Theo số liệu dự báo của công ty Tribeco, mức tiêu thụ nước có gas trên thị
trường đã đạt đến ngưỡng bão hòa và dự kiến sẽ giảm 5-6%/năm trong các năm
tới. Thị trường nước giải khát có gas sẽ tiếp tụctăng, dù chậm, vì khi nhu cầu về thức
ăn nhanh (fast food) phát triển thì thị trường nước có gas sẽ tăng tương ứng, bên cạnh
đó, sự phát triển của ngành công nghiệp nước giải khátđóng lon, đóng chai luôn gắn
với giới trẻ. Là một trong năm thị trường nước giải khát khôngcồn đang tăng rưởng
nhanh nhất thế giới, trung bình mỗi người Việt Nam dùng khoảng 05 lít nước giải
khát không cồn/năm, trong khiđó mức tiêu dùngbình quân của người Philipines là 50
lít/năm. Trái với sự suy giảm của thị trường nước ngọt có gas, nhu cầu tiêu thụ nước
giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây Việt Nam tăng rất mạnh, đạt gần
30%/năm. Theo thống kê tại các doanh nghiệp nước giải khátnội địa, gần 50% người
tiêu dùng thành thị đang chuyển sang các loại nước uống có chứa vitamin, ít ngọt và
mùi vị tự nhiên.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5732 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh các công ty giải khát Việt Nam giai đoạn 2007-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giá
như đại lý độc quyền. Do trong hợp đồng giữa CCBV và các đại lý độc quyền không
có điều khoản xác định khách hàng mà các đại lý độc quyền xây dựng được là tài sản
riêng của các đại lý độc quyền, nên CCBV thực hiện được điều này và như vậy,
CCBV không mất quá nhiều chi phí để tạo mạng lưới đại lý rộng khắp, còn các đại lý
độc quyền gần như mất phần lớn đầu ra, một số trong số đó gần như phá sản.
- Chính sách giá cả: Thực hiện chiến lược bán phá giá và sử dụng các hình thức
khuyến mãi, quảng cáo rầm rộ để giành thị trường nhằm thôn tính các doanh nghiệp
nội địa. Công ty làm được điều này do khả năng tài chính hùng mạnh từ công ty mẹ.
Theo tính toán, một lon Coca Cola ở thị trường Mỹ là 75 UScents (tương đương 12
000 VND), trong khi một lon Coca Cola bán tại thị trương Việt Nam bình quân 5 000
VND – 7 000 VND (tương đương 31- 41UScents), thấp hơn giá bình quân trên thị
trường Mỹ là 34 UScents (tỷ giá tạm tính là 16 000 VND/USD) trong khi công ty
- 28 -
CCBV không có một sự chuyển biến rõ rệt về công nghệ, năng suất lao động cũng
như hiệu suất trong các khâu khác.
2.3.3.2 Công ty nước giải khát Pepsico:
- Thành lập: Công ty nước giải khát quốc tế Pepsico Việt Nam được thành lập
theo quyết định số 291/GP ngày 24/12/1991. Tiền thân là công ty liên doanh giữa SP.
Co và công ty Macondray – Singapore. Năm 1994, thêm một công ty gia nhập là
Pepsico Global Investment với cơ cấu vốn: SP. Co (40%), công ty Macondray –
Singapore (30%), Pepsico Global Investment (30%). Năm 1998, cổ phần công ty thay
đổi như sau: Pepsico Global Investment (97%) và SP. Co (3%). Năm 2003, Pepsico
Global Investment mua lại 3% cổ phần phía Việt Nam, Công ty trở thành doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài và đổi tên thành Công ty Pepsico Việt Nam.
- Hoạt động: Công ty có hai nhà máy ớ Hóc Môn (05 dây chuyền lon và chai,
công suất 220 triệu lít/năm), Điện Bàn (01 dây chuyền chai công suất 30 triệu
lít/năm) với hệ thống vô chai, đóng lon hoàn toàn tự động, có hệ thống kiểm tra chất
lượng vệ sinh thực phẩm đạt trình độ tiên tiến thế giới. Sản phẩm của công ty Pepsico
Việt Nam gồm các nhãn hiệu: Pepsi, 7-up, Mirinda, Everest, Sting, Aquafina,
Twister.
