Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng, số tiền vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền khách hàng có nhu cầu vay là cần thiết. Theo khảo sát thì có 53% hộ GĐ tại Thành phố Trà Vinh có nhu cầu vay vốn sử dụng cho các mục đích như SXKD, vay tiêu dùng, vay vốn để khám chữa bệnh, du học (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010).
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Thành phố Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Tp. Trà Vinh, thì tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ năm 2008, 2009 và 06 tháng đầu năm 2010 dao động ở mức 0,21% - 0,24% - 0,34 %. So với tình hình tăng trưởng của dư nợ thì đây là một kết quả khả quan của những nỗ lực không ngừng. Kết quả này tạo một bước ngoặc cho đơn vị trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời làm giảm rủi ro trong quá trình hoạt động của PGD, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Hệ số này càng lớn càng tốt vì nó chứng tỏ hoạt động TD ngày càng được nâng cao và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả.
Nhìn chung, vòng quay vốn TD tăng và ổn định qua các năm, 2008 đạt 0,7 vòng, năm 2009 là 1,15 vòng, riêng 06 tháng đầu năm 2010 cũng tăng 2,04, tăng hơn cùng kỳ năm 2009 là 0,74 vòng. Yếu tố góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng của PGD tăng lên qua các năm là do PGD đã tập trung mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh và chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, hơn nữa do chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm nên các hộ sản xuất kinh doanh này sử dụng vốn vay khá hiệu quả, nhu cầu vốn ngày càng cao để mở rộng quy mô hoạt động của mình. Do đó, việc trả nợ cho NH luôn được đảm bảo đúng và đủ nhằm giữ uy tín và quan hệ lâu dài đối với NH. Đồng thời, cũng là do sự nổ lực hết mình của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ đến hạn. Tất cả những yếu tố này đã góp phần thúc đẩy doanh số thu nợ và dư nợ bình quân tăng lên kéo theo vòng quay vốn tín dụng của PGD cũng tăng.
3.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI TÁC ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH - PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH
3.3.1. Nhân tố bên trong
3.3.1.1 Nhân sự
a) Điểm mạnh
- Hầu hết cán bộ nhân viên đều là những cá nhân có nhiều kinh nghiệm, đạt trình độ đại học và được điều chuyển từ ngân hàng MHB chi nhánh tỉnh Trà Vinh (Nguồn: Phòng hành chính ngân hàng MHB chi nhánh tỉnh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh - 2010).
- Ngân hàng chi nhánh thường xuyên đưa nhân viên đi học nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp hoặc tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn… do ngân hàng phát triền nhà ĐBSCL tổ chức.
b) Điểm yếu
Số lượng nhân viên làm việc tại PGD còn ít trong khi công việc tương đối nhiều nên áp lực công việc cao.
3.3.1.2. Sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần phát triển các sản phẩm dịch vụ để cạnh tranh với những ngân hàng khác, thúc đẩy lợi nhuận tăng lên. Tuy nhiên, sản phẩm của PGD chủ yếu là sản phẩm truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, các hình thức gửi tiết kiệm, cho vay ngắn hạn, trung hạn…, sản phẩm dịch vụ thì đơn giản, chưa có sản phẩm dịch vụ đặc trưng.
a) Điểm mạnh
- Dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng tuy mới ra đời nhưng có lợi thế về mạng lưới hoạt động, thẻ ATM của ngân hàng MHB là một trong những thành viên của liên minh thẻ tín dụng nên có thể rút tiền mặt tại hầu hết các hệ thống máy ATM trong toàn tỉnh.
- Tuy ngân hàng hoạt động không lâu nhưng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến. Cái mà ngân hàng đem lại cho khách hàng chính là một dịch vụ chu đáo và phục vụ công bằng, do đó tạo nhiều cơ hội cho ngân hàng trong công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn qua thẻ ATM.
b) Điểm yếu
- Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng với các ngân hàng khác, chưa đưa ra được sản phẩm đặc trưng của ngân hàng.
