MỤC LỤC
Lời cảm đoan . i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tắt . iv
Danh mục bảng .v
Danh mục biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, hình vẽ .vi
Mục lục. vii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.1
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.4
1.1 Lý luận về thương hiệu .4
1.1.1 Khái niệm về thương hiệu, thương hiệu viễn thông .4
1.1.2 Chức năng của thương hiệu.4
1.1.3 Vai trò của thương hiệu .5
1.1.3.1 Vai trò đối với người tiêu dùng .5
1.1.3.2. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp .6
1.1.4 Tài sản thương hiệu.8
1.1.4.1 Nhận biết thương hiệu.8
1.1.4.2 Nhận thức giá trị.9
1.1.4.3 Liên tưởng qua thương hiệu.10
1.1.4.4 Trung thành với thương hiệu.11
1.1.5 Định vị thị trường.11
1.1.5.1 Khái niệm.11
1.1.5.2 Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị .11
1.1.5.3 Các bước của tiến trình định vị .13
1.2. Phương pháp nghiên cứu.14
1.2.1 Phương pháp chọn mẫu.14
1.2.2 Quy trình nghiên cứu: .16
1.2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.19
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.21
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.21
2.1.1 Tổng quan về Đại học Huế.21
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .21
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức.24
2.1.1.3 Kê hoạch và chiến lược phát triển.25
2.1.1.4 Sứ mạng và tầm nhìn.26
2.2 Tổng quan về Viễn thông Thừa thiên Huế - Đơn vị chủ quản của Vinaphone trên
địa bàn Thừa Thiên Huế.26
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của VNPT ở Việt Nam .26
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ .26
2.2.1.2 Mô hình tổ chức của tập đòan bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT .28
2.2.1.3 Các phòng ban Tập đoàn.28
2.2.1.4 Triết lý kinh doanh của Tập đoàn.29
2.2.2 VNPT Thừa Thiên Huế .31
2.2.2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển của VNPT TT Huế .31
2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của VNPT Thừa Thiên Huế.33
2.2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của VNPT Thừa Thiên Huế .34
2.2.2.4 Tình hình vốn kinh doanh của VNPT Thừa Thiên Huế .35
2.2.2.5 Tình hình lao động của VNPT Thừa Thiên Huế .37
2.2.2.6 Số lượng điểm bán hàng và tình hình trang thiết bị.39
2.3 Kết quả nghiên cứu .40
2.3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu.40
2.3.2 Xây dựng bản đồ nhận thức .44
2.3.2.1 Mức độ nhận biết của khách hàng sinh viên đối với các thương hiệu mạng di
động hiện nay .44
2.3.2.2 Xác định các tiêu thức quan trọng ảnh hương đến quyết định lựa chọn mạng
viễn thông của khách hàng.46
2.3.2.3 Xây dựng bản đồ nhận thức .48
2.3.1.4 Vị trí hiện tại của Vinaphone và đề xuất vị trí mới theo xu hướng thị trường.61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VINAPHONE .64
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp.64
3.1.1 Chiến lược phát triển của Vinaphone.64
3.1.2 Những thuận lợi, cơ hội và khó khăn thử thách trong việc xâm nhập và khai
thác thị trường sinh viên.65
3.1.3 Những hạn chế hiện tại của mạng Vinaphone.68
3.2 Giải pháp giúp Vinaphone xâm nhập, khai thác tốt hơn thị trường sinh viên .70
3.2.1 Nhóm giải pháp chính yếu .70
3.2.2 Nhóm giải pháp phụ trợ .71
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .74
3.1 Kết luận .74
3.2 Kiến nghị.74
3.2.1 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế .74
3.2.2 Đối với Viễn thông TTH – Đơn vị chủ quản của Vinaphone trên địa bàn TTH.75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .76
101 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bản đồ nhận thức các thương hiệu viễn thông trong tâm trí khách hàng sinh viên Đại học Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của mẫu nghiên cứu
Mạng sử dụng
Đã/đang sử dụng Chưa sử dụng
Tổng số Phần trăm Tổng số Phần trăm
Mobifone 211 84.4 39 15.6
Viettel 229 91.6 21 8.4
Vinaphone 126 50.4 124 49.6
Vietnammobile 64 25.6 186 74.4
Beeline 20 8 230 92
Nguồn: Thông tin điều tra khảo sát
Một điểm đáng chú ý là thói quen sử dụng nhiều sim, nhiều mạng di động
của sinh viên. Có đến 86,8% sinh viên tham gia phỏng vấn đã từng sử dụng ít nhất
là 2 mạng trở lên trong đó tỷ lệ sinh viên sử dụng 2 mạng là cao nhất với 89/250
sinh viên, chiếm tỷ lệ 35.5%. Thực tế ngoài việc sử dụng ổn định 01 thuê bao (thuê
bao chính thức), hầu như sinh viên nào cũng sử dụng kèm một số thuê bao không
thường xuyên với số không ổn định, thay đổi thường xuyên khi sử dụng hết tiền
trong tài khoản. Trường hợp sử dụng số kèm không thường xuyên này đối với sinh
viên ngày một nhiều vì hiện tại nếu sinh viên mua thẻ cào để nạp tiền vào số thuê
bao cũ đang sử dụng (thường là thuê bao chính để liên lạc-nhận cuộc gọi) hiệu quả
kinh tế thấp hơn nhiều với việc mua một số mới..ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
33
89 84
44
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1 Sim 2 Sim 3 Sim Trên 3 sim
Biểu đồ 2.3: Số lượng Sim sử dụng đồng thời của khách hàng sinh viên
2.3.2 Xây dựng bản đồ nhận thức
Bản đồ nhận thức giúp mô tả vị thế các thương hiệu hoặc sản phẩm hiện có
và là căn cứ để lựa chọn một vị thế cho sản phẩm trên thị trường mục tiêu trong mối
tương quan với các sản phẩm cạnh tranh. Mỗi vị thế trên bản đồ nhận thức cho biết
một khái niệm về hình ảnh sản phẩm/ doanh nghiệp phải tạo dựng trong tâm trí của
khách hàng và chỉ rõ sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranh với những sản
phẩm nào.
