% công chức lại cho rằng quy trình xác định hu cầu bồi dưỡng là ít hoặc không hiệu quả. Sở dĩ họ đánh giá như vậy là bởi vì họ thấy quy trình còn nhiều bất hợp lý, quá cứng nhắc, thiếu linh hoạt, hầu như chỉ phụ thuộc vào các chỉ tiêu từ trên xuống và các bằng cấp chứng chỉ để xác định NCBD. Điều này khiến họ cảm thấy những kiến thức, kỹ năng mà họ mong muốn có điều kiện và cơ hội học tập để trau dồi, phát huy năng lực bản thân là rất khó thực hiện. 25% 38% 29% 8% Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả Đơn vị: % 46 Công chức cho rằng, nguyên nhân gây ra hạn chế này là từ quy trình tiến hành xác định nhu cầu ĐTBD còn nhiều lỗ hổng, thiếu tính khoa học và thực tiễn. 2.2.3. Về phương pháp xác định nhu cầu bồi dưỡng Khi xác định nhu cầu ĐTBD, có thể dùng rất nhiều phương pháp để tiến hành, nhưng hiện nay ở Phòng Nội vụ quận Bình Thạnh chủ yếu mới áp dụng ba phương pháp là phương pháp xem xét các tài liệu có sẵn, phương pháp quan sát và phương pháp phiếu hỏi. Biểu đồ 2.6: Cơ cấu Tỉ lệ công chức lãnh đạo sử dụng các phƣơng pháp trong xác định nhu cầu bồi dƣỡng công chức (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) Kết quả khảo sát phiếu hỏi dành cho công chức giữ vị trí lãnh đạo cho thấy phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn là phương pháp họ sử dụng thường xuyên nhất trong tất cả các phương pháp. Cụ thể là 100% các công chức giữ vị trí lãnh đạo đều sử dụng phương pháp này trong công tác xác định NCBD của phòng ban mình. Phương pháp quan sát cũng là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều tại UBND quận Bình Thạnh, cụ thể là có tới 29/41 người cho biết rằng họ sử dụng 100 71 51 34 20 17 00 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 PP nghiên cứu tài liệu có sẵn PP quan sát PP điều tra phiếu hỏi PP phỏng vấn sâu PP hỏi ý kiến chuyên gia PP khác Đơn vị: % 47 phương quan sát cho công tác xác định NCBD cho đội ngũ công chức thuộc cơ quan mình. Phương pháp quan sát chiếm 70.7%, phương pháp phiếu hỏi chiếm 51.2% cũng là những phương pháp được áp dụng phổ biến tại UBND quận Bình Thạnh. Các phương pháp còn lại đều chưa tới 50%: Phương pháp phỏng vấn sâu (34.1%), Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia (19.5%) và các phương pháp 360° (17.1%). Để hiểu rõ hơn về mong muốn của đội ngũ công chức thừa hành, tác giả lấy ý kiến với câu hỏi: “Theo quý vị để công tác xác định NCBD đạt được hiệu quả thì nên sử dụng phương pháp nào nào?” . Biểu đồ 2.7: Cơ cấu tỉ lệ công chức thừa hành mong muốn sử dụng các phƣơng pháp trong xác định nhu cầu bồi dƣỡng công chức (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) Số liệu khảo sát từ đội ngũ công chức thừa hành cho thấy rằng, ba phương pháp được họ lựa chọn nhiều là phương pháp phiếu hỏi (43.4%), phương pháp phỏng vấn (31.5%), phương pháp 360 (44,58%). Kết quả trên cho thấy rằng, hiện tại ở UBND quận Bình Thạnh, đội ngũ công chức đang sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp quan sát. Các 15 10 43 31 19 45 00 05 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn Phương pháp quan sát Phương pháp phiếu hỏi Phương pháp phỏng vấn Phương pháp hội thảo lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp 360 Đơn vị: % 48 phương pháp này nhìn tuy đơn giản, tiết kiệm tài chính nhưng lại thiếu khách quan do cán bộ lãnh