- Qui mô: Công ty hiện có một văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh, ba
chi nhánh tại Hà Nội, Quảng Nam và Cần Thơ, một văn phòng đại diện tại Nha
Trang, một nhà máy sản xuất chính tại Hóc Môn, hai nhà máy vệ tinh gia công tại Hà
Nội và Quảng Nam.
2.3.3.3 Công ty liên doanh Dona Newtower:
- Thành lập: Công ty thực phẩm và nước giải khát Dona Newtower được thành
lập từ tháng 4/1994, là liên doanh giữa công ty Newtower Development Ltd
(Hongkong) và nhà máy thực phẩm xuất khẩu Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 7,55
- 29 -
triệu USD. Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Đồng Nai I trên diện tích 25 000 m2.
Tháng 9/1998 công ty Newtower Development Ltd chuyển nhượng lại cổ phần cho
hai đối tác mới là công ty Honsan International Ltd (Hongkong) và công ty Golden
Sino Ltd; và phía Việt Nam cũng có sự chuyển đổi đối tác sang đối tác mới là Tổng
Công ty rau quả Việt Nam. Công ty có nhà máy tại Biên Hòa và phòng kinh doanh
Xuất Nhập Khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng và
Cần Thơ.
- Sản phẩm: Công ty sản xuất các loại nước giải khát bổ dưỡng có nguồn gốc từ
thiên nhiên như các loại trái cây vùng nhiệt đới như xoài, táo dứa,...; nước uống đóng
chai và các loại thực phẩm bổ dưỡng khác như nước sâm Cao Ly, nước Yến ngân nhĩ
do chuyên gia Hongkong chuyển giao kỹ thuật sản xuất.
- Tình hình kinh doanh: Sau giai đoạn tiếp cận thị trường, trong giai đoạn 2000-
2005 công ty đã có sự tăng trưởng bất ngờ: sản lượng tiêu thụ tăng trưởng 450% so
với năm năm trước đó, về doanh thu tăng gấp 3 lần (45 triệu USD). Với hơn 30 sản
phẩm mang thương hiệu Nature, nhiều năm liền sản phẩm của công ty đạt danh hiệu
hàng Việt Nam chất lượng cao. Trong giai đoạn mới, công ty mở rộng nhà xưởng
nhằm nâng cao công suất từ 1500 tấn lên 25 000-30 000 tấn và tiến hành đầu tư thêm
một nhà máy sản xuất nước uống bổ dưỡng tại khu vực miền Trung.
2.3.3.4 Một số công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài tiêu biểu khác: (Xem
phụ lục bảng 2.10: Một số công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài tiêu biểu khác)
2.3.4 So sánh các công ty nước giải khát trong nước với các đối thủ cạnh tranh:
2.3.4.1. Tổng quát các mặt mạnh yếu của các doanh nghiệp ngành giải khát trên
thị trường Việt Nam
- Khả năng sản xuất: Công suất sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp nước
giải khát trong nước đang vượt quá mức cầu tại các thành phố và trung tâm công
- 30 -
nghiệp lớn, trong khi đó các nhà máy đóng chai hay vệ tinh tại những khu vực thị
trường mới hầu như bỏ ngỏ.
- Hoạt động Marketing: Doanh nghiệp có vốn nước ngoài quan tâm thực hiện
và thực hiện có hiệu quả hơn doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp trong nước
ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này, tuy nhiên thiếu chương trình hoạt
động marketing hiệu quả, việc sử dụng chi phí marketing chưa hợp lý, còn lãng phí,
kiến thức và kỹ năng phối hợp marketing chưa cao. Hoạt động phân phối bán hàng:
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài có các trung tâm phân phối cắm ở các địa điểm
quan trọng. Sản lượng tiêu thụ của các công ty trong nước phần lớn được thông qua
các tổng đại lý nên đại lý là người quyết định giá cả. Các công ty nước giải khát
trong nước cạnh tranh bằng giá trong khi các nhãn hiệu nước ngoài cạnh tranh bằng
cách tạo ấn tượng tốt và hướng người tiêu dùng mua sản phẩm của họ. Bên cạnh đó,
các công ty có vốn nước ngoài phải đối mặt với việc các đại lý bán vượt vùng, quản
lý công nợ không hiệu quả và sai lầm khi quá coi trọng việc chạy theo doanh số dẫn
đến việc nợ quá hạn, đặc biệt là từ các đại lý là rất lớn.
