Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện thủ đức đến năm 2020

MỤC LỤC

Nội dung Trang

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đềtài nghiên cứu

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài nghiên cứu

CHƯƠNG I: CƠSỞLÝ LUẬN CƠBẢN CỦA ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm và phân loại vềchiến lược kinh doanh

1.1.1. Khái niệm vềchiến lược kinh doanh

1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh

1.1.3. Các chiến lược đơn vịkinh doanh

1.2. Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh

1.2.1. Xác định mục tiêu kinh doanh

1.2.2. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài

1.2.2.1. Phân tích môi trường bên trong

1.2.2.2. Phân tích môi trường bên ngòai

1.2.3. Thiết lập các chiến lược kinh doanh

1.2.4. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh

1.2.5. Đánh giá hiệu quảchiến lược kinh doanh

1.3. Một sốma trận và kinh nghiệm đểlựa chọn chiến lược kinh doanh

1.3.1. Ma trận các yếu tốbên ngoài

1.3.2. Ma trận các yếu tốbên trong

1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

1.3.4. Ma trận SWOT

1.3.5. Một sốkinh nghiệm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh

Kết luận chương I

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔPHẦN CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC

2.1. Giới thiệu tổng quan vềCông ty Cổphần Cơ điện Thủ Đức

2.1.1. Sựra đời và phát triển của Công ty Cổphần Cơ điện Thủ Đức

2.1.2. Nguồn nhân lực và cơcấu tổchức của Công ty

2.1.3. Giới thiệu vềmáy biến áp, sản phẩm chính của Công ty

2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

2.2.1. Kết quảkinh doanh

2.2.2. Tình hình tài chính

2.2.3. Thịphần kinh doanh máy biến áp của Công ty

2.2.4. Công nghệvà qui mô sản xuất

2.2.5. Năng lực quản lý

2.3. Tình hình xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty

2.3.1. Tình hình xây dựng Chiến lược kinh doanh.

2.3.2. Các giải pháp thực hiện Chiến lược kinh doanh.

Kết luận chương II

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔPHẦN CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC ĐẾN NĂM 2020

3.1. Mục tiêu của Công ty Cổphần Cơ điện Thủ Đức đến năm 2020

3.1.1. Các căn cứ đểxây dựng mục tiêu

3.1.2. Mục tiêu của Công ty Cổphần Cơ điện Thủ Đức đến năm 2020

3.2. Phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài Công ty

3.2.1. Phân tích môi trường bên trong

3.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài

3.2.2.1. Phân tích môi trường Vĩmô

3.2.2.2. Phân tích môi trường Vi mô

3.3. Các Ma trận lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Công ty

3.2.3. Ma trận các yếu tốbên ngoài

3.2.4. Ma trận các yếu tốbên trong

3.2.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

3.2.6. Ma trận SWOT

3.4. Chiến lược kinh doanh cho Công ty đến năm 2020

3.4.1. Chiến lược cấp Công ty (chiến lược chung).

3.4.2. Các chiến lược Marketing mix

3.4.3. Các chiến lược khác

3.5. Một sốgiải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ

phần Cơ điện Thủ Đức đến năm 2020.

3.5.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn

thời gian giao hàng.

