Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần 32 đến năm 2020

M?C L?C

Trang bìa Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Định nghĩa và từ viết tắt

Danh mục các Phụ lục đính kèm luận văn

Danh mục các hình, bảng

Chương mở đầu: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ LUẬN VĂN

0.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

0.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

0.3 Phương pháp nghiên cứu 2

0.4 Phạm vi nghiên cứu 3

0.5 Ý nghĩa khoa học và thựctiễn của luận văn 4

0.6 Những hạn chế của luận văn 5

0.7 Kết cấu của luận văn 5

Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.

1.1 Chiến lược kinh doanh 6

1.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 11

1.3 Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh 14

1.4 Điểm hạn chế của qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh 22

1.5 Giải pháp khắc phục điểm hạnchế của qui trình xây dựng

chiến lược kinh doanh 22

Tóm tắt chương 1 24

Chương 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 32

2.1 Giới thiệu về Công tycổ phần 32 25

2.2 Môi trường kinh doanh của Công ty cổ phần 32 29

2.3 Phân tích nội bộ Công ty cổ phần 32 48

Chương 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN 32 ĐẾN NĂM 2020

3.1 Sứ mạng của Công ty cổ phần 32 đến năm 2020 70

3.2 Sự hình thành và lựa chọn các chiến lược bộ phận của

Công ty cổ phần 32 73

3.3 Chiến lược tổng quát của Công ty cổ phần 32 82

3.4 Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh 87

Kết luận và kiến nghị 92

Danh mục tài liệu tham khảo.

 

