Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty TNH quảng cáo in bao bì Sơn Tùng

Đây là một công ty gia đình (gốp vốn và quản lý do các thành viên trong gia đình) nên văn hoá của công ty mang tính chất của văn hóa gia đình. Các thành viên trong công ty được quan tâm, động viên, có lề lối, tác phong làm việc, có giá trị chuẩn mực đạo đức. Thông tin trong doanh nghiệp thì thông suốt, tính thống nhất cao trong ban quản lý trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

Tuy nhiên văn hóa gia đình lại là một trở ngại cho sự phát triển của công ty. Do Giám đốc vừa là chủ doanh nghiệp vừa là cha nên nó duy trì một trật tự nhất định trên nói dưới nghe theo văn hóa phương Đông nên ngăn cản sự sáng tạo, thiếu sự ủy quyền, phân quyền, cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc cấp dưới dẫn đến sự ôm đồm, quá tải trong doanh nghiệp.

Nói tóm lại, rất nhiều các công ty Trung Quốc tổ chức theo kiểu văn hóa gia đình và cũng đã mang lại nhiều thành công lớn không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu. Nó duy trì ở đó cái truyền thống là động lực, là tinh thần cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, nhiều công ty lại phá sản không phát triển lên được do thiếu sự uỷ quyền, phân quyền. Do đó, để thành công hơn nữa trong tương lai, công ty cần phải xem xét sự uỷ quyền, phân quyền cho hợp lý.

 

doc75 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty TNH quảng cáo in bao bì Sơn Tùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x hệ số Mức lương tối đa Lao động ngắn hạn Lao động dài hạn 350.000 x hệ số 350.000 x hệ số Nguồn: Công ty TNHH Sơn Tùng Thuyết minh quy chế trả lương: Lương công nhân viên lãnh mỗi tháng là phần thực lãnh trên bảng thanh toán lương. Thực lãnh = Lương khoán + Lương thời gian + Tiền bồi dưỡng ăn ca + độc hại (nếu có) Với cách tính lương trên, công ty vừa đảm bảo chính sách tiền lương cho công nhân vừa tạo động lực cho nhân viên làm việc. Để đánh giá công tác tiền lương tại công ty TNHH Sơn Tùng ta đi đến Bảng phân tích tiền lương ở trang sau để có cái nhìn tổng thể về công tác tiền lương tại công ty. Qua bảng 7, ta thấy lương bình quân đầu người/tháng tại công ty Sơn Tùng có sự cải thiện đáng kể từ trong giai đọan từ năm 2003 đến năm 2005. Nếu năm 2003, lương bình quân đầu người tại công ty chỉ có 734.498 đồng/người/tháng thì đến năm 2004 là 901.871đồng/người/tháng, về mức tăng 167.373đồng/người/tháng và về tỉ lệ là tăng 22,78%, đây là mức tăng tiền lương cao nhất trong lịch sử của công ty, với mức tăng này đã cải thiện đáng kể đời sống vừa thúc đẩy tinh thần làm việc của anh em công nhân tại công ty . Có thể lý giải về sự tăng lương lên mức kỷ lục 22.78% là do công ty đã đưa lĩnh vực In kỹ thuật số vào họat động thành thạo và hiệu quả tạo ra giá trị cao. Đến năm 2005, tiền lương bình quân tại công ty tiếp tục tăng thêm 0.64% so với năm 2004 đưa lương bình quân tại công ty lên mức 907.635đồng/người/tháng hay 10.891.620đồng/người/năm. Đối với một công ty nhỏ, thì mức lương 10.891.620đồng/người/năm có thể xem là tương đối cao so với mức lương bình quân khoảng 9,3triệu đồng/người/năm tại Tp.Cần Thơ hiện nay (theo báo điện tử Cần Thơ). Bảng 6: Lương bình quân thu nhập đầu người/tháng Cty TNHH Sơn Tùng Chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Mức % Mức % Tổng tiền lương đồng 193.907.659 249.623.326 259.984.368 - - - - Tổng tiền thưởng đồng - 20.983.000 23.198.000 - - - - Tổng thu nhập đồng 193.907.659 270.606.326 283.182.368 76.698.667 39,55 12.576.042 4,65 Số công nhân người 22 25 26 - - - - Thu nhập bình quân đầu người đồng/ người/ tháng 734.498 901.871 907.635 167.373 22,78 5.764 0,64 Nguồn: Phòng kế toán Cty TNHH Sơn Tùng . 