- Vấn đề sản phẩm: các sản phẩm giải khát của các doanh nghiệp trong nước
còn đơn điệu, chưa đa dạng, trùng lắp, giá còn cao và chưa xác định được đối tượng
khách hàng cụ thể. Hầu hết các công ty trong nước vẫn quanh quẩn với các sản phẩm
sữa đậu nành có và không đường – đây là sản phẩm cứu cánh của hầu hết các doanh
nghiệp giải khát trong nước, sữa tươi hoa quả loại hộp giấy vuông 200ml hay 300ml.
Thị trường tồn tại quá nhiểu sản phẩm cùng loại với một chỗ đứng khá lỏng lẻo, trong
đó trà bí đao và trà chanh gần như doanh nghiệp nào cũng sản xuất.
- Vấn đề xây dựng chiến lược: Các công ty có vốn nước ngoài có những kế
hoạch dài hạn, những chiến lược với tầm nhìn bao quát. Lộ trình kinh doanh, chiếm
lĩnh thị trường của các công ty nay được hoạch định trước cả thập niên. Từ lộ trình đó,
họ vạch ra những chương trình chi tiết: giai đoạn nào phải chịu lỗ, giai đoạn nào là
- 31 -
hòa vốn, lúc nào chiếm được bao nhiêu thị phần, xác định đối thủ chính trong từng
thời kỳ,... bên cạnh đó là những kế hoạch cho từng ba năm một và được điều chỉnh
hàng năm. Do mạnh về tài chính, nên họ có thể đầu tư cùng lúc trên cả ba mặt, từ sản
phẩm, chiến lược nhãn hiệu, thương hiệu và hệ thống phân phối. Trong khi đó nhiều
doanh nghiệp trong nước không chủ động được quá trình phát triển của mình. Lợi thế
của các doanh nghiệp trong nước là chi phí còn thấp, văn hóa Việt Nam tạo sự phù
hợp và linh hoạt trong quản lý. Bên cạnh đó, hiệu quả từ đồng vốn đầu tư của nhiều
doanh nghiệp trong nước là khá cao. Trong ngành nước giải khát này, để có được 1%
thị phần thì doanh nghiệp trong nước chỉ cần đầu tư vài trăm ngàn USD, trong khi các
công ty đa quốc gia phải đầu tư đến vài triệu USD. Tuy nhiên, một điểm yếu của các
doanh nghiệp giải khát trong nước là thiếu chiến lược cạnh tranh lâu dài, nên chưa
chủ động trong chiến lược cạnh tranh, các hoạt động còn mang tính đối phó, tình thế;
cũng như thiếu chuyên nghiệp trong phát triển thương hiệu, phát triển sản phẩm mới,
một điều kiện quan trọng trong kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Qua đó
chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho các
doanh nghiệp nước giải khát trong nước.
2.3.4.2 Xếp hạng tổng quát so sánh giữa các công ty:
Qua phân tích và nhận xét những điểm mạnh, yếu của các doanh nghiệp giải khát, áp
dụng phưong pháp chuyên gia, chúng ta có bảng đánh giá tổng quan các doanh
nghiệp trong ngành làm cơ sở xây dựng và quyết định chiến lược sau này. (Xem phụ
lục bảng 2.11).
Tóm tắt chương 2: Chương 2 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đế các doanh
nghiệp giải khát Việt Nam bao gồm các yếu tố vi mô, vĩ mô và môi trường nội bộ
của các công ty trong ngành. Qua đó, làm cơ sở để xây dựng và lựa chọn các chiến
lược kinh doanh ở chương 3.