Do vậy, để thiết lập bản đồ nhận thức chúng ta cần xem xét mức độ nhận biết
của khách hàng để đánh giá khả năng liên tưởng- Những gì gợi nhớ trong đầu khách
hàng về thương hiệu, đồng thời phải xem xét, khám phá những tiêu chí khách hàng
quan tâm khi đánh giá, lựa chọn mạng di động.
2.3.2.1 Mức độ nhận biết của khách hàng sinh viên đối với các thương
hiệu mạng di động hiện nay
Về mức độ nhận biết của khách hàng, kết quả khảo sát 250 sinh viên với câu
hỏi” bạn nghĩ đến mạng di động nào đầu tiên?” cho thấy:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Bảng 2.8: Tình trạng nhận biết các mạng viễn thông của mẫu nghiên cứu
Thứ hạng
nghĩ đến
T.O.M
(Thứ
nhất)
Nhận biết
không
cần trợ
giúp
Nhận biết
có trợ
giúp
Không nhận
biết
Tổng
nhận biết
Tần
số
%
Tần
số
%
Tần
số
%
Tần
số
%
Tần
số
%
Mobifone 53 21.2 189 75.6 5 2 3 1.2 247 98.8
Viettel 185 74 62 24.8 2 0.8 1 0.4 249 99.6
Vinaphone 12 4.8 193 77.2 23 9.2 22 8.8 228 91.2
Vietnammobile 0 0 167 66.8 56 22.4 27 10.8 223 89.2
Beeline 0 0 152 60.8 70 28 28 11.2 222 88.8
Nguồn: Thông tin điều tra khảo sát
Viettel là mạng có mức độ nhận biết đầu tiên- TOM (Top Of Mind) cao nhất
với tỷ lệ 74% người phỏng vấn bật ra câu trả lời đó là mạng Vietel. Tiếp theo là
mạng Mobifone với tỷ lệ 21.2%. Các mạng khác hầu như không được khách hàng
đặt ở vị trí cao nhất trong khung nhận biết.
Với cách tính tổng mức nhận biết: Tổng nhận biết= TOM + Nhận biết có trợ
giúp + Nhận biết không trợ giúp
Như vậy, trong 5 mạng di động thì Viettel có mức độ nhận biết cao nhất với
tỷ lệ 99.6% khách hàng nhận biết được, Mobifone tiếp thứ hạng hai với 98.8%
khách hàng nhận biết được. Beeline là mạng có mức độ nhận biết thấp nhất, chỉ có
88.8% khách hàng nhận biết được.
Từ kết quả nhận biết các thương hiệu viễn thông cho thấy khả năng liên
tưởng của khách hàng sinh viên với các nhà mạng Mobifone, Viettel sẽ cao hơn so
với các mạng di động khác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
2.3.2.2 Xác định các tiêu thức quan trọng ảnh hương đến quyết định lựa
chọn mạng viễn thông của khách hàng
Để tiến hành xây dựng bản đồ nhận thức, trước hết cần xác định những tiêu
chí nào đối với khách hàng là quan trọng nhất khi xem xét việc sử dụng dịch vụ
viễn thông. Thông qua kết quả điều tra định tính, tôi xác định được có 8 tiêu chí
khách hàng thường đề cập đến khi được hỏi căn cứ nào giúp bạn lựa chọn mạng
viễn thông để sử dụng: (1) Chất lượng mạng tốt, (2) Khuyến mãi nhiều, (3) Dễ dàng
mua Sim Card, (4) Vùng phủ sóng rộng, (5) Chăm sóc khách hàng tốt, (6) Thủ tục
hoà mạng đơn giản, (7) Giá cước rẻ, (8) Có nhiều dịch vụ gia tăng.