3.5.2. Nhóm giải pháp cải thiện tình hình tài chính

3.5.3. Nhóm giải pháp nhằm mởrộng thịtrường kinh doanh MBA

3.5.4. Nhóm giải pháp vềnguồn nhân lực

3.6. Một sốkiến nghị

3.6.1. Kiến nghị đối với cơquan quản lý cấp trên

3.6.2. Kiến nghị đối với cơquan quản lý Nhà nước

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụlục

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪVIẾT TẮT

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện thủ đức đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c một vòng quay (năm 2005 là 1,04, năm 2006 là 0,92 và năm 2007 là 1,06). Rõ ràng vòng quay tài sản ở Công ty là quá thấp. Đây là nguyên nhân khiến Công ty phải vay nợ nhiều và kinh doanh không có lợi nhuận. • Nguyên nhân làm cho vòng quay tài sản thấp là do: vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu quá lớn, kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho quá dài. Tức là do quản lý yếu kém làm quá trình sản xuất thiếu đồng bộ, tiến độ giao hàng chậm và để cho khách hàng nợ quá lâu.  Hiệu quả kinh doanh: Từ những chỉ số tài chính phân tích ở phần trên chúng ta có thể nhận thấy ngay rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty luôn ở mức rất thấp. Điều này cũng đã thể hiện ngay ở các chỉ số tài chính đánh giá kết quả kinh doanh như: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, trong đó tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chưa đến 1% (năm 2005 là 0,91%, năm 2006 là 0,02% và năm 2007 là 0,3%) thậm chí lại còn có xu hướng giảm thêm. Chính vì vậy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng rất nhỏ (năm 2005 là 3,24%, năm 2006 là 0,06% và năm 2007 là 1,07%). Những nguyên nhân dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả là do quản lý yếu kém dẫn đến: • Khách hàng nợ quá cao, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho kinh doanh kém hiệu quả, áp lực vay vốn tăng cao. Xu hướng nợ này không thấy có dấu hiệu được cải thiện. • Hàng tồn kho quá nhiều và có xu hướng gia tăng. • Doanh thu có xu hướng tăng, tuy nhiên lợi nhuận lại có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do giá thành sản xuất cao, chi phí vay vốn có xu hướng gia tăng mạnh do vay nợ nhiều. Nhìn chung năng lực tài chính của Công là yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ nhỏ so với qui mô sản xuất (vốn điều lệ của - 31 - Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức là 69 tỷ đồng tại thời điểm định giá chuyển sang cổ phần hóa tháng 12 năm 2007), trong khi đó vòng quay của vốn lưu động lại quá chậm. Do đó vốn vay chiếm tỷ trọng khá lớn. 2.3.3. Thị phần kinh doanh máy biến áp của Công ty Thị phần kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng 2.5 Bảng 2.5. Thị phần kinh doanh máy biến áp tại Việt Nam Nguồn: Công ty CP Cơ điện Thủ Đức Năm 2007 Ước năm 2008 Số TT Tên đơn vị Tổng doanh thu (Tỷ VNĐ) Doanh thu nội địa (Tỷ VNĐ) Thị phần nội địa (%) Tổng doanh thu (Tỷ VNĐ) Doanh thu nội địa (Tỷ VNĐ) Thị phần nội địa (%) 1 Công ty TNHH ABB Việt Nam 760 300 14.63 860 350 15.11 2 Công ty CP THIBIDI 655 600 29.25 680 620 26.77 3 Công ty CP Thiết bị điện Đông Anh 470 450 21.94 500 480 20.73 4 Công ty CP Cơ điện Thủ Đức 270 260 12.68 360 330 14.25 5 Công ty CP HANAKA 170 170 8.29 200 190 8.20 6 Công ty Cp Thiết bị điện TKV 121 121 5.90 146 146 6.30 7 Các Công ty khác (ước) 150 150 7.31 200 200 8.64 Cộng: 2596 2051 100.00 2946 2316 100.00 Nhận xét: Từ bảng 2.5 ta có nhận xét như sau: Thị phần kinh doanh nội địa năm 2007 và 2008 tương ứng của Công ty là 12,68 và 14,25 có xu hướng gia tăng và đứng ở vị trí thứ 4 trên thị trường sau các công ty THIBIDI (29,25% và 26,77%) ty Thiết bị điện Đông Anh (21,94% và 20,73%) và Công ty