- 32 -
CHƯƠNG 3:
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÁC DOANH NGHIỆP GIẢI
KHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2015
3.1 NHỮNG DỰ BÁO CHỦ YẾU LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NƯỚC GIẢI
KHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2015
3.1.1 DỰ BÁO DÂN SỐ:
Với 82 triệu người (thời điểm 01/4/2004),Việt Nam là quốc gia có quy mô dân
số đứng thứ hai ở Đông Nam Á và thứ mười ba trên thế giới. Dân số càng đông thì
tổng cầu càng lớn. Trong đó, lứa tuổi từ 15 - 49 là đối tượng tiêu dùng của ngành
nước giải khát (theo nghiên cứu của AC Nielson), số này đang chiếm 37% dân số cả
nước. Dự đoán vào năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vượt qua Nhật Bản và đứng thứ tư
châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia bởi tiềm năng gia tăng dân số lớn
do cơ cấu dân số trẻ và số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 vẫn tăng ở mức cao, từ 21,1
triệu năm 2000, lên 25,5 triệu năm 2010, 28,2 triệu năm 2015 và 33 triệu vào năm
2020. Dự báo trong mười năm tới, dân số nước ta trung bình tăng mỗi năm từ 1-1,1
triệu người. Nếu tốc độ tăng dân số hàng năm bình quân thời kỳ (2000-2010) là 1,5%
và thời kỳ (2010-2020) là 1,3% thì đến năm 2020 dân số nước ta là 100,5 triệu người,
hoặc sẽ là 98,7 triệu (nếu các chỉ số tăng tương ứng của hai giai đoạn chỉ là 1,4% và
1,2%). Tỷ lệ phát triển dân số cùng với mức độ chi tiêu mua sắm cho gia đình tăng
(tăng 27% giai đoạn 2002-2005) và mức độ lạc quan của người tiêu dùng cao (trong
hai qúy đầu năm 2006, sự lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam là 89,6/100 điểm,
vượt qua Trung Quốc (78,2/100 điểm), Singapore (73,9/100 điểm), Indonesia
(42,4/100 điểm), và Thái Lan (28,6/100 điểm)) (theo Asian Market Report, 7/2006) sẽ
mang lại xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng mười năm tới. Trong
- 33 -
đó việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ
gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng.
3.1.2 DỰ BÁO VỀ THAY ĐỔI LỐI SỐNG VÀ TIÊU DÙNG CỦA NGƯỜI TIÊU
DÙNG VIỆT NAM
Trong vòng mười năm tới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ quan tâm nhiều hơn
nữa đến sức khỏe, đến các thành phần và các nhãn hiệu với “hàm lượng chất béo
thấp”, hay “không cholesterol”. Dự báo thức uống dinh dưỡng và sự đam mê tập thể
dục sẽ trở thành xu hướng trong 10 năm tới tại Việt Nam.
Với ảnh hưởng của thương mại hiện đại, tập quán mua sắm của người tiêu
dùng Việt Nam cũng thay đổi. Tần số mua sắm sẽ giảm bớt vì ngày càng ít người tiêu
dùng mua sắm hàng ngày tại các chợ và bắt đầu mua khối lượng lớn theo tuần. Thẻ
tín dụng cho phép mua sắm tăng vì người tiêu dùng không phải mang quá nhiều tiền
mặt. Dự báo, các đại lý thương mại hiện đại sẽ cách mạng hóa thói quen tiêu dùng
bằng việc giảm tần số mua sắm và tăng giá trị mua sắm.
Kết quả nghiên cứu thị trường nước giải khát năm 2005 của công ty Asia
Panel TNS Việt Nam cho thấy, nếu năm 2004 có 7% loại thức uống được bán dưới
ảnh hưởng của khuyến mãi thì năm 2005, tỷ lệ này là 11%. Điều này chứng tỏ cạnh
tranh trong ngành nước giải khát ngày càng gay gắt, doanh nghiệp phải đẩy mạnh
khuyến mại cũng như đa dạng hóa sản phẩm để bán hàng vì người tiêu dùng Việt
Nam ít có tính chung thủy với một nhãn hiệu nào đó, họ dễ dàng bị lôi kéo bởi các
chương trình khuyến mại.Vì thế đối với các nhà sản xuất, bên cạnh các chương trình
khuyến mại, nên nhấn mạnh những lợi ích rõ nhất của nhãn hiệu mà mình đang khai
thác. Vì những thói quen đó, nên việc xây dựng nhãn hiệu quen thuộc là rất quan
trọng khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu
dùng nhanh như mặt hàng nước giải khát.