- Ngân hàng chưa có hình thức huy động vốn bằng vàng, huy động VND đảm bảo giá trị vàng, hình thức huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ chưa phát triển, trong khi các ngân hàng khác như Sacombank, Agribank đã đưa nghiệp vụ này vào thực hiện do đó làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
3.3.1.3. Về cơ sở vật chất – kỹ thuật
a) Điểm mạnh
- Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh (là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng phát Triển Nhà ĐBSCL), đây là ngân hàng thương mại nhà nước nằm trong top 10 Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên ngân hàng MHB -
- Có mạng lưới giao dịch rộng, trụ sở khang trang, vị trí giao dịch thuận lợi: gần chợ, giao thông thuận tiện, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.
- Hiện nay toàn hệ thống MHB Trà Vinh có hơn 155 cán bộ nhân viên (Nguồn: Phòng hành chính ngân hàng MHB chi nhánh tỉnh Trà Vinh) đều được trang bị máy vi tính đáp ứng được nhu cầu làm việc trong môi trường hiện đại xử lý số liệu nhanh, truy cập thông tin nâng cao kiến thức….
b) Điểm yếu
- Các máy vi tính, máy in, máy photo có một số đã được khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng, do đó thường xuyên bị hư hỏng, ảnh hưởng tiến độ làm việc của nhân viên.
- Số lượng máy ATM nhìn chung còn ít vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng trên địa bàn.
3.3.1.4. Marketing
Hiện nay, hoạt động marketing dịch vụ là loại hình hoạt động được nước ta ưu tiên phát triển. Hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng nằm trong xu thế chung này. Tuy nhiên, thời gian gần đây do có nhiều chi nhánh và PGD của các ngân hàng ra đời trên địa bàn Thành phố Trà Vinh, do đó có sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực nhại cảm này.
a) Điểm mạnh
- Nhờ hệ thống mạng lưới của ngân hàng rộng ở hầu hết các huyện và thị xã nên công tác tuyên truyền, quảng cáo được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi.
- Được bình chọn là Thương hiệu mạnh theo bình chọn của Thời báo Kinh tế Việt Nam, do đó uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao có tác động tích cực đến việc tuyên truyền quảng cáo.
- Trong thời gian gần đây ngân hàng MHB còn có chương trình nghe radio tiền vô thẻ đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều KH đón theo dõi.
b) Điểm yếu
- Hình thức quảng cáo chưa nhiều và thiếu đặc sắc chỉ bằng băng rôn ở chi nhánh và các PGD.
- Tờ bướm giới thiệu sản phẩm dịch vụ khá chung chung nên khách hàng không thể biết được chi tiết về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng hiện có, vì vậy để có thể gửi tiền khách hàng phải tiềm hiểu kỹ hơn, mất thời gian của khách hàng.
- Chưa có đội ngũ phát triển sản phẩm, tiếp thị chuyên nghiệp nên công tác tuyên truyền còn hạn chế, chủ yếu là dựa vào hoạt động của cán bộ tín dụng tại ngân hàng.
3.3.2. Nhân tố bên ngoài
3.3.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
a) Yếu tố tự nhiên
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp Sóc Trăng và phía Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển.
Diện tích tự nhiên là 2.225km2 chiếm 5,63% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và 0,67% diện tích cả nước. Địa hình mang tính chất đồng bằng ven biển có các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh – www.travinh.gov.vn).
Trà Vinh có khí hậu ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, không bị ảnh hưởng của lũ và ít có bão.
Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo cho Trà Vinh có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp chế biến …đòi hỏi một lượng vốn lớn khá lớn để mở rộng qui mô và chất lượng các ngành nghề kinh doanh.
b) Yếu tố dân số và lao động
- Dân số: tỉnh Trà Vinh có 1.050.471 người, mật độ dân số trung bình là 472 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc lớn đó là Kinh, Khmer và Hoa. Ðông nhất là dân tộc Kinh có 726.677 người, chiếm 69,18%; dân tộc Khmer có 312.956 người, chiếm 29,79%; dân tộc Hoa có 10.838 người, chiếm 1,03%.