3. Yếu tố sản xuất 3.1. Tình hình máy móc thiết bị của Công ty TNHH Sơn Tùng Đối với công ty sản xuất thì công cụ sản xuất đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Qua bảng thống kê, ta thấy công ty đầu tư khá nhiều vào công nghệ máy móc hiện đại nhưng hiệu quả đầu tư của công ty thì chỉ mới dừng lại ở họat động In kỹ thuật số. Các họat động khác như thổi hạt nhựa thành bao bì, màng nhựa hiện nay đang ngừng họat động vì những biến động phức tạp của giá nguyên vật liệu đầu vào gây thiệt hại không nhỏ cho công ty. Bảng 7: Máy móc, thiết bị tại Cty TNHH Sơn Tùng năm 2005 STT Tên Thiết Bị Giá Trị (VND) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Máy cắt Decal Máy in màu 640 Máy vi tính Máy thổi bao bì xốp MT1-02 Máy thổi - cắt – đột quay Máy cắt LDPE – HDPE (MCO2-O2) Máy in bốn màu MIO2-O2 Máy xử lí màng nhựa Máy thổi nhựa Dàn máy sáy Máy in kỹ thuật số (INFINITI – FY 3308C) 10.990.455 11.219.996 5.621.650 43.650.000 80.510.000 50.000.000 150.000.000 22.200.000 100.000.000 10.000.000 766.577.000 Nguồn: Phòng kê toán Cty TNHH Sơn Tùng Trong tất cả các phương tiện máy móc, thiết bị trong bảng danh mục trên thì In kỹ thuật số sử dụng hai máy in kỹ thuật số với nhãn hiệu và giá trị như bảng trên và 03 máy tính liên kết để thiết kế, cài đặt chương trình riêng và chuyển lệnh cắt, in theo maket theo yêu cầu của khách hàng. Hiện tại, thiết bị máy In kỹ thuật số nhập từ Đài Loan mới nguyên chiếc, đang họat động tốt hết công suất khoảng 40 m2/giờ. Số lượng máy In Kỹ thuật số tại công ty gồm: Một máy In khổ 1,5m và một máy In khổ lớn 3,2m. 3.2. Qui trình công nghệ Để có một sản phẩm in và quảng cáo đạt yêu cầu của khách hàng, công ty phải sử dụng qui trình công nghệ khép kín như sau: Bước 1: Bộ phận kinh doanh tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tổng hợp và xác định giá cả thỏa thuận với khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý chuyển giấy đặt hàng lên bộ phận kỹ thuật thiết kế. Bước 2: Bộ phận thiết kế nhận đơn đặt hàng, thiết kế theo yêu cầu hoặc mở file của khách hàng, kiểm tra và xử lý tiếp. Sau đó, in mẫu để khách hàng kú duyệt vào mẫu. Bước 3: Chuyển bản mẫu và chuyển lệnh cho máy in họat động, in theo bản duyệt mẫu và số lượng theo phiếu đặt hàng, sản phẩm hoàn thành chuyển ra bộ phân kinh doanh để giao cho khách hàng. Bước 4: Nếu sản phẩm trên là gia công cho khách hàng thì đóng gói đi giao cho khách hàng. Nếu sản phẩm trên là của Cty thực hiện cả khung lắp ráp thì giao cho xưởng để lắp ráp theo yêu cầu của khách hàng. Hình 8: Sơ đồ Qui trình In Kỹ thuật số Giải thích : + Bước 1 : Chọn thiết kế phù hợp + Bước 2 : Cho hoá chất vào máy + Bước 3 : Chuẩn bị Vải hoặc giấy vào nơi thích hợp + Bước 4 : In thành sản phẩm. Với máy móc thiết bị hiện đại, qui trình sản xuất hợp lý, tay nghề cao, công ty luôn tạo ra được những sản phẩm đẹp, thiết kế độc đáo phù hợp với nhu cầu cầu của khách hàng mà giá thành lại rất thấp. Đây là một ưu điểm cạnh tranh rất nổi bật của Công ty TNHH Sơn Tùng mà khó có công ty nào có thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, hiện nay dù đang họat động hết công suất, nhưng công