MỤC LỤC
Đề mục
Lời cảm ơn 1
Lời mở đầu 2
Tóm tắt đề tài 3
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 6
1.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 6
1.1.1. Phân tích chính trị-luật pháp: 6
1.1.2. Yếu tố kinh tế: 13
1.1.3. Các yếu tố văn hóa xã hội: 15
1.1.4. Yếu tố công nghệ: 16
1.1.5. Phân tích yếu tố tự nhiên: 20
1.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH 21
1.2.1. Quyền lực của các nhà cung cấp: 21
1.2.2. Quyền lực của khách hàng 23
1.2.3. Đe dọa từ sản phẩm thay thế: 25
1.2.4. Cạnh tranh trong ngành ngân hàng: 26
1.2.5. Đối thủ tiềm ẩn của ngân hàng Đông Á: 34
1.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 39
1.3.1. Chuỗi giá trị 39
1.3.2. Tiềm lực tài chính 40
1.3.3. Các sản phẩm dịch vụ 41
1.3.4. Nhân sự 51
1.3.5. Marketing 52
1.3.6. Công nghệ 52
1.3.7. Mạng lưới chi nhánh 53
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 55
2.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 55
2.1.1.Phân tích SWOT 55
2.1.1.1.Xu hướng trong ngành ngân hàng: 58
2.1.1.2.Phân tích cơ hội và nguy cơ: 58
2.1.2.Ma trận TOWS 60
2.2. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC 63
2.2.1.Ma trận SPACE 63
2.2.2.Ma trận QSPM 65
2.2.3.Lựa chọn chiến lược 66
2.2.4.Các giải pháp thực hiện chiến lược 67
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72
3.1. Kiến nghị 72
3.1.1. Kiến nghị đối với EAB 72
3.1.2.Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ 73
3.2. Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 76
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2005 trở đi, quy mô vốn của các NHTMVN tăng lên, CAR của ngân hàng cũng tăng theo.
Bảng 4: CAR của một số ngân hàng giai đoạn (2005- 2008) (Đơn vị tính : %)
Ngân hàng
2005
2006
2007
2008 = Giá trị ước tính
NH NNo và PTNT VN
0,41
4,97
7,2
< 8
NH Đầu tư và Phát triển VN
3,36
5,50
6,67
> 8
NH Ngoại thương VN
9,57
12,28
12,25
> 12
NH Công thương VN
6,07
5,18
-
> 10.9
NH Á châu
12,1
10,89
16,19
-
NH Sài Gòn Thương tín
15,4
11,82
11,07
-
NH Đông Á
8,94
13,57
14,36
-
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các NHTM, BVSC)
Theo báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ an toàn vốn bình quân của hệ thống ngân hàng VN đến cuối năm 2008 ở mức 9,7% so với 2007 là 8,9% . Nhưng so với hệ thống ngân hàng của một số quốc gia trong khu vực châu Á, CAR của NHTMVN vẫn còn thấp. CAR năm 2007, khu vực châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, khu vực Đông Á là 12,3%.
Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, các NHTMVN, đặc biệt là đối với các NHTMNN phải tiếp tục nâng cao CAR để đạt được mức tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế là 8%
- Chất lượng tài sản có:
Chất lượng tài sản có của NHTMVN hiện nay là đang thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ lệ nợ xấu (nợ thuộc nhóm 3,4,5) có khuynh hướng giảm đi.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tỷ lệ (Nợ xấu / tổng dư nợ)
4,74 %
2,85 %
2,98 %
2,48 %
1,38 %
(Nguồn : Tổng hợp báo cáo thường niên của NHNN và BHTGVN)
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết ngành của NHNN, đến cuối năm 2008, khi áp dụng phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống có khuynh hướng tăng lên đến 3,5% nhưng vẫn còn thấp hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế 5%, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc năm 2007 đang ở mức 6,17%. Đây là một dấu hiệu rất khả quan, tuy nhiên vấn đề quan tâm hiện nay là vẫn còn một số ngân hàng áp dụng 493/2005/QĐ-NHNN chưa triệt để, nên chưa phản ánh đầy đủ tình hình nợ xấu thực tế của toàn hệ thống.
