Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh máy vi tính của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2005-2010

Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu, việc tạo hàng rào thuế quan để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước sẽ không còn, từ đó các nhà sản xuất linh kiện máy vi tính trong khu vực xâm nhập vào thị trường Việt nam sẽ dễ dàng hơn với mức thuế suất cho mặt hàng vi tính dưới 5% khi AFTA có hiệu lực. Công ty sẽ cạnh tranh của chính những nhà phân phối những linh kiện trước đây tại thị trường Việt Nam do bởi công ty này có thể tham gia lắp ráp trên thị trường mới này.

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh máy vi tính của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2005-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh của công ty. 2.1.5. Tình hình vốn Trong doanh nghiệp, vốn có vai trò quyết định việc ra đời, hoạt động, phát triển và giải thể của doanh nghiệp. Nhìn chung nguồn vốn kinh doanh của một doanh nghiệp thường bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động, vốn chuyên dụng khác... Đối với công ty cổ phần Huetronics thì việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả là điều kiện hết sức quan trọng. Trong những năm qua, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh, từ số vốn ban đầu ít ỏi do ngân sách nhà nước cấp (khi còn là doanh nghiệp), đến nay công ty đã mở rộng nguồn vốn nhờ bổ sung thêm từ lợi nhuận hàng năm, nguồn vốn vay và vốn tín dụng khác. Tuy nhiên hiện nay vốn hoạt động của công ty còn nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này công ty cố gắng xây dựng các mối quan hệ tốt và uy tín đối với công ty nguồn hàng từ đó được ưu tiên mua hàng trả chậm. Để hiểu rõ tình hình vốn của công ty xem bảng 2.2 sau: Nhìn chung, tình hình vốn của công ty đều tăng lên qua 3 năm * Xét theo đặc điểm vốn - Vốn lưu động và vốn đầu tư ngắn hạn Công ty cổ phần Huetronics là một đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh nhưng chủ yếu là đơn vị kinh doanh thương mại - dịch vụ do đó vốn lưu động có vai trò quyết định đến quy mô hoạt động của công ty. Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (trên 79%) trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã áp dụng biện pháp huy động vốn, trong đó nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trích lập từ lợi nhuận hoạt động hàng năm của công ty, và nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. - Khoản mục vốn cố định và đầu tư dài hạn Qua 3 năm vốn cố định của công ty không ngừng tăng lên và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2004 bởi trong năm này công ty đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị văn phòng, cửa hàng của công ty. Tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh nhưng tài sản cố định có vai trò không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là trong hoạt động bán hàng như hệ thống các cửa hàng, trụ sở giao dịch và các kho hàng. * Xét theo nguồn hình thành: Vốn được phân thành các khoản mục: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. - Nợ phải trả. Tình trạng thiếu vốn kinh doanh vẫn luôn là khó khăn lớn của công ty, với nguồn vốn tự có ít ỏi không thể đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, do đó trong những năm qua số nợ phải trả BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS QUA 3 NĂM (2002-2004) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh (%) Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2003/2002 2004/2003 Tổng số vốn sản xuất kinh doanh 12.350 100 17.201 100 18.974 100 139,28 110,31 I. Phân theo đặc điểm vốn 1. Vốn cố định và đầu tư dài hạn 1.133 9,18 1.276 7,42 3.895 20,53 112,59 305,22 2. Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn 11.217 90,82 15.925 92,58 15.079 79,47 141,97 94,69 II. Phân theo nguồn hình thành 1. Nợ phải trả 10.034 81,25 14.769 85,86 16.587 87,42 147,18 112,32 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.316 18,75 2.432 14,14 2.387 12,58 105,04 98,12 Nguồn: Phòng tài vụ công ty cổ phần Huetronics của công ty ngày càng tăng và luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%). Nguyên nhân của tình hình này là do các khoản vốn công ty tận dụng của đơn vị nguồn hàng, các khoản phải trả cho công nhân viên, trả cho các cổ đông, nộp thuế... cũng liên tục tăng lên qua các năm. - Về nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu vẫn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trên (12%) trong tổng nguồn vốn nhưng cũng có sự tăng lên đáng kể giữa các năm. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng lên này là do sự bổ sung nguồn vốn từ nguồn lãi hoạt động kinh doanh và vốn cổ phẩn. Tóm lại: Mặc dù nguồn vốn kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng công ty cũng đã linh hoạt huy động được một số vốn đáng kể, nguồn vốn không ngừng tăng lên chứng tỏ công ty đã có chính sách sử dụng và quản lý nguồn vốn đúng đắn và hiệu quả. 2.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần Huetronics qua 3 năm (2002-2004) Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp nắm được thực trạng của hoạt động tài chính trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để thấy được rõ hơn năng lực tài chính của công ty hiện tại cũng như tiềm năng của nó trong tương lai có thể xem xét bảng 2.3 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính qua 3 năm (2002-2004) Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 1. Tổng tài sản triệu đồng 12.350 17.201 18.974 2. Tổng tài sản lưu động triệu đồng 11.217 15.925 15.079 3. Nợ phải thu triệu đồng 4.221 4.564 5.088 4. Tổng nợ phải trả triệu đồng 10.035 14.769 16.588 5. Nợ ngắn hạn triệu đồng 9.435 14.168 15.935 6. Doanh thu thuần triệu đồng 54.335 61.277 100.695 * Khả năng thanh toán hiện thời lần 1,19 1,12 0,95 * Tỷ số nợ % 81,26 85,86 87,42 * Kỳ thu tiền bình quân ngày 27,97 26,81 18,19 Nguồn: Phòng tài vụ công ty cổ phần Huetronics Nhận xét: * Khả năng thanh toán hiện thời của công ty vẫn còn thấp và có sự giảm sút về tỷ lệ thanh toán trong năm 2004 (0,95 lần). Nguyên nhân của tình trạng này là do trong năm 2004 công ty cổ phần Huetronics có những biến động về nhân sự trong ban lãnh đạo công ty cũng như sự chuyển đổi về loại hình kinh doanh (từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần) dẫn đến sự thay đổi số lượng các cổ đông với các cổ phần hoặc vốn bằng tiền của họ trong nguồn vốn kinh doanh cộng với sự thiếu hụt trong vốn kinh doanh. * Tỷ số nợ: là một trong các tỷ số về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, thể hiện các chính sách tài chính của doanh nghiệp, tỷ số nợ này càng cao thì rủi ro càng cao. Tỷ số nợ của công ty rất cao qua các năm (trên 80%) đây cũng là tất yếu của tình trạng thiếu vốn, phải vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời đây cũng chính là điều bất cập trong quản lý và kinh doanh của công ty, chứng tỏ các chính sách tín dụng, chính sách bán nợ chưa có hiệu quả. * Kỳ thu tiền bình quân: là số ngày bình quân mà một triệu đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Nhìn chung thời gian thu nợ trung bình của công ty vẫn còn lớn. Thời gian thu nợ lý tưởng mà công ty đề ra là 10 ngày chậm nhất là 15 ngày nhưng trong thực tế thời gian thu nợ gần 30 ngày. Tuy thời gian thu hồi nợ giảm dần qua 3 năm nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu của kế hoạch đề ra. Để có thể giảm được kỳ thu tiền bình quân qua các năm công ty không ngừng chấn chỉnh lại các chính sách nợ và thời gian thu nợ đồng thời cũng khuyến khích trả nợ sớm