TNHH ABB Việt Nam (14,63 và 15,11%). Như vậy Công ty là một trong các công ty hàng đầu Việt Nam về kinh doanh máy biến áp và đối thủ chính hiện tại của Công ty là các công ty Thiết bị điện 4 - THIBIDI, Công ty Thiết bị điện Đông Anh và Công ty TNHH ABB Việt Nam. Trong đó đặc biệt là công ty Thiết bị điện 4 – THIBIDI. - 32 - 2.3.4. Công nghệ và qui mô sản xuất:  Công nghệ sản xuất: Mặc dù đã có nhiều cải tiến trong thiết kế và chế tạo máy biến áp nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất máy biến áp của Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức vẫn còn lạc hậu, đa phần máy móc cũ kỹ, tự chế và chủ yếu vẫn là làm thủ công bằng chân tay là chính, do đó năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều.  Về qui mô sản xuất: Với tình hình công nghệ và nhân lực hiện tại, mỗi năm Công ty có thể chế tạo và cung cấp khoảng 6000 máy biến áp phân phối các loại và khoảng 20 máy biến áp truyền tải. Sản lượng trong 10 năm gần đây như bảng thống kê 2.6 ở dưới. Bảng 2.6. Bảng thống kê sản lượng máy biến áp của Công ty CP Cơ điện Thủ Đức từ 1998 đến 2007 Nguồn: Công ty CP Cơ điện Thủ Đức Loaïi MBA 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 MBA 01 Pha (maùy) 5.467 4.208 4.054 3.613 4.996 5.615 4.932 4791 2053 1912 MBA 03 Pha (maùy) 1.286 653 634 1.218 1.387 1.050 1.629 1165 1162 1058 MBA lực 110kV 02 04 06 10 11 10 10 12 11 11 Toång coäng: (maùy) 6.753 4.861 4.688 4.831 6.353 6.665 6.561 5974 2064 2977 2.3.5. Năng lực quản lý: Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, đây là lãnh vực yếu kém nhất, do hệ quả từ việc quản lý theo cơ chế bao cấp để lại. Quản lý yếu kém cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, giá thành sản xuất cao và chu kỳ sản xuất kéo dài, tốc độ vòng quay của vốn lưu động chậm làm cho doanh nghiệp phải vay vốn nhiều và sản xuất kinh doanh kém hiệu quả (thể hiện qua kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty ở các bảng 2.2, 2.3 và 2.4 ở phần trước). - 33 - 2.4. Tình hình xây dựng Chiến lược kinh doanh và các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty 2.4.1. Tình hình xây dựng Chiến lược kinh doanh của Công ty. Trước khi bước sang cổ phần hóa, Công ty chưa có một chiến lược kinh doanh cụ thể, mà chủ yếu là xây dựng những kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn trong một đến hai năm dựa trên chỉ tiêu cấp trên phân công. Khi chuyển sang cổ phần hóa, Công ty cũng đã quan tâm đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm đối phó với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, tuy nhiên chiến lược còn rất chung chung, sơ sài (Phụ lục 1: Chiến lược kinh doanh của Công ty sau khi cổ phần hóa). Về cơ bản chiến lược kinh doanh của Công ty đã thể hiện được các nội dung cơ bản sau: - Xác định được sản phẩm chủ lực của Công ty là: Máy biến áp các loại. - Định hướng phát triển thêm nhiều ngành nghề kinh doanh như: Gia công cơ khí, thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch,… Những hạn chế trong chiến lược kinh doanh của Công ty: - Chưa thể hiện được khoảng thời gian và mục tiêu cụ thể của chiến lược kinh doanh là gì. - Chưa nêu lên được các cơ sở để xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. - Chiến lược cũng chưa thể hiện được thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển thị trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Chiến lược kinh doanh của Công ty chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa xây dựng được các chiến lược chức năng mang tính giải pháp như chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nguồn nhân lực,… nhằm cụ thể hóa chiến lược chung của Công ty. Chủ yếu đưa ra các kế hoạch chỉ tiêu kinh doanh trong ngắn hạn. 2.4.2. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh: Như đã nêu ở phần 2.4.1, Công ty chưa thật sự xây dựng chiến lược kinh doanh mà chủ yếu vẫn là kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn, do đó các giải pháp - 34 - thực hiện vẫn chỉ nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra, chưa cụ thể và cũng chưa đầy đủ (Phụ lục 2: Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty CP Cơ điện Thủ Đức). Các giải pháp tập trung chủ yếu vào hai nội dung là:  Công tác tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh:  Hoàn thiện, tinh giản bộ máy tổ chức; tuyển dụng bổ sung thêm kỹ sư, công nhân kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ,…; phân công nhiệm vụ cụ thể và tăng cường trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân để tăng tính chủ động.  Sử dụng giải pháp tài chính linh hoạt và phát hành thêm cổ phiếu để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.  Nâng cấp nhà xưởng, thiết bị.  Công tác động viên người lao động:  Đào tạo nâng cao trình độ và chuyên môn cho người lao động.  Tăng thu nhập và xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý cho người lao động.  Thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi cho người lao động theo qui định của Nhà nước. Điểm nổi bật của các giải pháp là tập trung vào công tác tổ chức và nguồn nhân lực, đầu tư nâng cấp nhà xưởng. Tuy nhiên một số gải pháp quan trọng khác lại chưa thể hiện được như: Giải pháp về quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, hoạt động bán hàng,… Như vậy các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh cũng rất chung chung, chưa đầy đủ, chủ yếu là việc thực hiện các vấn đề liên quan đến người lao động như đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và thực hiện các chế độ, quyền lợi cho người lao động theo qui định. - 35 - Kết luận chương II Qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, chiến lược và thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty chúng ta có thể tóm tắt tiềm lực và những tồn tại của Công ty như sau:  Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức là một Công ty có nhiều tiềm lực để phát triển, như kinh nghiệm lâu năm, chất lượng nguồn nhân lực, vị trí thuận lợi, đã có sẵn thị phần,…  Các tồn tại chủ yếu ở Công ty đó là công tác quản lý ở mọi phương diện như quản lý sản xuất, quản lý tài chính quản lý nguồn nhân lực, quản lý marketing và bán hàng, ….  Tình hình tài chính của Công ty tiềm ẩn nhiều rủi ro do vay ngắn hạn nhiều, các hoạt động kinh doanh lại kém hiệu quả. Trong thời gian tới Công ty cần phải quan tâm cải thiện cơ cấu nợ, tăng vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn.  Công ty chưa quan tâm đến công tác xây dựng chiến lược kinh doanh, chủ yếu vẫn dừng lại ở kế hoạch ngắn hạn. Vì vậy để tồn tại và phát triển trong những thời gian sắp tới Công ty cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn phù hợp.  Chất lượng sản phẩm chưa thật sự làm hài lòng khách hàng, giá thành sản xuất còn quá cao, thời gian sản xuất, giao hàng còn kéo dài,… có thể làm giảm lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh của Công ty. - 36 - CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN THỦ ĐỨC ĐẾN NĂM 2020 3.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh máy biến áp của Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức đến năm 2020. 3.1.1. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu:  Dự báo về tốc độ phát triển thị trường máy biến áp: Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu điện tăng lên rất nhanh, tốc độ tăng mỗi năm trung bình khoảng 15%. Để đáp ứng nhu cầu về điện Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành điện, hàng lọat các công trình xây dựng các nhà máy phát điện và lưới điện trên cả nước đã và đang được đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế cho xã hội. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra thường xuyên. Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và phân phối điện năng của Việt Nam từ năm 2000 đến 2006 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Tiêu chí Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giá trị sản xuất và phân phối(Tỷ đồng) 17,011.80 20,971.80 24,848.40 29,465.20 45,313.00 52,199.40 59,343.80 Tốc độ tăng so với năm trước (%) - 23.28 18.48 18.58 53.78 15.20 13.69 Xuất phát từ nhu cầu về điện và sự tăng trưởng không ngừng của ngành điện sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu về máy biến áp cũng tăng rất nhanh, công suất máy biến áp cả truyền tải và phân phối hàng năm cần đáp ứng bằng ít nhất là ba lần công suất tăng thêm của nguồn điện, đồng thời còn phải đáp ứng việc thay thế các máy biến áp bị hư hỏng. Do đó nhu cầu về máy biến áp là rất lớn và không ngừng gia - 37 - tăng. Ngoài ra các nước trong khu vực như Cambodia và Lào chưa sản xuất được máy biến áp, đây cũng là thị trường đầy tiềm năng cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh doanh máy biến áp của các đơn vị trong một số năm gần đây. Nguồn: Thống kê qua báo cáo tài chính của các đơn vị. Số TT Tên đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Tốc độ tăng so với năm trước (%) Ước năm 2008 Tốc độ tăng so với năm trước (%) 1 Công ty TNHH ABB Việt Nam 650 760 16.92 860 13.16 2 Công ty CP THIBIDI 459 655 42.70 680 3.82 3 Công ty CP Thiết bị điện Đông Anh 371 470 26.68 500 6.38 4 Công ty CP Cơ điện Thủ Đức 222 270 21.62 360 33.33 5 Công ty CP HANAKA 140 170 21.43 200 17.65 6 Công ty CP Thiết bị điện TKV 105 121 15.24 146 20.66 7 Các Công ty khác (ước) 120 150 25.00 200 33.33 Cộng: 2067 2596 25.59 2946 13.48  Chính sách của Nhà nước: Khuyến khích phát triển đặc biệt đối với ngành điện.  Năng lực của Công ty: Đội ngũ CBCNV có nhiều năm kinh nghiệm, vị trí địa lý thuận lợi, sản phẩm đã có mặt lâu năm trên thị trường, đã có sẵn một hệ thống kênh phân phối và khách hàng truyền thống.  Những khó khăn: Tình hình tài chính, máy móc thiết bị sản xuất lạc hậu và đặc biệt là những yếu kém trong quản lý. Ngoài ra tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. - 38 - 3.1.2. Mục tiêu của Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức đến năm 2020  Mục tiêu tổng quát: Từ các cơ sở trên, chúng ta có thể đặt ra mục tiêu tổng quát của Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức đến năm 2020 là phải phát triển trở thành một trong những Công ty hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trong lãnh vực sản xuất và kinh doanh máy biến áp và một số thiết bị điện khác; kinh doanh có lợi nhuận cao, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện ở mức khá của xã hội.  Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu tổng quát nói trên thì Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:  Xây dựng thương hiệu Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức đến năm 2020 trở thành một trong những thương hiệu mạnh hàng đầu tại Việt Nam và khu vực đông nam Á trong lãnh vực sản xuất kinh doanh máy biến áp nói riêng và các thiết bị điện nói chung.  Đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản lượng và doanh thu hàng năm bằng tốc độ tăng trưởng của ngành điện, tức là trung bình 15% một năm, với tốc độ tăng trưởng này, dự kiến đến năm 2020 sản lượng chế tạo máy biến áp của Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức vào khoảng 1600 tỷ đồng.  