- Năng lực công nghệ:
Hiện nay, các NHTM rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập: Quy mô vốn của NHTM nhỏ; chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác không hết tính năng của công nghệ mới.
Điển hình là hệ thống giao dịch tự động – ATM, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn chưa hết những bất cập, chưa có sự kết nối trong toàn hệ thống ngân hàng để có thể giảm chi phí đầu tư và đảm bảo hiệu quả giao dịch cho khách hàng. Việc NHNN công bố chính thức kết nối hai liên minh thẻ lớn ở VN là Smartlink và Banknetvn, mở đường cho việc hình thành một mạng thanh toán điện tử thống nhất trên toàn quốc nhưng cũng chỉ mới dừng ở kết nối công nghệ nên việc cung ứng dịch vụ ngân hàng vẫn chưa đạt hiệu quả cao hơn.
Việc triển khai hệ thống Core banking tại các NHTMVN được xem là điểm nhấn cho đầu tư công nghệ, nhưng khi triển khai thực hiện thì vẫn chưa có sự đồng bộ trong toàn hệ thống. Hiện nay đã có 44 NHTM trong nước triển khai Core banking, nhưng có quá nhiều phần mềm được sử dụng như : Siba; Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; Iflex; Huyndai; Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân hàng phức hợp), quy mô đầu tư lại khác nhau giữa các ngân hàng nên sự liên kết với nhau còn hạn chế.
- Nguồn nhân lực:
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa đồng đều. Trong thời gian qua có những thời điểm nhu cầu nguồn nhân lực ngân hàng gia tăng đột biến, hình thành sự chuyển dịch lao động bất hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng. Theo báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo ở bậc thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 10%, trình độ đại học chiếm khoảng 61%, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn.
Mặc khác, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực cũng chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức, phát sinh tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực ngân hàng.
c. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường năng lực tài chính theo hướng tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo mức an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao chất lượng tài sản có.
Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, mức vốn pháp định của tất cả các NHTM đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND, CAR tối thiểu là 8%, tỷ lệ nợ xấu dưới 5%.
- Đối với NHTMNN:
Xác định một tỷ lệ hợp lý lợi nhuận ròng được sử dụng hằng năm để tăng vốn điều lệ trong giai đoạn sắp tới. Theo Nghị định 166/1999/NĐ – CP, NHTM được trích 5% từ nhuận ròng hằng năm nhưng không quá 100% vốn điều lệ của ngân hàng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. So với nhu cầu tăng vốn hiện tại thì tỷ lệ này còn thấp, do đó việc cần tăng tỷ lệ này từ 5% lên 10% là rất cần thiết đối với các NHTM.
Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, kiểm tra và điều chỉnh các khoản mục tài sản không sinh lợi để nâng cao chất lượng tài sản có của NHTM. Mỗi ngân hàng phải đầu tư một hệ thống cảnh báo rủi ro, phải thành lập một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, để cảnh báo kịp thời rủi ro phát sinh và xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng.
- Đối với NHTMCP:
Phải lựa chọn thời điểm và phương thức hợp lý để tăng vốn. NHTMCP có thể tăng vốn dưới hình thức chủ yếu là phát hành thêm cổ phiếu. Trong điều kiện hiện nay, phát hành thêm cổ phiếu quả là một bài toán rất khó cho các NHTMCP, trước mắt NHTMCP chỉ nên phát hành cổ phiếu để huy động từ cổ đông hiện hữu.
