Luận văn Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn

Phương thức thanh toán chứng từ luôn được sử dụng phổ biến để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, giúp cho hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng phát triển tốt hơn trong quá trình mở rộng giao thương quốc tế. Đóng vai trò là một phương thức thanh toán quan trọng đối với doanh nghiệp

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh có tốc độ tăng trưởng đều trong giai đoạn 2008 đến tháng 6 năm 2011. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế cả nước có nhiều biến động trước sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới. Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính dẫn đến sự giảm sút của các hoạt động sản xuất doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu của người dân. Hệ quả là các doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thất nghiệp trong dân cư tăng lên, đã kéo theo giá hàng hóa cơ bản và lương thực leo thang, từ đó nạn lạm phát gia tăng… tất cả đều tác động tiêu cực đến nền kinh tế thị trường của Mỹ, Nhật, EU… từ đó giao lưu thương mại của các doanh nghiệp cả nước nói chung và các doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng gặp nhiều khó khăn từ đó làm cho hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh cũng bị ảnh hưởng do đây là các thị trường chính của các doanh nghiệp. Dựa vào bảng bảng trên nhìn chung ta thấy tổng doanh số thanh toán năm 2009 là 416.215.000 USD tăng 27.325.000 USD đạt tốc độ tăng trưởng là 19%. Tuy nhiên hoạt động thanh toán của chi nhánh đã từng bước khắc phục được những khó khăn ban đầu của quá trình thành lập bộ phận mới này và sự khó khăn của sự suy giảm kinh tế tốc độ phát triển của năm 2010 là 43% với giá trị tăng lên là 90.746.000 USD so với năm 2009. Hình 3.5: Tình hình tăng doanh số các món trong thanh toán quốc tế Kể từ khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay, các quan hệ thương mại quốc tế giữa các thương nhân trong và ngoài nước được thiết lập ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với nó là số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, sau giai đoạn gia nhập WTO, tình hình diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch nhập khẩu trong nước. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, các mặt hàng xuất khẩu là giày da, quần áo may sẵn và một số mặt hàng thủy hải sản, đây cũng là những mặt hàng chịu ảnh hưởng không ít từ các tác động của nền kinh tế. Năm 2009 kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố giảm sau đó tăng nhẹ vào năm 2010 làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng. Đối với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng thì doanh số thanh toán xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với doanh số thanh toán nhập khẩu trong các năm 2008-2010 được thể hiện như sau: Doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2009 đạt 52.991.000 USD tăng 5.851.000 USD so với năm 2008, tương đương tăng 12,4%. Năm 2010 tăng 11.070.000 USD so với năm 2009 tương ứng tăng 14,54%. Nhìn chung qua 3 năm, tuy có sự tăng giảm kim ngạch nhập khẩu của thành phố nhưng doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của ngân hàng luôn có chiều hướng gia tăng, tuy tốc độ tăng trưởng không nhanh qua các năm. Trong khi đó doanh số thanh toán xuất khẩu lại có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với thanh toán nhập khẩu. Nếu như năm 2009 tốc độ tăng trưởng là 6,3% đạt 21.474.000 USD so với năm 2008 thì sang năm 2010 doanh số đạt 442.900.000 USD tăng 9.676.000 USD so với năm 2009 với tốc độ tăng trưởng năm này là 21,94%. Nguyên nhân để giải thích cho tình hình xuất nhập khẩu tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2010 là do trên