Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Nestle Việt Nam giai đoạn 2006-2010

MỤC LỤ C

Lời mở đầu

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 1

1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh và các loại chiến lược. 1

1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh. 1

1.1.2 Các loại chiến lược . 1

1.1.2.1 Chiến lược tăng trưởng tập trung . 1

1.1.2.2 Chiến lược phát triển hội nhập . 2

1.1.2.3 Chiến lược tăng trưởng đa dạng . 2

1.1.2.3 Những chiến lược khác . 2

1.2 Lý thuyết về xây dựng chiến lược kinh doanh . 3

1.2.1 Quy trình hình thành một chiến lược . 3

1.2.2 .1 Giai đoạn nghiên cứu. 3

1.2.2.2 Giai đoạn xây dựng . 5

1.2.2 Lựa chọn và thực thi chiến lược . 7

1.2.2.1 Ma trận chiến lược có thể định lượng (QSPM). 7

1.2.2.2 Lựa chọn chiến lược . 7

1.2.2.3 Thực thi chiến lược . 8

1.3 Vai trò chiến lược . 9

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NESTLE VN

2.1 Giới thiệu về công ty Nestle Việt Nam . 10

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 10

2.1.2 Sản phẩm chính và thị phần . 10

2.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm . 13

2.1.4 Sứ mạng và nguyên tắc kinh doanh. 14

2.1.4.1 Sứ mạng . 14

2.1.4.2 Nguyên tắc kinh doanh và văn hóa công ty . 15

2.2 Thực trạng thực hiện chiến lược của công ty Nestle VN. 16

2.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm. 16

2.2.2 Chiến lược phát triển thị trường . 17

2.2.3 Chiến lược xâm nhập thị trường . 17

2.3 Kết quả thực thi chiến lược . 18

2.4 Phân tích yếu tố môi trường tác động đến hoạt động của công ty Nestle VN 19

2.4.1 Môi trường bên ngoài . 19

2.4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô . 19

2.4.1.2 Phân tích môi trường vi mô . 22

2.4.1.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) . 25

2.4.1.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh. 26

2.4.2 Môi trường nội bộ . 28

Trang 2

2.4.3 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) . 33

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY NESTLE

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

3.1 Định hướng chiến lược công ty . 35

3.2 Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh Nestle VN giai đoạn 2006-2010. 36

3.2.1 Mục tiêu tổng quát . 36

3.2.2 Mục tiêu cụ thể. 37

3.2.2.1 Mục tiêu tăng trưởng . 37

3.2.2.2 Mục tiêu thị phần. 37

3.2.2.3 Mục tiêu các chỉ tiêu tài chính . 37

3.2.2.4 Mục tiêu về sản phẩm . 37

3.3 Sử dụng các công cụ để xây dựng chiến lược của công ty Nestle VN . 38

3.3.1 Ma trận SWOT . 38

3.3.2 Ma trận QSPM. 41

3.4 Lựa chọn chiến lược và các giải pháp thực thi . 44

3.4.1 Chiến lược phát triển sản phẩm. 44

3.4.2 Chiến lược phát triển thị trường. . 46

3.4.3 Chiến lược xâm nhập thị trường. . 47

3.4.4 Chiến lược hội nhập về phía sau. . 48

3.5 Kiến nghị. . 49

3.5.1 Đối với nhà nước. . 49

3.5.2 Đối với công ty. . 50

KẾT LUẬN. . 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO. .