Kết quả điều tra phỏng vấn trên 250 khách hàng cho thấy mức độ ưu tiên của
khách hàng đối với 8 tiêu chí này khi lựa chọn mạng di động để sử dụng như sau:
Bảng 2.9: Mức độ ưu tiên các tiêu chí khi lựa chọn mạng viễn thông
Ưu tiên
nhất
Ưu tiên
thứ hai
Ưu tiên
thứ ba
Ít ưu tiên
Không hề
ưu tiên
Tần
số
%
Tần
số
%
Tần
số
%
Tần
số
%
Tần
số
%
Chất lượng mạng tốt 95 38 69 27.6 44 17.6 20 8 22 8.8
Nhiều khuyến mãi 61 24.4 61 24.4 52 20.8 58 23.2 18 7.2
Dễ dàng mua Sim,
Card
0 0 0 0 10 4 141 56.4 99 39.6
Vùng phủ sóng rộng 23 9.2 37 14.8 58 23.2 87 34.8 45 18
Chăm sóc KH tốt 3 1.2 12 4.8 24 9.6 157 62.8 54 21.6
Thủ tục hòa mạng đơn
giản
0 0 3 1.2 3 1.2 149 59.6 95 38
Giá cước rẻ 51 20.4 64 25.6 47 18.8 68 27.2 20 8
Nhiều dịch vụ gia tăng 2 0.8 2 0.8 3 1.2 160 64 83 33.2
Yếu tố khác 15 6 5 2 5 2 93 37.2 132 52.8
Nguồn: Thông tin điều tra khảo sát
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Dựa trên cơ sở lý thuyết lựa chọn bằng mô hình từ điển học, nghĩa là tiêu chí
nào có số lượng khách hàng ưu tiên số một cao nhất thì tiêu chí đó sẽ quan trọng
nhất. Kết quả cho thấy trong số 6 tiêu chí khách hàng cho là quan trọng nhất thì tiêu
chí chất lượng mạng tốt là tiêu chí được khách hàng ưu tiên nhất khi lựa chọn với
95 khách hàng (chiếm 38%) xem đó là cơ sở quan trọng nhất để lựa chọn mạng.
Theo đa số ý kiến giải thích của khách hàng sinh viên là họ quan tâm đến chất
lượng mạng vì không muốn gặp trở ngại trong khi gọi điện thoại hoặc sử dụng tin
nhắn- 2 dịch vụ cơ bản nhất của các nhà mạng.
Hai tiêu chí có mức độ ưu tiên tương đương nhau là khuyến mãi nhiều với
61/250 sinh viên lựa chọn chiếm tỷ lệ 24.4% và giá cước rẻ với 51/250 sinh viên lựa
chọn (chiếm tỷ lệ 20.4%). Nhiều khách hàng giải thích cho việc ưu tiên 1 trong 2
tiêu chí này bởi “ tôi là sinh viên”. Họ mặc định sinh viên thì tiêu dùng dịch vụ phải
rẻ. Sở dĩ 2 tiêu chí này có mức ưu tiên tương đương nhau bởi theo cách giải thích
của khách hàng, giá cước rẻ hay khuyến mãi đều góp phần gia tăng lợi ích của họ
khi tiêu dùng. Ở góc độ của các nhà mạng viễn thông, do việc quản lý của Bộ
Thông Tin và Truyền Thông rất gắt gao trong việc điều chỉnh giá nên các nhà mạng
của xem hình thức khuyến mãi (với hình thức chủ yếu là tặng thêm 1 tỷ lệ % số tiền
nạp vào tài khoản) là hình thức giảm giá gián tiếp, thu hút khách hàng nhưng ít bị
sự điều chỉnh, phiền hà từ cơ chế phê duyệt của Bộ quản lý.
Vùng phủ sóng rộng cũng là 1 trong những tiêu chí có mức độ ưu tiên cao
của sinh viên bởi có hơn 1 nửa sinh viên đang học ở Đại học Huế đến từ các tỉnh
khác trong cả nước. Đặc điểm này dẫn đến nhu cầu liên lạc với gia đình, bạn bè ở
nơi khác nhiều nên yếu tố vùng phủ sóng rộng là sẽ là yếu tố then chốt, quyết định
đến khả năng hiện thực nhu cầu này của khách hàng.
Các tiêu chí khác như dễ dàng mua sim, card, thủ tục hòa mạng dễ dàng, dịch
vụ chăm sóc khách hàng tốt và có nhiều dịch vụ gia tăng hữu ích ít được ưu tiên
hơn so với 4 tiêu chí trên.