thay vì chính sách phạt khi khách hàng thanh toán quá hạn quy định. 2.1.7. Tình hình hoạt động kinh doanh máy tính để bàn tại công ty cổ phần Huetronics qua 3 năm (2002-2004) Trong những năm qua công ty không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh máy tính để bàn, đã linh hoạt chủ động mở rộng đại lý phân phối, tăng cường các hoạt động khuyến mãi để đẩy mạnh khối lượng bán hàng hóa ra Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh máy tính để bàn của công ty cổ phần Huetronics qua 3 năm (2002-2004) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003/2002 2004/2003 Doanh thu thuần 15.439 19.797 35.401 128,2 178,8 Giá vốn hàng bán 14.705 18.788 34.003 127,8 181 Lợi nhuận gộp 734 1.009 1.398 137,5 138,6 Chi phí bán hàng 277 401 712 144,8 177,6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 101 89 178 88,1 200 Lợi nhuận trước thuế 356 519 508 145,8 97,9 Nguồn: Phòng tài vụ công ty cổ phần Huetronics Qua bảng 2.4 ta thấy doanh thu máy tính để bàn của công ty không ngừng tăng lên qua 3 năm. Doanh thu của năm 2003 là 19.797 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 28,2%. Doanh thu năm 2004 là 35.401 tăng 78,8% so với năm 2003. Đây chính là kết quả của các chính sách phân phối thành công của công ty đặc biệt là việc tăng cường bán lẻ và bán cho đại lý đóng vai trò nòng cốt trong công tác bán hàng của công ty. Bên cạnh đó cũng phải kể đến uy tín và khả năng đáp ứng nhu cầu của chính sản phẩm mà công ty đang kinh doanh cũng như các chính sách chiêu thị mà công ty thực hiện đối với khách hàng. - Năm 2003, giá vốn hàng bán máy tính để bàn là 18.788 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 27,8%. Năm 2004 giá vốn hàng bán là 34.003 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 81%. Việc tăng, giảm giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. - Lãi gộp của hoạt động kinh doanh máy tính để bàn cũng tăng lên qua các năm. Năm 2003 lãi gộp đạt 1.009 trệu đồng tăng so với năm 2002 là 37,5 %. Năm 2004 lãi gộp là 1.398 triệu đồng tăng 38,6 % so với năm 2003. Sự tăng lãi gộp của hoạt động kinh doanh này là do tác động của doanh số máy tính để bàn bán ra trong quá trình kinh doanh. Trong 3 năm qua, vì khối lượng máy tính để bàn bán ra ngày càng một tăng lên nên các khoản chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các loại chi phí khác cũng tăng lên tương ứng. - Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh máy tính để bàn cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2003 lợi nhuận ròng của công ty tăng 519 triệu đồng, tăng 45,8% so với năm 2002. Sang năm 2004 lợi nhuận này chỉ còn 508 triệu đồng giảm 2,1 % so với năm 2003. Nguyên nhân của sự giảm sút lợi nhuận trên là do chi phí tăng cao. Mặt khác công ty cũng có những xáo động về bộ máy tổ chức điều hành để tiến lên cổ phần hóa đồng thời cạnh tranh gay gắt trong việc giành dật thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp về mặt hàng này. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Chọn mẫu điều tra Trong đề tài, địa bàn lấy mẫu là Thành phố Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng qua 2 đối tượng khách hàng chính của doanh nghiệp: khách hàng đại lý và khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra bảng hỏi được thiết kế đối với cán bộ công nhân viên của công ty. +Xác định dung lượng mẫu điều tra - Đối với đại lý của công ty: tiến hành điều tra trực tiếp 21 đại lý trong tổng số 21 đại lý của công ty, trong đó nhận được 19 phiếu (không trả lời 2 phiếu) - Đối với khách hàng sử dụng máy tính để bàn của công ty : tại 01 đại lý, chọn ngẫu nhiên 07 khách hàng khi họ đến mua máy tính của công ty và tiến hành điều tra trực tiếp. Kết quả thu được 122 phiếu trả lời của khách hàng (trả lời không đúng 25 khách hàng) - Các thành