Khi áp dụng các quy định của pháp luật vềmức bồi thường thiệt hại,
cần phải xem xét thực tếvà tùy vào từng trường hợp cụthểmà quyết định:
mức độlỗi của người gây ra thiệt hại và người bịthiệt hại, khảnăng kinh tế
thực tếcủa người gây thiệt hại đểTòa án quan tâm xem có nên giảm mức bồi
thường hay giữnguyên mức bồi thường, nhưvậy thì quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sựmới được bảo đảm tuyệt đối. Người gây thiệt hại phải
bồi thường toàn bộthiệt hại do lỗi cốý mà mình gây ra, còn nếu vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khảnăng kinh tếtrước mắt và lâu dài thì có thể được
giảm mức bồi thường hoặc có thểchỉphải bồi thường thấp hơn mức thiệt hại
hoặc người bịthiệt hại cũng có lỗi.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3755 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược hướng dẫn trong
Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP-TANDTC ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, để áp dụng nguyên tắc này trong thực
tiễn xét xử phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, của toàn xã hội.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời không hạn chế sự tự nguyện
thỏa thuận việc bồi thường giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Đồng
thời nghiêm cấm sự ép buộc thỏa thuận và việc thỏa thuận đó không trái luật,
tùy theo sự thỏa thuận của các bên có thể cao hơn mức thiệt hại hoặc thấp hơn
mức thiệt hại xảy ra trên thực tế. Đây cũng là đặc trưng cơ bản trong giao lưu
dân sự trên cơ sở tự do ý chí, tự do cam kết thỏa thuận.
33
2.3.2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu
do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và
lâu dài của mình
Với nguyên tắc này thì người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức
bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau:
- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại
Nếu người gây thiệt hại mà do lỗi cố ý gây thiệt hại thì không được áp
dụng nguyên tắc này bởi vì người gây thiệt hại chủ ý gây ra thiệt hại mà theo
lỗi cố ý gây thiệt hại là người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình là
gây thiệt hại, thấy trước thiệt hại của hành vi đó và mong muốn thiệt hại xảy ra
hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Do vậy người gây thiệt hại phải hoàn toàn chịu trách nhiệm do lỗi của
mình về hành vi đó.
Đối với lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không được giảm mức bồi thường.
Họ chỉ được giảm mức bồi thường do lỗi vô ý, còn lỗi cố ý thì phải bồi thường
toàn bộ dù người gây thiệt hại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn về trước mắt và
lâu dài, trừ trường hợp các bên có thỏa thận với nhau về mức bồi thường.
Thực tế ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa... các Tòa án đã
tuyên mức án phù hợp nhưng người gây thiệt hại vẫn không thể bồi thường do
kinh tế khó khăn, nhưng vì pháp luật như vậy nên không thể áp dụng khác.
Nguyên tắc này đặt ra nhằm bảo đảm phán quyết của Tòa án đưa ra
được thi hành ngay và có hiệu quả, vì thực tế rất nhiều các vụ án các bản án,
quyết định của Tòa án ban hành nhưng cơ quan Thi hành án không thi hành
được thì cũng không có ý nghĩa.
- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài
Khi mức độ thiệt hại có thể lớn hơn khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của người gây thiệt hại thì người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi
34
thường thiệt hại. Tất nhiên, điều kiện này luôn đi cùng với điều kiện lỗi vô ý
của người gây thiệt hại.
Trong thực tiễn xét xử các vụ án về bồi thường thiệt hại đến sức khỏe
và tính mạng bị xâm phạm, để xác định như thế nào là: "thiệt hại quá lớn so
với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình" là một vấn đề khá phức
tạp. Theo chúng tôi thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ từng
trường hợp cụ thể của vụ án mà quyết định cho thỏa đáng, tránh trường hợp
giảm quá ít thì không có ý nghĩ thiết thực, và ngược lại, không nên giảm quá
nhiều do lo ngại không thể thi hành án được.