- 34 -
3.1.3 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NƯỚC GIẢI KHÁT
3.1.3.1 XU HƯỚNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIẢI KHÁT
Theo số liệu dự báo của công ty Tribeco, mức tiêu thụ nước có gas trên thị
trường đã đạt đến ngưỡng bão hòa và dự kiến sẽ giảm 5-6%/năm trong các năm
tới. Thị trường nước giải khát có gas sẽ tiếp tục tăng, dù chậm, vì khi nhu cầu về thức
ăn nhanh (fast food) phát triển thì thị trường nước có gas sẽ tăng tương ứng, bên cạnh
đó, sự phát triển của ngành công nghiệp nước giải khát đóng lon, đóng chai luôn gắn
với giới trẻ. Là một trong năm thị trường nước giải khát không cồn đang tăng rưởng
nhanh nhất thế giới, trung bình mỗi người Việt Nam dùng khoảng 05 lít nước giải
khát không cồn/năm, trong khi đó mức tiêu dùng bình quân của người Philipines là 50
lít/năm. Trái với sự suy giảm của thị trường nước ngọt có gas, nhu cầu tiêu thụ nước
giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây Việt Nam tăng rất mạnh, đạt gần
30%/năm. Theo thống kê tại các doanh nghiệp nước giải khát nội địa, gần 50% người
tiêu dùng thành thị đang chuyển sang các loại nước uống có chứa vitamin, ít ngọt và
mùi vị tự nhiên.
Theo kết quả nghiên cứu thị trường của công ty Tribeco thực hiện năm 2005,
thị trường nước giải khát không gas tăng 10%/năm trong khi sản lượng nước ngọt
không gas tiếp tục sụt giảm 5%/năm. Sự chuyển dịch tiêu dùng sang lựa chọn nước
giải khát không gas (nước uống trái cây, nước tinh khiết và nước khoáng) cho thấy
người tiêu dùng ngày càng cẩn trọng hơn trong việc đảm bảo sức khỏe của mình
trong lãnh vực tiêu dùng đồ uống. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đang có xu hướng
chú trọng nhiều hơn đến sản phẩm thiên nhiên, sản phẩm chế biến từ các loại
hoa quả tươi, giữ nguyên hương vị và giàu vitamin mà không sử dụng các loại phụ
phẩm hóa màu khác. Phần lớn người tiêu dùng ngày nay quan niệm nước hoa quả
không chỉ mang tính giải khát mà còn rất bổ dưỡng, nhiều vitamin, tốt cho cơ thể và
- 35 -
cho rằng dùng nước giải khát có gas bị ợ hơi, đầy bụng, không tiêu. Xu hướng này thể
hiện rõ khi Saigon Coop khảo sát sự mua sắm qua 13 siêu thị trong hệ thống của họ:
Cứ 10 người chọn mua nước giải khát hiện nay thì có 6 người mua các loại nước
không gas, cụ thể là sữa tươi, nước trái cây, nước khoáng. Tỷ lệ này so với ba năm
trước đó là có đến 7/10 người chọn mua nước ngọt có gas. Xét cụ thể một doanh
nghiệp nước giải khát nội địa tiêu biểu: năm 2005, tại công ty Tribeco, sản lượng
nước giải khát không gas tăng bình quân từ 19-22% tùy theo chủng loại. Nước cam ép
cà rốt TriO có sản lượng tăng đến 8,5 lần, sữa đậu nành Canxi Somilk bịch và hộp
giấy tăng 2,35 lần, nước tinh khiết Tri tăng hơn 75% so với năm 2003, hiện tại với 54
chủng loại sản phẩm, Tribeco có đến 32 loại là nước giải khát không gas thuộc dòng
nước uống dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất. Xu hướng chuyển đổi tiêu dùng
sang nước giải khát không gas không chỉ xuất hiện ở người tiêu dùng trong nước, mà
còn ở các nước khác trên thế giới.