ty vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu in quảng cáo ngày càng gia tăng của khách hàng. Với tình hình như vậy, công ty đang xem xét phương án mở rộng qui mô sản xuất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 4. Yếu tố nghiên cứu & phát triển Do đặc trưng của ngành In - Quảng cáo là sản xuất thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Do vậy mà việc nghiên cứu và phát triển để phát triển sản phẩm là rất khó. Một sự phát triển sản phẩm ở đây đòi hỏi phải phát triển công nghệ và máy móc thiết bị cũng như là vật liệu mới kèm theo. Là một công ty nhỏ, Công ty TNHH Sơn Tùng không có khả năng để mà tự nghiên cứu và phát triển để tạo ra những công nghệ mới ứng dụng vật liệu mới để phát triển sản phẩm. Những điều này đòi hỏi phải ứng dụng sự phát triển công nghệ từ phía bên ngoài. Do vậy mà ông Ngô Sĩ Lợi rất quan tâm đến sự thay đổi công nghệ trên thị trường hiện nay. Hàng năm, Ông đều dành ra một khoản chi 1% doanh thu cho việc đi tìm hiểu sự thay đổi công nghệ và học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở các đơn vị bạn ở Tp.HCM để ứng dụng vào doanh nghiệp của mình. Điều này giúp công ty không bị lạc hậu trước những sự thay đổi của môi trường công nghệ. Do đó, có thể nói, Công ty TNHH Sơn Tùng là một trong những công ty dẫn đầu về ứng dụng công nghệ mới ở ĐBSCL trong ngành In - Quảng cáo. Điều này tạo nên một lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho công ty. Hơn thế nữa, ông Lợi cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu ứng dụng trong công ty. Hay nói cách khác là Ông rất khuyến khích nhân viên sáng tạo, cải tiến kỹ thuật để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, cũng như là tạo ra nhiều nét độc đáo riêng cho sản phẩm. Làm cho sản phẩm ngày càng có độ tinh xảo cao, đáp ứng mọi yêu cầu rất khó khăn của khách hàng. Ông dùng nhiều hình thức khuyến khích nhân viên sáng tạo như: thưởng bằng tiền, biểu dương theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo mức ứng dụng, điều này tạo ra một sự thúc đẩy nhân viên sáng tạo và nghiên cứu. Tuy chưa đạt được thành quả lớn nhưng đây là sự khởi đầu sơ khai rất có ý nghĩa cho sự phát triển lớn mạnh của công ty sau này. 5. Yếu tố marketing 5.1. Yếu tố sản phẩm Sản phẩm của ngành quảng cáo là sản phẩm có tính đặc thù riêng, đặc biệt là các sản phẩm Quảng cáo ngoài trời mang tính chất tuyên truyền cổ động. Thực tế đây là hàng hoá do khách hàng đi mua, có nghĩa là được thiết kế và sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Do đó, yếu tố chất lượng và sự sáng tạo có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Hiện tại, sản phẩm Quảng cáo In kỹ thuật số đang ở trong giai đoạn phát triển. Sự ra đời của sản phẩm In kỹ thuật số đã đáp ứng được nhu cầu quảng cáo, tuyên truyền cổ động đại bộ phận Công ty và cơ quan chính quyền. Nó vừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng vừa mang tính nghệ thuật thẩm mỹ, do đó rất được ưa chuộng hiện nay. Theo điều tra của bộ phận kinh doanh thì khách hàng đánh giá rất tốt chất lượng sản phẩm của Công ty, điều này tạo ra được uy tín lớn cho Công ty trong những năm vừa qua. Mặc dầu đã cố gắng sản xuất nhưng vẫn không đáp ứng kịp sự trưởng nhanh chóng của thị trường. Những điểm về sản phẩm đựợc khách hàng đánh giá cao + Mẫu mã đẹp + Thiết kế sáng tạo + Bền + In sắc nét, gây ấn tượng đến người xem + Chất lượng ổn định Hình 9: Biểu đồ chu