viên trong công ty: chọn 07 thành viên trong đó: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc, 04 trưởng phòng. + Đặc trưng của mẫu điều tra: Bảng 2.5 : Đặc trưng khách hàng sử dụng máy tính để bàn được điều tra Đặc trưng của khách hàng Số lượng ( người) Tỷ lệ % 1. Giới tính Nam Nữ 89 33 73 27 2. Tuổi <19 tuổi 19-40 > 40 18 57 47 14,8 46,7 38,5 3. Thu nhập hộ gia đình bình quân/tháng (triệu đồng) TN thấp: < 2 TN trung bình: 2-4 TN cao: > 4 12 77 33 9,8 63,1 27,1 4. Trình độ học vấn ≤ THPT Trung cấp, cao đẳng ≥ Đại học 30 25 67 24,6 20,5 54,9 5. Nghề nghiệp Học sinh- sinh viên Nhân viên nghiệp vụ Công nhân, buôn bán Khác 41 45 24 12 33,6 36,9 19,7 9,8 6. Khu vực Thành thị Nông thôn 98 24 19,7 80,3 Nguồn: Số liệu điều tra Về trình độ học vấn, đa số người được phỏng vấn có trình độ đại học trở lên (54,9 %), kế đến là PTTH (24,6 %) và trình độ trung cấp cao đẳng (20,5 %). Điều này tương đối phù hợp với thông tin về nghề nghiệp của mẫu. Theo phân bố mẫu thì nghề nghiệp chủ yếu là nhân viên nghiệp vụ (36,9 %) như nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn phòng, phóng viên, kế toán, v.v . Thu nhập là vấn đề thật sự nhạy cảm, thông tin này chỉ đóng góp cho chúng ta một cái nhìn tương đối về khả năng tài chính của những khách hàng được phỏng vấn. Thông tin thu được là thu nhập trung bình của các thành viên trong gia đình của người được phỏng vấn chứ không phải của riêng bản thân người được phỏng vấn. Vì thường gia đình sẽ góp phần hỗ trợ về tài chính cho các thành viên, và các thành viên trong gia đình cũng phải đóng góp tài chính cho gia đình. Ở đây, thu nhập chủ yếu tập trung vào khoảng 2-4 triệu VNĐ/ tháng (63,1%). Điều này phù hợp với mặt bằng thu nhập của người dân ở các tỉnh miền Trung. Về mặt độ tuổi, mẫu tập trung vào độ tuổi từ 19 tuổi đến 40 tuổi (46,7 %) đây chính là độ tuổi cho nhu cầu sử dụng máy tính để bàn nhiều nhất. Về mặt giới tính thì nam chiếm đa số (73 %). Điều này cũng phù hợp cho việc khai thác thông tin vì thường nam sẽ có những đánh giá chính xác hơn nữ đối với loại sản phẩm này. Và thực tế trong gia đình, khi nữ có nhu cầu mua máy tính để bàn thì họ cũng thường nhờ nam xem xét, đánh giá và lựa chọn máy giúp họ. 2.2.2. Thu thập tài liệu - Thu thập số liệu sơ cấp: qua phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các khách hàng sử dụng máy tính và các đại lý của công ty. - Thu thập số liệu thứ cấp: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng kết của công ty trong năm 2002-2004, các tài liệu khác có liên quan từ mạng Internet. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không phải trong trạng thái riêng rẽ, cô lập mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng, sự vật, không phải trong trạng thái tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng mới, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. b. Phương pháp phân tích thống kê, phân tích đánh giá của các tài liệu liên quan. c. Phương pháp phân tổ: Phương pháp phân tổ sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh đặc điểm cơ bản của khách hàng tiêu dùng máy tính cá nhân. Căn cứ vào số liệu điều tra và kết quả phỏng vấn, tiến hành phân tổ theo các tiêu thức sau: Đối với khách hàng tiêu dùng được phân thành 06 tổ: Độ tuổi; Thu nhập gia đình trung bình hàng tháng; Giới tính; Trình độ; Nghề nghiệp của khách hàng; Khu vực sinh sống. d. Phương pháp phân tích ma trận SWOT: sử dụng phương pháp này để lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp cho công ty phát huy những điểm mạnh, tận dụng những cơ hội đồng thời hạn chế những điểm yếu và cố tránh những đe doạ. e. Phương pháp phân tích phương sai ANOVA công cụ hỗ trợ : phần mềm xử lý số liệu SPSS 11.5 for Window Phương pháp phân tích phương sai ANOVA dùng để kiểm định sự khác nhau về trị