- Lao động: số người trong độ tuổi lao động khoảng 638.000 người (2009), chiếm 60,73% dân số (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh – www.travinh.gov.vn).
c) Yếu tố kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, các ngành thương mại – dịch vụ và công nghiệp không ngừng phát triển. Cụ thể trong những năm qua đã đạt được những thành tựu sau:
Bảng 5: CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH QUA CÁC NĂM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009
Đơn vị tính: %
Cơ cấu kinh tế
Năm
2006
2007
2008
2009
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
59,68
56,06
51,55
43,76
Công nghiệp – Xây dựng
17,58
19,35
21,09
25,08
Thương mại – Dịch vụ
22,74
24,59
27,36
31,16
(Nguồn
Về Nông – Lâm – Ngư nghiệp:
Trà Vinh có tiềm năng kinh tế khá đa dạng và phong phú, với hơn 65 km bờ biển, có nguồn lợi hải sản phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, bãi mực tự nhiên, bên cạnh đó lại tiếp giáp với vùng biển Đông – Trường Sa có độ sâu lớn và nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá thu, cá chim... tạo tiềm năng lớn cho phát triển ngành thủy sản tỉnh nhà. Những năm qua, ngành thủy sản của tỉnh liên tục đạt sản lượng cao, tỷ trọng giá trị (GDP) đạt 11,62% năm 2001, tăng lên 17,86% năm 2006, đóng góp giá trị xuất khẩu chiếm 51% năm 2001 và 75% năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. 7 tháng đầu năm 2008, GDP của tỉnh tăng 13,39%, trong đó, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản ước tăng 12,5%. Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn ven biển tiếp tục phát triển đa dạng con nuôi như tôm, cá, cua, nghêu, sò huyết... với diện tích nuôi năm 2001 là 13.600ha, năm 2006 là 38.000ha
Về Công nghiệp – xây dựng, Thương mại – dịch vụ
Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế ưu tiên phát triển công nghiệp, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Về cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ, giảm khu vực nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2008 thể hiện ở khu vực nông nghiệp từ 56,06% năm 2007 xuống 51,56%, công nghiệp và xây dựng từ 19,35% lên 21,09%, dịch vụ từ 24,59% lên 27,36%.
Về Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH TRÀ VINH
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009
ĐVT: 1000 USD
Năm
2006
2007
2008
2009
Kim ngạch xuất khẩu
43.349
53.781
72.323
90.040
(Nguồn
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là tôm đông lạnh, gạo, than hoạt tính và tơ xơ dừa, chủ yếu xuất khẩu sang các trên thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu. Đây là nhưng điều kiện tốt để các NH phát triển các hoạt động KD quốc tế như thu đổi ngoại tệ, các nghiệp vụ cho vay XNK...
d) Yếu tố quốc tế
Năm 2007 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Đó là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với hệ thống ngân hàng trong nước nói riêng. Nếu không biết tận dụng những thời cơ, vượt qua những thách thức đó và đề ra những chiến lược đúng đắn thì hệ thống ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và mất dần vị thế cạnh tranh trên sân nhà.
3.3.2.1. Phân tích môi trường vi mô
a) Phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Do điều kiện hạn chế nên chỉ tập trung phân tích vào đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh. Là một ngân hàng có từ rất sớm với quy mô lớn, được sự tín nhiệm của phần lớn khách hàng nên Ngân hàng NN&PTNN Trà Vinh thật sự là một đối thủ mà ngân hàng cần phải quan tâm.
Điểm mạnh
- NHNN&PTNT Trà Vinh là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đây là ngân hàng thương mại nhà nước có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay.
- Có một hệ thống mạng lưới chi nhánh và PGD rộng nhất trên địa bàn, trụ sở khang trang, rông rãi.