Hay cụm từ "khả năng kinh tế" cũng là một vấn đề cần xác định rõ
nhằm để xem xét trường hợp nào thì được giảm mức bồi thường thiệt hại,
trường hợp nào thì không được giảm bồi thường, đồng thời cũng là để bảo vệ
quyền lợi, bảo đảm tính công bằng, tránh sự gian lận, lợi dụng để trốn tránh
trách nhiệm bồi thường của người gây ra thiệt hại.
Ví dụ: A trong khi lau súng, do sơ ý không biết súng có đạn và bị
cướp cò, đạn nổ trúng B làm B chết và bị thương C (B là lao động chính, nuôi
dưỡng mẹ già và 2 con con nhỏ). Qua xem xét thực tế hoàn cảnh của A khó
khăn, gia đình không có tài sản gì đáng giá, ngoài ra A còn phải nuôi 1 mẹ già
và 4 con còn nhỏ. Vậy trong trường hợp này khi giải quyết, Tòa án phải coi sự
thiệt hại mà A gây ra cho B,C là quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và
lâu dài và cần thiết giảm mức bồi thường cho A là thỏa đáng, còn giảm mức
bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp, điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài hai điều kiện, lỗi của người bị thiệt hại cũng là một trong những
yếu tố quan trọng khi chúng ta xác định mức bồi thường. Nguyên tắc này
cũng là để áp dụng giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại trong trường
hợp có lỗi của người bị thiệt hại, cũng như phân tích ở trên, vấn đề xác định
mức bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi rất phức tạp, xác
định lỗi của người gây ra thiệt hại là bao nhiêu? Hiện nay cũng chưa có văn
35
bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này, trong thực tiễn xét xử
Tòa án thường tự ước lượng tỉ lệ % rồi quyết định, cho nên dẫn đến mức bồi
thường có khoảng cách rất xa nhau.
Ví dụ: Bản án số 113/2006/HSPT ngày 24/7/2006 của Tòa án nhân
dân tỉnh CM xét xử Nguyễn Thị Phượng về tội cố ý gây thương tích.
Nội dung vụ án như sau: Do có mâu thuẫn về điện sinh hoạt nên giữa
Phượng và người bị hại Nguyễn Minh Trí xảy ra cãi chửi và thách đố nhau,
Phượng đã dùng dao chém 3 nhát vào mặt và vai trái Trí, tỷ lệ thương tật 15%
vĩnh viễn, Tòa án huyện PT xử sơ thẩm phạt Phượng 2 năm tù cho hưởng án
treo và nhận xét có phần lỗi của bị hại. Sau khi xử sơ thẩm, anh Trí kháng cáo đề
nghị cấp phúc thẩm không cho Phượng hưởng án treo và tăng mức bồi thường.
Cấp phúc thẩm nhận định người bị hại có lỗi nên không có căn cứ tăng mức
hình phạt và mức bồi thường, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Vậy mức độ lỗi của
Trí ở trong vụ án này là bao nhiêu? thực tế không đơn giản. Các Tòa án khi
gặp những vụ án như thế này thường chỉ xem xét và quyết định một cách
tương đối và như vậy khó tránh khỏi việc sau khi tuyên án các bên sẽ kháng
cáo không đồng ý cách giải quyết của cấp sơ thẩm, vì trong vụ án này còn liên
quan đến hình phạt tù và mức bồi thường thiệt hại. Người gây thiệt hại thì yêu
cầu giảm hình phạt và mức bồi thường người bị thiệt hại yêu cầu tăng hình
phạt đối với bị cáo và yêu cầu tăng mức bồi thường. Hơn nữa điều luật chỉ
định hình chứ không định lượng, việc giảm mức bồi thường phải phụ thuộc
vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ của người gây thiệt hại mà Tòa án ra quyết
định trong những trường hợp cụ thể.