pdf127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần 32 đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh nghiệp dẫn đầu trong nhóm ngành hàng này với thị phần là 42,40% (năm 2007) (Bảng 2.9). Bảng 2.9: Thị phần sản phẩm giày vải, giày da, và các sản phẩm tạp trang nhóm hàng quốc phòng – an ninh TT Chỉ tiêu ĐVT C.ty CP 32 C.ty CP 26 C.ty may 19/5 1 Doanh thu từ sản xuất hàng quốc phòng - An ninh Tr.đồng 57,865.69 55,025.37 23,572 2 Thị phần % 42.40% 40.32% 17.27% 3 Các sản phẩm chủ yếu Giày vải chiến sĩ Đôi 320,670 332,354 Giày da sĩ quan Đôi 152,476 136,872 42,000 Các SP tạp trang Cái 957,393 691,400 450,000 Nguồn: Công ty cổ phần 32 Nhóm sản phẩm giày da đồng phục, giày da thời trang của công ty cổ phần 32 hiện đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước thông qua hệ thống phân phối của công ty. Với thế nổi trội về chất lượng sản 52 phẩm, giá bán hợp lý do sản xuất hàng lọat trên dây chuyền hiện đại, nên khách hàng tiêu thụ mà công ty nhắm tới trước tiên là đội ngũ công chức, nhân viên văn phòng, nhân viên bảo vệ của các cơ quan, công sở, và các doanh nghiệp có nhu cầu trang bị đồng phục cho nhân viên. Bên cạnh đó công ty cũng từng bước sản xuất giày da thời trang nam/ nữ tiêu thụ chủ yếu trên thị trường nội địa. Trong nhóm ngành hàng này, công ty phải cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu giày có tên tuổi, uy tín nhiều năm trên thị trường như: Vina giày, Giày Sài Gòn, và một số thương hiệu khác. Tuy nhiên bằng chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, uy tín và thương hiệu của công ty đã tạo dựng được trong thị trường Quốc phòng – an ninh, nên tình hình tiêu thụ nhóm sản phẩm này của công ty đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng qua các năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 22,67%; 99,48%; và 39,41% (Bảng 2.10). Bảng 2.10: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng hóa tiêu thụ trên thị trường trong nước của Công ty cổ phần 32 TT Tên chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Doanh thu HH tiêu thụ nội địa Tr. đồng 59,536 75,939 90,647 95,369 Trong đó: - Từ SX QP - AN Tr. đồng 43,043 51,467 57,866 63,687 - Tốc độ tăng trưởng(%) % 14.67% 19.57% 12.43% 10.06% - Từ SX SP ĐP, thời trang Tr. đồng 10,248 20,443 28,500 27,258 - Tốc độ tăng trưởng(%) % 22.67% 99.48% 39.41% -4.36% - Từ SX SP bảo hộ lao động Tr. đồng 6,245 4,029 4,282 4,424 - Tốc độ tăng trưởng(%) % 8.94% -35.48% 6.28% 3.32% Nguồn: Công ty cổ phần 32 Tuy nhiên, điểm yếu của công ty trong nhóm ngành hàng này là sản phẩm của công ty còn đơn điệu về mẫu mã, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng. Mặt khác trong phân khúc 53 thị trường này các công ty, và các cơ sở sản xuất nhỏ có ưu thế hơn do tận dụng được nguồn lao động gia đình có giá rẻ, linh hoạt hơn trong việc nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, và cuối cùng do sản xuất với qui mô nhỏ họ có lợi thế trong việc tận dụng nguyên phụ liệu, vật tư trong quá trình sản xuất. Trong nhóm sản phẩm giày vải, giày da và trang bị bảo hộ lao động công ty chưa có những bước đi phù hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường có rất nhiều tiềm năng này. Ban đầu từ uy tín của giày vải trang bị cho quân đội (nổi tiếng là bền, chắc), dòng sản phẩm bảo hộ lao động với thiết kế tương tự đã được công ty đưa ra thị trường và được thị trường đón nhận. dòng sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng.. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong phân khúc thị trường này của công ty ban từ năm 2005 trở về trước đạt kết quả khá tốt (8,94%). Tuy nhiên do sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như; Công ty CP 26, công ty TNHH NN 1 thành viên Thượng Đình, công ty Liên Cơ, và một số công ty nhỏ khác, năm 2006 doanh số của sản phẩm giày vải bảo hộ lao động bị sụt giảm (Bảng 2.10). Gần đây cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước, nắm bắt được nhu cầu trang bị giày da bảo hộ lao động, công ty đã chủ động đưa ra thị trường các sản phẩm giày da bảo hộ lao động với nhửng đặc tính riêng có (sự khác biệt) như: Giày BHLĐ chống đinh, có pho thép bảo vệ, cách nhiệt, chống dầu nhằm từng bước phát triển thị trường ngành hàng này. 54 Thị trường xuất khẩu, với uy tín về chất lượng sản phẩm và vị thế riêng có, công ty đã có những thị trường xuất khẩu như cung cấp giày vải, giày da, và một số sản