Giữ vững thị trường truyền thống là thị trường nội địa và phát triển thêm thị trường mới trong đó kể cả thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực.  Tiếp tục đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất, cải tiến sản phẩm cả về chất lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng và giá thành để đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường.  Tối ưu hóa trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.  Tăng vòng quay của vốn tức là tăng hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng lợi nhuận bằng cách rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất, thời gian giao hàng và thu hồi công nợ.  Hoàn thiện hệ thống quản lý của Công ty. - 39 -  Phát triển thêm sản phẩm mới có tính hỗ trợ cho quá trình kinh doanh máy biến áp, như: cầu dao, tủ điện, FCO và các thiết bị khác thường hay lắp đặt kèm với máy biến áp. 3.2. Phân tích đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài Công ty 3.2.1. Phân tích đánh giá môi trường bên trong.  Nhân lực và tổ chức:  Chất lượng nguồn nhân lực: Do đã trải qua nhiều năm hoạt động trong lãnh vực sản xuất máy biến áp nên chất lượng nguồn nhân lực của Công ty là khá tốt, đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất kinh doanh.  Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực và chính sách duy trì phát triển nguồn nhân lực: mặc dù nguồn nhân lực có chất lượng tốt, tuy nhiên cơ cấu tổ chức và chính sách duy trì phát triển nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết sức mạnh của nguồn nhân lực.  Nguồn lực tài chính:  Năng lực tài chính: Nhìn chung năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Cơ điện Thủ Đức là còn yếu kém, với 69 tỷ đồng (thời điểm định giá chuyển sang cổ phần hóa năm 2007), so với yêu cầu sản xuất kinh doanh thì số vốn này quá ít ỏi, do đó để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải dựa chủ yếu vào vốn vay do đó hiệu quả kinh doanh thấp.  Cơ cấu vốn và quản trị tài chính: Cơ cấu vốn còn nhiều bất hợp lý, tỷ lệ vốn vay ngắn hạn chiếm quá nhiều, trong khi đó tốc độ vòng quay của vốn lưu động quá thấp. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp luôn phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ bên ngoài, các hoạt động của Công ty không thể thực hiện theo ý muốn mà bị chi phối vào nguồn vốn vay, đặc biệt Công ty luôn phải đối mặt với những khoản nợ đến hạn và lãi suất ngân hàng.  Năng lực sản xuất:  Chất lượng sản phẩm: Theo kết quả khảo sát chất lượng máy biến áp của một số đơn vị chủ yếu tại Việt Nam của bộ phận kinh doanh công ty CP Cơ - 40 - Bảng 3.3. Bảng thống kê đánh giá chất lượng máy biến áp của các đơn vị sản xuất kinh doanh máy biến áp chủ yếu tại Việt Nam. Nguồn: Khảo sát khách hàng của bộ phận kinh doanh cty CP Cơ điện Thủ Đức TT Nội dung Cty TBĐ Đông Anh Cty CP Cơ điện Thủ Đức Cty CP TBĐ 4 Cty TNHH ABB Cty TBĐ TKV Công ty Hanaka 1 Khả năng vận hành 7.55 7.27 7.92 8.57 7.1 6.64 1.1 Khả năng vận hành ổn định. 7.75 7.43 8.12 8.92 6.96 6.78 1.2 Khả năng chịu đựng trong những điều kiện đặc biệt (quá tải, ngắn mạch,…). 7.35 7.11 7.72 8.21 7.23 6.5 2 Khả năng thích ứng 7.88 7.81 9.05 8.44 6.83 6.92 2.1 Đáp ứng các thông số kỹ thuật theo yêu cầu 7.82 7.92 9.14 8.82 6.69 7.15 2.2 Đáp ứng yêu cầu về phụ kiện (sứ, đầu cosse, bộ phân áp, …) 7.94 7.69 8.96 8.06 6.97 6.69 3 Độ tin cậy 7.66 7.54 7.82 8.49 7.04 6.55 3.1 Vận hành ổn định 7.78 7.69 7.87 8.63 7.12 6.68 3.2 Ít bị các sự cố 7.54 7.38 7.76 8.34 6.96 6.41 4 Khả năng lâu bền 7.22 7.13 8.44 8.28 7.05 6.65 4.1 Tuổi thọ của MBA 7.28 7.24 8.32 8.42 7.11 6.56 4.2 Thời gian chu kỳ cần bảo dưỡng 7.16 7.02 8.56 8.13 6.99 6.74 5 Thẩm mỹ và hòan thiện 7.35 7.15 7.8 9.12 7.1 6.97 5.1 