Luận văn Xây dựng chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR

Những áp lực này tạo ra bởi những hoạt động của con người. Do đó, các hoạt động của con người như là sản xuất và tiêu dùng chính là những động lực đằng sau những áp lực này. Những động lực này thường được liên hệ với các ngành kinh tế của xã hội như là nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng. Một loại áp lực có thể sinh ra từ một ngành cụ thể của xã hội hoặc từ nhiều ngành. Tương tự, các hoạt động trong một ngành cụ thể có thể tạo ra 1 vài hoặc một chuỗi những áp lực khác nhau vì thế ảnh hưởng tới 1 vài hoặc nhiều vấn đề/chủ đề môi trường. Mức độ áp lực do các hoạt động của một ngành cụ thể gây ra tuỳ thuộc vào mức độ và loại hình hoạt động, công nghệ áp dụng khi tiến hành hoạt động cũng như "hành vi môi trường" của những người đang thực hiện các hoạt động đó. 3 yếu tố : hoạt động, công nghệ ứng dụng và hành vi chính là các điểm trọng tâm của các chính sách và biện pháp mà xã hội có thể áp dụng nhằm giảm các áp lực đối với môi trường.

docx10 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Xây dựng chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN BỘ MÔN TIẾP CẬN HỆ THỐNG Tờn tiểu luận: Xây dựng chỉ thị môi trường theo MÔ HÌNH DPSIR I. ĐẶT VẤN ĐỀ Một chỉ thị là một thông số được sử dụng để đơn giản hoá, lượng hoá và truyền đạt một vấn đề. Trong lĩnh vực môi trường, một lĩnh vực vô cùng phức tạp, rõ ràng cần phải xác định các chỉ thị để có thể định lượng các khía cạnh quan trọng của môi trường nhằm đơn giản hoá những khía cạnh này. Theo đó, bạn có thể truyền đạt những thông tin môi trường đối với mọi đối tượng và cung cấp thông tin để lập báo cáo hiện trạng môi trường. Rõ ràng là càng áp dụng nhiều chỉ thị (với chất lượng ở mức chấp nhận được), ta càng có khả năng mô tả chi tiết hơn về các diễn biến của môi trường. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định, mà việc áp dụng quá nhiều các chỉ thị sẽ có thể làm cho bức tranh trở nên rối mắt trong khi cái đang cần là một bức tranh tổng quát. Mô hình DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt động xây dựng chỉ thị môi trường. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường và cũng như minh họa và làm rõ những mối quan hệ nhân - quả nói chung. Những mối quan hệ nhân - quả này thường mang tính khái niệm và về bản chất mang tính định tính chứ không phải được xác định bằng phương trình toán học. Mối quan hệ nhân - quả này có thể được nhiều người biết tới nhưng lại khó có thể định lượng được. Chỉ có rất ít trường hợp cụ thể mà trong đó có thể xác định được một tập hợp các phương trình toán học có thể xâu chuôĩ/ liên hệ được các yếu tố/thành phần với nhau để mô tả toàn cảnh theo mô hình DPSIR. Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ trong mối liên hệ nhân - quả thì các chỉ thị thì lại cho phép xác định và giúp ta hiểu được về các thành phần phụ thuộc lẫn nhau riêng lẻ của chúng mà trên cơ sở đó có thể phân tích các xu hướng. II. MÔ HÌNH DPSIR Mô hình DPSIR (hình 1) mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa: - Hiện trạng môi trường (S). - Áp lực do con người gây ra (P). - Động lực trực tiếp hoặc gián tiếp (D). - Tác động (I) của sự thay đổi hiện trạng môi trường - Phản hồi (R) từ xã hội về những tác động không mong muốn Mô hình DPSIR minh hoạ cả những hoạt động xã hội ảnh hưởng đến hiện trạng môi trường và những đáp ứng từ hiện trạng môi trường tới xã hội dưới hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực riêng (nông nghiệp, giao thông, công nghiệp,...). Những đáp ứng này bao gồm những mục tiêu và biện pháp mà xã hội đặt ra để chống lại những thay đổi không mong muốn về tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này lên hệ sinh thái cũng như điều kiện sống của con người. Hiện trạng môi trường thường được miêu tả theo hiện trạng vật lý và hoá học cũng như hiện trạng sinh học của môi trường. Hiện trạng vật lý gồm những vấn đề thuỷ văn, khí tượng