Với tiêu chí dễ dàng mua sim, card, đa phần sinh viên đều sử dụng gói cước
trả trước nên với việc mua sim, card để duy trì tài khoản là không khó khăn khi các
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
nhà mạng bây giờ triển khai kênh bán hàng này rất rộng. Chính điều đó làm khách
hàng nhận thức việc dễ dàng mua sim, card dường như là 1 điều hiển nhiên, các nhà
mạng phải làm nên mức độ lưu tâm, để ý đến yếu tố này không lớn.
Với tiêu chí thủ tục hòa mạng dễ dàng, do đặc điểm của sim trả trước thủ tục
gia nhập mạng đơn giản hơn nhiều so với sim trả sau (điều này mới dẫn đến tình
trạng sim rác ở thị trường Việt Nam lớn và mỗi sinh viên thường sở hữu hơn 1 sim),
khách hàng chỉ cần mua 1 sim ở các đại lý mà thậm chí không cần đăng ký thông
tin và làm 1 thao tác đơn giản theo hướng dẫn kích hoạt của các nhà mạng là khách
hàng đã có thể sử dụng được tài khoản đó.
Với tiêu chí dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, dịch vụ này các tổng đài đều
có và cung cấp cho khách hàng tuy nhiên tỷ lệ khách hàng sinh viên sử dụng dịch
vụ này của các nhà mạng không cao. Điều đó dẫn đến sinh viên không lưu tâm
nhiều đến tiêu chí này khi lựa chọn.
Với tiêu chí nhiều dịch vụ gia tăng hữu ích, các nhà mạng hiện nay có rất
nhiều dịch vụ gia tăng hữu ích cho khách hàng tuy nhiên do đặc điểm khách hàng
sử dụng là phải trả phí và với điều kiện về thu nhập của sinh viên còn thấp, mức
trang trải trung bình cho dịch vụ viễn thông chưa cao thì đây là một rào cản lớn cho
khách hàng sinh viên. Hai dịch vụ khách hàng sinh viên sử dụng nhiều như dịch vụ
nhạc chờ, chia sẻ tài khoản. Còn lại các dịch vụ khác khách hàng ít sử dụng do
không có nhu cầu hoặc không muốn gia tăng thêm chi phí sử dụng.
2.3.2.3 Xây dựng bản đồ nhận thức
Trước khi tiến hành phân tích, lượng hóa đánh giá của khách hàng thành bản
đồ nhận thức 5 thương hiệu viễn thông trong tâm trí khách hàng, tôi tiến hành kiểm
định độ tin cậy của thang đo đã thiết lập dùng để đo lường mức độ cảm nhận của
khách hàng về 8 tiêu chí khách hàng cho là quan trọng trên mỗi thương hiệu viễn
thông tham gia khảo sát thông qua chỉ số đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha.
Cronbach alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không
đạt yêu cầu. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang cho rằng “Khi đánh giá thang
đo, chúng ta cần sử dụng Cronbach alpha để loại các biến rác trước khi sử dụng EFA. Nếu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
không theo trình tự này, các biến rác có thể tạo ra các yếu tố giả”. Các quan sát có hệ số
tương quan biến- tổng (item- total correlation) < 0.30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang
đo khi hệ số Cronbach alpha từ 0.60 trở lên. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc cho
rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.80 trở lên đến gần 1 thì
thang đo lường là tốt, từ 0.70 đến 0.80 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị
rằng Cronbach alpha từ 0.60 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm
đang nghiên cứu là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha cho kết quả như sau:
Bảng 2.10 Độ tin cậy thang đo các tiêu chí sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng
của từng thương hiệu
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Trung bình
phương sai
nếu loại biến
Tương quan
biến- tổng
Giá trị độ
tin cậy nếu
loại biến
Giá trị độ tin cậy thang đo lường đối với Mobifone: 0.968
Chất lượng mạng tốt 20.5240 106.138 0.847 0.966
Vùng phủ sóng rộng 20.4840 104.717 0.893 0.963
Giá cước rẻ 20.6600 105.470 0.843 0.966