PHỤ LỤC .

pdf62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25233 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Nestle Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sút kể từ khi Unilever trở thành nhà phân phối cho sản phẩm Ovaltine năm 2004. - Chủng loại sản phẩm của Nestle Việt Nam còn quá nghèo (87 loại) so với Nestle toàn cầu (hơn 30 nghìn loại sản phẩm), dẫn đến doanh thu sản phẩm Nestle Việt Nam chưa tương xứng với thị trường. Doanh thu sản phẩm Nestle Việt Nam trong thị trường nội địa năm 2004 chỉ đạt 0.60USD/người/năm trong khi đó Nestle Thai Lan đạt hơn 10USD/người/năm. PHÂN TÍCH YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NESTLE VIỆT NAM 2.3.1 Môi trường bên ngoài 2.4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô Các yếu tố kinh tế: - Các chỉ số kinh tế Bảng 11 – Các chỉ số kinh tế Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 mục tiêu GDP (%) 6.79 6.89 7.04 7.24 7.69 8.5 GDP bình quân người (USD 403.6 415.4 440.1 489.9 552.9 - Lạm phát (%) -0.6 0.8 4.0 3.0 9.5 6.5 Nguồn: Tổng cục thống kê - Các sự kiện kinh tế nổi bật trong thời gian vừa qua là những yếu tố nhạy cảm tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh. + Giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng ( từ khoảng 30USD/thùng năm 2000 đến khoảng 65USD/thùng trong tháng 9 năm nay) + Tiến trình cải cách theo lộ trình cắt giảm thuế quan CEPT và cải cách gia nhập WTO. Ngày 14/9 Ngân hàng thế giới và Công ty tài chính quốc tế chính thức công bố trên toàn thế giới Việt Nam đứng thứ 3 trong số những nền kinh tế có nhiều cải cách nhất về môi trường kinh doanh. + Nguy cơ cúm gia cầm bùng phát ở nhiều quốc gia, không dừng lại ở các nước châu Á mà sang cả châu Âu và châu Mỹ. Trang 24 + Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại và lãi suất cho vay liên tục tăng trong thời gian gần đây. Nhận xét: - Thuận lợi: + Tình hình kinh tế phát triển ổn định, GDP/ đầu người tăng thể hiện mức sống người dân ngày một cải thiện, thuận lợi cho việc mở rộng thị trường sản phẩm của công ty đặc biệt là những sản phẩm cao cấp. + Các chính sách tài chính thông thoáng tạo thuận lợi huy động vốn cho kinh doanh, đầu tư. + Gia nhập WTO sẽ làm giảm thuế nguyên vật liệu đầu vào. - Hạn chế: + Giá dầu thô thế giới tăng dẫn đến hàng loạt các yếu tố đầu vào từ nguyên vật liệu, nhiên liệu, tiền lương … tăng lên làm cho giá thành sản phẩm tăng. Theo báo cáo của tổng cục thống kê, trong ba quý đầu năm chỉ giá chung tăng lên gần 7 %, trong đó ngành thực phẩm tăng nhiều nhất gần 10%. Chỉ tính riêng về giá dầu tăng lên (từ 4,850đ/lít trứơc ngày 29/03/05 lên 7,500đ như hiện nay) làm cho chi phí của Nestle Việt Nam tăng thêm gần 7 tỷ đồng. (theo Báo cáo tiêu thụ năng lượng của công ty) + Dịch cúm gia cầm làm cho nguồn nguyên liệu bột thị gà tăng giáù 5% làm cho doanh thu các sản phẩm có chứa bột thị gà giảm 7%. (theo báo cáo phân tích chi phí và doanh thu nội bộ của công ty) + Lãi suất tăng làm cho chi phí sử dụng vốn tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng. Các yếu tố chính trị và luật pháp: + Việt Nam đang thắt chặt và mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thới