Điểm yếu: Các sản phẩm tương đối cũ, mặc dù đã tốn nhiều chi phí cho công tác nghiên cứu thị trường nhưng nhìn chung chưa tạo được sản phẩm mới, sản phẩm đặc trưng.
b) Phân tích các đối thủ cạnh tranh tiền ẩn
Bưu điện: Hiện nay hình thức tiết kiệm bưu điện đang phát triển mạnh, lãi suất ngày càng hấp dẫn hơn, thời gian hoạt động trong ngày nhiều hơn so với ngân hàng ( ngân hàng mở cửa từ 7h30 đến 17h, trong khi bưu điện thì hoạt động từ 7h đến 20h . Hơn nữa, bưu điện lại có một hệ thống thiết bị hiện đại sẽ tạo nên ưu thế cạnh tranh trên lĩnh vực tiền tệ sau này.
Công ty bảo hiểm: Lợi thế của công ty bảo hiểm là mạng lưới hoạt động rộng, có thể đến từng nhà để huy động vốn. Cụ thể, Bảo Việt là công ty bảo hiểm đầu tiên chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực ngân hàng, khi đó sự kết hợp của loại hình ngân hàng và công ty sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của ngân hàng trên thị trường tiền tệ.
Các ngân hàng cổ phần: Các ngân hàng cổ phần ngày càng mở rộng thị trường. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Trà Vinh có 07 NHTM cổ phần đang hoạt động và trong tương lai sẽ có thêm nhiều chi nhánh của các ngân hàng cổ phần khác. Đặc biệt là sự ra đời của chi nhánh ngân hàng ACB vào cuối năm 2010. Ngoài ra, năm 2009 các ngân hàng trong nước còn phải chính thức đối mặt với việc cạnh tranh với các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và đây là đối thủ cạnh tranh không những mạnh về tài chính mà còn mạnh về nhiều mặt như: nhân sự, phong cách làm việc chuyên nghiệp, trang bị kĩ thuật hiện đại....
c) Khách hàng
Tỉnh Trà Vinh một tỉnh nghèo, có nền kinh tế chưa phát triển mạnh, các doanh nghiệp lớn chưa nhiều, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên KH chủ yếu của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh chủ yếu là: Các hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ kinh doanh buôn bán, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn Thành phố và các huyện lân cận...
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG MHB
CHI NHÁNH TRÀ VINH - PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH
4.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH
Đề tài tập trung phân tích các nhân tố về đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của hộ GĐ tại Thành phố Trà Vinh như tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, dân tộc, thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của hộ GĐ…. Trong mổi yếu tố tác giả đưa ra một số ý kiến, nhận xét, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai nhóm hộ SXNN và SXPNN.
Bảng 7: DÂN TỘC CỦA HAI NHÓM HỘ GIA ĐÌNH
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Dân tộc
Kinh
36
83,72
41
71,93
77
77,00
Hoa
0
0,00
5
8,77
5
5,00
Khơme
7
16,28
11
19,30
18
18,00
Tổng
43
100,00
57
100,00
100
100,00
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ tại Thành phố Trà Vinh)
Thành phố Trà Vinh là địa bàn có ba dân tộc chính Kinh, Hoa, Khơme cùng sống và sản xuất. Trong đó, số hộ GĐ dân tộc kinh chiếm 77% tổng số hộ, hoạt động trong cả hai lĩnh vực SXNN và SXPNN. Riêng dân tộc hoa có truyền thống lâu đời là buôn bán nên hầu hết hộ GĐ người hoa ở đây hoạt động trong lĩnh vực SXPNN.
Bảng 8: TUỔI CHỦ HỘ CỦA HAI NHÓM HỘ GIA ĐÌNH
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Tuổi
< = 35
2
4,65
9
15,79
11
11,00
36 – 45
8
18,60
7
12,28
15
15,00
46 - 55
24
55,91
27
47,37
51
51,00
> = 56
9
20,93
14
24,56
23
23,00
Tổng
43
100,00
57
100,00
100
100,00
Trung bình
46,65
48,05
47,45
Kiểm định T
df = 97; P = 0,466
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do giá trị p trong kiểm định T, P = 0,466 ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về tuổi chủ hộ của 2 nhóm hộ GĐ ở mức ý nghĩa 5%. Tuổi chủ hộ dao động lớn từ 26 đến 63 tuổi, trong đó chủ hộ trên 46 tuổi chiếm 74% trong tổng thể. Tuổi trung bình của chủ hộ là 47,45 tuổi, đây là độ tuổi mà chủ hộ đã học được nhiều kinh nghiệm từ cuộc sống, có suy nghĩ chính chắn và có nhiều hướng sản xuất kinh doanh mới, vì vậy nhu cầu về nguồn vốn để sản xuất cũng khá cao.
