MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục Lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
VỢ CHỒNG KHI LY HÔN . 8
1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng và xác định tài sản vợ chồng khi ly
hôn. 8
1.1.1. Khái niệm chế độ tài sản vợ chồng . 8
1.1.2. Khái niệm xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. 10
1.2. Ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn . 13
1.3. Sơ lược pháp luật Việt Nam về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn
qua các thời kỳ. 14
1.3.1. Pháp luật phong kiến về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. 14
1.3.2. Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.15
1.3.3. Pháp luật ở miền Nam trước ngày thống nhất đất nước về xác định tài
sản vợ chồng khi ly hôn (1954 - 1975) . 18
1.3.4. Pháp luật của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng tám đến năm 2000 về
xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. 19
1.4. Pháp luật một số quốc gia về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn . 25
1.4.1. Luật của Thái Lan . 25
1.4.2. Luật của Nhật Bản. 26
1.4.3. Luật của Đức . 27
94 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 69 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản. Vợ chồng có thể được tặng cho hoặc
được thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản này đương nhiên
thuộc khối tài sản chung vợ chồng nếu hợp đồng tặng cho hoặc di chúc ghi rõ
tặng cho chung, thừa kế chung cho vợ, chồng. Khi xác lập hợp đồng tặng cho
chung hoặc di chúc để lại tài sản chung cho vợ chồng, chủ sở hữu không có
sự phân biệt kỷ phần cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng. Nếu có sự xác định
tỷ lệ tài sản cho mỗi bên vợ, chồng thì phần tài sản đó sẽ thuộc tài sản riêng
của mỗi bên theo tỷ lệ được thừa kế, tặng cho và chỉ là tài sản chung khi vợ,
chồng tự nguyện nhập vào khối tài sản chung hay vợ chồng thoả thuận đó là
tài sản chung.
Trường hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật
về thừa kế thì tài sản được thừa kế “theo hàng thừa kế” đó thuộc tài sản riêng
của vợ, chồng; chỉ là tài sản chung khi vợ chồng tự nguyện nhập vào tài sản
chung hoặc có thoả thuận là tài sản chung của vợ chồng [11, tr.157].
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn:
Đất đai là tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia. Đất đai là tài sản
thuộc sở hữu chung của Nhà nước, mỗi cá nhân, tổ chức chỉ có quyền sở hữu
đối với quyền sử dụng đất. Sở dĩ đất đai được coi là tài sản quý giá bởi nó
chính là nơi con người dùng để sinh sống, tồn tại và sản xuất để tạo ra của cải
vật chất. “An cư mới lạc nghiệp”, quyền sử dụng đất là tài sản để vợ chồng xây
dựng nhà ở, sinh hoạt, sản xuất để tồn tại và cuộc sống ổn định, phát triển.
Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản được pháp luật công nhận và bảo
vệ. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng. Trước đây, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy
định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
39
+ Quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hoặc mỗi bên vợ hay chồng
được Nhà nước giao, kể cả giao khoán là tài sản chung của vợ chồng (các
quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, đất nuôi
trồng thuỷ sản, đất làm muối; đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm
nghiệp để trồng rừng, đất ở được Nhà nước giao, đất chuyên dùng).