giới. Trong nỗ lực cải cách kinh tế, bình thường hoá quan hệ với Mỹ và thiết lập quan hệ ngoại giao với với nhiều nước, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. + Hệ thống luật pháp Việt Nam hiện nay chưa tương thích với luật pháp quốc tế. Luật doanh nghiệp được xem là sự quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nước Trang 25 ngoài chỉ mới đưa vào áp dụng ba năm trở lại đây nên còn nhiều vấn đề cần sữa chữa bổ sung. Nhận xét: - Thuận lợi: + Với môi trường chính trị ổn định sẽ là một thuận lợi để ban giám đốc Nestle toàn cầu xem xét đầu tư mở rộng cho Nestle Việt Nam. + Thu hút được đầu tư nước ngoài vào các ngành nguyên vật liệu làm tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng, giảm giá. - Hạn chế: Vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay là ý thức thi hành luật pháp và các biện pháp chế tài thi hành luật ở Việt Nam chưa tốt, đặc biệt trong lĩnh vực chống sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả, và buôn lậu. Các yếu tố xã hội: Với số dân hơn 82 triệu người năm 2004, sẽ tăng lên gần 90 triệu người vào năm 2010. Đây là điều kiện thuận lợi để Nestle phát triển thị trường. Tuy nhiên nhu cầu thị trường ngày một đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng cao hơn nên đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến sản xuất, đầu tư công nghệ mới nhằm duy trì và tăng thêm thị phần. Các yếu tố thuộc về tự nhiên: Điều kiện tự nhiên Việt Nam tương đối tốt, ít xảy ra thiên tai. Các chính sách nhà nước và những ràng buộc của địa phương về môi trường còn ở mức thấp, thuận lợi cho việc sử dụng những công nghệ mang hiệu quả kinh tế cao. Chi phí phải trả cho việc bảo vệ môi trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên thấp. Mặc khác điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng trọt chế biến nguồn nguyên liệu như cà phê, chè, mía… Vì trong điều kiện đó Nestle Việt Nam là một trong những mục tiêu số một của Nestle toàn cầu chọn lựa đầu tư mới nhà máy chế biến cà phê. 2.4.1.2 Phân tích môi trường vi mô: Đối thủ cạnh tranh: Nestle Việt Nam có những đối thủ chính sau: Trang 26 - Công ty cổ phần Vinamilk: với 80% cổ phần thuộc nhà nước. Công ty được thành lập từ năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 6 nhà máy: 1. Nhà máy sữa Thống Nhất, 2. Sữa Trường Thọ, 3. Sữa bột Dielac, 4. Cà Phê Biên Hòa, 5. Bánh kẹo Lubica và 6. Bột dinh dưỡng Bích Chi. Hiện Vinamilk có 8 nhà máy, 1 xí nghiệp với 3 chi nhánh chiếm 65% thị phần sữa trong nước. Doanh thu năm 2004 đạt 3,775 tỷ đồng trong đó sữa đặc có đường chiếm tỷ trọng 38% doanh thu, sữa bột chiếm 26.5%. Những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Nestle VN như sữa bột, bột ngũ cốc. - Công ty Unilever Việt Nam: Unilever Viêt Nam thuộc tập đoàn Unilever toàn cầu của Anh và Hà Lan. Vốn đầu tư khoảng 120triệu USD với 3 doanh nghiệp LD Lever VN, LD Elida P/S và Unilever Bestfoods VN. Unilever VN có 5 nhà máy với hệ thống phân phối khá mạnh (350 nhà phân phối, 150,000 của hàng bán lẻ), tuyển dụng 2000 lao động, doanh thu năm 2003 đạt 3,525 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm 5%. Những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Nestle VN như trà Icetea, Knorr. - Công ty Duth Lady: Là công ty 100% vốn nước ngoài với những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp như sữa bột Cô gái Hà Lan, sữa chua. Là một công ty đứng đầu về sự nhận biết của người tiêu dùng. Dutch Lady có những chiến lược Marketing và chiến lược quảng cáo hiệu quả, doanh thu năm 2002 đạt 1,125 tỷ đồng. - Công ty Vinacafe: là một doanh nghiệp nhà nước lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê. Là thành viên của hiệp hội cà phê cacao Việt Nam, diện tích trồng cà phê năm 2004 của Vinacafe 100,000 ha với sản lượng 160,000 tấn/năm. Nhà máy chế biến cà phê hòa tan mang nhãn hiệu Vinacafe có công suất 1000 tấn sản phẩm năm. Thi phần Vinacafe năm 2004 chiếm 47% cao hơn Nescafe (46%). - Công ty Ajinomoto: Công ty Ajinomoto là một công ty liên doanh giữa công ty Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (Fifon) với Bode Week của Hồng Kông. Sau ngày 16/01/2004, công ty Ajinomoto trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ajinomoto trong những năm gần đây rất tốt (doanh thu 2004 doanh thu và lợi nhuận tăng 6% đạt 1039 tỷ, lợi nhuận 36tỷ) (theo báo cáo nội bộ của Ajinomoto). Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Nestle Việt Nam là bột nêm Aji Ngon. Trang 27 Thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nestle Việt Nam hiện tại là thị trường trong nước.Thị trường này ngày một nhiều cạnh tranh hơn, trong thời gian từ tháng 1/2001 đến 1/2003 đã có 469 doanh nghiệp gia nhập ngành (tăng 13%). Hầu hết những doanh nghiệp mới là những doanh nghiệp trong nước có thế mạnh là rất linh hoạt, có chi phí thấp, các sản phẩm tập trung ở phân khúc thị trường thu nhập thấp. Công ty cũng bước đầu nghiên cứu thị trường các nước lân cận như Philipiness, Đài Loan, Hàn Quốc …. Nguồn nguyên liệu: Nestle Việt Nam sử dụng nguyên liệu đầu vào từ hai nguồn chính: + Nguồn trong nước: chiếm khoảng 50% tổng nguyên vật liệu. Các nguyên liệu sử dụng nhiều nhất có thể kể đến như: cà phê xanh, đường, mạch nha và bao bì đóng gói. + Nguồn nhập khẩu: 30% nguyên liệu nhập từ nước ngoài có nguồn gốc từ các Nestle khác trên thế giới như các sản phẩm bột sữa, bột ngũ cốc, tinh trà…. Phần còn lại nhập từ rất nhiều nước khác nhau theo những hợp đồng toàn cầu của Nestle như siêu bột ngọt, hương liệu, bột cacao… Nguyên liệu nhập khẩu hiện nay phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao, có những nguyên liệu phải chịu thuế suất 50%. Ví dụ Bảng 12 Nguyên liệu Xuất xứ Thuế nhập khẩu % Tinh trà Mỹ 50% Hương làm lạnh Hà Lan 30% Bột thịt gà Mỹ 50% Bột thịt heo Mỹ 20% Sữa gầy Newziland 15% Siêu bột ngột Nhật 10% Điều này làm ảnh hưởng đến chi phí và khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm do công ty thực hiện tại Việt Nam. Trang 28 Sản phẩm thay thế: + Nhóm thức uống Nescafe, Nestea: có các sản phẩm giải khát như nước có gas, nước ép trái cây, nước hoa quả tự nhiên… + Nhóm sản phẩm bột ngũ cốc: sản phẩm thay thế chính là cháo, bột tự nấu. + Nhóm bột nêm, nước tương: sản phẩm thay thế chính là bột ngọt, nước mắm. 2.4.1.3 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Bảng 