Khuyến mãi nhiều 20.2560 101.171 0.919 0.961
Chăm sóc khách hàng tốt 20.4880 103.239 0.912 0.962
Nhiều dịch vụ bổ trợ (gia
tăng) hữu ích
20.6040 105.349 0.859 0.965
Hệ thống phân phối rộng 20.5520 105.381 0.851 0.965
Thủ tục hòa mạng đơn giản 20.5400 104.498 0.871 0.964
Giá trị độ tin cậy thang đo lường đối với Viettel: 0.956
Chất lượng mạng tốt 25.0760 76.384 0.859 0.949
Vùng phủ sóng rộng 24.9360 75.546 0.886 0.947
Giá cước rẻ 25.3200 77.182 0.811 0.952
Khuyến mãi nhiều 25.2320 78.580 0.835 0.950
Chăm sóc khách hàng tốt 25.3200 77.953 0.825 0.951
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Nhiều dịch vụ bổ trợ (gia
tăng) hữu ích
25.4040 78.073 0.822 0.951
Hệ thống phân phối rộng 25.4200 78.951 0.788 0.953
Thủ tục hòa mạng đơn giản 25.3400 77.462 0.845 0.949
Giá trị độ tin cậy thang đo lường đối với Vinaphone: 0.985
Chất lượng mạng tốt 11.2360 69.378 0.947 0.982
Vùng phủ sóng rộng 11.2760 70.048 0.941 0.982
Giá cước rẻ 11.2680 69.546 0.957 0.981
Khuyến mãi nhiều 11.2760 69.462 0.961 0.981
Chăm sóc khách hàng tốt 11.3440 72.018 0.929 0.983
Nhiều dịch vụ bổ trợ (gia
tăng) hữu ích
11.4040 73.912 0.921 0.984
Hệ thống phân phối rộng 11.3720 72.982 0.910 0.984
Thủ tục hòa mạng đơn giản 11.2920 70.095 0.929 0.983
Giá trị độ tin cậy thang đo lường đối với Vietnammobile: 0.969
Chất lượng mạng tốt 8.2280 20.072 0.935 0.965
Vùng phủ sóng rộng 8.2440 20.611 0.881 0.968
Giá cước rẻ 8.1840 19.066 0.852 0.966
Khuyến mãi nhiều 8.1320 16.942 0.954 0.961
Chăm sóc khách hàng tốt 8.1840 18.769 0.911 0.963
Nhiều dịch vụ bổ trợ (gia
tăng) hữu ích
8.2120 19.509 0.895 0.965
Hệ thống phân phối rộng 8.1200 17.022 0.905 0.965
Thủ tục hòa mạng đơn giản 8.1600 17.613 0.912 0.963
Giá trị độ tin cậy thang đo lường đối với Beeline: 0.944
Chất lượng mạng tốt 7.4240 6.189 0.920 0.933
Vùng phủ sóng rộng 7.4440 6.770 0.817 0.944
Giá cước rẻ 7.4320 6.495 0.890 0.938
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Khuyến mãi nhiều 7.4040 5.583 0.895 0.930
Chăm sóc khách hàng tốt 7.4040 5.832 0.847 0.933
Nhiều dịch vụ bổ trợ (gia
tăng) hữu ích
7.3960 5.694 0.816 0.936
Hệ thống phân phối rộng 7.3800 5.433 0.771 0.943
Thủ tục hòa mạng đơn giản 7.3920 5.267 0.854 0.936
Nguồn: Thông tin điều tra khảo sát
Các giá trị Cronbach Alpha tính được đều trên 0.8. Như vậy thang đo đã lập
ra là thang đo lường tốt, đáng tin cậy để tiến hàng phân tích MDS.
*Xây dựng bản đồ nhận thức MDS
Tiến hàng thiết lập bản đồ nhận thức bằng kỹ thuật đo lường đa hướng MDS
(Multidimentional Scaling) với:
- Quy mô mẫu khảo sát là 250 phần tử.
- Số Vectơ thuộc tính là 8 bao gồm: (1) chất lượng mạng tốt, (2) khuyến mãi
nhiều, (3) kênh phân phối rộng, (4) vùng phủ sóng rộng, (5) chăm sóc khách hàng tốt,
(6) thủ tục hòa mạng đơn giản, (7) giá cước hợp lý và (8) có nhiều dịch vụ gia tăng.
- Số thương hiệu khảo sát là 5 bao gồm: Mobifone, Viettel, Vinaphone,
Vietnammobile, Beeline. Mặc dù hiện nay trên thị trường có đến 7 mạng viễn thông
(tính cả S-Fone và EVN Telecom) nhưng S-Fone và EVN Telecom là 2 mạng sử
dụng công nghệ mạng CDMA nên có sự khác biệt về kỹ thuật, cơ sở vật chất do vậy
tôi không đưa vào khảo sát trong bản đồ nhận thức của khách hàng.
Các đại lượng quan trọng trong đo lường đa hướng là:
* Đại lượng RSQ (Stress and squared correlation) dùng để đo mức độ phù
hợp. Đó là bình phương của hệ số tương quan cho biết phần phương sai của dữ liệu
được giải thích bởi các dự liệu đo lường, tức là phần phương sai giải thích được của
đo lường đa hướng. Đại lượng này càng lớn thì càng tốt, RSQ tối thiểu là 0,6 thì
chấp nhận được.
* Đại lượng Stress thể hiện chất lượng của phương án đo lường đa hướng.