học, thuỷ lực học, cảnh quan thiên nhiên và dự trữ tài nguyên thiên nhiên. Hiện trạng hoá học gồm chất lượng không khí, nước và đất tính theo thành phần và nồng độ nhiều chất khác nhau trong các môi trường này. Các hợp chất nhân tạo cũng như tự nhiên sẽ tạo ra các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và ôxy hoà tan. Hiện trạng sinh học bao gồm sự tuyệt chủng của một số loài, hệ sinh thái cũng như những trạng thái : sự đa dạng và thể trạng của các yếu tố sinh học liên quan : Ví dụ cây cối, động vật, cá, chim chóc,... Động lực Phát triển nói chung về mặt dân số. Các ngành tương ứng, ví dụ: Công nghiệp Nông nghiệp Giao thông vận tải Năng lượng Dịch vụ Ngư nghiệp Áp lực Thải các chất gây ô nhiễm vào nước, không khí và đất Khai thác tài nguyên thiên nhiên Những thay đổi trong việc sử dụng đất Các rủi ro về công nghệ Hiện trạng môi trường Hiện trạng vật lý : Lượng nước và dòng chảy Lưu chuyển trầm tích, lắng đọng bùn Hình thái học Nhiệt độ, khí hậu Hiện trạng hoá học : Nồng độ chất ô nhiễm trong nước, không khí, đất Hàm lượng chất hữu cơ, ôxy hoà tan, dưỡng chất trong nước Hiện trạng sinh học : Mất cân bằng hệ sinh thái, tuyệt chủng một số loài Hiện trạng thực vật, côn trùng, động vật, loài thuỷ sinh, các loài chim,v.v... Tác động Đa dạng sinh học Hệ sinh thái Tài nguyên thiên nhiên; Con người : Sức khoẻ Thu nhập Phúc lợi/chất lượng cuộc sống Môi trường sống Nền kinh tế : Các lĩnh vực kinh tế Đáp ứng Các hành động giảm thiểu Các chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về môi trường (Ví dụ : các chuẩn mực và tiêu chí để điều chỉnh áp lực) Các chính sách ngành (các giới hạn và kiểm soát việc phát triển của ngành để giảm/thay đổi các hoạt động hay các áp lực do các hoạt động này gây ra) Nhận thức về môi trường Các biện pháp giảm nghèo cụ thể Hình 1. Mô hình DPSIR TÁC ĐỘNG đối với Đa dạng sinh học Hệ sinh thái Tài nguyên thiên nhiên; Con người : Sức khoẻ Thu nhập Phúc lợi/chất lượng cuộc sống Môi trường sống Nền kinh tế : Các lĩnh vực kinh tế Hiện trạng môi trường bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cụ thể ở Việt Nam là những thảm hoạ môi trường có tính định kỳ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, trọng tâm của chúng ta là tập trung vào số lượng lớn những áp lực do con người gây ra có tác động tới môi trường, mà trước hết là các chất thải khí, nước thải và việc tích tụ rác thải. Tuy nhiên, việc sử dụng tài nguyên cũng như những mô hình sử dụng đất khác nhau của con người và những rủi ro khi ứng dụng các công nghệ, ví dụ đưa vào môi trường các loài sinh vật biến đổi gien (GMO) cũng cần được coi là những áp lực quan trọng. Những áp lực này tạo ra bởi những hoạt động của con người. Do đó, các hoạt động của con người như là sản xuất và tiêu dùng chính là những động lực đằng sau những áp lực này. Những động lực này thường được liên hệ với các ngành kinh tế của xã hội như là nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng. Một loại áp lực có thể sinh ra từ một ngành cụ thể của xã hội hoặc từ nhiều ngành. Tương tự, các hoạt động trong một ngành cụ thể có thể tạo ra 1 vài hoặc một chuỗi những áp lực khác nhau vì thế ảnh hưởng tới 1 vài hoặc nhiều vấn đề/chủ đề môi trường. Mức độ áp lực do các hoạt động của một ngành cụ thể gây ra tuỳ thuộc vào mức độ và loại hình hoạt động, công nghệ áp dụng khi tiến hành hoạt động cũng như "hành vi môi trường" của những người đang thực hiện các hoạt động đó. 3 yếu tố : hoạt động, công nghệ ứng dụng và hành vi chính là các điểm trọng tâm của các chính sách và biện pháp mà xã hội có thể áp dụng nhằm giảm các áp lực đối với môi trường. Mặc dù làm giảm các áp lực có thể là mục đích trước mắt của rất nhiều chính sách về môi trường, tuy nhiên đó không phải là lý do cơ bản của các chính sách này. Lý do cơ bản chính là hạn chế những tác động không mong muốn mà một môi trường đang bị suy thoái có thể sẽ tạo ra. Những tác động này có thể được mô tả như những tác động vào 3 nguồn lực cơ bản : cụ thể là thiên nhiên, con người và các nguồn lực nhân tạo. Những tác động vào tự nhiên có thể là làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm suy yếu các chức năng đ hệ sinh thái khác nhau (sông, hồ, rừng...) hoặc nói theo một cách khác là làm giảm tính đa dạng sinh học. Những tác động này cũng bao gồm việc làm cạn kiệt hoặc phá huỷ nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất nông nghiệp. Những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ do những vấn đề môi trường gây ra là một khía cạnh quan trọng của những tác động tới con người, hoặc thậm chí là trong một số trường hợp còn có khả năng đe doạ tới mọi sinh kế của con người. Tác động lên nguồn lực nhân tạo gồm rất nhiều loại tổn thất khác nhau (ví dụ xói mòn, lụt lội) làm giảm thời gian tồn tại và chức năng của nguồn lực này. Những nguồn lực khác nhau này tự bản thân chúng vốn dĩ đã là những tài sản rất quý giá. Nhưng quan trọng hơn là việc gìn giữ chúng ở mức bền vững sẽ là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển sản xuất cũng như mức sống của con người trong tương lai. Trên cơ sở những đánh giá về các tác động không mong muốn, mô tả một cách hệ thống bức tranh cũng như tổng quan về những tác động tương hỗ giữa chất lượng môi trường, các áp lực và các hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau mà khung hoạt động DPSIR đưa ra, xã hội sẽ đưa ra các biện pháp đáp ứng để chống lại những tác động không mong muốn này. Việc áp dụng các biện pháp đáp ứng này hàm chứa việc đưa ra những vấn đề ưu tiên, đặt ra những mục tiêu về môi trường và xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp về môi trường (hoặc những điều chỉnh hợp lý các chính sách ngành). Những chính sách và biện pháp này có thể bao gồm cả những biện pháp về pháp lý và những biện pháp tài chính, những biện pháp thuyết phục, đầu tư và các hoạt động công cộng, hướng dẫn và tư vấn, thông tin ... Tất cả những yếu tố ưu tiên như : - Đặt ra các mục tiêu; - Thiết kế, thực hiện và đánh giá các chính sách; - Theo sát chiến lược; - Nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin; - Đảm bảo đầy đủ nguồn lực tài chính, nhân lực và công nghệ cho những quá trình này. Chính là những gì chứa đựng trong cụm từ "quản lý môi trường". Các chỉ thị cần được xem như những công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường. Mô hình DPSIR rất hữu dụng trong việc mô tả các mối quan hệ giữa nguồn gốc (nguyên nhân) và hậu quả trong các vấn đề môi trường. Tuy nhiên để hiểu được động lực chính của những tương tác này việc xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố trong mô hình DPSIR cũng rất hữu ích. Ví dụ như mối quan hệ giữa các yếu tố "D" và "P" trong các hoạt động kinh tế chính là hàm để tính hiệu quả về mặt môi trường của công nghệ và các hệ thống có liên quan khác đang được sử dụng. Tính hiệu quả về mặt môi trường của công nghệ càng cao, sẽ càng giảm được áp lực (P), là kết quả của sự gia tăng các yếu tố "động lực" (D). Cũng tương tự như vậy, mối liên hệ giữa các ảnh hưởng đối với con người hay hệ sinh thái và "hiện trạng" (S) phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và mức ngưỡng của các hệ thống này. Việc xã hội liệu có "đáp ứng" (R) lại các ảnh hưởng này còn phụ thuộc váo cách nhận thức và đánh giá các ảnh hưởng này; và các kết quả của "R" đối với "D" phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của "R". III. MÔ HÌNH DPSIR ĐỐI VỚI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ Hình 2 dưới đây cho thấy ví dụ mô hình DPSIR áp dụng cho vấn đề ô nhiễm không khí đô thị trong bối cảnh Việt Nam. Bức tranh tổng quát này phù hợp với việc đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí đô thị trên bình diện quốc gia. Tuy nhiên ở cấp tỉnh, huyện, ô nhiễm không khí có thể chỉ do một vài tác nhân ô nhiễm được nêu ra trên đây, và không hẳn tất cả các tác nhân ô nhiễm lại là vấn đề đối với một tỉnh, thành cụ thể. Do vậy mô hình có thể được hiệu chỉnh lại để phản ánh đúng cấp độ đang được xem xét. Động lực Các yếu tố động lực có thể là sự gia tăng dân số cũng như các diễn biến trong các lĩnh vực của xã hội có liên quan. Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí đô thị ở Việt Nam là các ngành công nghihệp, giao thông, các ngành dịch vụ (khách sạn, văn phòng, siêu thị ...), các hộ gia đình và ngành năng lượng mà cụ thể là ngành nhiệt điện. Áp lực Các chất gây ô nhiễm thường được xem xét khi đánh giá mức độ ô nhiễm không khí đô thị là : SO2, NOX (NO2 và NO), CO, chì (pb) và bụi mà thường hay được đo với thông số là PM10 và tổng lượng bụi lơ lửng (TSP). Việc phát thải các chất này từ các lĩnh vực nêu trên tạo ra sức ép đối với chất lượng không khí đô thị. Một số chất gây ô nhiễm khác như VOC (dung môi hữu cơ) và dioxin có thể cũng cần phải xem xét đến. Hiện trạng môi trường Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh đã được qui định đối với các chất ô nhiễm như mô tả ở trên : TSP, SO2, NO2, Pb, CO. Đo đạc/quan trắc chất lượng không khí ở một số địa điểm ở Việt Nam đã được tiến hành trong khuôn khổ các hoạt động của mạng lưới quan trắc quốc gia. Sau đó đã tiến hành phân tích/đánh giá hiện trạng môi trường trên cơ sở so sánh số liệu đo được với các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường không khí xung quanh. Tác động Những tác động trước tiên và đáng lo ngại nhất của ô nhiễm không khí đô thị là những tác hại đối với sức khoẻ con người. Ngoài ra các vùng nông thôn ở phụ cận của thành phố, cũng như xung quanh khu vực công nghiệp cũng có thể phải gánh chịu tác hại của ô nhiễm không khí. Đáp ứng Các biện pháp đáp ứng có thể hướng tới các ngành có liên quan, ví dụ bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn về mức tiêu thụ năng lượng cho xe máy, ô tô (ngành GTVT), hoặc bằng cách tăng hiệu quả sản xuất năng lượng và xây dựng các tiêu chuẩn đối với các loại nhiên liệu/chất đốt sử dụng ở các nhà máy nhiệt điện (ngành năng lượng) cũng như là hướng tới việc làm sạch môi trường không khí bằng cách đưa vào sử dụng các bộ chuyển điện sử dụng chất xúc tác trong ôtô, cũng như thiết bị làm sạch không khí tại các nhà máy nhiệt điện. Tác động Hệ sinh thái ở đô thị - ví dụ như trong công viên Nông nghiệp tại các vùng phụ cận nguồn gây ô nhiễm Sức khoẻ con người - VD : Bệnh đường hô hấp, rối loạn đường hô hấp, ung thư, bệnh về hệ thần kinh, tăng tỷ lệ chết yểu. Hiện trạng môi trường Chất lượng không khí đô thị NO, NO2, SO2, Bụi (PM10), O3, Chì, CO, Dioxin v.v... Áp lực Chất thải ô nhiễm NO, NO2, SO2, NH4, Bụi (PM10), VOC, Chì, CH4, CO, Dioxin Động lực Sự gia tăng dân số nói chung Các lĩnh vực có liên quan : Giao thông Công nghiệp Dịch vụ Các hộ gia đình Năng lượng Đáp ứng Hành động giảm thiểu Các chính sách môi trường để đạt được mục tiêu của quốc gia về môi trường (VD : các tiêu chuẩn, các tiêu chí nhằm điều tiết áp lực) Các chính sách đối với ngành (các giới hạn và kiểm soát sự tăng trưởng của ngành nhằm làm giảm hoặc thay đổi các hoạt động hay các áp lực mà các hoạt động này gây ra) Nhận thức môi trường Chính sách xói đói, giảm nghèo cụ thể Hình 2: Mô hình DPSIR áp dụng đối với ô nhiễm không khí ở đô thị III. KẾT LUẬN Mô hình DPSIR rất mạnh trong cung cấp cái nhìn tổng thể về một vấn đề môi trường phức tạp và các mối quan hệ nhân quả mà thông thường có tính khái niệm và định tính. Chỉ trong một số trường hợp nhất định ta mới định lượng được. Chỉ thị được xây dựng cho số các trường hợp đó và chúng giúp ta xác định và hiểu biết về các mối phụ thuộc lần nhau để phân tích xu thế. Nói chung, mô hình DPSIR cho ta 1 khuôn khổ linh hoạt để: Hoàn thiện sự hiểu biết về sự phức tạp của các mối liên kết và các phản hồi giữa các yếu tố Nguyên nhân – Hậu quả trong các vấn đề môi trường. Xác định các chỉ thị nhằm lý giải và định lượng cho các liên kết và phản hồi này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXây dựng chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR.docx
Tài liệu liên quan