+ Sau khi kết hôn, quyền sử dụng đất mà cả vợ và chồng hay chỉ một
bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng,
cũng là tài sản chung của vợ chồng đối với giá trị quyền sử dụng đất mà vợ
chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người khác.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn,
được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Như vậy, quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài
sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng,
được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. [44,
Điều 33]. Về nguyên tắc, GCNQSDĐ đối với quyền sử dụng đất mà vợ chồng
có được trong thời kỳ hôn nhân phải đứng tên cả hai vợ chồng, tuy nhiên một
thực tế diễn ra rất nhiều hiện nay là nhiều GCNQSDĐ chỉ đứng tên vợ hoặc
chồng. Luật HN&GĐ năm 2014 có quy định “Trong trường hợp giấy chứng
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng
nếu có tranh chấp thì giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật
này” [44, Điều 34]. Quy định này đã khẳng định việc đứng tên trong
GCNQSDĐ đối với quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ
hôn nhân dù do một mình vợ hoặc chồng đứng tên thì đó vẫn là tài sản chung
của vợ chồng nếu người đứng tên trong GCNQSDĐ không chứng minh được
đó là tài sản riêng. Mặc dù trước đó Luật HN&GĐ năm 2000 đã có quy định
về nguyên tắc suy đoán xác định tài sản chung, nhưng việc Luật HN&GĐ
năm 2014 quy định riêng, cụ thể về vấn đề suy đoán khi xác định tài sản
40
chung đối với quyền sử dụng đất đã tạo ra một cách tiếp cận rõ ràng, cụ thể
hơn cho các cặp vợ chồng khi làm hồ sơ cấp GCNQSDĐ, bảo vệ được quyền
lợi của những người vợ, người chồng ít tham gia vào công việc xã hội hoặc vì
điều kiện nhất định mà khi đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ họ không trực
tiếp tham gia và không đứng tên trong GCNQSDĐ, quy định này cũng giúp
tránh khuynh hướng xấu của một số bộ phận người vợ hoặc người chồng lợi
dụng việc đứng tên một mình trong GCNQSDĐ để khi ly hôn họ một mực
cho rằng đó là tài sản riêng của họ.
- Tài sản chung xác lập dựa trên ý chí của các bên: “Tài sản chung của
vợ chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản
chung” [44, Điều 33]:
Những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung có nguồn gốc là
tài sản riêng của vợ chồng. Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các tài sản
được quy định tại Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014. Việc nhập tài sản riêng
vào tài sản chung của vợ chồng phải tuân thủ theo đúng các quy định tại Điều
46 Luật HN&GĐ năm 2014.
Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung là một trong
những căn cứ xác lập tài sản chung vợ, chồng. Việc vợ, chồng nhập tài sản
riêng vào tài sản chung có thể là mặc nhiên hoặc bằng văn bản.
- Xác định tài sản chung căn cứ vào nguyên tắc suy đoán:
Do tính chất mối quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân là không có sự
phân biệt rạch ròi nên trong nhiều trường hợp tài sản chung, tài sản riêng của
vợ, chồng có sự trộn lẫn. Do đó, để đảm bảo công bằng hợp lý cho các bên
khi phân chia tài sản các bên vẫn có quyền đưa ra bằng chứng để chứng minh
đó là tài sản riêng của mình, nếu có căn cứ Tòa án sẽ công nhận đó là tài sản
riêng của họ. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà
41
vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được
coi là tài sản chung [44, Điều 33, khoản 3].
Ví dụ: Sau khi kết hôn với chị H, anh K đã bán chiếc xe máy của mình
có trước khi kết hôn để thêm tiền vào xây một ngôi nhà trên mảnh đất được
cha mẹ anh cho riêng anh dùng làm chỗ ở chung cho hai vợ chồng. Như vậy,
anh K đã tự nguyện nhập chiếc xe máy là tài sản riêng của anh (có được trước
khi kết hôn) vào tài sản chung của vợ chồng (góp vào để xây ngôi nhà chung).
Việc nhập chiếc xe máy là tài sản riêng của anh K vào tài sản chung được coi
là sự mặc nhiên vì số tiền bán được chiếc xe đã dùng vào mục đích chung của
gia đình. Tuy nhiên, nếu anh K muốn nhập tài sản riêng là mảnh đất do cha
mẹ anh cho riêng hoặc mua trước khi kết hôn vào tài sản chung của vợ chồng
thì phải lập văn bản và làm các thủ tục pháp lý có liên quan. Việc anh dùng
mảnh đất này để xây ngôi nhà chung cho vợ chồng không mặc nhiên được coi
là nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Anh K muốn chứng minh tài sản
nào là tài sản riêng của mình thì phải xuất trình chứng cứ, nếu không chứng
minh được thì tùy từng trường hợp, Tòa án có thể suy đoán đó là tài sản
chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của anh K.