Kiểu dáng mẫu mã 7.55 7.64 7.98 9.52 6.98 7.22 5.2 Kích thước 7.28 6.88 7.81 8.87 6.62 6.79 5.3 Trọng lượng 7.12 6.96 7.62 8.98 7.18 6.98 5.4 Màu sơn 7.44 7.12 7.78 9.11 7.38 6.87 6 Dịch vụ kinh doanh 7.31 7.42 7.66 7.62 7.41 7.36 6.1 Thời gian giao hàng 7.26 7.12 7.84 8.25 7.36 7.22 6.2 Thủ tục mua bán 7.12 7.31 7.35 7.82 7.15 7.87 6.3 Đội ngũ nhân viên bán hàng 7.16 7.86 7.78 7.86 7.46 7.12 6.4 Đội ngũ nhân viên giao hàng 7.48 7.86 7.46 7.61 7.25 7.26 6.5 Chế độ hậu mãi 7.35 7.14 7.56 7.35 7.68 7.28 6.6 Chế độ hoa hồng, khuyến mãi 7.14 7.02 7.86 7.24 7.123 7.48 6.7 Mối quan hệ với khách hàng 7.66 7.65 7.76 7.24 7.86 7.36 Giá trị điểm trung bình cộng: 7.50 7.39 8.12 8.42 7.09 6.85 - 41 - Điện Thủ đức dựa trên mô hình chất lượng sản phẩm hữu hình của Garvin với thang đo tỷ lệ bằng cách cho điểm từ 0 đến 10, trong đó 0 điểm là xấu nhất và 10 điểm là tốt nhất và kết quả thống kê như bảng 3.3. Theo đó chất lượng nói chung của máy biến áp do Công ty CP Cơ điện Thủ Đức sản xuất và kinh doanh chỉ nằm ở vị trí thứ tư sau Công ty TNHH ABB, Công ty Thiết bị điện 4 và Công ty Thiết bị điện Đông Anh. Như vậy khả năng cạnh tranh về chất lượng của sản phẩm máy biến áp của Công ty CP Cơ điện Thủ Đức không cao chỉ ở mức trung bình.  Dây chuyền công nghệ và qui mô sản xuất: Dây chuyền công nghệ sản xuất nhìn chung là lạc hậu, chưa được đầu tư đúng mức, do đó chất lượng sản phẩm chưa tốt và giá thành sản xuất còn cao làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.  Năng lực quản lý: Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, đây là lãnh vực yếu kém nhất, do hệ quả từ việc quản lý theo cơ chế bao cấp để lại. Quản lý yếu kém cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng sản phẩm không tốt, giá thành sản xuất cao và chu kỳ sản xuất kéo dài, tốc độ vòng quay của vốn lưu động chậm làm cho Công ty phải vay vốn nhiều và sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.  Tiếp thị và bán hàng: Công ty cũng đã quan tâm thực hiện lãnh vực này, tuy nhiên chưa có chiến lược phát triển dài hạn mà chủ yếu thực hiện theo thực tế phát sinh nhằm bán được hàng. 3.2.2. Phân tích đánh giá môi trường bên ngòai  Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, pháp luật, dân số, tài nguyên, môi trường,… ở đây chúng ta chỉ quan tâm phân tích các yếu tố vĩ mô có tác động đến sản xuất kinh doanh của ngành, bao gồm các yếu tố sau:  Tình hình kinh tế: Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển với tốc độ khá cao và sẽ tiếp tục duy trì phát triển trong nhiều năm sắp tới. Chính sự phát triển kinh tế đã làm gia tăng mạnh nhu cầu điện, bởi vì muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, muốn phát triển kinh tế thì phải có điện, tức là ngành - 42 - điện phải luôn đi trước một bước. Thực tế trong những năm vừa qua và hiện tại Việt Nam vẫn đang trong tình trạng thiếu điện, không đáp ứng đủ cho nhu cầu đang tăng quá nhanh của nền kinh tế. Nhu cầu điện gia tăng luôn kéo theo sự gia tăng nhu cầu về máy biến áp và đây chính là cơ hội cho ngành sản xuất máy biến áp phát triển.  Chính sách của Nhà nước và ngành điện: Vì vai trò quan trọng của ngành điện đối với phát triển kinh tế xã hội, nên Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành điện, trong đó có lãnh vực sản xuất máy biến áp luôn được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. Để bảo hộ ngành sản xuất kinh doanh máy biến áp, hiện nay Nhà nước đánh thuế vào sản phẩm máy biến áp nhập khẩu với mức thuế suất rất cao là 28% và luôn ưu tiên sử dụng sản phẩm đã sản xuất được trong nước. Đồng thời Nhà nước lại cũng khuyến khích xuất khẩu máy biến áp ra nước ngoài bằng cách không đánh thuế xuất khẩu loại sản phẩm này.  