Bảng 9: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Trình độ học vấn
Dưới THCS
16
37,21
8
14,04
24
24,00
THPT
12
27,91
25
43,86
37
37,00
Trung cấp, CĐ
9
20,93
9
15,79
18
18,00
ĐH, trên ĐH
6
13,95
15
26,32
21
21,00
Tổng
43
100,00
57
100
100
100,00
Chi-bình phương
df = 3; P = 0,025
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do giá trị P trong kiểm định Chi – bình phương, P = 0,025 ta kết luận trình độ học vấn và tính chất hộ GĐ có mối liên hệ với nhau ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, các hộ SXNN có trình độ học vẫn tương đối thấp, nhóm hộ SXNN có trình độ dưới THCS chiếm trên 37%. Nhóm hộ SXPNN nhìn chung có trình độ cao hơn, chủ hộ có trình độ ĐH và trên ĐH chiếm đến gần 30% trong tổng nhóm hộ.
Bảng 10: QUI MÔ HỘ GĐ CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Qui mô GĐ
< = 3
11
25,58
9
15,79
20
20,00
4 - 5
19
44,19
32
56,14
51
51,00
6 – 7
11
25,58
14
24,56
25
25,00
> = 8
2
4,65
2
3,51
4
4,00
Tổng
43
100,00
57
100,00
100
100,00
Kiểm định T
df = 98; P = 0,008
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do giá trị P trong kiểm định T, P = 0,008 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về qui mô GĐ của 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa 5%. Phần lớn hộ GĐ có từ 4 – 5 thành viên, chiếm trên 50% tổng số hộ. Do điều kiện KTXH, chính sách KHHGĐ và sự tự nhận thức trong mổi hộ GĐ nên số GĐ có nhiều con giảm, cụ thể hộ có qui mô trên 8 thành viên chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ còn 4%.
Bảng 11: SỐ LAO ĐỘNG TRONG GĐ CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Số lao động trong GĐ
1 - 2
27
62,79
48
84,21
75
75,00
3 - 4
15
34,88
9
15,79
24
24,00
5 - 6
1
2,33
0
0,00
1
1,00
> 6
0
0,00
0
0,00
0
0,00
Tổng
43
100,00
57
100,00
100
100,00
Kiểm định T
df = 84; P = 0,031
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Do giá trị P trong kiểm định T, P = 0,031 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về số lao động trong GĐ của 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa 5%. Dựa vào kết quả nghiên cứu thì lao động chính của hộ GĐ dao động từ 1 – 7 người. Trong đó, hộ SXPNN số lao động trong GĐ từ 1 -2 người chiếm gần 85%, riêng đối với hộ SXNN tỷ lệ này tuy thấp hơn chỉ chiếm trên 60%. Đây chính là nguồn lao động dồi dào góp phần phát triển KTXH ở địa phương.
Bảng 12: THU NHẬP TRUNG BÌNH/THÁNG CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Thu nhập TB
< 1
4
9,30
0
0,00
4
4,00
1 – 3
20
46,51
16
28,07
36
36,00
3 - 5
8
18,60
21
36,84
29
29,00
5 - 7
7
16,28
7
12,28
14
14,00
> 7
4
9,30
13
22,81
17
17,00
Tổng
43
100,00
57
100,00
100
100,00
Trung bình
4,87
5,27
5,097
Kiểm định T
df = 98; P = 0,371
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Đới với nhóm hộ SXNN thì nguồn thu từ lúa, hoa màu, cây ăn quả và chăn nuôi là chủ yếu, trong khi đó nhóm nông hộ SXPNN có nguồn thu chủ yếu từ việc làm thuê, làm công ăn lương, buôn bán…
Do giá trị P trong kiểm định T, P = 0,371 ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về thu nhập TB/tháng của 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa 5%, trung bình hộ các GĐ có thu nhập 5,097 triệu đồng/tháng. Nhìn chung, thu nhập của các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh từ 1 – 5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ trọng 65%. Số hộ có thu nhấp cao (trên 7 triệu) chiếm 17%.