2.3.3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người
gây thiệt hại, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường
Nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 605 Bộ luật dân sự, theo
nội dung của nguyên tắc này thì người gây thiệt hại, người bị thiệt hại, người
36
đại diện hợp pháp của người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án can thiệp
nhằm thay đổi mức bồi thường, khi mức bồi thường không còn phù hợp với
thực tế. Nguyên tắc này đã được các nhà làm luật dự đoán được tác động của
thị trường đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người, nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Ví dụ: Người gây thiệt hại cho rằng mức bồi thường tại thời điểm là
quá cao so với thời điểm xét xử nên yêu cầu cơ quan Tòa án giảm mức bồi
thường hoặc ngược lại người bị thiệt hại cho rằng mức tiền bồi thường hàng
tháng quá thấp không bảo đảm cho mức sinh hoạt hàng ngày nên yêu cầu cơ
quan Tòa án tăng mức bồi thường.
Thay đổi mức bồi thường có thể hiểu là việc tăng mức bồi thường, có
thể cao hơn, có thể thấp hơn mức bồi thường thiệt hại. Hay thay đổi về thời
hạn bồi thường ngắn hơn hay dài hơn mức mà trước đây các bên đã thỏa
thuận hoặc Tòa án quyết định - đó là yêu cầu của người bị thiệt hại. Còn
người gây thiệt hại có thể thay đổi mức bồi thường đối với người bị thiệt hại
đó là trường hợp người gây ra thiệt hại vì một lý do nào đó không tiếp tục
thực hiện việc bồi thường hoặc vì một lý do khách quan.
Ví dụ: Người bị thiệt hại đã bình phục hoàn toàn sức khỏe, đã tham
gia lao động tích cực và thực tế đã có khoản thu nhập (việc thu nhập cao hay
thấp chúng ta không quan tâm).
Hoặc một trường hợp cụ thể khác: Một người bị người khác đánh vào
vùng đầu gây thiệt hại về sức khỏe 44%, ngoài trách nhiệm hình sự người gây
thiệt hại phải chịu, Tòa án buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị
thiệt hại tổng cộng các khoản 5.000.000 đồng, sau một thời gian người bị thiệt
hại bị tái phát vết thương, bị liệt nên không tham gia học tập, công tác, lao động...
và cần có một người chăm sóc. Trong trường hợp này người bị thiệt hại có thể
nộp đơn khởi kiện người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường một khoản
tiền về sức khỏe bị giảm sút, bị mất đi và một khoản theo luật cho một người
37
chăm sóc người bị thiệt hại. Ngược lại người gây thiệt hại cũng có quyền này khi
cho rằng thiệt hại mà Tòa án buộc họ phải bồi thường cho người bị thiệt hại
không còn cần thiết và điều kiện của họ không có khả năng tiếp tục bồi thường.
Dù thay đổi mức bồi thường theo hướng nào đi chăng nữa thì vấn đề
mấu chốt vẫn là bảo đảm cho sự công bằng, hợp lý cho những người yêu cầu.
Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự quy định: "Phương thức bồi thường
một lần hoặc nhiều lần". Vậy việc thay đổi mức bồi thường thì chúng ta chỉ áp
dụng đối với phương thức bồi thường nhiều lần còn đối với phương thức bồi
thường một lần thì không áp dụng, bởi lẽ người gây thiệt hại đã thực hiện
xong nghĩa vụ bồi thường và nghĩa vụ bồi thường đã chấm dứt. Như vậy, nếu
có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại phát sinh đối với phương thức bồi thường
thiệt hại một lần thì Tòa án không chấp nhận yêu cầu này.
2.4. HÌNH THỨC BỒI THƯỜNG VÀ MỨC BỒI THƯỜNG
2.4.1. Hình thức bồi thường thiệt hại
Hình thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là cách thức thực hiện
nghĩa vụ của bên gây thiệt hại đối với bên bị thiệt hại. Trong quan hệ pháp
luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hình thức bồi thường
thiệt hại do các bên tự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự quy định: "...các bên có thể thỏa
thuận về hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một
công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác".