Xây dựng và đề xuất với NHNN một tỷ lệ sở hữu cổ phiếu hợp lý của công đông chiến lược và cổ đông nước ngoài. Với tỷ lệ 30% cho cổ đông nước ngoài như hiện nay vẫn còn là một tỷ lệ khiêm tốn. Tỷ lệ này có thể cao hơn nhưng vẫn kiểm soát được sự chi phối của cổ đông nước ngoài. Nếu tỷ lệ này được tăng lên sẽ giúp cho NHTMCP tranh thủ được một nguồn lực rất lớn cho việc gia tăng quy mô vốn của mình trong điều kiện cần thiết hiện nay.
Sáp nhập các ngân hàng, hoặc mua lại các ngân hàng nhỏ để hình thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn, hình thành nên một tập đoàn tài chính đa năng cũng là một giải pháp rất hiệu quả cho các NHTMCP hiện nay
Thứ hai, chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng.
NHTM phải có chiến lược đúng đắn cho nguồn nhân lực trong tương lai bằng cách đẩy mạnh hơn nữa chương trình liên kết, tài trợ tại các trường đại học và trung tâm đào tạo.
Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, tạo môi trường thuận lợi để người lao động phát huy hết năng lực của mình, phải biết tôn trọng tài năng của người lao động.
Phải xây dựng các dự án bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên định kỳ để nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng ứng dụng công nghệ mới.
Thứ ba, tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiện đại, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi nhất trong giao dịch cung ứng dịch vụ cho khách hàng:
NHTM phải tích cực hơn nữa trong việc đầu tư đổi mới công nghệ phù hợp chiến lược hiện đại hóa đối với ngành ngân hàng trong thời gian tới, chú trọng hơn nữa tính hiệu quả trong việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi – Core banking
Bồi dưỡng nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của nhân viên, để nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ hiện đại.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản trị điều hành theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các NHTM cần phải chuẩn hóa mô hình tổ chức theo mô hình thông lệ quốc tế, mô hình tổ chức tập trung hướng tới khách hàng, theo đó Hội sở chính tập trung quản lý và xử lý tác nghiệp kinh doanh của ngân hàng, các chi nhánh tập trung vào việc bán các sản phẩm cho khách hàng và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng.
Đổi mới cơ cấu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế: nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản trị rủi ro, phân chia trách nhiệm cụ thể và thù lao tương xứng.
1.2.5.Đối thủ tiềm ẩn của ngân hàng Đông Á:
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sức hấp dẫn của ngành ngân hàng: tỉ suất sinh lợi trong viêc đầu tư tài chính cao dẫn đến ngày càng nhiều cá nhân và tổ chức nhày vào đầu tư trong các ngành như cho vay tín dụng, đầu tư bất động sản dẫn đến làm giảm thị phần của ngân hàng.
Trong đó số lượng doanh nghiệp trong ngành rất nhiều cũng là một rào cản trong việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn.
Số lượng khách hàng là các tổ chức và cá nhân đầu tư tín dụng vào ngân hàng ngày càng nhiều và nhu cầu về tài chính của các doanh nghiệp càng tăng cao là những yếu tố hấp dẫn các đối tượng gia nhập ngành sau này.
Các tổ chức ngoài khối ngân hàng như các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… cũng là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn vì số lượng tiền của khách hàng đầu tư vào các tổ chức trên cũng chiếm một phần đáng kể.
Thương hiệu và số lượng khách hàng lớn như Đông Á Bank cung là một rào cản đối với các đối thủ tiềm ẩn.
Qui định mới về vốn điều lệ của ngành ngân hàng là 1 rào cản rất lớn
b.Nguy cơ từ các ngân hàng mới:
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài từ năm 2008.
Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại.
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được. Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ.
Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM.
Nhìn vào ngành ngân hàng Việt Nam hiện tại trong bối cảnh Việt Nam cũng như thế giới đang bị bao trùm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, rào cản gia nhập khá cao khiến cho nguy cơ xuất hiện ngân hàng mới trong tương lai gần là khá thấp. Nhưng một khi kinh tế thế giới hồi phục cộng với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết với WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới là một điều gần như chắc chắn.