địa bàn thành phố Hồ chí minh, tổng số các doanh nghiệp, các khu chế xuất sản xuất các mặt hàng để xuất khẩu rất cao, nguồn nguyên liệu chủ yếu là trong nước, ít nhập khẩu từ nước ngoài nên doanh số xuất khẩu luôn cao hơn doanh số nhập khẩu các loại mặt hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2011 doanh thu thanh toán đạt 123.320.000 USD tăng 24.220.000 USD so với cùng kỳ năm 2010 với tốc độ tăng trưởng là 65%. So với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt 21.869 triệu USD tăng 3.723 triệu USD so với cùng kỳ tăng 20,5%. Có được kết quả đó là do chính sách chuyển đổi cơ cấu từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, mở rộng phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tăng sản lượng xuất khẩu các mặt hàng. 3.4.1.3.Về thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế. Bảng 3.8: Phí thanh toán quốc tế qua các năm 2008-2010 ĐVT: 1.000 đồng Phí 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Phí thanh toán nhập khẩu 235.700 264.955 333.117 29.255 12,41 68.162 25,73 Phí thanh toán xuất khẩu 1.537.875 1.816.120 2.303.080 278.245 18,09 486.960 26,81 Tổng 1.773.575 2.081.075 2.636.197 307.500 17,34 555.122 26,67 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế ) Dựa vào bảng trên ta thấy doanh thu thanh toán quốc tế của chi nhánh tăng đều qua các năm. Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh chủ yếu là phần thu nhập từ các loại phí bao gồm: phí thanh toán nhờ thu, phí nhận bộ ủy nhiệm thu, phát hành thư tín dụng, thông báo thư tín dụng, sửa đổi thư tín dụng, xác nhận thư tín dụng và điện phí khi thực hiện qua hệ thống SWIFT. Nhìn chung, khoản thu nhập từ phí thanh toán chiếm tỷ lệ không cao lắm so với tổng thu nhập của ngân hàng. Trong giai đoạn 2008 đến tháng 6 năm 2011 thu thập từ phí thanh toán tăng cùng chiều so với số món cũng như doanh số mà chi nhánh thanh toán. Năm 2008 chi nhánh thu được 1.773.575.000 đồng trong đó phí từ hoạt động nhập khẩu chiếm 235.700.000 đồng chiếm 13,29% tổng phí thanh toán. Bước sang năm 2009, thu nhập từ phí tăng 2.081.075.000 đồng tăng 17,34% trong đó phí thanh toán nhập khẩu là 264.995.000 đồng tăng 12,41% so với năm 2008 tương ứng tăng 29.255.000 đồng, phí thanh toán xuất khẩu chiếm tỷ trong khá cao trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Kiên long chi nhánh Sài Gòn vì số món nhờ thu cũng như doanh số chiếm một tỷ trọng khá lớn trong thanh toán quốc tế, năm 2009 phí thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế đạt được là 1.819.120.000 đồng tăng lên 278.245.000 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 17,43%. Năm 2010 tình hình thu phí vẫn tiếp tục tăng so với các năm trước cụ thể như phí thanh toán xuất đạt 2.303.080.000 đồng tăng lên 486.960.000 tỷ đồng tương ứng tăng 26,81%, tuy không đạt doanh số như phí thu xuất khẩu nhưng phí thu nhập khẩu vẫn có bước tăng đáng kể. Trong năm này phí thu nhập khẩu đạt được là 333.117.000 đồng tăng 25,73% so với năm 2010, nhìn chung trong năm 2010 thì tổng doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh tăng được 26,67% đạt 2.636.197 đồng. Đây là một kết quả rất đáng khen gợi cho cả tập thể trong bước đầu thành lập của bộ phận mới này. Phí thanh toán tăng trưởng đều qua các năm giúp cho hoạt động của thanh toán của chi nhánh ổn định và đóng góp một phần vào thu nhập chung của ngân hàng từ đó giúp tăng thu nhập của ngân hàng. Hình 3.6: Tình hình thu phí thanh toán qua các năm 2008-2010 Sang 6 tháng đầu năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng của tình hình thu phí vẫn ở mức ổn định, tổng thu nhập từ hoạt động này tăng 23,81% so với 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1.452.130.000 đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thanh toán nhập khẩu có