13 – Ma trận EFE Stt Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân lọai Số điểm quan trọng Tính chất tác động 1 Tiềm năng thị trường lớn 0.13 4 0.52 + 2 Nhu cầu sử dụng thực phẩm thức uống chế biến sẵn ngày càng tăng 0.12 4 0.48 + 3 Tốc độ đô thị hóa vùng nông thôn, ngọai thành ngày càng tăng. 0.13 3 0.39 + 4 Cải cách kinh tế gia nhập WTO 0.08 2 0.16 + 5 Tình hình chính trị ổn định 0.07 2 0.14 + 6 Thuế nhập khẩu nguyên liệu cao 0.11 2 0.22 - 7 Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn 0.08 2 0.16 - 8 Công việc chống hàng giả, hàng lậu chua tốt 0.11 2 0.22 - 9 Giá dầu thô thế giới liên tục tăng 0.12 2 0.24 - 10 Xu hướng tiền lương ngày càng tăng 0.05 2 0.1 - Tổng số 1.00 2.63 Trang 29 Nhận xét: Theo ma trận các yếu tố bên ngoài cho thấy Nestle VN chưa tận dụng tốt những cơ hội và đặc biệt là chưa phản ứng tốt với những nguy cơ. Chiến lược hiện tại của Nestle VN chưa thể hiện rõ nét những phương hướng giảm thiểu những nguy cơ từ bên ngoài như chưa có kế hoạch ứng phó với tệ nạn hàng giả, hàng nhái, tình hình tăng giá nhiên liệu. Tuy nhiên để nâng cao khả năng ứng phó với môi trường không phải đơn thuần khắc phục những yếu tố liên quan trực tiếp trên mà phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của công ty để xây dựng những chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm cải thiện đồng bộ các yếu tố tác động một cách tổng thể. 2.4.1.4 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhóm hàng cà phê hòa tan Bảng 174– Ma trận hình ảnh cạnh tranh Nestle VN Vinacafe Trung Nguyên St t Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Thị phần 0.1 4 0.4 3 0.3 2 0.2 2 Uy tín thương hiệu 0.12 4 0.48 3 0.36 2 0.24 3 Chất lượng sản phẩm 0.11 4 0.44 3 0.33 2 0.22 4 Khả năng cạnh tranh về giá 0.09 2 0.18 4 0.36 2 0.18 5 Hiệu quả quảng cáo khuyến mãi 0.09 3 0.27 3 0.27 3 0.27 6 Tỷ suất lợi nhuận của đại lý 0.09 2 0.18 3 0.27 3 0.27 7 Mạng lưới phân phối 0.07 4 0.28 3 0.21 2 0.14 8 Năng lực đội ngũ tiếp thị 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 9 Dịch vụ hậu mãi 0.05 3 0.15 3 0.15 2 0.1 10 Tính đa dạng của sản phẩm 0.07 3 0.21 2 0.14 2 0.14 11 Khả năng tài chính 0.08 4 0.32 3 0.24 2 0.16 12 Tính linh họat của tổ chức 0.06 2 0.12 2 0.12 3 0.18 Tổng số 1.00 3.24 2.96 2.31 Trang 30 Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhóm hàng sữa Bảng 15 – Ma trận hình ảnh cạnh tranh Nestle VN Vinamilk Dutch Lady St t Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Thị phần 0.1 3 0.3 4 0.4 3 0.3 2 Uy tín thương hiệu 0.12 4 0.48 3 0.36 4 0.48 3 Chất lượng sản phẩm 0.11 4 0.44 3 0.33 4 0.44 4 Khả năng cạnh tranh về giá 0.09 2 0.18 3 0.27 3 0.27 5 Hiệu quả quảng cáo khuyến mãi 0.09 3 0.27 3 0.27 3 0.27 6 Tỷ suất lợi nhuận của đại lý 0.09 2 0.18 3 0.27 2 0.18 7 Mạng lưới phân phối 0.07 4 0.28 4 0.28 4 0.28 8 Năng lực đội ngũ tiếp thị 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 9 Dịch vụ hậu mãi 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15 1 0 Tính đa dạng của sản phẩm 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 1 1 Khả năng tài chính 0.08 4 0.32 4 0.32 4 0.32 1 2 Tính linh họat của tổ chức 0.06 2 0.12 2 0.12 2 