II.Phân tích SWOT:
1.Xu hướng trong ngành ngân hàng
Hiện nay Việt Nam đang có quá nhiều ngân hàng nhưng chưa có một ngân hàng thực sự mạnh tầm cỡ quốc tế. Nhìn chung, các ngân hàng đã đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiều vốn (phát triển theo chiều rộng). Việc này dẫn đến tình trạng các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà quên mất các sản phẩm và dịch vụ tiện ích kèm theo (chiều sâu). Đồng thời, các ngân hàng mở rộng quy mô nhưng do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên công tác quản trị lại không theo kịp quy mô phát triển.
Khủng hoảng kinh tế cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng, một số ngân hàng đã không thể duy trì được mức tăng trưởng trong năm vừa qua. Đây chính là cơ sở để nhiều chuyên gia về sáp nhập (M&A) đưa ra nhận định rằng xu hướng sáp nhập trong ngành ngân hàng đang đến gần.
Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một trong những ngành nghề nhạy cảm, do vậy việc sáp nhập chỉ có thể xảy ra trong vòng một, hai năm nữa khi ngành ngân hàng đã được mở nhiều cửa hơn theo cam kết với WTO.
2.Phân tích cơ hội và nguy cơ:
CƠ HỘI
NGUY CƠ
Về chính trị:
-Với các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa như hiện nay của nhà nước với sự cố vấn của NHNN thì vấn đề kiềm chế lạm phát sẽ giúp giảm chỉ số CPI, xu hướng giúp giảm lãi suất đẩy mạnh sản xuất, tăng tính thanh khoản giúp tăng cao chỉ số quay vòng vốn tạo lợi nhuận nhanh cho EAB
-Các chính sách điều tiết thị trường của NHNN đang tỏ ra có hiệu quả
-Quyết tâm giải quyết khủng hoảng và điều tiết nền kinh tế mau chóng phục hồi
-Nghị quyết 11: mức lãi suất hấp dẫn người dân đi gửi tiết kiệm tạo nguồn cung tiền mặt lớn, tăng tính thanh khoản cho thị trường
-Chính phủ thực hiện chính sách giảm phát làm lãi suất cho vay của NH giảm khuyến khích đi vay nhiều hơn
-Một số chính sách của chính phủ gây khó khăn cho ngành ngân hàng như: cấm kinh doanh vàng miếng, chế độ 2 tỷ giá, sự chênh lệch giá so với thế giới, mức trần lãi suất
-Các quy định của NHNN tạo áp lực lên các NHTM như: vốn điều lệ tối thiểu khiến các NHTM tăng vốn dù chưa cần, xây dựng các chi nhánh không cần thiết làm gia tăng chi phí…
-Những quyết định khá độc đoán của NHNN đôi khi gây khó cho các NHTM như bắt buộc tăng hay giảm lượng cung tiền, vàng, ngoại tệ…
-Luật pháp chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho các tiêu cực không đáng có
-Doanh nghiệp và người dân ít đi vay hơn do lãi suất cao
- NHNN cho nâng tỷ giá đô lên cao khiến doanh nghiệp và người dân khó mua USD, khiến NH mua bán ngoại tệ khó khăn hơn
Về kinh tế:
-Người dân tăng việc gửi tiết kiệm giúp nguồn cung vốn nhiều hơn
-Khủng hoảng kinh tế khiến các hoạt động kinh doanh sản xuất bị đình trệ làm cho các hoạt động của NH bị ảnh hưởng xấu
-Lạm phát cao làm tăng chỉ số CPIàchạy đua lãi suất nhằm huy động tiền gửi tiết kiệm
Về xã hội:
-Dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao, mức sống cao, thu nhập cao nên khả năng tiếp cận với ngành ngân hàng dễ dàng, khả năng có nguồn tiền nhàn rỗi nhiều sự huy động vốn rất thuận lợi ngành ngân hàng phát triển thuận lợi.
-Người dân quen dần với ATM, các loại thẻ.