phần nhanh hơn tốc độ thanh toán xuất khẩu. Bảng 3.9: Phí thanh toán quốc tế qua 6 tháng đầu năm 2010-2011 ĐVT: 1.000 đồng Phí 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 So sánh 6 tháng đầu năm 2011/2012 Tuyệt đối % Phí thanh toán nhập khẩu 120.400 173.280 52.880 43,92 Phí thanh toán xuất khẩu 1.052.500 1.278.850 226.350 21,51 Tổng 1.172.900 1.452.130 279.230 23,81 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế) Trong 6 tháng đầu năm 2011 thì phí từ thanh toán nhập khẩu tăng 52.880.000 đồng đạt 173.280.000 đồng tương ứng 43,92%, đây là tốc độ tăng nhanh nhất của phí thanh toán nhập khẩu qua các năm kể từ khi bộ phận này thành lập. Phí thanh toán xuất khẩu vẫn tăng trưởng ở mức độ ổn định là 21,51 % đạt 1.278.850 đồng tăng 226.350.000 đồng sao với 6 tháng đầu năm 2010. Hình 3.7: Tình hình thu phí thanh toán qua 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 3.4.1.4 Về tỷ trọng của hoạt động thanh toán quốc tế 3.4.1.4.1 Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế Tuy mới hơn 3 năm thành lập bộ phận thanh toán quốc tế, ngân hàng Kiên long chi nhánh sài gòn đã đạt được những thành quả nhất định trong hoạt động này, thế nhưng các phương thức thanh toán được áp dụng tại ngân hàng đến thời điểm này chủ yếu vẫn là các phương thức chuyển tiền, nhờ thu và L/C, doanh số thanh toán của 3 phương thức nàychiếm phần lớn trong tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng (chiếm hơn 98%). Hình 3.8: Tỷ trọng của các phương thức thanh toán quốc tế trong giai đoạn 2008-2010 Đối với một số phương thức khác thực tế phát sinh tại chi nhánh trong giai đoạn 2008 đến hết tháng 6 năm 2011 doanh số thanh toán các phương thức này chưa nhiều, chiếm tỷ trọng thấp, chưa có đóng góp gì đáng kể trong sự tăng trưởng của chi nhánh. Trong khi đó ba phương thức thanh toán L/C, nhờ thu và TTR được thể hiện trên biểu đồ chiếm đến khoảng 98% tổng doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng trong suốt 3 năm thành lập. Hình 3.9: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng thanh toán L/C và TTR cao hơn nhiều so với phương thức nhờ thu qua các năm và có xu hướng tăng dần. Ngược lại doanh số thực hiện bởi phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp nhất lại có dao động chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân kể đến là do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp này phần lớn đã hoạt động lâu năm nên có đối tác giao dịch thường xuyên, hai bên có mức độ tin tưởng nhất định nên họ thường chọn phương thức chuyển tiền nhiều hơn chủ yếu là làm giảm chi phí và thu tiền về nhanh hơn. Đồng thời những năm gần đây, do mở rộng hoạt động sản xuất, xuất khẩu các doanh nghiệp tìm thêm thị trường mới nên đối với số khách hàng mới này họ chọn phương thức L/C hoặc nhờ thu để đảm bảo an toàn cho lô hàng nhưng chủ yếu phương thức mở L/C vẫn là ưu tiên hàng đầu cho các khách hàng mới của các doanh nghiệp xuất khẩu. 3.4.1.4.2 Tỷ trọng thanh toán quốc tế so với tổng lợi nhuận Để đánh giá hoạt động của hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh không những đánh giá các phương thức thanh toán xảy ra trong chi nhánh mà còn dựa vào tỷ trọng của hoạt động này so với các hoạt động khác xảy ra trong ngân hàng. Từ đó mới đánh giá đúng hiệu quả mà hoạt động này đem đến cho ngân hàng để đưa ra các giải pháp giúp cho hoạt động này hoạt động có hiệu quả trong thời kỳ hội nhập mà các ngân hàng đang cạnh tranh một cách gay gắt hiện nay. Bảng 3.10: Tỷ trọng của hoạt động thanh toán quốc tế trong tổng lợi nhuận. ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Năm 2008 Tỷ trọng Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tín dụng 5.008 45 9.310 49 15.440 52,2 4.302 85,9 6.130 65,8 TTQT 1.773 16 2.081 11 2.636 8,9 308 17,4 555 26,7 KDNT 937 8 1.196 6 1.485 5,0 259 27,6 289 24,2 Mua bán chứng khoán 3.536 31 6.555 34 10.019 33,9 3.019 85,4 3.464 52,8 Các hoạt động khác 225 2 392 2 564 1,9 167 74,1 172 44,0 Tổng 11.254 100 19.142 100 29.580 100 7.888 70,1 10.438 54,5 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế) Nhận xét: Qua 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 thì tỷ trọng của hoạt động tín dụng luôn chiếm vị trí chủ đạo trong tổng lợi nhuận của chi nhánh. Lợi nhuận của chi nhánh luôn tăng qua các năm chủ yếu là do sự đóng góp của tín dụng và mua bán chứng khoán. Lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu là nhờ vào khoản phí mà ngân hàng thực hiện các bộ chứng từ, phí từ các hoạt động chuyển tiền…Hoạt động thanh toán quốc tế chỉ là hoạt động phụ trợ kèm theo tín dụng nên lợi nhuận thu được từ hoạt động này chiếm tỷ trọng chưa cao. Năm 2008 tỷ trọng từ hoạt động thanh toán quốc tế chiếm 16% so với tổng lợi nhuận chung, trong khi lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đạt đến 5.008 triệu đồng với tỷ trọng chiếm đến 45%. Tỷ trọng từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng lên qua các năm làm cho tỷ trọng lợi nhuận từ các hoạt động khác giảm xuống đáng kể. Cụ thể như năm 2009, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng là 9.656 triệu đồng chiếm đến 50% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng làm cho tỷ trọng lợi nhuận các hoạt động khác có phần giảm xuống, xét riêng hoạt động thanh toán quốc tế chỉ còn chiếm 10% trong tổng lợi nhuận chung của chi nhánh. Hoạt động Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động bổ trợ chủ yếu cho hoạt động thanh toán quốc tế chiếm 6% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng trong khi hoạt động mua bán chứng khoán lại tăng đạt 34% trong tổng lợi nhuận của chi nhánh. Các hoạt động khác hầu như chỉ đóng góp khoản 2% trong tổng lợi nhuận qua các năm. Đến năm 2010 thì hoạt động tín dụng tiếp tục tăng đạt tỷ trọng là 53,3% trong khi đó đóng góp của hoạt động thanh toán quốc tế lại giảm còn 7,8%. Tuy phí thanh toán quốc tế đều tăng qua các năm nhưng đây cũng chỉ là một hoạt động phụ trợ cho hoạt động tín dụng, còn nếu chỉ thực hiện các hợp đồng mở L/C, chuyển tiền thì chỉ thu được phần phí rất ít, không đóng góp nhiều vào hoạt động của ngân hàng chính vì thế tuy phí thu từ hoạt động này đều tăng qua các năm nhưng do tỷ trọng của nó trong việc đóng góp vào thu nhập chung của ngân hàng quá ít nên cho dù tăng trong thu phí qua hàng năm nhưng so với các hoạt động khác nó còn rất ít nên sự giảm tỷ trọng qua các năm là điều hợp lý. Nhìn chung, hoạt động thanh toán quốc tế không phải là hoạt động mũi nhọn và chủ đạo của ngân hàng, nó chỉ là hoạt động bổ trợ cho hoạt động tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng ngày càng phát triển nhờ vào các hợp đồng tài trợ, bão lãnh hay chiếc khấu… các hợp đồng dành cho các nhà xuất nhập khẩu, bên cạnh đó, nhờ hoạt động thanh toán quốc tế mà hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng đều qua các năm tuy tốc độ tăng không nhanh như lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Hình 3.10: Tỷ trọng của hoạt động thanh toán quốc tế trong tổng lợi nhuận qua 3 năm 2008 – 2010. Sang 6 tháng đầu năm 2011 thì hoạt động thanh toán quốc tế vẫn tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2010 nhưng tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận chung của chi nhánh chưa cao, cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.11: Tỷ trọng của hoạt động thanh toán quốc tế trong tổng lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 Chênh lệch 6 tháng 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Tuyệt đối % Tín dụng 7.577 54,4 9.683 55,2 2.106 27,8 TTQT 1.036 7,4 1.174 6,7 138 