0.12 Tổng số 1.00 3.14 3.19 3.23 Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhóm hàng bột nêm Trang 31 Bảng 16 – Ma trận hình ảnh cạnh tranh Nestle VN Unilever Ajinomoto St t Các yếu tố thành công Mức độ qua n trọn g Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Thị phần 0.1 3 0.3 3 0.3 2 0.2 2 Uy tín thương hiệu 0.12 4 0.48 4 0.48 3 0.36 3 Chất lượng sản phẩm 0.11 3 0.33 3 0.33 3 0.33 4 Khả năng cạnh tranh về giá 0.09 2 0.18 2 0.18 2 0.18 5 Hiệu quả quảng cáo khuyến mãi 0.09 2 0.18 2 0.18 2 0.18 6 Tỷ suất lợi nhuận của đại lý 0.09 2 0.18 2 0.18 2 0.18 7 Mạng lưới phân phối 0.07 4 0.28 4 0.28 3 0.21 8 Năng lực đội ngũ tiếp thị 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21 9 Dịch vụ hậu mãi 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15 1 0 Tính đa dạng của sản phẩm 0.07 3 0.21 3 0.21 2 0.14 1 1 Khả năng tài chính 0.08 4 0.32 4 0.32 4 0.32 1 2 Tính linh họat của tổ chức 0.06 2 0.12 2 0.12 2 0.12 Tổng số 1.00 2.94 2.94 2.58 Trang 32 Nhận xét: Qua ma trận hình cảnh cạnh tranh của từng nhóm hàng, cho thấy rằng có những nhóm hàng Nestle Việt Nam có vị thế cạnh tranh tốt, đồng thời cũng có những nhóm hàng có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như Unilever, Vinamilk, Dutch Lady… Từ những yếu tố của các ma trận này và điểm quan trọng của từng yếu tố có thể cung cấp những thông tin hữu ích khi xây dựng chiến lược cho từng nhóm hàng nói chung và chiến lược tổng thể công ty nói riêng. 2.3.2 Môi trường nội bộ Nguồn nhân lực: Nestle Việt Nam có hơn 800 lao động chính thức trong đó 73% nam, tuổi trung bình rất trẻ 29 tuổi và thâm niên công tác trung bình 2.5 năm. Trình độ học vấn : đại học 37%, sau đại học 3% còn lại tốt nghiệp trung cấp cao đẳng và tốt nghiệp phổ thông trung học. Tất cả nhân viên trước khi vào làm việc được đào tạo kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc sắp đảm nhận và duy trì việc huấn luyện nâng cao hàng năm. Để giảm chi phí tiền lương, ngoài lực lương lao động chính thức công ty còn sử dụng lao động thuê mướn ngắn hạn bên ngoài thông qua các công ty dịch vụ việc làm. Công ty duy trì tỷ lệ công nhân thời vụ từ 20%-25% so với lực lượng lao động cố định. Nguồn lực vật chất: Mặc dù vốn đầu tư không lớn, nhưng dựa vào uy tín và bảo lãnh của Neslte toàn cầu Nestle Việt Nam dễ dàng huy động các nguồn vốn từ ngân hàng cho hoạt động kinh doanh và tài trợ cho các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Nestle toàn cầu cũng đã cam kết tài trợ vốn cho các dự án lớn có tính chiến lược và phát triển lâu dài tại Việt Nam. Đây là một lợi thế rất lớn của Nestle Việt Nam trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Nguồn lực vô hình: Có thể kể đến nguồn lực vô hình lớn nhất của Nestle VN là danh tiếng của Nestle toàn cầu. Hơn 130 năm xây dựng thương hiệu, ngày nay các Nestle trên thế giới toàn trong đó có Nestle VN sở hữu những nhãn hiệu có giá trị như Nescafe, sữa Carnition, Guigoz, Pelacgon, Lactogen… đây là thế mạnh rất lớn của Nestle VN. Trang 33 Ngoài ra danh tiếng và nguyên tắc kinh doanh đúng mực của Nestle cũng đã tạo ra hình ảnh đẹp cho Nestle Việt Nam. Đây không phải là nhãn hiệu sản phẩm mà là nhãn