kỳ sống của sản phẩm In kỹ thuật số Lãi Sản phẩm của công ty Lỗ ox Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lãi 5.2. Yếu tố giá Cơ sở định giá của công ty hiện nay dựa vào ba yếu tố: Lợi nhuận Người mua Cạnh tranh Thứ nhất: việc định giá dựa vào lợi nhuận giúp công ty làm ăn có lãi và phát triển. Tuy nhiên thì giá cả của công ty cũng là một giá cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Theo Giám đốc thì giá cả của công ty là mềm hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai: Định giá dựa vào người mua có ý nghĩa là công ty áp dụng đối với khách hàng thân thiết. Các khách hàng thân thiết thì được áp dụng giá rẻ hơn nhằm gắn bó khách hàng của công ty. 5.3. Yếu tố khuyến mãi Hiện tại công ty chưa áp dụng bất cứ chương trình khuyến mãi nào đối với khách hàng của công ty. Đây là đặc tính của doanh nghiệp nhỏ và sản phẩm lại là do khách hàng đi mua nhưng với định hướng phát triển trong tương lai và sự cạnh tranh của môi trường tác nghiệp thì yếu tố này cần phải xem xét cho phù hợp. 5.4. Yếu tố Phân phối Công ty đang áp dụng hình thức phân phối là bán hàng trực tiếp cho khách hàng tại công ty. Theo đánh giá, đây là hình thức phân phối phù hợp với qui mô doanh nghiệp nhỏ và năng lực còn hạn chế như công ty TNHH Sơn Tùng, khi mà vấn đề nhân lực, tài lực và qui mô của công ty chưa cho phép xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp. + Đối với khách hàng tại Tp.Cần Thơ: Công ty thực hiện phân phối theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nếu khách hàng có yêu cầu thực hiện dịch vụ trọn gói gồm: In theo Maket, xin giấy phép và treo băng rôn theo yêu cầu thì công ty vẫn đáp ứng một cách tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng. Đây là dịch vụ rất được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao, thể hiện tính linh hoạt trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng tạo nên ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. + Đối với khách hàng ở các tỉnh lân cận Tp. Cần Thơ: Công ty phân phối thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Tận dụng dịch vụ này vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng vừa tiết kiệm chi phí giao hàng cho công ty vừa khắc phục được hạn chế về hệ thống phân phối. Sau đây là bảng cơ cấu doanh thu theo từng thị trường của công ty. Mục tiêu của bảng này là xem xét sự đóng góp của từng thị trường vào doanh thu của doanh nghiệp để doanh nghiệp có hướng đánh giá chung và định hướng phát triển cho từng thị trường với phương hướng thích hợp Bảng 8: Cơ cấu Doanh thu In kỹ thuật số theo thị trường Cty TNHH Sơn Tùng Đvt: % Chỉ tiêu Khu Vực Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ trọng theo doanh thu Tp.Cần Thơ 74 75 79 Tỉnh lân cận 26 25 21 Nguồn: Phòng kinh doanh Cty TNHH Sơn Tùng Hình 10: Biểu đồ cơ cấu Doanh thu In kỹ thuật số theo thị trường Cty TNHH Sơn Tùng Qua bảng thống kê, ta thấy cơ cấu doanh thu của công ty Sơn Tùng theo khu vực là khá ổn định. Từ năm 2003 đến năm 2005, khu vực Tp. Cần Thơ vẫn là thị trường trọng tâm của công ty, thi trường này hàng năm đóng góp trên 70% vào doanh thu. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bình quân hàng năm trên 40% của lĩnh vực In kỹ thuật số thì ngoài việc khai thác ngày càng hiệu quả thị trường Tp. Cần Thơ công ty còn đặc biệt phải chú trọng đến thị trường của khu vực lân cận. Trong những năm qua, thị trường này cũng đóng góp giá trị không nhỏ vào doanh thu với tỷ lệ trên 20% và trong tương lai giá trị tiềm năng của khu vực này là rất lớn vì qui mô của thị trường này là lớn ( trên 6 tỉnh) và còn sơ khai mức độ khai thác của các đối thủ ở thị trường này chưa cao. Do đó, để phát huy lợi thế của người dẫn đầu, công ty phải đặc biệt xem xét xây dựng hệ thống phấn phối sao cho hợp lý với đặc điểm kinh tế - địa lý của khu vực này. Khai thác tối đa tiềm năng của khu vực này nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nhanh của công ty. 6. Môi trường văn hoá doanh nghiệp. Đây là một công ty gia đình (gốp vốn và quản lý do các thành viên trong gia đình) nên văn hoá của công ty mang tính chất của văn hóa gia đình. Các thành viên trong công ty được quan tâm, động viên, có lề lối, tác phong làm việc, có giá trị chuẩn mực đạo đức. Thông tin trong doanh nghiệp thì thông suốt, tính thống nhất cao trong ban quản lý trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên văn hóa gia đình lại là một trở ngại cho sự phát triển của công ty. Do Giám đốc vừa là chủ doanh nghiệp vừa là cha nên nó duy trì một trật tự nhất định trên nói dưới nghe theo văn hóa phương Đông nên ngăn cản sự sáng tạo, thiếu sự ủy quyền, phân quyền, cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc cấp dưới dẫn đến sự ôm đồm, quá tải trong doanh nghiệp. Nói tóm lại, rất nhiều các công ty Trung Quốc tổ chức theo kiểu văn hóa gia đình và cũng đã mang lại nhiều thành công lớn không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu. Nó duy trì ở đó cái truyền thống là động lực, là tinh thần cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, nhiều công ty lại phá sản không phát triển lên được do thiếu sự uỷ quyền, phân quyền. Do đó, để thành công hơn nữa trong tương lai, công ty cần phải xem xét sự uỷ quyền, phân quyền cho hợp lý. 7. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 7.1 Tình hình doanh thu qua các năm. Dựa vào bảng cơ cấu doanh thu công ty TNHH Sơn Tùng ở trang sau ta thấy, công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu rất khả quan trung bình trên 26 % năm cụ thể là năm 2004 có tốc độ tăng trưởng so với năm 2003 về lượng là 944 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 32,74 % và năm 2005 so với năm 2004 về lượng là 811 triệu đồng chiếm tỷ lệ 21,19%. Tuy năm 2005 có tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2004 nhưng vẫn giữ ở mức cao trên 20%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tác động của nhiều yếu tố vĩ mô , vi mô và bên cạnh đó thì cơ cấu ngành hàng có nhiều thay đổi. Do giới hạn của bài viết chỉ tập trung phân tích ngành hàng In kỹ thuật số nên chưa có sự lý giải thấu đáo về vấn đề này vì để lý giải phải có sự phân tích kết hợp nhiều ngành hàng và nhiều yếu tố vượt ngoài nghiên cứu. Trong bản cơ cấu doanh thu, tỷ trọng doanh thu In kỹ thụât số tăng dần qua các năm, năm 2003 chỉ chiếm 45% thì đến năm 2004 là 49% và năm 2005 là 57%. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này rất cao với năm 2004 là 44,56% và năm 2005 là 40,96%. Nhìn chung, qua ba năm cơ cấu doanh thu của công ty có sự biến đổi khá lớn. Công ty đang chuyển dần sang lĩnh vực In kỹ thuật số vì đây là lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ mới không gây độc hại cũng như là ô nhiễm môi trường và cũng đây là lý do đề tài chọn lĩnh vực này để phân tích. Bảng 9: Tình hình cơ cấu doanh thu Cty TNHH Sơn Tùng qua 3 năm Đvt: Triệu đồng Lĩnh vực Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch (2004/2003) Chênh lệch (2005/2004) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) 1. In kỹ thuật số 1.297 45 1.875 49 2.643 57 578 44,56 768 40,96 2. Thiết kế - In ấn 1.586 55 1.492 39 1.530 33 - - - - 3. Cung cấp bảo hộ lao đông - - 460 12 465 18 - - - - Tổng doanh thu 2.883 100 3.827 100 4.638 100 944 32,74 811 21,19 Nguồn: Báo cáo kết quả họat động kinh doanh Cty TNHH Sơn Tùng . 