Thị trường cần nhiều loại thức uống tiện dụng. Trong 8 tháng đầu năm
2006, có 224 sản phẩm nước giải khát mới đã dược các nhà sản xuất tung ra thị
trường Việt Nam, gần gấp đôi so với cả năm 2005. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất
tăng lên thấy rõ, song người tiêu dùng đòi hỏi nâng dần chất lượng và tính tiện dụng
của sãn phẩm. Trong nhịp sống công nghiệp hối hả, để tiết kiệm thời gian, người tiêu
dùng có xu hướng chọn những loại thức uống tiện dụng, an toàn cho sức khỏe. Theo
kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường TNS năm 2005, 50% người tiêu
dùng khi được hỏi cho rằng thức uống pha sẵn giúp họ tiết kiệm thời gian, 57% chọn
các loại nước uống có bao bì tiện dụng vì được uống ngay mà không cần ly tách.
Động lực để người tiêu dùng lựa chọn một loại thức uống là thích (20,7%), mát
(19,7%), sức khỏe, sảng khoái và thêm năng lượng (59,6%). Người tiêu dùng và cả
người sản xuất đều chuôïng bao bì giấy, đặc biệt là các loại nước trái cây trong hộp
giấy vì tiện lợi: dễ mang, dễ uống mà giá thành lại rẻ hơn nhiều so với các loại bao bì
- 36 -
lon hay chai, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng thu nhập thấp và đặc biệt là
phù hợp với mạng lưới phân phối nhỏ lẻ, hàng rong.
3.1.3.2 DỰ BÁO TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN VÀ SẢN LƯỢNG NGÀNH NƯỚC GIẢI
KHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-2015
Trong giai đoạn 2007-2015, ngành nước giải khát tại Việt Nam sẽ phát triển
theo xu hướng: nước giải khát có gas sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm, thay vào đó các
loại nước giải khát không gas như nước khoáng thiên nhiên, nước tinh lọc, nước trái
cây sẽ phát triển mạnh. Dự báo: nước khoáng, nước tinh lọc tăng bình quân
26%/năm, nước giải khát có gas tốc độ tăng trưởng thấp hơn, bình quân 12%/năm và
sau đó sẽ giảm dần, nước trái cây từ tốc độ tăng bình quân 4%/năm (năm 2004) lên
5-36% (giai đoạn 2007-2015).
Xu hướng của các công ty giải khát là khai thác sản phẩm nước trái cây, nước mát
đóng hộp giấy, đặc biệt là sử dụng các nguyên liệu truyền thống như atisô, mía lau,
sâm, bí đao,...Tuy cạnh tranh cao, nhưng thị trường thức uống pha sẵn tại Việt nam
vẫn còn nhiều tiềm năng lớn để các nhà sản xuất nội địa khai thác. Mặc dù các nhà
sản xuất nước giải khát đã liên tiếp đưa nhiều sản phẩm mới ra thị trường, nhưng
nước ép trái cây đóng hộp chỉ mới đáp ứng được 18% nhu cầu. Thị trường nước
đóng chai bị bỏ ngỏ đến 65%.
Dự báo, trong giai đoạn 2007-2015, tốc độ tăng trưởng trung bình năm về nhu
cầu tiêu thụ các sản phẩm nước trái cây sẽ đạt khoảng trên 27%, sữa uống (gồm cả
sữa đậu nành) sẽ đạt 30-35%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất nước trái cây chỉ
đáp ứng được 18 % nhu cầu thị trường, nhường phần còn lại cho các loại thức uống
bình dân. Trước sự thay đổi thị hiếu của thị trường, các doanh nghiệp ngành giải khát
đã và sẽ thay đổi cơ cấu sản xuất. Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh nước giải
- 37 -
khát đã tăng sản lượng 20%/năm: Vinamilk tăng 30% sản lượng nước trái cây, Pepsi
tăng 30% sản lượng nước giải khát không gas,...
Hai công ty nước giải khát lớn nhất thế giới đã không kịp thời phát hiện và
khai thác đón đầu xu hướng tiêu dùng mới trong ngành nước giải khát. Theo
Beverage Marketing Corp., giai đoạn 2000-2005, sản lượng nước ngọt có gas của
Coca-Cola chỉ tăng 0,4%% trong khi nước tăng lực tăng đến 64,9%, cà phê uống liền
13,8%, nước giải khát thể thao 12,6%, nước đóng chai 9,7% và trà uống liền 1,8%.