phẩm tạp trang cho Bộ Quốc phòng, Bộ công An nước CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia trong nhiều năm qua (Bảng 2.11). Hiện tại công ty đang chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước theo các chương trình “ Hợp tác hậu cần với quân đội nước ngoài” do Bộ Quốc Phòng chủ trì, và các kênh xúc tiến thương mại khác. Bảng 2.11: Sản phẩm và thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty CP 32 TT Tên chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Sản phẩm XK chủ yếu Giày da nam Đôi 91,909 95,150 86,296 Giày nữ Đôi 3,595,029 2,150,840 1,297,960 Giày vải Đôi 80,000 70,000 - Valy, túi, cặp, ba lô Đôi 319,865 199,042 230,860 Aùo Jacket Cái 89,524 104,537 73,506 Đế giày Đôi 11,204,167 11,743,649 7,480,862 Vải bồi Yards 6,996,692 6,409,772 6,715,605 Dao chặt Cái 235,811 231,878 231,878 2 Kim ngạch và thị trường xuất khẩu chủ yếu 16,810,855 4,611,151 7,977,288 Hoa Kỳ USD 4,594,700 1,294,330 3,156,398 EU USD 10,420,600 1,581,959 3,222,782 Cộng hòa DCND Lào USD 756,706 687,130 684,620 Vương quốc Campuchia USD 21,215 141,220 63,066 Xuất khẩu tại chỗ USD 953,834 858,665 815,672 Khác USD 63,800 47,847 34,750 Ghi chú: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tính theo giá FOB. Nguồn: Công ty cổ phần 32 Bên cạnh đó, từ năm 1990 nhằm tận dụng năng lực sản xuất, và tiếp thu công nghệ sản xuất mới, công ty đã thực hiện liên doanh, liên kết sản xuất dưới hình thức gia công xuất khẩu với một số đối tác như: Medeed Corp, Tín Quốc (Đài Loan)- sản xuất giày nữ xuất khẩu, Freetex (Hà Lan)- 55 sản xuất áo Jacket xuất khẩu. Hình thức sản xuất này phát triển mạnh từ năm 1990 đến-2000. Từ năm 2000 đến nay hình thức sản xuất này dần bị thu hep và dự kiến chấm dứt họat động vào cuối quí I/2009. Không chỉ cung ứng các sản phẩm giày vải, giày da và các sản phẩm tạp trang cho các thị trường, Công ty cổ phần 32 còn thực hiện liên kết hợp tác sản xuất cung ứng một số các nguyên liệu, bán thành phẩm đầu vào của ngành công nghiệp giày cho các công ty cùng ngành. Nhóm sản phẩm này gồm có: Vải bồi, đế giày, dao chặt... khách hàng mua nhóm sản phẩm này chủ yếu là các công ty ngành giày có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Công ty hiện đang thực hiện các hình thức phân phối sản phẩm qua các kênh: ¾ Giao hàng trực tiếp: Với hình thức này công ty tiến hành giao hàng trực tiếp cho các khách hàng tại công ty hoặc tại địa chỉ do khách hàng chỉ định. Hình thức này áp dụng cho các đơn hàng thuộc nhóm hàng quốc phòng – an ninh, các đơn hàng xuất khẩu, hoặc các đơn hàng có khối lượng lớn, có giá trị kinh tế cao. Đối với hàng hóa xuất khẩu thì thực hiện giao hàng theo qui định của hợp đồng, phổ biến nhất là giao hàng theo điều kiện FOB- VN, tại cảng hoặc cửa khẩu. ¾ Phân phối qua hệ thống thương mại của công ty: Công ty có hệ thống thương mại gồm 4 đơn vị thành viên (Xí nghiệp thương mại, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Đắk Lắk, và Cửa hàng GTSP). Các đơn vị thương mại thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh thương mại, tiêu thụ sản phẩm của công ty (hưởng chiết khấu thương mại) theo địa bàn được phân công. Dưới các đơn vị thương mại có các Đại lý tiêu 56 thụ sản phẩm (cấp II). Hình thức phân phối này áp dụng cho cả hoạt động bán sỉ và bán lẻ sản phẩm. Công ty quản lý các đơn vị thương mại theo “Quy chế quản lý các hoạt động thương mại của Công ty cổ phần 32”. 2.3.1.3 Hoạt động marketing và bán hàng Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cụ thể, hoạt động marketing của công ty ít được chú trọng và mới được quan tâm trong thời gian gần đây. Về mặt tổ chức công ty có một bộ phận chuyên trách marketing trực thuộc Phòng Sản xuất – kinh doanh (Ban nghiên cứu thị trường), với nhiệm vụ cụ thể là thực hiện công tác tham mưu và quản lý các họat động marketing của công ty. Tuy nhiên, do thiếu một định hướng chiến lược nên kết quả hoạt động của bộ phận này còn rất nhiều hạn chế, mới chỉ dừng lại ở các hoạt động như: tiếp xúc, trao đổi với các khách hàng về tiêu thụ sản phẩm, đề xuất với lãnh đạo công ty về việc tổ chức và quản lý các đơn vị thương mại trực thuộc, quản lý website của công ty, và tổ chức, quản lý các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện nghiên cứu các vấn đề quan trọng như phân khúc thị trường và định vị sản phẩm. Đây là vấn đề công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới đây. 