7.2. Phân tích các chỉ số tài chính a/ Chỉ số thanh toán. Qua 3 năm, ta thấy chỉ số thanh toán nhanh và chỉ số thanh toán hiện hành biến động rất phức tạp, biên độ dao động rất lớn cho thấy công ty chưa kế hoach sử dụng tài sản lưu động và các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, các chỉ số này vẫn thể hiện được khả năng thanh toán tốt của công ty. b/ Chỉ số họat động. + Kỳ thu tiền bình quân: Qua 3 năm, ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm từ 28 ngày (năm 2005) xuống còn 1,5 ngày (năm 2005). Chỉ số này cho ta thấy công ty không gặp khó khăn trong khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên, để cạnh tranh hơn nữa trong tương lai, công ty xem xét điều chỉnh cho hợp lý. + Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Cho biết một đồng chi cho TSCĐ thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2003, cứ một đồng bỏ ra mua tài sản CĐ thì sẽ tạo ra 4.12 đồng doanh thu, tuy nhiên thì tỷ số này lại giảm trong những năm tiếp theo. Điều này có hai cách lý giải: Thứ nhất là có một bộ phận TSCĐ được đầu tư không hiệu quả đó là mua hệ thống máy móc thổi hạt nhựa thành bao bì và hiện nay không họat động nên không tạo ra doanh thu; Thứ hai, do máy móc đã họat động gần hết công suất nên khó có thể tăng tiếp doanh thu nếu không đầu tư thêm vào TSCĐ. c/ Tỷ số về đòn cân nợ: + Chỉ số D/A: Cho biết bao nhiêu % giá trị Tài sản của công ty Sơn Tùng được tài trợ bởi người cho vay và người bán chịu. Ta thấy, qua 3 năm các tỷ số biến động ít, biên độ giao động thấp. Cho thấy công ty kiểm soát khá tốt các họat động kinh doanh của mình. Vẫn duy trì thu nhập giữ lại để tái đầu tư, không quá lạm dụng vào vốn vay. Đối với Công ty mang tính chất kinh doanh cá thể thì tỷ số D/A duy trì ở mức khoảng trên dưới 30% là tương đối hợp lý. + Hệ số chi trả lãi vay: Đây là gánh nặng tài chính công ty phải đương đầu trong việc sử dụng nợ để tài trợ cho các họat động kinh doanh của mình. Hệ số này hoàn toàn không phụ thuộc vào tỷ lệ giữa số nợ so với số tài sản hay so với vốn chủ sở hữu mà phụ thuộc vào việc hàng năm công ty có tao ra đủ lượng tiền mặt để chi trả lãi theo yêu cầu. Ta thấy, công ty Sơn Tùng luôn đảm bảo hệ số chi trả lãi vay năm 2004 và năm 2005 trên 2 lần. Đây là chỉ số rất quan trọng với ngân hàng vì khi cho vay ngân hàng muốn anh làm ăn có lãi để trả nợ vay. Chỉ số thường được các ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp là 2 . Vì vậy, tổng hợp các chỉ số D/A, D/E, hệ số chi trả lãi vay, Công ty Sơn Tùng vẫn có ưu thế trong việc vay các khoản nợ để tài trợ cho các họat động kinh doanh của mình. d/ Tỷ số về doanh lợi: + Chỉ số ROE: Cho biết, trong năm 2005, với 1000 dồng bỏ ra đầu tư công ty Sơn Tùng kiếm được 38 đồng lợi nhuận. Ta chưa có chỉ số chung của ngành để so sánh, nhưng nếu xét thêm chi số lãi ròng trên doanh thu thì ta thấy chỉ số này như thế là thấp. Điều này có thể lý giải là do công ty mới thành lập và có một