-Người dân bắt đầu sử dụng các ứng dụng trên internet
- Yếu tố tâm lý tiêu dùng: Sự mất niềm tin về tiền tệ trong quá khứ, lạm phát trên 700% đã khiến người dân mất trắng, cùng sự thiếu hiểu biết về sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trong những năm gần đây đã tạo nên tâm lý không muốn gởi tiền tại ngân hàng của người dân è gây khó khăn trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
-Một bộ phận còn nghi ngại với các hình thức thanh toán mới
Về công nghệ:
-Áp dụng công nghệ Core Banking
-Triển khai Internet banking, phone banking và SMS banking tạo tiềm năng cho 1 xu hướng mới
-Sự phát triển mạnh của các loại Card
-Đẩy mạnh các hoạt động liên ngân hàng tạo 1 hệ thống mạng lưới liên kết mạnh mẽ và hiệu quả
-Chưa ứng dụng các phần mềm mới
-Hạ tầng công nghệ còn thấp
-Hệ thống kĩ thuật chưa đồng bộ
-Chưa đảm bảo tính ổn định của các hệ thống
-Tính bảo mật của hệ thống trực tuyến chưa cao
-Độ an ninh nói chung còn thấp
Về tự nhiên:
-Khí hậu tương đối ôn hòa
-Ít thiên tai
-Vị trí địa lý chiến lược
-Sự cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên đang đe dọa đến nền kinh tế
-Các vấn đề ô nhiễm môi trường: không khí, nguồn nước, đất đai…
1.3.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
1.3.1.Chuỗi giá trị:
Chuỗi giá trị của ngân hàng Đông
1.3.2.Tiềm lực tài chính
+Yếu tố tài chính là cực kỳ quan trọng đối với ngành ngân hàng, vì ngân hàng là một ngành kinh doanh về tiền tệ, chuyên lưu chuyển tiền đầu tư và kinh doanh các tài sản khác. Vì vậy nếu vốn ít so với mặt bằng chung thì ngân hàng đó có nguy cơ bị phá sản.
Bảng 1.1: tình hình tài chính của Đông Á Bank từ 2007-2009: ĐVT: TỶ ĐỒNG.
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
+/- 2008/2007
+/- 2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng tài sản
27.376
34.713
42.520
7.337
26,80
7.807
22,49
Vốn chủ sở hữu
3.229
3.515
4.200
286
8,86
685
19,49
Lợi nhuận trước thuế
454
703
788
249
54,85
85
12,09
Lợi nhuận sau thuế
332
539
588
207
62,35
49
9,09
ROE (%)
20,89
18,01
18,06
-2,88
0,05
ROA (%)
2,05
1,69
1,49
-0,36
-0,2
Hệ số CAR (%)
14,36
11,30
10,64
-3,06
-0,66
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Đông Á 2009.
Tài chính của EAB có xu hướng tăng đều qua 3 năm, vốn chủ sở hữu tăng 971 tỷ từ năm 2007 đến năm 2009. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của EAB đạt mức 42.520 tỷ đồng, tăng 22.5% so với năm 2008, đạt 105% kế hoạch.
Ngân hàng Đông Á sử dụng vốn hiệu quả, lợi nhuận trước thuế từ 2007 đến 2009 tăng 334 tỷ đồng( tăng 74%), lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 49 tỷ đồng so với năm 2008 là 539 tỷ đồng. Các chỉ số như ROE, ROA của EAB luôn đạt mức cao so với trung bình của ngành, ROE trung bình là 19% và ROA trung bình trên 1,71%.
Hệ số an toàn vốn của EAB luôn ở mức trên 10% so với mức tối thiểu của ngành là 8%. Điều này cho thấy EAB hoạt động hiệu quả và ổn định.