đạo cũng có công việc của mình nên không có đủ thời gian để quan sát tất cả các hoạt động của từng công chức, cũng như dễ dàng bị chi phối bởi yếu tố tình cảm, chủ quan, duy ý chí. Hơn nữa việc xác định NCBD bằng bằng cấp chứng chỉ đôi lúc cũng chưa phản ánh được đầy đủ năng lực và nguyện vọng của đội ngũ công chức thừa hành. Trái lại với kết quả khảo sát từ đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý, đội ngũ công chức thừa hành lại mong muốn được sử dụng nhiều phương pháp khác, quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu suy nghĩ của họ như phương pháp 360°, phương pháp phỏng vấn, phương pháp phiếu hỏi. Điều đó có thể thấy được rằng, để công tác xác định NCBD đạt được hiệu quả cần kết hợp hài hòa nhiều phương pháp, đặc biệt phải quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu mong muốn của công chức thừa hành thay vì áp dụng một cách cứng nhắc, dập khuôn mang nặng tính chủ quan duy ý chí. Phương pháp xác định NCBD là công cụ để đo lường chính xác và tin cậy kết quả của công tác xác định NCBD cho đội ngũ công chức. Đi sâu vào nghiên cứu về mức độ phù hợp của phương pháp này đối với đội ngũ công chức, tác giả đã thực hiện khảo sát với câu hỏi: “Theo quý vị, những phương pháp xác định NCBD đã thật sự phù hợp với nhu cầu thực tế của quý vị chưa?”. Bảng 2.8: Kết quả khảo sát công chức lãnh đạo quản lý về sự phù hợp của các phƣơng pháp xác định nhu cầu với nhu cầu thực tế của công chức Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Phù hợp 104 72.7 72.7 72.7 Chưa phù hợp 39 27.3 27.3 100 Total 143 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả). 49 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát công chức thừa hành về sự phù hợp của các phƣơng pháp xác định nhu cầu với nhu cầu thực tế của công chức Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Phù hợp 94 65.7 65.7 765.7 Chưa phù hợp 49 34.3 34.3 100 Total 143 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) Từ kết qua khảo sát trên có thể thấy được rằng, phần lớn công chức lãnh đạo, quản lý và công chức đều thừa nhận công tác xác định NCBD hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên có gần ½ công chức thừa hành thừa nhận rằng các phương pháp đang áp dụng hiện nay là chưa phù hợp, điều đó có nghĩa là, họ cho rằng, kết quả xác định NCBD chưa phản ánh thực sự nhu cầu của họ trong việc bồi dưỡng. Đây là vấn đề lớn đặt ra cho công tác xác định NCBD công chức hiện nay. 2.2.4. Về nội dung xác định nhu cầu bồi dưỡng Hàng năm, UBND quận Bình Thạnh đều có văn bản triển khai cho các cơ quan, đơn vị tiến hành xác định NCBD cho công chức. Nội dung xác định NCBD chủ yếu gồm: đối tượng bồi dưỡng, kiến thức, kỹ năng cần bồi dưỡng cho công chức, hình thức bồi dưỡng và thời gian bồi dưỡng. Các nội dung xác định NCBD được triển khai như sau. 2.2.4.1. Xác định đối tượng cần được bồi dưỡng Qua tìm hiểu thì các nội dung xác định NCBD cho công chức nói trên do chuyên viên Phòng Nội vụ thực hiện thông qua việc gửi mẫu đăng ký nhu cầu cho các cơ quan, đơn vị nhằm khảo sát ý kiến của công chức. Sau khi tổng hợp đăng ký của công chức từ các cơ quan, đơn vị, chuyên viên Phòng Nội vụ đề xuất nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của đội ngũ công chức 50 2.2.4.2. Xác định kiến thức, kỹ năng cần bồi dưỡng cho công chức Về xác