bộ phận tài sản chưa được sử dụng hiệu quả như đã lý giải ở trên nên chỉ số này chỉ dừng lại ở mức 3,8%, mức cao nhất công ty đạt được qua 3 năm họat động. + Chỉ số Lãi ròng/ doanh thu: Qua 3 năm từ 2003 đến năm 2005, chỉ số này đối với công ty Sơn Tùng như vậy là rất thấp. Công ty cần phải cố gắng trong việc nâng hiệu quả họat động kinh doanh của mình lên để đạt mức mục tiêu đề ra là khoảng 8% vào năm 2010. Để làm được điều đó thì bộ phận quản lý phải cố gắng rất nhiều trong việc điều hành và cắt giảm chi phí mà trước hết là phải cắt giảm chi phí ở bộ phận quản lý vì chi phí quản lí hàng năm ở công ty khá cao khoảng 420.624.376 đồng / năm. Bảng 10: Bảng tổng hợp các chỉ số Tài chính Cty TNHH Sơn Tùng Chỉ tiêu Đvt Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Tỷ số thanh toán Mức % Mức % Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1,82 126,9 1,15 125,08 6872,53 -125,75 -99,09 Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,92 19,70 0,45 18,78 2041,30 -19,25 -97,72 Tỷ số họat động Kỳ thu tiền bình quân Ngày 28,87 3,70 1,50 -25,17 -87,18 -2,2 -59,45 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 4,16 2,74 1,99 -1,42 -34,13 -0,75 -27,37 Tỷ số về đòn cân nợ D/A Lần 0,35 0,25 0,31 -0,10 -28,57 0,06 24,00 D/E Lần 0,53 0,33 0,44 -0,20 37,73 0,11 33,33 Hệ số chi trả lãi vay Lần 0,59 2,65 2,05 2,06 349,15 -0,60 -22,64 Tỷ số về doanh lợi ROE % - 3,70 3,80 - - 0,10 2,70 ROA % - 1,82 1,87 - - 0,05 2,75 Hệ số lãi ròng/doanh thu % - 0,80 1,03 - - 0,23 28,75 Nguồn: Phòng Kế Toán Cty TNHH Sơn Tùng Tóm lại: Việc phân tích tài chính nhằm làm rõ một số yếu tố liên quan đế hiệu họat động cũng như tình hình sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trong việc mua tài sản. Các yếu tố này là rất quan trong trong việc định “ sức khỏe” họat động của công ty. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các tỷ số này để đánh giá một công ty mạnh hay yếu là chưa thể, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh của Việt Nam. Ở trong môi trường này, nếu chỉ dựa vào các tỷ số tài chính thì ta chỉ đánh giá được phần nổi của công ty chứ chưa thể nào xác định được thực lực thật sự của công ty. Do vậy, để có kết luận chính xác hơn ta phải phân tích tổng thể môi trường vi mô và vĩ mô, hai yếu tố này sẽ được phân tích trong chương kế tiếp. Hơn nữa phần hạn chế của phần phân tích này là vì lĩnh vực In kỹ thuật số qua các năm 2003, 2004, 2005 chưa được hạch toán riêng nên chưa có số liệu phân tích cụ thể hiệu quả của lĩnh vực đầu tư này. Trong khi đó chỉ phân tích được toàn bộ tình hình của công ty mà công ty hiện đang có một số lĩnh vực tài trợ chưa hiệu quả nên chỉ số chung của toàn công ty có phần diễn biến phức tạp và chưa phản ánh đúng hiệu quả của lĩnh vực In kỹ thuật số. 8. Ma trận nội bộ Dựa trên cơ sở phân tích tình hình nội bộ của Doanh nghiệp ta đi đến hình thành ma trận nội bộ. Về phần đánh giá trọng số, ta thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực In kỹ thuật số hầu hết là doanh nghiệp nhỏ do vậy mà hệ số lãi ròng trên doanh thu đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo tính hoạt động liên tục, tái đầu tư của doanh nghiệp nên được đánh giá là 0,09. Bên cạnh đó thì năng suất lao động đóng vai trò tương tự, chính năng suất lao động tạo ra giá thành thấp tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nên cũng được đánh giá là 0,09. Các nhân tố: Uy tín công ty, giá cạnh