Bảng 13: CHI TIÊU TRUNG BÌNH/THÁNG CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
Số hộ
%
Số hộ
%
Số hộ
%
Chi tiêu TB
< 1
4
9,30
1
1,75
5
5,00
1 – 3
26
60,47
27
47,37
53
53,00
3 - 5
9
20,93
18
31,58
27
27,00
5 - 7
1
2,33
4
7,02
5
5,00
> 7
3
6,98
7
12,28
10
10,00
Tổng
43
100,00
57
100,00
100
100,00
Trung bình
3,01
3,86
3,495
Kiểm định T
df = 98; P = 0,011
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Chi tiêu hàng tháng của các hộ chủ yếu dành cho lương thực, thực phẩm, giáo dục, y tế, GTVT, vui chơi giải trí….Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5%, P = 0,011 < 0,05 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về chi tiêu TB/tháng của 2 nhóm hộ. Cụ thể, nhóm hộ SXPNN với thu nhập cao hơn thì họ chi tiêu cũng nhiều hơn, chi tiêu TB của hộ SXPNN gần 4 triệu đồng/tháng, đối với hộ SXNN chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Bảng 14: TIẾT KIỆM TRUNG BÌNH/THÁNG CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
n
%
N
%
n
%
Tiết kiệm TB
< 0,5
26
60,47
21
36,84
47
47,00
0,5 – 1,5
4
9,30
12
21,05
16
16,00
1,5 – 2,5
6
13,95
13
22,81
19
19,00
2,5 – 3,5
5
11,63
4
7,02
9
9,00
> 3,5
2
4,65
7
12,28
9
9,00
Tổng
43
100,00
57
100,00
100
100.00
Trung bình
1,9
1,46
1,648
Kiểm định T
df = 97; P = 0,046
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5%, P = 0,046 < 0,05 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình về yếu tố tiết kiệm TB/tháng của 2 nhóm hộ. Nhóm hộ GĐ SXNN thường tiết kiệm nhiều hơn nhóm hộ SXPNN. ở Thành phố Trà Vinh các hộ GĐ tiết kiệm còn thấp, trung bình 1,9 triệu đồng/tháng ở hộ SXNN và 1,46 triệu đồng/ tháng ở nhóm hộ SXPNN.
4.2. THỰC TRẠNG VAY VỐN CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH
4.2.1. Thông tin chung về lần vay vốn gần nhất
Bảng 15: THỰC TRẠNG VAY VỐN CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ TN
Tổng
n
%
N
%
n
%
Đã từng vay vốn
Có
24
55,81
28
49,12
52
52,00
Không
19
44,19
29
50,88
48
48,00
Tổng
43
100,00
57
100,00
100
100,00
Chi-bình phương
df = 1; P = 0,507
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Giá trị P trong kiểm định Chi - bình phương, P = 0,507 ta kết luận không có mối liên hệ về thực trạng vay vốn giữa 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa 5%.
Bảng 16: THỰC TRẠNG VỀ CHỌN NƠI VAY VỐN CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
n
%
n
%
n
%
Đã vay tại
MHB
3
12,50
4
14,29
7
13,21
Khác MHB
21
87,50
24
85,71
45
84,91
Tổng
24
100,00
28
100,00
52
100,00
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Qua bảng số liệu ta thấy phần lớn các hộ tham gia vay vốn tại các ngân hàng khác ngân hàng MHB chiếm gần 85% các hồ sơ vay vốn. Do trên địa bàn Thành phố Trà Vinh hiện nay có nhiều ngân hàng hoạt động nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Do đó MHB cần có nhiều chính sách mới để thu hút khách hàng ở cả nghiệp vụ huy động vốn và cho vay…
Bảng 17: THỰC TRẠNG MỤC ĐÍCH VAY VỐN CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
n
%
N
%
n
%
Mục đích vay vốn
Tiêu dùng
2
8,33
9
32,14
11
21,15
SXKD
16
66,67
16
57,14
32
61,54
KD BĐS
1
4,17
0
0,00
1
1,92
Khác
5
20,83
3
10,71
8
15,38
Tổng
24
100,00
28
100,00
52
100,00
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Nhìn chung, các hộ GĐ vay vốn nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh là chính chiếm trên 60% trong tổng số hồ sơ vay vốn.