1.3.3.Các sản phẩm dịch vụ
1.3.3.1.Tín dụng:
Bảng 2.1 – Các chỉ tiêu chính về hoạt động tín dụng của EAB từ 2007 - 2009
Chỉ tiêu tín dụng
2007
2008
2009
Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng)
18.010
25.570
34.687
Dư nợ cho vay bình quân (tỷ đồng)
11.513
23.463
29.464
Tăng trưởng tín dụng (%)
112%
43%
36%
Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm (% / Tổng dư nợ)
0,64%
4,10%
2,02%
Tỷ lệ xấu qua các năm (% / Tổng dư nợ)
0,44%
2,55%
1,33%
Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2007 – 2009 của EAB
Tổng dư nợ của hoạt động tín dụng tăng đều qua các năm, mức độ gia tăng luôn lớn hơn mức 30% - lớn hơn tốc độ tăng trưởng của ngành NH (Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành NH trong 3 năm lần lượt là 40%, 21% và 36%), mang lại nhiều doanh thu cho EAB. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của EAB cũng đang được giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm xuống 2,02% (giảm 2,08% so với mức 4,10% của năm 2008). Tỷ lệ nợ xấu cũng được khống chế ở mức 1,33% (giảm 1,22% so với năm 2008). Điều này thể hiện sự nỗ lực trong công tác điều hành, quản trị rủi ro của Ban tổng giám đốc EAB. Mặc dù chỉ bằng một nửa so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành NH vào năm 2009 (Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành năm 2009 là 2,46%) nhưng nếu so với hai NHTMCP lớn khác là ACB (0,41%) và Sacombank (0,64%) thì tỷ lệ này vẫn chưa thể hiện hiệu quả lắm.
Còn theo bảng so sánh dưới đây, dư nợ tín dụng nhiều nhất thuộc về ACB và Sacombank với 62.357.978 triệu đồng và 31.310.489 triệu đồng. SCB có tỷ lệ nợ quá hạn nhiều nhất với 8,64%, tỷ lệ nợ xấu lớn nhất thuộc về OCB với nợ quá hạn chiếm tới 2,64% tổng dư nợ. Các chỉ tiêu này đối với DAB lần lượt là 34.355.544 triệu đồng, 2.02% và 1,33%. Một NH khác cùng nhóm với EAB nhưng không đưa vào đây (do chưa đủ số liệu về tỷ lệ các loại nợ) đó là MB có dư nợ trong năm 2009 vừa qua là 23.871.616 triệu đồng. Như vậy, xét về chỉ tiêu dư nợ tín dụng thì EAB có phần nhỉnh hơn SCB và MB nhưng mức chênh lệch là không nhiều. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu của EAB lại lớn hơn SCB (1,33% so với 1,28% của SCB). Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì NH phải trích lập dự phòng càng nhiều đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không thu hồi được nợ, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của EAB. Trong thời gian sắp tới, EAB cần phấn đấu cải thiện hơn nữa trong hoạt động tín dụng của mình (tỷ lệ nợ xấu <1%) đặc biệt là công tác quản trị rủi ro, việc xếp hạng tín nhiệm, đánh giá hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như công tác xử lý, thu hồi nợ để đạt kết quả cao hơn.
Bảng 2.2 – Bảng so sánh tình hình hoạt động tín dụng các NH năm 2009
ĐVT: Triệu đồng
Dư nợ
EAB
SCB
ACB
Sacombank
HDbank
OCB
Nhóm 1
33.662.974
28.605.208
61.739.414
59.168.761
8.096.064
9.726.117
Nhóm 2
235.357
2.304.387
363.884
104.235
44.137
221.376
Nhóm 3
59.601
138.451
24.776
35.487
7.558
57.924
Nhóm 4
126.068
147.591
88.502
167.615
7.477
50.178
Nhóm 5
271.544
114.852
141.402
180.906
75.648
161.380
Tổng dư nợ
34.355.544
31.310.489
62.357.978
59.657.004
8.230.884
10.216.975
Nợ quá hạn
692.570
2.705.281
618.564
488.243
134.820
490.858
Tỷ lệ nợ quá hạn
2,02%
8,64%
0,99%
0,82%
1,64%
4,80%
Nợ xấu
457.213
400.894
254.680
384.008
90.683
269.482
Tỷ lệ nợ xấu
1,33%
1,28%
0,41%
0,64%
1,10%
2,64%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2009.