2.3.1.4 Công tác quản trị và điều hành sản xuất Tiểu mục này sẽ tập trung phân tích về công tác quản trị tại công ty cổ phần 32 theo các nội dung: Hoạch định; tổ chức; điều khiển; và kiểm tra nhằm mô tả năng lực quản trị của công ty. 57 Công tác hoạch định: Công ty chú trọng xây dựng kế hoạch trong ngắn hạn (1 năm). Mặt tích cực là đã tập trung đánh giá phân tích kết quả kết quả sản xuất kinh doanh và các mặt công tác của năm trước làm cơ sở xây dựng nhiệm vụ kế hoạch cho năm sau. Nhiệm vụ năm kế hoạch được xây dựng chi tiết cho các phòng, ban, các đơn vị thành viên nhằm thống nhất nhận thức và hành động. Mặt tiêu cực là do thiếu một chiến lược dài hạn, công ty rất dễ bị tổn thương trong điều kiện các yếu tố môi trường thay đổi ví dụ như: việc duy trì hình thức sản xuất gia công xuất khẩu hiệu quả thấp nhưng không có phương thức sản xuất thay thế đã làm giảm hiệu quả SXKD của công ty trong một thời gian dài; việc biến động lao động đã khiến công ty phải thu hẹp sản xuất; vụ kiện chống bán phá giá sản phẩm giày có mũ da vào thị trường châu âu đã làm công ty mất đi một thị trường xuất khẩu có tiềm năng to lớn. Vì thiếu quan tâm đến công tác họach định trong dài hạn nên từ trước tới nay công ty cũng chưa từng xây dựng các chiến lược phát triển cho trung hạn, dài hạn. Công tác dự báo cũng chưa được chú trọng đúng mức nên chất lượng dự báo chưa cao (Bảng 2.12). Bảng 2.12: Sai số trong xây dựng kế họach và thực hiện K.hoạch T.hiện K.hoạch T.hiện K.hoạch T.hiện 1 Tổng doanh thu Tỷ.đ 140.00 166.98 147.11 156.22 146.32 173.96 Tỷ lệ sai số % 19.27% 6.20% 18.89% 2 Giá vôn hàng bán Tỷ.đ 136.11 150.74 142.81 137.47 142.06 148.28 Tỷ lệ sai số % 10.75% -3.74% 4.38% 3 Tổng LN trước thuế Tỷ.đ 3.90 5.62 4.30 5.05 4.26 12.23 Tỷ lệ sai số % 44.31% 17.49% 187.22% Năm 2007 TT Tên chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Nguồn: Công ty cổ phần 32 Sai số giữa kế hoạch và thực hiện năm 2005 lần lượt là: Doanh thu 19,27%; Giá vốn hàng bán 10,75%; lợi nhuận trước thuế 44,31%. Sai số của 58 các chỉ tiêu tương ứng năm 2006 lần lượt là; 6,2%, -3,74%, 17,49%. Năm 2007 lần lượt là: 18,89%, 4,38%, 187,22% đã minh chứng cho nhận định trên. Công tác tổ chức: Năm 2008, Công ty có số lao động bình quân là 1.789 cán bộ, công nhân viên. Theo tính chất lao động gồm có: 1.650 lao động trực tiếp sản xuất; 139 lao động gián tiếp. Theo trình độ văn hóa, chuyên môn gồm có: ¾ Trình độ đại học: 33 người; ¾ Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: 36 người; ¾ Công nhân kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo: 1.720 người. Hình thức hợp tác lao động giữa doanh nghiệp và người lao động là Hợâp đồng lao động (ngoại trừ 03 người là đại điện quản lý phần vốn thuộc sở hữu nhà nước). Tình hình lao động nhìn chung có biến động lớn qua các năm, đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất (Bảng 2.13), gây cho doanh nghiệp nhiều khó khăn trong việc tổ chức lại lực lượng lao động, cũng như ảnh hưởng tiêu cực trong công tác tổ chức điều hành sản xuất, năng suất lao động thấp. Chất lượng nguồn nhân lực của công ty cổ phần 32 đựơc đánh giá khá cao, cơ cấu lao động hợp lý, có tính kế thừa cao. Công ty luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động, việc tổ chức đánh giá trình độ tay nghề, thi nâng bậc được tổ chức hàng năm. Đối với lao động có trình độ cao (đại học, cao đẳng) bên cạnh việc bố trí và sử dụng hợp lý công ty không ngừng khuyến khích các cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ. Việc 59 tiêu chuẩn hóa các chức danh cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật cùng với việc công khai hóa trong công tác bổ nhiệm cán bộ, luân chuyển cán bộ đã tạo nền tảng cơ sở trong việc động viên, khuyến khích người lao động gắn bó, đòan kết, tích cực trong công tác, và không ngừng nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Bảng 2.13: Tổng hợp tình hình biến động lao động của Công ty CP 32 TT Tên chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 2008 1 Tình hình lao động Quân số đầu ky 4350 2180 1921 Quân số giảm trong kỳ 3206 1109 1243 Quân số tăng trong ký 1036 850 979 Quân số cuối kỳ 2180 1921 1657 2 Tỷ lệ biến động lao động Biến động giảm lao động 73.70% 50.87% 64.71% Biến động thay thế lao động 23.82% 38.99% 50.96% Biến động quân số hàng năm 49.89% 11.88% 13.74% 3 Lao động bình quân 3265 2050.5 1789 Nguồn: Công ty cổ phần 32 Công tác quản