Đối với những thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm thì
hình thức bồi thường mà Tòa án thường áp dụng là bồi thường bằng tiền do
tính chất đặc biệt của loại thiệt hại này. Các khoản tiền chi phí hợp lý mà
người bị thiệt hại và gia đình của họ đã bỏ ra khi điều trị tại cơ sở y tế sẽ được
tính thành một khoản tiền cụ thể.
38
Các bên có thể thỏa thuận "phương thức bồi thường một lần" hoặc
"phương thức bồi thường nhiều lần" tùy theo từng điều kiện kinh tế, hoàn
cảnh cụ thể. Theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu người
phải thi hành án chưa thi hành xong khoản tiền phải bồi thường cho người thi
hành án thì hàng tháng người phải thi hành án còn phải chịu thêm khoản tiền
lãi của số tiền chưa thi hành theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà
nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Khoản tiền cấp dưỡng cho những người thân thích gần gũi của người
bị thiệt hại mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng phải được thực hiện
hàng tháng. Đối với các khoản tiền chi phí hợp lý, thu nhập bị mất đi, thu
nhập bị giảm sút cho người chăm sóc người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả
năng lao động cũng phải được bồi thường hàng tháng.
Vậy trong trường hợp người gây thiệt hại và người bị thiệt hại, những
người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng không ở cùng địa phương,
thì việc cấp dưỡng có nên áp dụng hình thức cấp dưỡng hàng tháng hay áp
dụng hình thức cấp dưỡng một lần? Theo chúng tôi là đối với trường hợp này
thì Tòa án nên áp dụng hình thức cấp dưỡng một lần thì có tính khả thi hơn.
Ví dụ: Bản án số 12/2006/HSST ngày 20/2/2006 của Tòa án nhân dân
tỉnh LC xét xử Sừn Văn Đoàn về tội giết người.
Nội dung vụ án: Đoàn vay anh Nghị 100.000 đồng do đòi nhiều lần
Đoàn không có tiền để trả, Đoàn nảy sinh ý định giết anh Nghị. Đoàn dùng
cây rìu chém anh Nghị nhiều nhát vào đầu, cổ làm anh Nghị chết tại chỗ,
Đoàn kéo xác anh Nghị lăn xuống thác nước.
Ngoài phần quyết định hình phạt, về trách nhiệm dân sự: Tòa án nhân
dân tỉnh LC buộc Đoàn phải bồi thường cho chị Vùi Thị Lần - Người đại diện
hợp pháp của bị hại: 55.500.000 đồng, trong đó có số tiền: 20.000.000 đồng là
tiền cấp dưỡng 1 lần cho 2 cháu là con anh Nghị, cháu lớn sinh năm 1994,
cháu nhỏ sinh năm 1997.
39
Điều 417 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định: "Người có nghĩa vụ phải
bồi thường bằng tiền". Trong các hình thức bồi thường thiệt hại, ngoài việc
bồi thường bằng tiền còn có nguyên tắc khôi phục tình trạng ban đầu.
Bộ luật dân sự Đức thì áp dụng nguyên tắc khôi phục tình trạng ban
đầu. Bộ luật dân sự không quy định rõ như Bộ luật dân sự Nhật Bản nên không
rõ là có áp dụng nguyên tắc khôi phục tình trạng ban đầu hay không nhưng đa
số các học thuyết thì chủ trương áp dụng nguyên tắc bồi thường bằng tiền.
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp trong đó án lệ và học thuyết thừa
nhận sự khôi phục tình trạng ban đầu.