định thiếu hụt trong năng lực làm việc, sau khi tiến hành nghiên cứu văn bằng, chứng chỉ, chuyên viên Phòng Nội vụ xác định những khoảng trống trong kiến thức của công chức; đồng thời xác định những khoảng trống trong kỹ năng, thái độ làm việc của họ qua kết quả đánh giá, phân loại cuối năm và đề xuất của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Về xác định nhu cầu của bản thân công chức: Nội dung này thể hiện tính dân chủ trong việc xác định NCBD ở quận Bình Thạnh khi công chức có thể nói lên mong muốn được nâng cao trình độ của bản thân. Việc xác định nhu cầu của bản thân công chức sẽ thể hiện được công chức có NCBD về: chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ hay các kiến thức, kỹ năng khác... Hàng năm, trên cơ sở văn bản triển khai của UBND quận hoặc Phòng Nội vụ, các cơ quan, đơn vị luôn tạo điều kiện cho công chức được đăng ký nguyện vọng bồi dưỡng nhằm giúp công chức có thể nói lên nhu cầu trực tiếp để góp phần mang lại kết quả xác định NCBD chính xác và chân thực hơn. Như vậy, việc xác định NCBD đã giúp những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị hiểu rõ hơn nhu cầu, nguyện vọng của cấp dưới, đồng thời giúp xác định được những thiếu hụt trong năng lực làm việc của công chức, làm căn cứ cho việc đề xuất các lớp bồi dưỡng trong tương lai. 2.2.4.3. Xác định nhu cầu về hình thức bồi dưỡng Hiện tại ở UBND quận Bình Thạnh, hoạt động bồi dưỡng cơ bản bao gồm các hình thức: bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng bán tập trung (vừa học vừa làm, bồi dưỡng từ xa, hội thảo.). Việc triển khai hình thức bồi dưỡng sẽ phụ thuộc trên kết quả khảo sát định kỳ hàng năm của Phòng Nội vụ lấy từ đội ngũ công chức. Đồng thời thông qua các chỉ tiêu từ cấp trên sẽ cho ra được kế hoạch bồi dưỡng cho năm tới. Việc xác định nhu cầu về hình thức bồi dưỡng cho công chức tại quận Bình Thạnh do chuyên viên Phòng Nội vụ đề xuất căn cứ vào nội dung kiến thức, kỹ năng bồi dưỡng theo nhu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng. 51 Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu tỷ lệ công chức thừa hành đánh giá về sự phù hợp của các chƣơng trình bồi dƣỡng với NCBD của công chức (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) Có tới 67.8% công chức thừa hành cho rằng các chương trình bồi dưỡng là phù hợp. Tuy nhiên số công chức cho rằng không phù hợp cũng chiếm một tỷ lệ tương đối. Chính vì thế làm thế nào để cải thiện được công tác xác định NCBD đặc biệt là về chương trình bồi dưỡng cho đội ngũ công chức luôn là một trong những vấn đề cần được quan tâm và lưu ý. 2.2.4.4. Xác định nhu cầu về thời gian tổ chức các khóa học. Tại UBND Quận Bình Thạnh, căn cứ vào nhu cầu, mong muốn của công chức và kế hoạch công tác trong năm, chuyên viên Phòng Nội vụ sẽ nghiên cứu đề xuất thời gian bồi dưỡng sao cho phù hợp nhất. Đối với các lớp bồi dưỡng do các sở, ban, ngành cấp thành phố tổ chức thì thời gian bồi dưỡng chủ yếu do cơ quan, đơn vị tổ chức tự quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, ở UBND quận Bình Thạnh, việc xác định nhu cầu về thời gian mở các lớp bồi dưỡng cho công chức thường bị ấn định chủ quan theo lịch chung của cấp trên giao xuống. Chính vì vậy việc xác định thời gian phù hợp để mở các khóa bồi dưỡng thường không linh hoạt và chưa đáp ứng tức thời nguyện vọng