Đối với hộ SXNN: các hộ này vay vốn chủ yếu để mua cây, con giống, đầu tư các thiết bị hiện đại cơ giới hóa trong nông nghiệp, mua đất đai…
Đối với hộ SXPNN: nguồn vốn vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong KD, mua hàng hóa, mở rộng qui mô sản xuất KD, mua nhà cửa, vật chất…
Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn tiêu dùng cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, chiếm trên 20% mục đích vay vốn của hộ GĐ. Riêng KD BDS là loại hình KD tương đối mới so đối với của hộ GĐ nên các hồ sơ cho mục đích này còn khiêm tốn, trong tương lai PGD cần mở rộng các DV cho đối tượng này.
Bảng 18: THỰC TRẠNG VỀ SỐ TIỀN ĐÃ VAY CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
n
%
n
%
n
%
Số tiền đã vay
< 50
15
62,50
9
32,14
24
46,15
50 - 100
8
33,33
7
25,00
15
28,85
100 - 150
0
0,00
5
17,86
5
9,62
150 - 200
0
0,00
5
17,86
5
9,62
> 200
1
4,17
2
7,14
3
5,77
Tổng
24
100,00
28
100,00
52
100,00
Trung bình
56,46
116,71
88,904
Kiểm định T
df = 44; P = 0,010
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Với mức ý nghĩa 5%, qua bảng số liệu ta thấy giá trị P của kiểm định T = 0,010 < 0,05 ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa trong số lượng tiền vay của hai nhóm hộ GĐ, trung bình các hộ vay ở mức 88,904 triệu đồng. Do đặc điểm của nhu cầu sản xuất nông nghiệp nên các hộ GĐ SXNN thường có nhu cầu có hạn mức duới 50 triệu đồng chiếm 62,5%. Trong khi nhu cầu vay vốn trên 100 ở hộ GĐ SXPNN chiếm 43%.
Bảng 19: THỰC TRẠNG VỀ THỜI G IAN VAY CỦA HAI NHÓM HỘ
Nhóm hộ SXNN
Nhóm hộ SXPNN
Tổng
n
%
N
%
n
%
Thời gian vay vốn
< = 12 tháng
15
62,50
10
35,71
25
48,08
>12–36 tháng
8
33,33
13
46,43
21
40,38
> 36-60 tháng
1
4,17
5
17,86
6
11,54
> 60 tháng
0
0,00
0
0,00
0,00
Tổng
24
100,00
28
100,00
52
100,00
(Nguồn: Điều tra các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh)
Qua bảng số liệu, các hộ GĐ SXNN vay phục vu sản xuất theo mùa vụ nên vay ngắn hạn là chủ yếu chiếm 62,5% , còn các hộ GĐ SXPNN vay trung hạn là chính chiếm gần 65% số hồ sơ vay vốn.
4.2.2. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về việc vay vốn tại ngân hàng
Những chỉ tiêu để đánh giá sự hài lòng của khách hàng
- Lãi suất tiền vay
- Thủ tục vay vốn
- Phong cách phục vụ của GDV
- Tài sản đảm bảo
- Mạng lưới giao dịch
- Uy tín của ngân hàng
- Qui mô ngân hàng
- Các sản phẩm kinh doanh của NH
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
- Loại hình ngân hàng
Qua sử dụng Data Reduction gom nhóm nhân tố ta xác định được 4 nhóm
Bảng 20: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS – MA TRẬN NHÂN TỐ ĐÃ XOAY
Chỉ tiêu đánh giá
1
2
3
4
Mức độ hài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng MHB chi nhánh tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Thành phố Trà Vinh.doc