13,3 KDNT 668 4,8 709 4,0 41 6,1 Mua bán chứng khoán 4.635 33,3 4.793 27,3 158 3,4 Các hoạt động khác 282 2,0 342 0,8 60 21,2 Tổng 13.917 100 17.528 100 3.611 25,9 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế) Nhìn chung thì tỷ trọng từ tín dụng luôn chiếm vị trí cao nhất trong tổng lợi nhuận của chi nhánh, chiếm đến 55,2% so với tổng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2011, trong khi đóng góp của hoạt động thanh toán quốc tế chỉ có 6,7% giảm so với 6 tháng đầu năm 2010 là 7%. Hoạt động thanh toán quốc tế giảm tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng giảm theo, tỷ trọng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng góp chỉ 4% vào lợi nhuận chung, giảm 8% so với 6 tháng đầu năm 2010. 3.4.1.5. Tình hình hoạt động của từng nghiệp vụ thanh toán quốc tế Như đã nói trên, trong những năm gần đây có một số phương thức thanh toán phát sinh tại ngân hàng nhưng cả số món và doanh số thanh toán chưa cao, chưa có đóng góp nhiều vào hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nên phần phân tích sau chỉ chú trọng phân tích đến tình hình hoạt động của 3 phương thức thanh toán chủ đạo là L/C, nhờ thu và TTR của ngân hàng trong giai đoạn qua 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng 2011. Phương thức thanh toán chứng từ luôn được sử dụng phổ biến để thanh toán hàng xuất nhập khẩu, là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, giúp cho hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng phát triển tốt hơn trong quá trình mở rộng giao thương quốc tế. Đóng vai trò là một phương thức thanh toán quan trọng đối với doanh nghiệp Bảng 3.12: Tình hình hoạt động phương thức thanh toán chứng từ qua 3 năm 2008-2010 ĐVT: 1.000 USD Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá trị % Giá trị % L/C Nhập Số món 26 33 49 7 27 16 48 Giá trị 16.590 20.401 29.040 3.811 23 8.639 42 L/C Xuất Số món 430 404 700 -26 -6 296 73 Giá trị 150.150 150.120 195.800 -30 -0,02 45.680 30 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế) Bảng 3.13: Tình hình hoạt động phương thức thanh toán chứng từ qua 6 tháng đầu năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 ĐVT: 1.000 đồng Các chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 So sánh 2009/2008 Giá trị % L/C Nhập Số món 19 42 23 121,1 Giá trị 11.400 19.600 8.200 71,9 L/C Xuất Số món 268 451 183 68,3 Giá trị 75.000 95.210 20.210 26,9 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế) Qua biểu bảng ta thấy doanh số thanh toán nhập khẩu của phương thức L/C chiếm tỷ lệ thấp so với doanh số thanh toán xuất khẩu, thế nhưng doanh số cũng như giá trị của L/C nhập khẩu lại tăng so với năm 2008 số món tăng 27% và giá trị tăng 23% trong khi L/C xuất khẩu lại giảm 6%/số món và 0,02/giá trị so với năm 2008. Nguyên nhân là do kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ở thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh, các doanh nghiệp bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kéo theo các hợp đồng xuất khẩu đối với các đối tác cũ cũng giảm và khó khăn trong việc tìm kiếm các khách hàng mới. Đối với hoạt động thanh toán chứng từ, hiện nay Kienlongbank chi nhánh sài gòn đang cung cấp các dịch vụ phát hành thư tín dụng, tu chỉnh thư tín dụng, chấp nhận thanh toán thư tín dụng trả chậm, thanh toán thư tín dụng, hủy thư tín dụng. Năm 2009 ngân hàng thanh toán 20.401.000 USD cho 39 bộ chứng từ, tăng 8.639.000 USD so với năm 2008 với tốc độ tăng 23%. Năm 2010 do có sự phục hồi kinh tế kim ngạch nhập khẩu tăng so với năm 2009 nên số L/C nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể với số món L/C nhập là 48 món tăng 48% so với năm 2009. Hình 3.11: Tình hình tăng trưởng phương thức thanh toán chứng từ qua 3 năm 2008-2010 Phương thức thanh toán L/C được đa số các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn khi xuất khẩu lô hàng lớn, giá trị hợp đồng cao vì thế số lượng cũng như giá trị hợp đồng cũng có chiều hướng gia tăng qua các năm. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh bên canh đó là do sự non yếu của bộ phận khi mới thành lập nên số lượng cũng như giá trị có phần giảm đi so với năm 2008. So với năm 2008 thì số món L/C xuất khẩu chỉ đạt 404 món giảm đi 26 món tương ứng là giảm 6%, tổng giá trị thanh toán chỉ đạt 150.120.000 USD giảm 30 USD tương ứng giảm đi 0,02%, số món năm 2009 giảm nhiều nhưng giá trị lại giảm không đáng kể chỉ 30 USD là do số món giảm nhưng giá trị từng món không giảm mà còn có phần tăng so với năm 2008. Hình 3.12: Tình hình tăng trưởng phương thức thanh toán L/C qua 6 tháng đầu năm 2011 Nhìn vào hình trên ta thấy trong 6 tháng đầu năm 2011 tổng số món L/C xuất nhập khẩu đều tăng một phần là do kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh tăng so với cùng kỳ mà còn do bộ phận thanh toán quốc tế của chi nhánh đã từng bước nâng cao nghiệp vụ và tạo được mối liên kết với ngân hàng nước ngoài. Tính riêng L/C nhập khẩu, cả số món và giá trị đều tăng rất cao so với cùng kỳ. Số món L/C nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2011 đạt được là 42 món cao hơn 23 món tương ứng tăng 121% so với 6 tháng đầu năm 2010, bên cạnh đó giá trị L/C nhập khẩu cũng tăng mạnh đạt 19.600.000 USD tăng 8.200.000 USD tương ứng tăng 71,9% so với cùng kỳ. Đây là một tín hiệu khả quan về tốc độ phát triển một dịch vụ mới của ngân hàng trong thời gian này, đồng thời nó cũng giúp cho ngân hàng có một chỗ đứng vững chắc hơn trong hệ thống ngân hàng cổ phần thương mại đang cạnh tranh gay gắt hiện nay. Được yêu cầu phát hành L/C và được phía đối tác chấp nhận thanh toán những hợp đồng với giá trị lớn như vậy trong giai đoạn kinh tế bất ổn như hiện nay đã phần nào khẳng định thêm uy tín của ngân hàng. Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp để thanh toán hàng xuất khẩu như thông báo L/C, sửa đổi L/C, xác nhận L/C, nhận bộ chứng từ và thanh toán, chiếc khấu truy đòi, chiếc khấu miễn truy đòi hay chuyển nhượng L/C. Nhờ có mạng lưới ngân hàng đại lý, Kienlongbank giúp nhanh chóng kiểm tra tính chân thực của L/C, lưu ý cho các khách hàng những điều khoản L/C không có lợi cho người xuất khẩu. Cán bộ thanh toán còn tư vấn miễn phí về các điều khoản thanh toán và nội dung L/C, lựa chọn ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo an toàn thanh toán và tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Ngoài ra, Kienlongbank còn hỗ trợ khách hàng tra soát đàm phán với ngân hàng nước ngoài khi thanh toán gặp trục trặc. Khách hàng được thanh toán trước thời hạn quy định của L/C nhờ đó đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, tăng độ thanh khoản của chứng từ, chủ động được luồng tiền trong hoạt động kinh doanh. So với các phương thức trên thì phương thức thanh toán L/C là tối ưu nhất nên việc tăng doanh số thực hiện trong giai đoạn trên cũng như trong thời gian tới là đều dễ hiểu. Tập quán của người bán người mua ngày càng thay đổi theo sự phát triển của thế giới, việc lựa chọn phương thức thanh toán phụ thuộc vào tiêu chí giảm chi phí, an toàn và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của các bên tham gia. Đối với Việt nam, các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm ngày càng nhiều đến quyền lợi và rủi ro của mình, việc lựa chọn phương thức thanh toán thư tín dụng ngày càng trở nên phổ biến, ứng dụng hơn đối với họ. B. Phương thức chuyển tiền Ngoài phương thức chuyển tiền L/C thì phương thức thanh toán bằng TTR luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu của ngân hàng Kiên long. Bảng 3.14: Tình hình hoạt động