của công chức. 67.8% 32.2% Phù hợp Không phù hợp Đơn vị: % 52 2.3. Nhận xét chung 2.3.1. Ưu điểm a. Về nội dung xác định nhu cầu bồi dưỡng Có thể thấy rằng công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng tại UBND Quận Bình Thạnh được tiến hành rất chủ động thường xuyên định kỳ 6 tháng/01 lần. Phòng Nội vụ luôn chủ động tiến hành triển khai xác định nhu cầu thông qua phiếu hỏi khảo sát NCBD của đội ngũ công chức. Công tác này được triển khai bằng cách gửi các yêu cầu về các phòng ban cơ quan chuyên môn, sau đó tổng hợp kết quả và đối chiếu cùng bằng cấp chứng chỉ sẵn có, để từ đó có kết quả trình lãnh đạo xem xét. Tại UBND quận Bình Thạnh công tác xác định đối tượng cũng đã được quan tâm hơn hẳn. Điều này xuất phát từ yêu cầu thực hiện cải cách hành chính cũng như nhận thức đầy đủ hơn của đội ngũ công chức nói riêng, CBCC quản lý lãnh đạo nói chung. b. Về chủ thể xác định nhu cầu bồi dưỡng Hoạt động xác định NCBD công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau như: bản thân công chức được xác định NCBD, lãnh đạo quản lý, đồng nghiệp, bộ phận nhân sự, Theo đó các chủ thể trong mối quan hệ trên được bày tỏ quan điểm ý kiến của mình về việc xác định NCBD. Chính điều đó thể hiện được sự công khai, dân chủ, phản ánh được nguyện vọng của công chức, không còn tình trạng khép kín, rập khuôn, chủ quan ý chí từ phía thủ trưởng đơn vị. Chính vì vậy, tỷ lệ công chức thừa hành đồng ý với kết quả xác định NCBD từ đơn vị chiếm tỉ lệ khá cao 71.3%. Bên cạnh đó lãnh đạo UBND quận Bình Thạnh luôn coi công tác xác định NCBD cho công chức các cơ quan chuyên môn là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hội nhập và phát triển. Đội ngũ công chức tiến hành công tác xác định NCBD cũng rất chủ động trong việc thống kê, cập nhật, rà soát thường xuyên số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức các phòng ban chuyên môn. Công tác này được tiến hành một cách liên tục 53 thường xuyên cập nhật về số lượng và chất lượng của đội ngũ công chức sau các khóa bồi dưỡng, để căn cứ vào đó làm cơ sở cho kế hoạch xác định NCBD cho năm sau. Công tác này giúp đỡ bổ trợ rất nhiều cho việc xác định NCBD cho đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Bình Thạnh. Bởi vì đây là một nguồn thông tin hữu ích làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả xác định NCBD. Phòng Nội vụ thể hiện tính chủ động trong việc đưa ra một bản tiêu chí cho CBCC trên địa bàn quận nói chung và công chức tại các cơ quan chuyên môn nói riêng căn cứ vào đó để tiến hành xác định NCBD của mình, trước khi Phòng tiến hành triển khai các đề xuất kế hoạch đào tạo hàng năm cho cấp trên tiến hành phê duyệt. Công tác này giúp cho các cơ quan chuyên môn có một cơ sở để tiến hành công tác xác định NCBD cho đội ngũ công chức, giảm bớt thời gian tìm tòi, nghiên cứu ra quy trình để tiến hành công tác này ở phòng ban mình. c. Về quy trình xác định nhu cầu bồi dưỡng Về cơ bản quy trình xác định NCBD công chức tại UBND quận Bình Thạnh đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu hiện tại của đại đa số công chức. Bên cạnh những mặt còn hạn chế, quy trình xác định NCBD tại UBND Quận Bình Thạnh cũng đã đem lại những ưu điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xac_dinh_nhu_cau_boi_duong_cong_chuc_trong_cac_co_q.pdf
Tài liệu liên quan