2.4.2. Mức bồi thường thiệt hại
Khi áp dụng các quy định của pháp luật về mức bồi thường thiệt hại,
cần phải xem xét thực tế và tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quyết định:
mức độ lỗi của người gây ra thiệt hại và người bị thiệt hại, khả năng kinh tế
thực tế của người gây thiệt hại để Tòa án quan tâm xem có nên giảm mức bồi
thường hay giữ nguyên mức bồi thường, như vậy thì quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự mới được bảo đảm tuyệt đối. Người gây thiệt hại phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại do lỗi cố ý mà mình gây ra, còn nếu vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài thì có thể được
giảm mức bồi thường hoặc có thể chỉ phải bồi thường thấp hơn mức thiệt hại
hoặc người bị thiệt hại cũng có lỗi.
Việc xét mức bồi thường thiệt hại như thế nào cũng là một vấn đề cần
bàn đến, đó là khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì các
đương sự có quyền làm đơn yêu cầu thay đổi mức bồi thường. Thông thường
những khoản mà đương sự đưa ra đề nghị được thay đổi là thu nhập bị mất,
thu nhập bị giảm sút, tiền cấp dưỡng. Trong luật dân sự thì tiền cấp dưỡng là
khoản tiền kéo dài theo thời gian (có trường hợp cho đến khi trưởng thành, có
trường hợp cho đến khi chết) cho nên không thể tính toán được chính xác
trong một thời gian dài như vậy được, trường hợp yêu cầu thay đổi mức bồi
40
thường có thể xảy ra do yêu cầu của người gây thiệt hại, có thể do yêu cầu của
người bị thiệt hại.
Đối với trường hợp người gây thiệt hại vì một lý do khách quan họ có
thể có thu nhập cao hơn thời điểm xét xử hoặc họ có thể được thừa kế tài
sản... nên người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại đền bù một
khoản tương xứng với hậu quả đã gây ra. Ngược lại, nếu người gây thiệt hại
lâm vào hoàn cảnh khó khăn phải nuôi dưỡng bố, mẹ già, con nhỏ dại… họ có
quyền yêu cầu được giảm mức bồi thường để vừa có khả năng chấp hành bản
án vừa đảm bảo được cuộc sống cho gia đình.
Đối với người bị thiệt hại có thể bản thân họ hay phía gia đình họ có
nguồn thu nhập cao trong khi đó thì người phải cấp dưỡng khó khăn hoặc
mức cấp dưỡng không còn phù hợp với thực tế vì thế mà không bảo đảm cho
người được cấp dưỡng một mức sống tối thiểu.
2.5. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP SỨC KHỎE, TÍNH
MẠNG BỊ XÂM PHẠM
2.5.1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 609 Bộ luật dân sự quy định:
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm:
a. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức
khỏe và chức năng bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
b. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại, nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định
và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình
của lao động cùng loại.
c. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị
thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm
41
sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người
bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường
một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận,
nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
* Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: "Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe..."