trung bình (mức điểm trung bình) ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng dùng được phân tổ theo từng yếu tố có hay không sự khác biệt khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Cơ sở lý thuyết: Kiểm định giả thiết Ho : µ 1 = µ 2= …µ k. (không có sự khác biệt về điểm đánh giá trung bình ý kiến của các nhóm khách hàng tiêu dùng trong mỗi tổ được phân theo từng yếu tố khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn). Nguyên tắc quyết định với mức ý nghĩa α = 0,05 (ứng với độ tin cậy 95%) là: * Bác bỏ Ho : nếu: MSG > F k-1,n-k, α P- value (hay Sig.)< α = 0,05. MSW * Chấp nhận Ho : nếu: MSG ≤ F k-1,n-k, α P- value (hay Sig.) ≥ α = 0,05. MSW Trong đó: F k-1,n-k, α là giá trị sao cho P (F k-1,n-k, > F k-1,n-k, α ) = α F k-1,n-k, α có phân phối F với bậc tự do của tử số là (k-1) và bậc tự do của mẫu số là (n-k). MSW =SSW / (n-k); SSW = xij - xi )2 SSW: Tổng các độ lệch bình phương giữa các nhóm (Sum of Squares Between Groups). MSW : Tổng các độ lệch bình phương trong nội bộ nhóm (Sum of Squares Within Groups). MSG=SSG/ (k-1); SSG = xi - x)2 SSG : tổng các độ lệch bình phương giữa các nhóm ; MSG : phương sai giữa các nhóm. F = MSG/ MSW. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MÁY TÍNH ĐỂ BÀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HUETRONICS GIAI ĐOẠN 2005-2010 3.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 3.1.1. Môi trường vĩ mô 3.1.1.1. Các yếu tố về kinh tế Sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt nam trong những năm qua là nhân tố quan trọng tác động đến tổng cung, tổng cầu và tạo ra những cơ hội phát triển mạnh cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và ngành công nghiệp máy tính nói riêng. Song song với nền kinh tế phát triển, thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng được hoàn thiện hơn. Do đó vấn đề chi tiêu của người dân về các nhu cầu công nghệ thông tin, máy móc hiện đại ngày càng nhiều và đó cũng chính là cơ hội để các nhà sản xuất cung cấp máy tính để bàn sẵn sàng đầu tư để đón đầu, tuy nhiên, chính nó cũng đặt ra nhiều thách thức: liệu công ty có đủ khả năng để đương đầu với một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hay không?. Môi trường kinh tế luôn luôn biến động một cách nhanh chóng và không thể kiểm soát. Điều đó đòi hỏi các cán bộ kinh doanh của công ty phải không ngừng tiếp cận, nắm bắt và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình thích ứng với môi trường để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. 3.1.1.2. Ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu học và phát triển con người Dân số của Việt nam ước tính đến nay khoảng 82 triệu người, là quốc gia đông dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Tốc độ phát triển dân số vào khoảng 1,29%. Khoảng 1/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống chủ yếu ở những vùng núi cao. Việt Nam xếp thứ 101 trên 147 nước của UNDP về phát triển về con người. Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ ra Việt nam chỉ đứng ở mức trung bình. Chỉ số HDI được tính dựa trên ba thành phần chính của vấn đề phát triển con người: giáo dục, sức khoẻ và tiêu chuẩn về cuộc sống, và việc xếp hạng các quốc gia dựa trên chỉ số hỗn hợp của những yếu tố chẳng hạn như kế hoạch sinh đẻ, xóa nạn mù chữ, trình độ học vấn và GDP/đầu người. Việt Nam đã có một bước tiến dài trong vấn đề phát triển khi nhảy từ vị trí 122 lên 101 chỉ trong một vài năm. Với trình độ văn hóa của dân cư như phân tích ở trên, đó là yếu tố hết sức thuận lợi khi mà sử dụng máy tính để bàn đòi hỏi một số kiến thức nhất. Với chỉ số phát triển con người cao, người dân Việt nam sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng công nghệ này, thêm vào đó số lượng dân số lớn, thị trường cho các máy