Việc xác định tài sản chung căn cứ vào nguyên tắc suy đoán có ý nghĩa
như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh
chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Nhưng tác dụng của
nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa
khẳng định chắc chắn tất cả các tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản
chung của vợ chồng. Đôi khi nguyên tắc này còn có ý nghĩa như một trở ngại
không những đối với vợ chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng, mà
còn là trở ngại đối với người thứ ba [29].
Khi xác định tài sản chung cần lưu ý “Lao động của vợ chồng trong
gia đình được coi như là lao động có thu nhập” [44, Điều 59], quy định này
42
đã đảm bảo quyền lợi cho vợ, chồng vì điều kiện sức khỏe, khả năng lao
động, hoàn cảnh gia đình mà chỉ tham gia lao động trong gia đình chứ không
tham gia sản xuất ngoài xã hội để trực tiếp tạo ra của cải vật chất.
Căn cứ xác lập tài sản chung chính là “kim chỉ nam” tạo ra đường lối
giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
2.2.1.2. Chia tài sản chung của vợ chồng
Khi xác định được tài sản nào là tài sản chung vợ chồng thì việc phân
chia như thế nào cho hợp tình hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và
nhu cầu thực tế sử dụng của vợ chồng là một điều quan trọng.
Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải tuân thủ các
nguyên tắc được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 Luật HN&GĐ năm
2014 như sau:
- Thứ nhất: Tài sản chung về nguyên tắc được chia đôi nhưng có xem xét
các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng, công sức đóng góp.
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng là điều kiện kinh tế của gia
đình, tình trạng sức khỏe, công việc, tuổi tác của các cá nhân trong gia đình
và của vợ chồng. Công sức đóng góp là những đóng góp của các bên vào việc
tạo lập, giữ gìn, phát triển tài sản chung...
Yêu cầu xem xét hoàn cảnh gia đình là một quy định mới của Luật
HN&GĐ năm 2014, quy định này sẽ giúp bảo vệ quyền lợi của những người
sống chung cùng gia đình khi vợ chồng ly hôn.
- Thứ hai: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng
luôn đứng trên lập trường bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và các con, giúp đỡ,
tạo điều kiện cho các bà mẹ thực hiện tốt thiên chức của mình. Phụ nữ sau khi
43
ly hôn thường dễ tổn thương, họ gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với
cuộc sống sau ly hôn. Những người con chưa thành niên là đối tượng cần
quan tâm vì những đứa trẻ này có nhận thức về cuộc sống chưa đầy đủ, dễ rơi
vào trạng thái buồn chán, tự ti, những đứa con dễ mất đi niềm tin, chỗ dựa khi
mà bố mẹ họ bị “tan đàn xẻ nghé”. Những người con đã thành niên nhưng bị
tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có
tài sản để tự nuôi mình cũng là một trong những đối tượng cần sự quan tâm
đặc biệt bởi họ không tự nuôi sống được bản thân, hơn hết họ cần sự giúp đỡ,
yêu thương của những người thân trong gia đình đặc biệt là bố mẹ.
Việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người tàn tật sau khi ly hôn
là quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật và bản chất tốt đẹp của nhà
nước ta.
- Thứ ba: Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh
doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có quyền sản xuất kinh doanh các
ngành nghề phù hợp với khả năng, chuyên môn của mình. Vợ chồng có thể
mở cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc dùng một phần tài sản chung sử dụng vào
mục đích kinh doanh với người khác tạo ra thu nhập cho gia đình. Vợ, chồng
khi tham gia quan hệ này với người khác có thể nhân danh vợ chồng hoặc
nhân danh bản thân mình nhằm đảm bảo cuộc sống chung của vợ, chồng và
của gia đình. Vì vậy, tài sản chung của vợ chồng có thể là toàn bộ tài sản
dùng để sản xuất kinh doanh hoặc một phần vốn trong các doanh nghiệp,
trong các thành phần kinh tế và các tư liệu sản xuất thể hiện dưới dạng vật
chất khác của tài sản theo tính chất là động sản hay bất động sản.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi giải quyết ly hôn có thể ảnh
hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp của một bên và
ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba cùng tham gia sản xuất, kinh doanh.