tranh, thị phần, kênh phân phối, công nghệ sản xuất cùng tạo nên thương hiệu cho công ty đảm bảo sự thành công lâu dài được đánh giá ở trọng số là 0,08. Đối với công ty nhỏ thì vấn đề tăng trưởng là rất quan trọng nhưng việc tăng trưởng quá nóng lại gây ra nhiều vấn đề liên quan đến nhân sự, tài chính, quản lý .v.v. nên tầm quan trọng chỉ ở trọng số là 0,07. Vấn đề nghiên cứu và phát triển là cần thiết cho mọi công ty nhưng với công ty nhỏ thì vai trò của nó chỉ là nghiên cứu ứng dụng vì tài lực của công ty không cho phép nên trọng số đánh giá chỉ là 0,05. Tương tự như vậy, cơ cấu tổ chức có trọng số là 0,05. Về phần đánh giá, qua phân tích nội bộ ta đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp đến các yếu tố. Qua phân tích ta thấy: Uy tín của công ty, giá, chất lượng nghiên cứu & phát triển, công nghệ sản xuất của công ty là rất tốt nên được đánh giá ở mức độ 5. Các nhân tố khác điều ở mức khá tốt nên được đánh giá ở mứuc độ từ 3 đến 4. Qua bảng 10, ta thấy hệ số lãi ròng trên doanh thu của công ty thấp nên được đánh giá ở mức yếu là 2. Trên cở sở hai nhân tố là trọng số và đánh giá ta lấy tích số được điểm bình quân. Tổng điểm bình quân phán ánh tình hình nội bộ của công ty được thể hiển ở bảng 11 trang kế tiếp. Bảng11: Bảng tổng hợp môi trường bên trong doanh nghiệp Các biến đo lường thế mạnh cạnh tranh Trọng số Đánh giá Điểm bình quân Tỷ lệ tăng trưởng Uy tín công ty Giá cạnh tranh Thị phần Mức độ đa dạng sản phẩm Kênh phân phối Cơ cấu tổ chức Chất lượng nhân sự Chất lượng nghiên cứu & phát triển Môi trường văn hóa công ty Công nghệ sản xuất Năng lực sản xuất Năng suất lao động Hệ số lãi ròng trên doanh thu 0,07 0,08 0,08 0,08 0,06 0,08 0,05 0,07 0,05 0,07 0,08 0,05 0,09 0,09 4 5 5 3 4 3 4 4 5 4 5 3 3 2 0,28 0,40 0,40 0,24 0,24 0,24 0,20 0,28 0,25 0,28 0,40 0,15 0,27 0,18 Tổng cộng 1,00 3,81 Nguồn: Tự thực hiện Qua bảng phân tích và đánh giá ở trên, ta thấy vị thế canh tranh của Công Ty TNHH Sơn Tùng là khá mạnh. Tổng số điểm bình quân cạnh tranh của công ty là 3.81 điểm là số điểm khá cao so với mức trung bình khảo sát là 2.50 điểm. Từ đó có thể thấy việc điều hành công việc nội bộ công ty của Ban Giám đốc công ty là tốt. Chương 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO – IN – BAO BÌ SƠN TỪNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 1. Yếu tố kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao 7-8% hàng năm biểu hiện cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo chiều hướng tốt. Đây là một nền kinh tế vững chắc để kích thích các thành phần kinh tế vươn lên. Nhìn chung, đây là một thuận lợi cho Doanh Nghiệp đang đầu tư trên địa bàn Viêt Nam hiện nay. Hình 11: Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đọan 98 - 05 Tỷ lệ lạm phát: Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức cao ( 7 - 8%), cùng với tình hình thế giới có nhiều bất ổn. Lạm phát có xu hướng tăng cao trong tương lai. Nhưng trong vòng một thập niên trở lại đây, lạm phát ở nước ta luôn được duy trì ở mức thấp (dưới hai con số) điều này cho thấy sự điều tiết của chính phủ là tốt. Rõ nét nhất là trước tình hình biến động phức tạp của giá xăng dầu trong năm qua và hiện nay, chính phủ vẫn duy trì được mức độ lạm phát dưới hai con số mà vẫn đảm bảo mục tiêu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL7852P CHI7870N L4317906C KINH DOANH CTY TNHH QU7842NG CO.doc
  • docPhu luc.doc
Tài liệu liên quan