phương thức thanh toán chuyển tiền qua 3 năm 2008-2010 ĐVT: 1.000 USD Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Chuyển tiền đến Số món 200 350 390 150 75 40 11 Giá trị 18.200 19.090 20.900 890 5 1.810 9 Chuyển tiền đi Số món 908 1.100 1.450 192 21 350 32 Giá trị 113.300 122.600 138.000 9.300 8 15.400 13 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế) Qua ba năm hoạt động từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011 nhìn chung cả về số món lẫn giá trị chuyển tiền đến và chuyển tiền đi đều tăng. Trong đó chuyển tiền đi luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong phương thức chuyển tiền. Qua 3 năm đều chiếm khoảng trên 60% tổng giá trị của phương thức chuyển tiền. Năm 2009 số món chuyển tiền đi đạt 1.100 món tăng 192 món tương ứng tăng 21% với giá trị đạt được là 122.600.000 USD tăng 9.300.000 USD với tốc độ tăng tương ứng là 8%. Mặc dù đây là năm kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố giảm đáng kể nhưng số món chuyển tiền đi tăng cả về số lượng lẫn giá trị là do một phần khách hàng nhờ chuyển tiền là gửi cho những du học sinh đang theo học ở nước ngoài, các cá nhân đi du lịch…Bước sang năm 2010 thì tốc độ tăng nhanh hơn so với năm 2009, số món chuyển tiền đi tăng 350 món đạt 1.450 món tương ứng 32% với giá trị đạt được là 138.000.000 USD tăng 13% tương ứng là 15.400.000 USD. Tình hình kinh tế thành phố được khôi phục, kim ngạch xuất khẩu tăng trở lại làm cho số lượng giao dịch giữa các doanh nghiệp tăng lên, hoạt động xuất khẩu trở nên sôi động nên giữa các doanh nghiệp làm ăn lâu năm tránh các thủ tục xuất nhập khẩu rườm ra, nhanh chóng trong việc giao hàng và giao tiền, tạo tính thanh khoản cao trong đồng tiền giao dịch nên các doanh nghiệp làm ăn lâu năm, đã có lòng tin thường chọn phương thức chuyển tiền bởi nên số món trong năm này tăng cao cả về số món lẫn giá trị. Đối với số món chuyển tiền đến, do là ngân hàng mới bước vào một lĩnh vực mới nên các doanh nghiệp hay các cá nhân nước ngoài chưa biết đến nên chưa có sự lựa chọn đối với ngân hàng. Cho nên số món chuyển tiền đến chưa nhiều, năm 2009 số món tiền chuyển đến đạt 350 món tăng 150 món tương ứng tăng 75% với giá trị 19.090.000 USD tăng 890 USD so với năm 2008. Năm 2010 số món chuyển tiền đi tăng nhẹ, chỉ đạt 390 món tăng 40 món tương ứng với 11% nhưng giá trị có chiều hướng tăng khả quan hơn năm 2010, năm 2010 giá trị đạt 20.900.000 USD tăng 1.810.000USD tương ứng là 9%. Phương thức chuyển tiền đến gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua nguyên nhân là do nền kinh tế các nước phát triển gặp khó khăn dẫn đến nhiều người phải mất việc, trong đó có các lao động xuất khẩu của Việt nam đang làm việc ở nước ngoài cũng bị thất nghiệp do đó họ không có tiền nhiều gởi về nước như những năm trước, các Việt kiều cũng gặp khó khăn về kinh tế trên chính đất nước họ đang sống, họ cũng không có dư nhiều tiền gởi về cho thân nhân ở Việt Nam. Các tổ chức tài trợ kinh tế cũng hạn chế việc tài trợ cho những dự án phát triển kinh tế tại các nước nghèo… đó là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động chuyển tiền đến trong các năm qua. Bảng 3.15: Tình hình hoạt động phương thức thanh toán chứng từ qua 6 tháng đầu năm 2010 và 2011 ĐVT: 1.000 USD Các chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2010 6 tháng đầu năm 2011 So sánh Tuyệt đối % Chuyển tiền đến Số món 160 200 40 25,0 Giá trị 10.900 15.070 4.170 38,3 Chuyển tiền đi Số món 818 740 -78 -9,5 Giá trị 68.000 81.000 13.000 19,1 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế ngân hàng Kiên Long) Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2011 số món chuyển tiền đi lại giảm mà giá trị lại tăng, 6 t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn.doc
Tài liệu liên quan