trị tiền lương của công ty được thực hiện chặt chẽ và khoa học. Qui chế phân phối tiền lương là cơ sở cho việc thực hiện chính sách phân phối tiền lượng áp dụng tại doanh nghiệp. Mọi người lao động làm việc tại công ty đều được xếp lương theo ngạch, bậc, mức lương căn cứ vào trình độ, tính chất công việc, và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Đi kèm với chính sách tiền lương là chế độ khen thưởng kịp thời (căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc hàng tháng). Việc quản lý các nguồn hình thành quỹ lương, sử dụng quỹ lương, thưởng được thực hiện theo qui định hiện hành. Công tác điều khiển: Điểm nổi bật nhất là công ty đã xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 (Được tổ 60 chức UKAS cấp giấy chứng nhận năm 2006). Với hệ thống các Thủ tục qui trình và các Hướng dẫn công việc bao trùm các lĩnh vực họat động như: Sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, kiểm soát chất lượng, nghiên cứu phát triển, kỹ thuật công nghệ, lao động tiền lương, hành chính quản trị... công tác quản lý họat động SXKD của công ty đã đi vào nề nếp và bước đầu phát huy hiệu quả. Họat động cung ứng vật tư, hàng hoá: Công ty có một bộ phận chuyên trách (Ban vật tư- Phòng SXKD) đảm bảo công tác cung ứng vật tư hàng hoá cho họat động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận này là thực hiện công tác tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp, kịp thời, thực hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến họat động mua hàng, và quản lý hàng tồn kho. Qui trình công tác được thực hiện theo Thủ tục qui trình mua sắm vật tư hàng hoá, qui trình nhập kho. Do đặc điểm ngành hàng công ty hiện có hàng trăm nhà cung cấp, với danh mục vật tư hàng hóa lên đến trên 4.000 chủng loại hàng hoá. Đáng chú ý là đối với những vật tư chủ yếu công ty luôn chú ý lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín nhằm đảm bảo chất lượng vật tư hàng hoá đầu vào như: Tổng công ty cao su, Công ty cao su 15,16 đối với mặt hàng cao su nguyên liệu; Công ty da Hưng Thái cung cấp da nguyên liệu; một số công ty nước ngòai cung cấp da nguyên liệu như Leather Int’(Tây Ban Nha), Dohar Corp (Pakistan), New Leather (Aán Độ),... Công tác quản lý hàng tồn kho: Công ty chưa chú trọng áp dụng các mô hình quản trị hàng tồn kho nhằm tối thiểu hoá chi phí đặt hàng và tồn trữ. Hàng hoá được sắp xếp gọn gàng khoa học đảm bảo an toàn PCCC và vệ sinh, hệ thống sổ sách quản lý vật tư, hàng hoá được cập nhật đầy đủ, 61 thông tin trong hệ thống được trao đổi kịp thời, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên việc vận chuyển vật tư hàng hoá chưa được quan tâm cơ giới hoá, chủ yếu là dựa vào sức người. Công tác điều hành sản xuất: Tổng giám đốc căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm và các đơn hàng đã được ký kết, giao nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên (căn cứ theo chức năng) thực hiện (Phòng SXKD là cơ quan tham mưu giúp tổng giám đốc xây dựng các kế hoạch, chương trình sản xuất cụ thể, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, tham gia xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Các xí nghiệp thành viên (Xí nghiệp 32.1; 32.3; 32.5; 32.7) là các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Các đơn vị tiến hành phân bổ, bố trí các nguồn lực đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành theo đúng kế hoạch đề ra. Cơ cấu tổ chức của các xí nghiệp thành viên gồm có; Ban giám đốc, ban nghiệp vụ, ban kỹ thuật, và các phân xưởng sản xuất, dưới phân xưởng có các tổ sản xuất (là đơn vị sản xuất nhỏ nhất). Để giúp các xí nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty thực hiện khoán chi phí sản xuất cho các xí nghiệp thành viên đối với từng mặt hàng cụ thể căn cứ vào các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật (Định mức nguyên vật liệu, năng suất và cấp bậc lao động, qui trình công nghệ sản xuất). Phòng kỹ thuật công nghệ là cơ quan tham mưu giúp tổng giám đốc xây dựng (hoặc thẩm định), và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật. Các xí nghiệp thành viên thực hiện quyết toán vật tư hàng hoá theo từng đơn hàng, và quyết toán tài chính (ghi 62 sổ) theo niên độ kế toán. Công tác hạch toán kế toán được thực hiện tập trung tại Phòng tài chính – kế toán công ty. Công tác quản lý điều hành sản xuất ở cấp phân xưởng và tổ sản xuất tại các xí nghiệp thành viên bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là: (1) Cán bộ quản lý cấp phân xưởng, tổ sản xuất thực hiện công tác quản lý nặng về kinh nghiệm, chưa quan tâm đến việc sử dụng các kiến thức, công cụ quản lý khoa học vào thực hành công tác quản lý; (2) Người lao động mải chạy theo năng suất cá nhân (công đọan) mà ít quan tâm đến năng suất tập thể (thành phẩm) dẫn đến hiệu quả lao động thấp, bán thành phẩm tồn trên dây chuyền sản xuất với số lượng lớn. Công tác kiểm tra: Kiểm tra là đo lường việc thực hiện các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh, so sánh với những dữ liệu đã được hoạch định từ trước. Nếu có sai lệch đáng kể thì phải xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Việc công ty áp dụng vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 tự thân đã bao hàm công tác kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hệ thống. Về mặt này công ty đã có những cố gắng và thành công nhất định trong việc bảo đảm thực hiện các mục tiêu đề ra, sớm nhận ra các sai lệch nảy sinh trong quá trình thực hiện và tiến hành điều chỉnh. Tuy nhiên việc phân tích các nguyên nhân gây ra các sai lệch đó không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách thấu đáo. Hạn chế trong công tác kiểm tra ở các xí nghiệp thành viên thể hiện: (1) Công tác quản lý chất lượng sản phẩm thiếu tính khoa học, coi nhẹ quá trình kiểm soát sản phẩm không phù 63 hợp, nặng về kiểm tra thành phẩm cuối cùng dẫn đến tỷ lệ sản phẩm phải sửa chữa, hư hỏng cao; (2) Công tác bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị ít được quan tâm, chủ yếu là “hư đâu sửa đó” nên thời gian máy “chết” còn nhiều, chi phí sử dụng máy móc thiết bị cao. 2.3.1.5 Thực trạng tài chính của công ty. Các tỷ số tài chính quan trọng trong đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần 32 được xem xét theo thời gian là từ năm 2005 đến năm 2007, tài liệu được sử dụng là Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần 32. Cho thấy kết quả sau: Bảng 2.14: Kết quả phân tích tài chính giai đoạn 2005-2007của Công ty CP 32 Kết quả số liệu phân tích STT Tên chỉ tiêu phân tích Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I Các chỉû số tăng trưởng 1 Tốc độ tăng trưởng của Tổng doanh thu 7.13% -6.44% 11.35% 2 Tốc độ tăng của Lợi nhuận 11.09% -10.13% 142.01% II Các tỷ số đo lường khả năng thanh tóan 1 Hệ số khả năng thanh tóan hiện hành 2.10 1.96 1.52 2 Hệ số khả năng thanh tóan nợ ngắn hạn 1.40 1.45 1.16 3 Hệ số khả năng thanh tóan nhanh 1.07 1.08 0.93 III Các tỷ số đo lường mức độ họat động 1 Số vòng luân chuyển các khỏan phải thu 5.26 4.89 8.39 2 Kỳ thu tiền bình quân 68.50 73.58 42.90 3 Số vòng quay hàng tồn kho 10.01 6.83 7.79 4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 4.39 4.37 3.13 5 Hiệu suất sử dụng tòan bộ tài sản 1.51 1.23 1.00 IV Các tỷ số đòn bẩy tài chính 1 Hệ số nợ trên tổng tài sản 0.48 0.51 0.66 2 Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu 0.91 1.04 1.94 3 Hệ số Tổng tài sản trên nguồn vốn chủ sở 1.91 2.04 2.94 64 hữu V Các tỷ số sinh lợi 1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 2.48% 2.44% 5.08% 2 Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) 3.74% 3.00% 5.10% 3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 9.85% 8.19% 15.58% *Nhận xét ™ Tốc độ tăng trưởng: Tổng doanh thu của Công ty CP 32 trong gia doạn 2005-2007 lần lượt là: 7,13%; -6,44%; và 11,35%. Thấp hơn mức tăng trưởng bình quân giá trị sản lượng của ngành (18%). Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng không đều, thiếu tính bền vững. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu cho thấy chất lượng tăng trưởng trong cùng thời gian có xu hướng tăng lên. ™ Các tỷ số đo lường về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của công ty thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005- 2007. Công ty bảo đảm thanh toán nợ bằng toàn bộ tài sản. Trong ngắn hạn, công ty có khả năng thanh toán mọi khoản nợ. Tuy nhiên, trong trường hợp phải thanh toán nhanh (bằng tiền, tài sản tài chính, hoặc bằng vốn lưu động) thì công ty sẽ gặp khó khó khăn (vì giá trị thị trường của tài sản có thể thấp hơn giá trị trên sổ sách kế toán). Khi xem xét cơ cấu nợ phải trả (năm 2007) thì nợ ngắn hạn chiếm tới 84,55% tổng nợ phải trả (96.765.251.533/114.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần 32 đến năm 2020.pdf
Tài liệu liên quan