44
Vì vậy, quy định này tạo điều kiện cho các bên sau khi ly hôn vẫn đảm bảo
được việc sản xuất kinh doanh bình thường, duy trì sự phát triển về kinh tế.
Ví dụ: Ông H tham gia góp vốn vào thành lập Công ty TNHH X hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng. Vợ chồng ông thống nhất dùng chiếc xe ôtô 4
chỗ trị giá 2 tỷ đồng là tài sản chung của vợ chồng để tham gia góp vốn vào
Công ty X. Công ty X dùng chiếc xe này làm phương tiện vận chuyển cho
hoạt động đi lại của lãnh đạo công ty.
Trong trường hợp này, ông H đã dùng tài sản chung của vợ chồng để
tham gia vào hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập là tài sản chung của vợ
chồng. Khi giải quyết ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng được giải
quyết trên nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét đến việc đảm bảo lợi ích
chính đáng của ông H trong hoạt động sản xuất kinh doanh để ông H có thể
tạo ra thu nhập. Vì vậy, nếu vợ chồng không thỏa thuận được vấn đề tài sản,
Tòa án sẽ ưu tiên giao chiếc xe ôtô cho ông H sử dụng để ông có điều kiện
tiếp tục hoạt động kinh doanh trong Công ty X.
Hay như trường hợp vợ chồng bà B có tài sản chung là một quầy tạp
hóa ở chợ. Bà B là người trực tiếp kinh doanh, buôn bán tại quầy tạp hóa này,
còn ông N (chồng bà B) có một công việc ổn định khác. Khi giải quyết ly
hôn, nếu vợ chồng bà B không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét hoàn
cảnh của mỗi bên cũng như các điều kiện khác trong công việc, Tòa án sẽ
quyết định giao tài sản là quầy tạp hóa cho bên có nhu cầu hơn. Trong trường
hợp này, bà B là người trực tiếp dùng quầy tạp hóa để kinh doanh, tạo ra thu
nhập còn ông N đã có công việc ổn định nên giao tài sản này cho bà B để bà
tiếp tục kinh doanh là hợp lý.
- Thứ tư: Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu
không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản
45
bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán
cho bên kia phần chênh lệch.
Đây là một quy định mở trong chế định phân chia tài sản chung của vợ
chồng, theo đó khi phân chia tài sản chung Thẩm phán có thể xem xét để linh
động chia cho các bên bằng hiện vật hoặc bằng giá trị. Việc chia tài sản bằng
hiện vật luôn được ưu tiên nhưng nếu tài sản không thể chia bằng hiện vật
hoặc một bên không có nhu cầu thì Thẩm phán sẽ xem xét đến nhu cầu sử
dụng, khả năng tài chính của vợ chồng để quyết định giao hiện vật cho ai.
Việc xác định giá trị tài sản là điều cốt lõi giúp cho nguyên tắc này
được thực hiện đúng mục đích. Trước khi có Luật HN&GĐ năm 2014 thì
Nghị quyết 02/2002/HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao quy định “Việc xác định giá trị khối tài sản chung của vợ
chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào
giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử” [17, mục 12].
- Thứ năm: Việc chia tài sản chung cũng phải dựa trên cơ sở xem xét
đến lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Vợ, chồng có các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Nếu vợ
hoặc chồng vi phạm các quyền và nghĩa vụ này đồng nghĩa với việc họ có lỗi
trong việc dẫn đến gia đình tan vỡ, họ phải chịu trách nhiệm vì những vi
phạm đó. Quy định này góp phần nâng cao trách nhiệm của vợ, chồng trong
việc vun đắp, xây dựng gia đình hạnh phúc, gìn giữ, phát triển khối tài sản
chung, tránh vợ, chồng có hành vi phá tán tài sản gây ảnh hưởng quyền lợi
của vợ, chồng và những thành viên khác trong gia đình. Đây là một quy định
mới của Luật HN&GĐ năm 2014 thể hiện sự răn đe đối với những người vợ,
người chồng không có ý thức giữ gìn, bảo vệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xac_dinh_tai_san_vo_chong_khi_ly_hon_theo_luat_hon.pdf