Đại lượng này dùng để đo lường mức độ không phù hợp. Đại lượng này có giá trị
ĐA
̣I H
ỌC
KIN
H T
Ế H
UÊ
́
52
càng thấp thì phương án đo lường đa hướng càng phù hợp. Theo Kruskal, nếu đại
lượng này có giá trị 0,1 thì đo lường tương đối phù hợp; 0,05 là phù hợp; 0,025 là
rất phù hợp và 0 là hoàn hảo.
Kết quả thiết lập bản đồ nhận thức bằng kỹ thuật MDS cho giá trị RSQ và
Stress đối với 2 nhóm: thuộc tính và thương hiệu như sau:
Bảng 2.11: Đại lượng đo lường mức độ phù hợp của đo lường đa hướng
Nhóm
Đại lượng
Stress
Đại lượng
RSQ
Thuộc tính 0.03514 0.99370
Thương hiệu 0.00011 1.00000
Nguồn: Thông tin điều tra khảo sát.
Kết quả này cho thấy mô hình là phù hợp, kết quả phân tích phản ánh đúng
vị trí các thương hiệu trong nhận thức của khách hàng. Kết quả thiết lập bản đồ
nhận thức bằng kỹ thuật đo lường đa hướng MDS như sau:
Sơ đồ 2.4: Bản đồ nhận thức các thương hiệu viễn thông
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
Từ bản đồ nhận thức đã lập ra, chúng ta có thể biết được:
+ Cảm nhận của khách hàng đối với từng thuộc tính.
+ Mức độ cạnh tranh các thương hiệu mà vấn đề của đề tài này quan tâm là
Vinaphone đang có vị thế như thế nào, đang cạnh tranh với những thương hiệu nào
trên thị trường.
a. Xem xét cảm nhận của khách hàng đối với các thương hiệu ở từng
thuộc tính
* Xem xét ở góc độ nhận thức chung trên cả 8 thuộc tính khách hàng quan
tâm nhất
Xem xét cảm nhận của khách hàng đối với các thương hiệu ở từng thuộc tính
bằng cách chiếu vị trí của một thương hiệu lên vectơ của một thuộc tính nào đó ta
được khoảng cách từ điểm chiếu đến gốc tọa độ. Khoảng cách này cho biết độ mạnh
của thương hiệu đó về thuộc tính đang xét. Khoảng cách càng xa gốc tọa độ
(khoảng cách so với gốc tọa độ theo hướng của vectơ thuộc tính) thì thương hiệu
càng mạnh về thuộc tính đó.
Xét trên tiêu chí khách hàng quan tâm nhất là chất lượng mạng tốt, Viettel là
nhà mạng được khách hàng đánh giá, liên tưởng là mạng di động có chất lượng tốt
nhất khi vị trí điểm chiếu của thương hiệu Viettel lên trục vectơ này là xa gốc tọa độ
nhất theo hướng của vectơ so với các thương hiệu khác. Thương hiệu có sự liên
tưởng mạnh tiếp theo là Mobifone. Ba thương hiệu còn lại: Vinaphone,
Vietnammobile, Beeline nằm ngược chiều trên phương của vectơ chất lượng mạng
tốt nên 3 thương hiệu này không được khách hàng đánh giá cao hoặc có sự liên
tưởng là nhà mạng có chất lượng tốt.
Xét trên tiêu chí có tầm quan trọng thứ hai mà khách hàng cân nhắc khi lựa
chọn thương hiệu viễn thông sử dụng là vùng phủ sóng rộng. Kết quả cho thấy
Viettel và Mobifone vẫn là hai nhà mạng được đánh giá cao nhất ở tiêu chí này
trong đó Viettel có vị thế, sự liên tưởng mạnh hơn, tốt hơn so với Mobifone. Ở khía
cạnh, thuộc tính này, chỉ có 2 thương hiệu này được liên tưởng đến, 3 thương hiệu
còn lại không hề được liên tưởng trong tâm trí khách hàng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
Xét trên tiêu chí có tầm quan trọng thứ ba là giá cước rẻ, hai nhà mạng được
liên tưởng là có giá cước rẻ là Vietnammobile và Beeline. Điều này là do đây là hai
nhà mạng mới gia nhập sau, thị phần còn thấp nên được bộ Thông tin và truyền
thông ưu đãi về chính sách, giá cước của 2 nhà mạng này trên thực tế cũng thấp hơn
nhiều so với các nhà mạng khác như gói cước tỷ phú Big Zero của Beeline (miễn
phí từ phút thứ hai), gói cước Maxi talk của Vietnammobile (chỉ 19 đồng/phút) hoặc
Max Cirle gọi ngoại mạng chỉ với 990 đồng/phút.
Xét trên tiêu chí có tầm quan trọng thứ tư là Khuyến mãi nhiều, mặc dù thực
tế thì Beeline và Vietnammobile mới là hai nhà mạng có mức khuyến mãi lớn trên
100%, thậm chí có thời điểm tổng mức khuyến mãi một lần nạp card lên đến 300%-
vượt gấp nhiều lần mức khuyến mãi cho phép của Mobifone, Viettel và Vinaphone.