tính để bàn này tại Việt nam nói chung và các tỉnh miền Trung nói riêng đã và đang hết sức bùng nổ trong tương lai. Các nhà cung cấp sẽ đầu tư để cạnh tranh trên thị trường lớn này. Và đây cũng chính là cơ hội của công ty Huetronics khi kinh doanh sản phẩm máy tính để bàn. 3.1.1.3. Ảnh hưởng của yếu tố pháp lý Yếu tố chính trị và pháp luật gắn liền với sự phát triển kinh tế. Một quốc gia có một chế độ chính trị ổn định và một hành lang pháp lý rõ ràng sẽ có điều kiện thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng nhiều, giao lưu thương mại ngày càng phát triển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Riêng đối với Việt nam chúng ta sau khi mở cửa cũng bước đầu xây dựng được một nhà nước pháp quyền có hành lang pháp lý thông thoáng giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn vào làm ăn. Chính phủ Việt nam đã công nhận tầm quan trọng của sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp máy tính Việt nam nói riêng là một trong những động cơ thúc đẩy quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế. Những năm đầu tiên của thế kỷ 21 là những năm quá độ của bước phát triển kinh tế của Việt nam và được đánh dấu bằng những chính sách và luật lệ đã được sửa đổi của Chính phủ. Mặt khác, với những yêu cầu của sự hòa nhập với quốc tế qua những chương trình ASEAN và e-APEC và nền kinh tế tri thức toàn cầu, Việt nam phải đối mặt với những thách thức chiến lược và rủi ro về việc bỏ lại đằng sau và kém xa các nước khác nếu không có một sự phát triển công nghệ thông tin cơ bản và thích hợp. Chỉ thị 58/CT-TW của Bộ chính trị ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh việc sử dụng và phát triển IT cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn 2000-2010. Để thực hiện chỉ thị 58, chính phủ đã ra quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 phê chuẩn kế hoạch triển khai chỉ thị 58 với 4 mục tiêu sau: 1/ Cải tiến cơ sở hạ tầng của Viễn thông và Internet. 2/ Phát triển nguồn lực con người trong lĩnh vực IT. 3/ Phát triển ngành công nghiệp phần mềm. 4/ Phát triển ngành công nghiệp phần cứng. Việc thực hiện một nhà nước điện tử và tăng tốc độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan điều hành nhà nước đóng vai trò then chốt đối với quá trình tăng trưởng bền vững của ứng dụng CNTT trong xã hội, nhà nước đã tập trung phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan điều hành nhà nước gồm 03 đề án lớn: - Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng (đề án 47) - Ứng dụng CNTT tin học hóa quản lý hành chính nhà nước - Đề án tin học hóa hoạt động của Quốc hội Tất cả những chính sách trên đều tạo điều kiện cho thị trường máy tính để bàn ngày càng phát triển, tuy nhiên nước ta vẫn chưa có chính sách thỏa đáng để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy tính trong nước. Năm 2002, khoản 70 container máy tính đã qua sử dụng được nhập khẩu về Việt nam, trung bình mỗi tháng có 4.000-5.0000 máy tính seconhand được tung ra thị trường. Đó chính là một thách thức đối với ngành sản xuất và lắp ráp máy tính trong nước. Ngoài ra các chính sách thuế đối với máy tính, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng sản xuất máy tính cũng còn nhiều bất cập, chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư dây chuyền công nghệ, lắp ráp, sản xuất máy tính tại Việt nam. Thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng cho lắp ráp máy vi tính chia làm nhiều loại phổ biến là 10% khi đó thuế nhập khẩu nguyên chiếc là 5%, điều đó không khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất. Các cửa hàng máy tính được hưởng thuế VAT không cần hóa đơn chứng từ đầu vào, còn công ty máy tính hưởng thuế giá trị gia tăng phải có hóa đơn chứng từ đầu vào. Hình thức quản lý này tạo kẻ hở để bán hàng