Qúy 2/2006, mặt hàng bán chạy nhất của tập đoàn Coca-Cola lại là các sản phẩm
đóng chai, đóng hộp nước giải khát không gas (non-soda drinks). Các sản phẩm
không gas của hãng như: Gold Peak (trà xanh), Minute Maid Orangeade (nước cam
tươi), Coca-Cola Blak (hương cà phê), Full throtle, Tab Energy (có caffeine) và dòng
nước giải khát cốt sữa thương hiệu Godiva (hợp tác với hãng sản xuất sô-cô-la
Godiva) đã tăng 7% tính đến tháng 8/2006. Đối với công ty Pepsico, 20% doanh thu
hàng năm của công ty là từ dòng sản phẩm nước ngọt không gas (nước tinh khiết,
nước tăng lực và nước cốt trái cây) và tỷ lệ này ngày càng tăng mạnh.
Bảng 3.1: DỰ BÁO SẢN LƯỢNG NƯỚC GIẢI KHÁT ĐẾN NĂM 2015
(Đơn vị tính: Bình quân (lít/người/năm); sản lượng (triệu lít))
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Sản phẩm
Bình
quân
Sản
lượng
Bình
quân
Sản
lượng
Bình
quân
Sản
lượng
Nước trái cây và thức
uống chứa protein
1,1 100 3,1 300 10,05 973
Nước khoáng, tinh lọc 2,5 225,5 3,0 285 4,5 472,5
Nước ngọt có gas 2,5 225,5 3,0 285 2,6 235
Tổng cộng 6,1 551 9,1 870 17,15 1680,5
- 38 -
Căn cứ vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng, xu hướng thị trường tiêu thụ và mô
phỏng sự phát triển của thị trường giải khát ở các nước cũng như tình hình cụ thể tại
Việt Nam, thông qua phương pháp chuyên gia, dự báo sản lượng nước giải khát đến
năm 2015 như trên. (Nguồn: Tổng Công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam)
3.1.4 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ CẠNH TRANH
Với dự báo nhu cầu thị trường nước giải khát đến năm 2015 như trên, các
doanh nghiệp Việt Nam ngành giải khát cần xác định thị trường tiêu thụ nội địa là
chính. Trong giai đoạn tới, các công ty phải nâng cao trình độ sản xuất và kinh doanh
để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường nội địa. Đối với vấn đề xuất khẩu, giai
đoạn tới chỉ gia tăng sản lượng xuất khẩu với mục đích thăm dò thị trường, kích thích
sản xuất và nhằm trang trải một phần ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu nguyên
phụ liệu. Khi tham gia các sân chơi quốc tế, tính cạnh tranh sẽ gay gắt hơn với các
công ty giải khát Việt Nam. Hiện nay so sánh lợi thế cạnh tranh với các nước trong
khu vực, ngành đồ uống của Việt Nam đang ở thế ngang bằng.
Bảng 3.2: BẢNG HỆ SỐ LỢI THẾ SO SÁNH GIỮA CÁC NƯỚC ASEAN
Hệ số lợi thế so sánh ngành nước giải khát
Quốc gia Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thailand Vietnam
Hệ số 0 0,1 0,1 0,3 0,1 0,1
(Nguồn: “Đánh giá tác động của Việt Nam gia nhập AFTA”, World Bank, 2000)
Qua phân tích, thị trường nội địa đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp ngành giải khát. Hiện tại phân khúc tiêu thụ ở Việt Nam vẫn chưa rõ nét (trừ
số ít người tiêu dùng giàu có). Sự phân biệt giới tính và độ tuổi cũng chưa tạo nên
nhiều phân khúc khác nhau. Năm 2015, Việt Nam sẽ là một nước tràn ngập các phân
khúc tiêu dùng. Mặc dù của cải, giới tính và tuổi tác vẫn giữ vai trò quan trọng trong
phân khúc tiêu thụ, nhưng thị trường sẽ tiến tới sự phân khúc phức tạp hơn và tạo một
- 39 -
thị trường đa dạng hơn nhiều. Điều này tác động đến quảng cáo, những giải pháp thị
trường và trên hết là sự phát triển mạnh của sản phẩm và sự thúc đẩy tiêu thụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh các công ty giải khát Việt Nam giai đoạn 2007-2015.pdf