Tuy nhiên do tỷ lệ 2 nhà mạng này được sinh viên sử dụng ít nên hầu hết sinh viên
không để ý chính sách khuyến mãi của 2 nhà mạng này mà cứ nghĩ Bộ Thông Tin
Truyền Thông giới hạn mức khuyến mãi không quá 50% cho tất cả các nhà mạng
nên khi nói đến vấn đề khuyến mãi, họ vẫn ưu ái, liên tưởng Viettel và Mobifone là
khuyến mãi nhiều nhất. Đây là một lợi thế trong liên tưởng cho 2 nhà mạng này
mặc dù chính sách khuyến mãi của Vietnammobile và Beeline tốt hơn, được tạo
điều kiện phát triển tốt hơn từ chính sách của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.
4 tiêu chí còn lại ít được khách hàng quan tâm thì Vinaphone, Beeline,
Vietnammobile lại được khách hàng liên tưởng đến.
Như vậy từ bản đồ định vị, có thể thấy rằng Viettel đang là thương hiệu có vị
thế mạnh nhất trong tâm trí khách hàng sinh viên, tiếp theo là thương hiệu
Mobifone. Vinaphone, Beeline và Vietnammobile có vị thế tương đối yếu trong thị
trường viễn thông khi các yếu tố quan trọng, có ý nghĩa cao với khách hàng thì
không nhà mạng nào được khách hàng liên tưởng, đánh giá cao.
* Xem xét cạnh tranh của các thương hiệu
Trên bản đồ nhận thức, hai thương hiệu càng gần nhau cho biết cảm nhận
của khách hàng về hai thương hiệu này càng giống nhau trên những thuộc tính đang
xét, điều này có nghĩa là hai thương hiệu này có chung định vị cảm nhận thì sẽ càng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
cạnh tranh trực tiếp với nhau hơn.
Từ bản đồ nhận thức, có thể thấy Mobifone và Viettel; Vietnammobile và
Beeline là 2 cặp thương hiệu có vị trí tương đối gần nhau nên 2 cặp thương hiệu này
là các thương hiệu đang có sự cạnh tranh với nhau mạnh mẽ do sự liên tưởng của
khách hàng trên từng cặp thương hiệu là tương tự nhau, ít có sự khác biệt.
Ở giác độ của Vinaphone, về mặt nhận thức thì thương hiệu này đang được
khách hàng đánh đồng như Vietnammobile và Beeline do vị trí thương hiệu
Vinaphone trên bản đồ định vị gần với 2 thương hiệu này. Tuy nhiên với định
hướng phát triển của Vinaphone là xây dựng Vinaphone trở thành nhà mạng lớn của
Việt Nam nên 2 đối thủ mà Vinaphone coi trọng nhiều hơn là Viettel và Mobifone.
Do vậy ở nội dung phân tích cạnh tranh của Vinaphone, tôi muốn so sánh cảm nhận,
đánh giá của khách hàng về Vinaphone so với 2 nhà mạng Mobifone và Viettel để
thấy được sự khác biệt, hơn thua trong nhận thức khách hàng để từ đó có thể đưa ra
chiến lược phát triển Vinaphone trong thời gian tới.
b. So sánh cảm nhận của khách hàng về Vinaphone và 2 đối thủ Viettel
và Mobifone
Tiến hành đánh giá mức chênh lệch trong đánh giá của khách hàng giữa
Vinaphone với 2 đối thủ Mobifone và Viettel trên tất cả các khía cạnh cụ thể của 4
nhóm thuộc tính khách hàng quan trọng nhất khi lựa chọn nhà mạng sử dụng là chất
lượng mạng tốt, vùng phủ sóng rộng, giá cước rẻ và khuyến mãi nhiều thông qua phép
kiểm định Paired Sample T Test giữa 2 cặp đối tượng Vinaphone - Mobifone và
Vinaphone - Viettel. Cặp giả thuyết thống kê của kiểm định so sánh giá trị trung bình:
Giả thuyết H0: Không có sự khác nhau trong đánh giá của khách hàng về
mức độ hài lòng với X giữa hai nhà mạng.