trốn thuế, tiêu thụ nhập lậu không chứng từ, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa doanh nghiệp và cửa hàng. 3.1.1.4. Các yếu tố công nghệ Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngành sản xuất, hiện nay khi khoa học phát triển với tốc độ cao, việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các công nghiệp mới là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Nước ta gần đây, việc áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh rất được coi trọng. Các doanh nghiệp đã nhận thấy rằng không có doanh nghiệp nào mà không phụ thuộc vào yếu tố công nghệ và thiết bị, công nghệ càng tiên tiến càng cho phép sản xuất ra các sản phẩm mới nhằm đáp ứng thị hiếu hoặc tạo ra yêu cầu mới cho người tiêu dùng. Luật đầu tư nước ngoài ra đời tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước tranh thủ hợp tác, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến từ các nước phát triển, từ đó cho ra đời các máy tính để bàn có chất lượng cao 3.1.2. Môi trường vi mô 3.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh Ở thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, cụ thể như Tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có có 25 đơn vị sản xuất kinh doanh máy tính để bàn, các loại hình công ty TNHH là đối thủ cạnh tranh mạnh của công ty, điển hình như công ty TNHH Nhật Huy kinh doanh trên thị trường Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm máy tính với các nhãn hiệu cạnh tranh lớn như : máy vi tính của IBM, INTEL, cạnh tranh với các loại máy tính để bàn mà công ty Huetronics đang cung cấp. Ngoài ra trong kinh doanh ngày nay, uy tín và vị thế của nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bán hàng hóa đó, nếu nhãn hiệu hàng hóa thật sự không được thị trường chấp nhận thì dù doanh nghiệp có thực hiện tốt công tác phân phối cũng không bán được hàng hóa một cách có hiệu quả. Và nếu nhãn hiệu cạnh tranh chiếm được ưu thế trên thị trường thì khả năng bán hàng của doanh nghiệp cũng bị giảm sút. Việc tìm hiểu nhãn hiệu cạnh tranh là rất cần thiết. Hiện nay các nhãn hiệu cạnh tranh với nhãn hiệu của công ty cổ phần Huetronics đang kinh doanh là máy tính IBM, FPT. Bảng 3.1: Các đối thủ cạnh tranh máy tính để bàn của công ty trên từng thị trường Thị trường Tên đơn vị 1. Tỉnh Thừa Thiên Huế Công ty TNHH Nhật Huy 2. Thành phố Đà Nẵng Công ty cổ phần Vietronics 3. Quảng Trị Công Ty Điện Tử Quảng Trị 4. Quảng Bình Công ty TNHH HPC Nguồn: Điều tra thị trường Trong khu vực kinh tế nhà nước, Công ty Điện tử Quảng Bình là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và chủ yếu của công ty. Doanh nghiệp này được sự ủng hộ rất lớn từ chính quyền tỉnh với chính sách ưu đãi và hỗ trợ trong kinh doanh. Hơn thế nữa, công ty Điện tử Quảng Bình lại có lợi thế là một doanh nghiệp chủ nhà nên khả năng nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của thị trường trong tỉnh Quảng Trị chính xác hơn vì vậy đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu thụ ở Quảng Trị. Do đó công ty cổ phần Huetronics phải có chiến lược đầu tư và phát triển lâu dài mà trước hết là công tác khảo sát và nghiên cứu thị trường phải được quan tâm đúng mức đồng thời phải xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng ở đây. Hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều. Những đơn vị này thu hút một lượng khách đáng kể với các sản phẩm tương đối đa dạng, giá cả có thể thấp hơn bởi những cơ sở này đôi khi thu nhận các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng như hàng bãi, hàng nhập lậu. 3.1.2.2. Khách hàng Trong nền kinh tế thị trường khách hàng quyết định sự tồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược kinh doanh máy vi tính của công ty cổ phần Huetronics giai đoạn 2005-2010.doc
Tài liệu liên quan