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê
phương tiện đưa người thiệt hại đi cấp cứu, tiền vé tàu xe thậm chí cả vé máy
bay (nếu cần thiết) đi lại cứu chữa tại các cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua
các thiết bị y tế phục vụ cho việc cấp cứu, chi phí chiếu chụp Xquang, chụp
cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định
của bác sĩ điều trị. Tiền viện phí, tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng,
tiền chăm sóc phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí
cho việc lắp chân tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống, khắc phục
thẩm mỹ, chi phí cho việc cấy ghép bộ phận cơ thể bị mất, chi phí giải phẫu
về mặt thẩm mỹ do bị bỏng biến dạng cơ thể… để hỗ trợ thay thế một phần
chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
Trong trường hợp, ở những địa phương vùng sâu vùng xa, do phương
tiện đi lại khó khăn, chủ yếu bằng xe máy, xe ngựa…, khi thuê các phương tiện
này không thể có hóa đơn, chứng từ, nhưng mặc dầu vậy nếu người bị hại đưa ra
chứng cứ chứng minh yêu cầu này thì đây phải được coi là chi phí hợp lý. Hay
hiện nay nước ta có nhiều cơ sở y tế tư nhân hoạt động, khi người bị thiệt hại
42
được đưa vào những cơ sở này cấp cứu, điều trị thì cũng cần phải buộc người
gây thiệt hại bồi thường những chi phí cần thiết cho việc cấp cứu, điều trị của
người bị thiệt hại tại các cơ sở đó. Ngược lại, có những chi phí mà cơ sở y tế ở
địa phương có đủ điều kiện cấp cứu, chữa trị không cần thiết phải đưa đi cấp
cứu, chữa trị ở những cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên nhưng người bị thiệt hại
lại yêu cầu, thì những chi phí này phải được coi là chi phí không hợp lý. Ngoài
ra còn có những chi phí mà người bị thiệt hại yêu cầu vượt quá hoặc không liên
quan đến việc chữa trị thương tích thì cũng không được bồi thường. Ví dụ một
người bị gãy chân nếu chữa trị ở trong nước thì chỉ tốn khoảng 6-7 triệu đồng,
nhưng người bị thiệt hại yêu cầu phải được đưa ra nước ngoài điều trị với chi phí
lên đến hàng ngàn đôla, thì những chi phí này không thể coi là hợp lý.
* Thu nhập thực tế bị giảm sút là phần thu nhập tương ứng với thu
nhập của người bị thiệt hại trước khi sức khỏe bị xâm phạm mà người bị thiệt
hại không thu nhập được. Phần thu nhập thực tế bị giảm sút là phần chênh
lệch giữa thu nhập trước và sau khi sức khỏe bị xâm phạm. Nếu người bị thiệt
hại có việc làm nhưng không ổn định thì có thể tính các khoản thu nhập bị
giảm sút như sau: Ví dụ, trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại
có thu nhập 30.000 đồng/ngày; sau khi sức khỏe bị xâm phạm họ chỉ thu nhập
được 20.000 đồng/ngày. Vậy người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi
thường số tiền chênh lệch là 10.000đồng/ngày.
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu
trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng
do sức khỏe họ phải đi điều trị và do đó không có được khoản thu nhập đó.
Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác
định được thì áp dụng mức trung bình của lao động cùng loại ở từng địa
phương. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định thu nhập thực tế của người bị
thiệt hại gặp khó khăn, bởi vì việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của các bên rất
khác nhau và một thực tế nữa là việc quản lý thu nhập công dân của nước ta
chưa được chặt chẽ, phần nào khó khăn cho công tác xét xử và giải quyết loại
43
án này. Cần phải xem xét người bị thiệt hại sau khi điều trị về nhà thì khả
năng lao động của họ có còn hay không, nếu còn thì cần xác minh thu nhập
hàng tháng sau đó đối chiếu với thu nhập của họ trước khi sức khỏe bị xâm
phạm để xác định thu nhập bị giảm sút.
Trên thực tế, khi tính thời gian hưởng thu nhập thực tế và thu nhập bị
giảm sút cũng có nhiều quan điểm khác nhau nên dẫn đến cách tính khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Chỉ tính thu nhập thực tế bị mất, bị
giảm sút trong thời gian người bị thiệt hại nằm điều trị để phục hồi sức khỏe.
Quan điểm thứ hai thì cho rằng: Thu nhập thực tế bị mất và bị giảm
sút tính từ khi sức khỏe bị xâm phạm cho đến khi người bị thiệt hại chết, ý
kiến này căn cứ vào khoản 1 Điều 612 Bộ luật dân sự: "Trong trường hợp
người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại
được hưởng bồi thường cho đến chết".
Theo chúng tôi thì thời gian hưởng thu nhập thực tế được tính theo hai
cách sau:
- Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì
thời hạn bồi thường thiệt hại được tính từ khi sức khỏe bị xâm phạm cho đến
khi người thiệt hại chết (áp dụng theo khoản 1 Điều 612 Bộ luật dân sự).