hiệu công ty Nestle. Khi nói đến công ty Nestle mọi đối tác, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng, người tiêu dùng đều an tâm và sẵn sàng cộng tác. Hoạt động tài chính kế toán: Bên cạnh những hoạt động tài chính thông thường như ghi chép, báo cáo cho các cấp chức năng, Nestle Việt Nam tổ chức phòng tài chính gồm các chức năng đặc thù phục vụ nhu cầu quản lý của công ty. - Bộ phận kế toán quản trị: luôn lập ra những kế hoạch trong tương lai và điều chỉnh liên tục theo những thay đổi của mục tiêu, thị trường là công cu ïhỗ trợ rất tốt cho việc ra quyết định. - Bộ phận kế toán tài chính: Ngòai những chức năng phải thu, phải trả, công ty quan tâm đến việc phân tích chi tiết chi phí giá thành sản phẩm, tìm ra những nguyên nhân thực tế, cụ thể để cải thiện giá thành đồng thời luôn kiểm soát tốt những chỉ số tài chính theo quy định quản lý của công ty. - Tình hình tài chính: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay vẫn còn lỗ. Do đặc tính của ngành kinh doanh thực phẩm là phải đầu tư, xây dựng thương hiệu trong dài hạn và công nghệ sản xuất hiện đại nên các chi phí khấu hao (37 tỷ năm 2004), chi phí quảng cáo (152tỷ năm 2004) còn quá cao. Tuy nhiên các chỉ số về thanh toán và cơ cấu vốn đều được kiểm soát và an toàn. Tỷ số giữa công nợ ngắn hạn trên tài sản lưu động là 0.55, tỷ số giữa tổng nợ trên tổng vốn là 0.47. - Về khả năng huy động vốn: để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, Nestle Việt Nam hoàn toàn có thể vay bằng tín chấp từ các ngân hàng lớn như Deutsch Bank, Citi Bank. Để đáp ứng vốn cho các dự án đầu tư công ty thực hiện những hợp đồng vay thông qua giới thiệu, bảo lãnh của công ty mẹ. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh đáng kể trong môi trường kinh tế hiện nay. Hoạt động sản xuất: Toàn bộ sản phẩm được sản xuất ở hai nhà máy Ba Vì và Đồng Nai. Nhà máy sản xuất chính Đồng Nai có 5 dây chuyền sản xuất và 12 giây chuyền đóng gói những Trang 34 sản phẩm sản xuất ra và những sản phẩm sản xuất ở Nestle nước ngoài. Công suất thiết kế và vận hành các dây chuyền sản xuất như sau: Bảng 17 – Dây chuyền sản xuất Đơn vị: Tấn/năm Dây chuyền sản xuất Công suất thiết kế Công suất sử dụng 2003 Công suất sử dụng 2004 Công suất sử dụng 2005 Cà phê 1,939 65% 76% 97% Milo 5,230 80% 58% 62% Nestea 5,100 81% 77% 60% Bột nêm 3,450 80% 85% 89% Nước tương 1,560 77% 80% 91% Uniclan 1 1,430 75% 76% 77% Uniclan 2 1,430 69% 75% 75% Nalbak 1,200 72% 72% 75% Olympia1 1,200 58% 64% 70% Olympia2 1,200 57% 52% 47% Tam line 1,500 62% 57% 43% Volpack1 1,300 61% 85% 85% Volpack2 1,400 76% 79% 82% Topack1-2 3250 78% 79% 86% Topack 3 1750 57% 60% 82% Topack 4 1,750 83% 71% 49% Sanko1-2 3,250 81% 77% 58% Sanko3-4 3,250 67% 67% 85% Điểm mạnh: Cũng giống như những Nestle khác, Nestle Việt Nam sử dụng công nghệ hiện đại của Nestle toàn cầu. Các máy móc thiết bị lắp đặt tại nhà máy phải thông qua phần kiểm định kỹ thuật của một trung tâm chuyên hỗ trợ về mặt công nghệ của Nestle toàn cầu tại Thụy Sỹ. Về mặt quản lý sản xuất Nestle Việt Nam Trang 35 tuân theo tiêu chuẩn NQS (Nestle Quality System) và đạt được chứng nhận HACCP, GMP. Hạn chế: Hiện tại một số dây