Đối thuyết H1: Có sự khác nhau trong đánh giá của khách hàng về mức độ
hài lòng với X giữa hai nhà mạng.ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
Bảng 2.12: So sánh cảm nhận của khách hàng về Vinaphone và 2 đối thủ
Viettel và Mobifone
Tiêu chí
So sánh Mobifone và Vinaphone So sánh Viettel và Vinaphone
Chênh lệch
mean
Kiểm
định t
Sig
Cỡ
mẫu
Chênh lệch
mean
Kiểm
định t
Sig
Cỡ
mẫu
Chất lượng mạng tốt
Cuộc gọi không bị rớt mạng 0.12 -0.56 0.058 34 0.22 1.19 0.125 32
Cuộc gọi không bị nhiễu -0.21 -1.27 0.214 34 0.33 1.57 0.069 33
Chất lượng đàm thoại tốt 0.03 0.23 0.822 34 0.47 2.90 0.152 32
Gửi và nhận tin nhắn
nhanh chóng, chính xác
0.15 0.74 0.465 33 0.27 1.47 0.000 33
Giá cước rẻ
Giá cước hòa mạng thấp -0.41 -2.09 0.043 44 -0.53 -3.86 0.000 43
Giá cước gọi phù hợp -0.18 -1.35 0.185 44 -0.36 -2.56 0.014 44
Giá cước nhắn tin phù hợp 0.42 -2.67 0.011 43 -0.74 -5.58 0.000 42
Cách tính cước minh bạch,
hợp lý
0.22 1.19 0.243 32 0.02 0.13 0.089 44
(Nguồn: số liệu điều tra và xử lý trên SPSS)
Với độ tin cậy 95%, kết quả kiểm định cho thấy chỉ có tiêu chí cuộc gọi
không bị rớt mạng là khách hàng cảm nhận Mobifone ít gặp tình trạng này hơn so
với Vinaphone và tiêu chí cuộc gọi không bị nhiễu thì Viettel ít gặp hơn so với
Vinaphone. Các các cặp kiểm định khác đều cho giá trị Sig nằm ngoài khoảng 0.05
và 0.1 nên chưa có đủ cơ sở kết luận có sự khác biệt trong cảm nhận của khách hàng
về Vinaphone so với 2 nhà mạng còn lại.
Tiến hành kiểm định phi tham số dấu và hạng Willcoxon cho các cặp kiểm
định chưa có đủ cơ sở ra quyết định, kết quả thu được như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Bảng 2.13 Kiểm định phi tham số dấu và hạng Willcoxon cho các cặp kiểm định
Chất lượng mạng tốt, giá cước rẻ của khách hàng về Vinaphone và 2 đối thủ
Viettel và Mobifone
So sánh Mobifone
và Vinaphone
So sánh Viettel
và Vinaphone
Chênh lệch
mean
Kiểm
định t
Chênh lệch
mean
Kiểm
định t
Chất lượng mạng tốt
Cuộc gọi không bị rớt mạng _ _ 0.22 0.060
Cuộc gọi không bị nhiễu -0.21 0.224 _ _
Chất lượng đàm thoại tốt 0.03 0.819 0.47 0.185
Gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, chính xác 0.15 0.059 0.27 0.010
Giá cước rẻ
Giá cước hòa mạng thấp -0.41 0.194 -0.53 0.001
Giá cước gọi phù hợp -0.18 0.048 -0.36 0.017
Giá cước nhắn tin phù hợp 0.42 0.086 -0.74 0.000
Cách tính cước minh bạch, hợp lý 0.22 0.120 0.02 0.981
(Nguồn: số liệu điều tra và xử lý trên SPSS)
Các tiêu chí Gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, chính xác và cách tính cước
minh bạch, hợp lý khách hang có xu hướng đánh giá Mobifone tốt hơn so với
Vinaphone. Trong khi đó khi xem xét trên cặp kiểm định giữa nhà mạng Viettel và
Vinaphone thì chỉ có tiêu chí cuộc gọi không bị rớt mạng là có xu hướng khách
hàng đánh giá cao Viettel hơn so với Vinaphone.
Ở góc độ vùng phủ sóng rộng, trong trường hợp khách hàng đã từng đi ra
khỏi phạm vi thành phố hoặc có thực hiện các cuộc gọi về vùng xa thì kết quả cho
thấy khách hàng đánh giá gọi bằng mạng Viettel thì ít trở ngại nhất, tiếp theo và
Mobifone và Vinaphone.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
28
30.8
27.2
25
26
27
28
29
30
31
Mobifone Vinaphone Viettel
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ gặp trục trặc của khách hàng ở các nhà mạng
Điều này là do sinh viên đại học Huế đến từ các tỉnh, vùng ở nông thôn,
vùng núi, miền biển chiếm tỷ lệ lớn. Ở những khu vực này, trước năm 2009 thì
Viettel đã có vùng phủ sóng lớn nhất nên đã tạo ra một nhận thức về việc dùng
Viettel thì sẽ dễ dàng liên lạc hơn vì Viettel có sóng ở khắp nơi. Tuy nhiên hiện
nay, tại các khu vực đó, Mobifone và Vinaphone cũng đã phủ sóng rộng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_ban_do_nhan_thuc_cac_thuong_hieu_vien_thong_trong_tam_tri_khach_hang_sinh_vien_dai_hoc_hue.pdf