- Trường hợp người bị thiệt hại không mất hoàn toàn khả năng lao
động thì thời điểm tính bồi thường thiệt hại từ khi sức khỏe bị xâm phạm cho
đến khi thu nhập được khôi phục bằng thu nhập trước khi bị thiệt hại. Trong
thực tiễn, các Tòa án thường quyết định buộc người gây thiệt hại phải bồi
thường cho người bị thiệt hại một khoản tiền và đều được các bên chấp nhận.
* Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị
Thông thường chỉ chi phí cho một người, trường hợp đặc biệt không
quá hai người (nạn nhân nằm một chỗ, bị hôn mê sâu, liệt dây thần kinh...
44
phải có người trực tiếp theo dõi thường xuyên). Nếu người bị thiệt hại về sức
khỏe bị giảm sút thiệt hại từ 81% trở lên thì người gây thiệt hại phải chịu chi
phí cho người cấp dưỡng người bị thiệt hại cho đến khi người bị thiệt hại chết.
Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị do người chăm sóc phải nghỉ việc để chăm sóc người bị thiệt hại.
Nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động (bị liệt, bị chấn
thương não mất trí nhớ…) và cần có người thường xuyên chăm sóc, thì thiệt
hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản
tiền cấp dưỡng cho những người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Chi phí
hợp lý và khoản thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị theo chúng tôi thì đó là những khoản chi phí bù đắp cho
người chăm sóc người bị thiệt hại do họ phải nghỉ không làm việc, sản xuất,
lao động... để dành thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, ngoài ra còn các
khoản khác như: tiền tàu xe, tiền thuê nhà nghỉ (theo giá trung bình ở địa
phương đó)…mà nếu như không phải chăm sóc người bị thiệt hại thì họ
không phải chi.
Theo chúng tôi thì chỉ nên coi những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ phải cấp dưỡng và thực tế họ đang được cấp dưỡng là người mà người
bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng cần căn cứ vào mức thu nhập của người bị
thiệt hại và thực tế người đó cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng trước khi
bị thiệt hại để quyết định. Ví dụ: A gây thương tích cho B làm B chết, B
nghiện ma túy thường xuyên về nhà gây sức ép với bố, mẹ lấy tiền hút, chích
ma túy. Vậy trong trường hợp này A không phải bồi thường thiệt hại về
khoản tiền cấp dưỡng (phải là người đang trực tiếp thực hiện việc cấp dưỡng).
* Người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu.
Để đưa ra một mức bồi thường về thiệt hại tinh thần theo chúng tôi
nên căn cứ vào những điểm sau:
45
- Nếu sức khỏe của người bị thiệt hại là trầm trọng, cố tật nặng, tàn phế...
thì phải coi đây là trường hợp người bị thiệt hại và gia đình họ phải gánh chịu
đau thương mất mát lớn về tinh thần vì vậy khoản tiền bù đắp về tinh thần là
phải tương đối cao mới hợp lý.
- Ngoài ra còn phải tính đến hoàn cảnh gia đình (là con độc nhất, là
lao động chính), điều kiện kinh tế của người bị thiệt hại và độ tuổi, vị trí, khả
năng của họ trong gia đình, đặc biệt là tác hại của vết thương trên cơ thể, là
người chưa thành niên, chưa có gia đình mà bị gây thương tích xấu xí diện
mạo thì phải quyết định một khoản tiền cho thỏa đáng.
Ví dụ: Bản án số 105/2006/HSST ngày 21/6/2006 của Tòa án tỉnh CM
Nội dung vụ án: Do mâu thuẫn khi chơi bida, Lê Hoàng Đ đã dùng
gậy chọc bida đập nhiều phát vào đầu của Trần Đức T, làm T bị thương nặng,
tỷ lệ thương tích 45% vĩnh viễn. N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chế định bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm - Lý luận và thực tiễn.pdf