chuyền sản xuất đã vận hành với công suất cao nhất như Cà phê, Nước tương, Bột nêm .. . sẽ không đáp ứng được nhu cầu tăng thêm trong thời gian tới. Ngoài ra hiện tại có những dây chuyền phải sản xuất nhiều loại sản phẩm dẫn đến phải liên tục điều chỉnh thông số kỹ thuật làm cho thời gian gián đoạn sản xuất và chi phí nguyên vật vật liệu cho điều chỉnh máy cao. Hoạt động Marketing: Điểm mạnh: Có thể nói rằng công tác Marketing của Nestle được tổ chức khá tốt. Các chức năng của Marketing được phân chia cụ thể cho từng phòng ban, dưới giám đốc Marketing là những trưởng phòng chịu trách nhiệm từng nhóm mặt hàng đã cung cấp những thông tin hỗ trợ cho việc phát triển sản phẩm mới, lên kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Bên cạnh công việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, phòng Marketing còn thực hiện nhiều chương trình quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, khách hàng dùng sản phẩm mẫu tạo điều kiện mở rộng thị phần và thúc đẩy việc đưa sản phẩm mới vào thị trường. - Giá: Giá của hầu hết các sản phẩm Nestle VN thường ở mức tương đối cao. Cơ sở xác định giá bán là giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm và thu nhập của thị trường mục tiêu. - Sản phẩm: công ty chủ trương sản xuất những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Vì thế Nestle luôn luôn đổi mới để đưa vào thị trường những sản phẩm mới. - Phân phối: Nestle luôn quan tâm hỗ trợ các nhà phân phối để có những thay đổi phù hợp với chiến lược phát triển công ty. - Khuyến mãi, quảng cáo: thực hiện khuyến mãi đa dạng, nhiều hình thức khác nhau: tài trơ ïcác chương trình truyền hình, chương trình thể thao, ca nhạc, quảng cáo, giảm giá, quà tặng, trúng thưởng.… Các hình thức khuyến mãi quảng cáo này luôn được kết hợp cho những sản phẩm một cách thích hợp. Trang 36 Hạn chế: - Nestle Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về quảng cáo của Nestle toàn cầu. Theo những quy định của tổ chức bà mẹ và trẻ em, Nestle toàn cầu xây dựng những quy định quảng cáo mà tất cả các Nestle thành viên phải tuân theo: + Không quảng cáo bằng bất kỳ hình thức nào đối với những sản phẩm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. + Cấm nhân nhân viên công ty tiếp thị trực tiếp, hoặc phát miễn phí các mẫu sản phẩm này đến các bà mẹ. + Cấm tưởng thưởng nhân viên bán hàng theo doanh số những nhóm mặt hàng này. - Chi phí quảng cáo quá cao: Việc theo đưổi các chương trình quảng cáo liên tục và các chương trình tài trợ đã đẩy chi phí quảng cáo của công ty lên rất cao. Năm 2004 chi phí quảng cáo của Nestle Việt Nam bằng 19% doanh thu (khoảng 150 tỷ đồng). Phân tích hoạt động nghiên cứu và ứng dụng: Dựa trên những kết quả nghiên cứu của 17 trung tâm nghiên cứu và phát triển phục vụ cho toàn bộ các chi nhánh Nestle, phòng nghiên cứu và phát triển Nestle Việt Nam Việt hóa lại những công thức này phù hợp hơn với người Việt. Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn bao gồm cả các chức năng nghiên cứu các công thức, khẩu vị của các đối thủ cạnh tranh và so sánh với sản phẩm của côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1 84.pdf
Tài liệu liên quan