Môi trường khoa học công nghệ: Trong những năm qua nền khoa học công nghệ của thế giới và trong nước luôn phát triển mạnh mẽ, các thế hệ máy móc mới được ra đời với những tính năng vượt trội so với các thế hệ trước. Đối với lãnh vực sản xuất máy biến áp có các loại máy móc như: Máy cắt tole silic, máy làm cánh tản nhiệt, máy quấn dây, lò sấy, máy và thiết bị thí nghiệm,… đã được cải tiến rất nhiều, mức độ tự động hóa cao hơn, năng xuất cao hơn. Ngòai ra lãnh vực chế tạo vật liệu điện, một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng máy biến áp cũng rất phát triển, như chất lượng vật liệu cách điện và tole silic chế tạo lõi máy biến áp được nâng lên rất nhiều giúp cho việc sản xuất máy biến áp được nhỏ gọn hơn, an tòan hơn và giá thành cũng giảm bớt đáng kể. Rõ ràng môi trường khoa học công nghệ đang rất thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.  Môi trường vi mô Như đã nêu ở phần cơ sở lý luận, một công cụ rất hiệu qủa để phân tích môi trường vi mô chính là mô hình năm áp lực cạnh tranh của Porter, vì xét cho cùng yếu tố quan trọng nhất của môi trường vi mô chính là áp lực cạnh tranh. - 43 -  Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại: Hiện nay có nhiều đơn vị trong và nước ngoài tham gia vào lãnh vực sản xuất kinh doanh máy biến áp, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Số liệu tham khảo tại Công ty CP Cơ điện Thủ Đức về thị phần kinh doanh nội địa máy biến áp của các đơn vị như sau: Sơ đồ 3.1. Thị phần nội địa kinh doanh máy biến áp năm 2008 Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty CP Cơ điện Thủ Đức Qua thông tin nghiên cứu và Sơ đồ 3.1 tác giả có nhận xét về các đối thủ cạnh tranh như sau:  Công ty TNHH ABB Việt Nam: Đặt tại Hà Nội, đây là một Công ty có vốn đầu tư nước ngoài và rất có danh tiếng trên thị trường quốc tế về cung cấp thiết bị điện trong đó có máy biến áp được khách hàng đánh giá cao nhất về chất lượng so với các đơn vị khác, tuy nhiên giá bán khá cao so với các đơn vị khác. Công ty có doanh thu cao nhất nhưng chủ yếu là xuất khẩu, thị phần ABB 15% THIBIDI 27% Đông Anh 21% HANAKA 6% Khac 9% TAKAOKA 8% EMC 14% EMC 14% - 44 - nội địa chiếm khoảng 15%, ABB cạnh tranh chủ yếu dựa trên yếu tố chất lượng.  Công ty cổ phần thiết bị điện 4 (THIBIDI): Đặt tại tỉnh Đồng Nai, đây là Công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong chế tạo và cung cấp máy biến ở Việt Nam, năng lực sản xuất mạnh, chất lượng khá ổn định, được khách hàng đánh giá cao, do đó khả năng cạnh tranh rất tốt, thị phần nội địa chiếm tới khoảng 27%. Tuy nhiên Công ty THIBIDI chỉ sản xuất kinh doanh máy biến áp phân phối. Hiện nay thị trường chủ yếu của THIBIDI là Miền nam và Miền trung.  Công ty cổ phần thiết bị điện Đông Anh Hà Nội: Đặt tại Hà Nội, có lịch sử hình thành và phát triển gần giống như Công ty CP Cơ điện Thủ Đức, là một trong những thương hiệu mạnh, khả năng cạnh tranh tốt, thị phần nội địa khá lớn, chiếm khoảng 21%.  Công ty CP Thiết bị điện TKV (tiền thân là Công ty TAKAOKA) có trụ sở tại Quảng Ninh, cũng là một đơn vị đã có nhiều năm trong sản xuất kinh doanh máy biến áp ở Việt Nam, tuy nhiên so với các đơn vị nêu trên thì năng lực sản xuất không mạnh, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế, do đó chưa được khách hàng đánh giá cao, thị phần nội địa chỉ chiếm khoảng 6%.  Công ty thiết bị điện HANAKA: Đặt tại tỉnh Bắc Ninh, đây là một công ty có thời gian hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh máy biến áp ngắn nhất so với các đơn vị trên. Tuy nhiên với nguồn lực tài chính mạnh và rất năng động, do đó đã trở thành một đơn vị mạnh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện thủ đức đến năm 2020.pdf