1.3.3.2.Huy động vốn:
Tính đến năm 2009, tổng vốn huy động từ tiền gửi của EAB đã đạt mức 27.973.540 triệu đồng, tăng 13.644.229 triệu đồng so với năm 2007, tăng gần 100%. Từ bảng số liệu ta nhận thấy rằng cơ cấu của việc huy động vốn từ nguồn tiền gửi của EAB đã có nhũng sự thay đổi đáng kể qua các năm và sự thay đổi này đến từ sự chuyển dịch của nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế sang huy động từ các cá nhân. Nếu như năm 2007, tiền gửi của các cá nhân chỉ đạt mức 77,42% thì sang năm 2008, 2009, tỷ lệ này đã đạt mức 87,25% và 85,57%. Tính chung từ năm 2007 đến năm 2009, tỷ trọng của tiền gửi cá nhân trong tổng tiền gửi đã tăng 8,15%, tương ứng với số tiền là 12.843.126 triệu đồng. Đây có thể gọi là sự thành công trong việc huy động của EAB, vì nguồn vốn đi “vay” từ các khách hàng cá nhân này thường mang tính ổn định, lâu dài hơn. Còn nguồn tiền gửi của các DN thường là tiền gửi không kỳ hạn, dùng để thanh toán tiền hàng hoặc nếu có cơ hội thường dùng được đem ra để đầu tư. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này có thể được giải thích:
Thứ nhất là do trong giai đoạn này, kinh tế có nhiều bất ổn, các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, bất động sản đều chứa đựng nhiều rủi ro. Lãi suất mà NH đưa ra cũng ở mức phù hợp nên việc người dân gửi tiền NH nhiều cũng là hợp lý vì vừa hạn chế được rủi ro vừa để đồng tiền trong trạng thái vận động, có thể sinh lời.
Bảng 2.3 – Tiền gửi theo đối tượng khách hàng của EAB 2007 – 2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
3.234.615
22,57
2.932.007
12,74
4.034.725
14,42
DN quốc doanh
590.522
782.271
1.138.098
DN ngoài quốc doanh và các đối tượng khác
2.438.003
1.942.770
2.708.419
DN vốn đầu tư nước ngoài
206.090
206.966
188.208
Tiền gửi cá nhân
11.093.474
77,42
20.076.577
87,25
23.936.600
85,57
Tiền gửi các đối tượng khác
1.222
0,01
1.853
0,01
2.215
0,01
Tổng tiền gửi
14.329.311
100
23.010.437
100
27.973.540
100
Nguồn: Báo cáo tài chính của EAB 3 năm 2007 – 2009
Thứ hai là do chính sách marketing của EAB. Việc tăng cường các chương trình khuyến mãi và đẩy mạnh phát hành Thẻ đa năng Đông Á với nhiều chức năng (như vắn tin số dư, có thể gửi tiền trực tiếp tại máy ATM, internet banking, miễn phí phát hành thẻ và phí thường niên… - đẩy số người sử dụng thẻ của EAB lên con số kỷ lục – 4 triệu người) cũng đã đem lại những tác động tích cực, thúc đẩy các khách hàng cá nhân gửi nhiều tiền vào NH để thực hiện các giao dịch, qua đó gián tiếp gia tăng nguồn vốn huy động từ cá nhân của EAB.
Để có thể xem xét rõ ràng hơn hoạt động huy động vốn của EAB, ta cùng lập một bảng so sánh:
Bảng 2.4 – Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2007 – 2009 của các NH
ĐVT: Tỷ đồng
Huy động vốn các NH qua các năm
Ngân hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngan_hang_EAB_Sangthu6.doc