Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Giầy Yên Viên

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Giới hạn của đề tài 2

3. Phương pháp và các bước nghiên cứu 2

 

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I. Khái niệm về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 4

1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh 4

2. Xác định nhiệm vụ của chiến lược kinh doanh 6

3. Xác định mục tiêu chiến lược 6

4. Vai trò và sự cần thiết hoạch định chiến lược trong kinh doanh. 7

5. Các loại hình chiến lược kinh doanh. 9

II. Những nội dung cơ bản của quản trị chiến lược 12

1. Hình thành chiến lược : 12

2. Thực hiện chiến lược 13

3. Kiểm tra, đánh giá chiến lược kinh doanh 13

III. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong công ty 16

1: Xác định nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp 16

2: Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh 17

2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô: 18

2.2. Các yếu tố trong môi trường tác nghiệp : 26

3. Tổng hợp các kết quả phân tích và dự báo môi trường kinh doanh 30

4. Phân tích nguồn lực bên trong doanh nghiệp (yếu tố chủ quan): 31

5: Tổng hợp các kết quả phân tích và đánh giá thực trạng doanh nghiệp 34

6. Nghiên cứu các quan điểm kinh doanh, các ý chí và nguyện vọng của người đứng đầu doanh nghiệp 35

7. Hình thành các phương án chiến lược thích nghi 35

8 Đánh giá và xây dựng chương trình phương án chiến lược tốt nhất 36

 

 

PHẦN II

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN

I. Khái quát chung về quá trình hình thành phát triển và hoạt động của công ty 39

1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Giầy Yên Viên 39

2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty 40

3. Công nghệ sản xuất một số hàng hoá chủ yếu của Công ty. 41

4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty 43

5 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Giầy Yên Viên: 44

6. Tình hình lao động tiền lương của công ty: 46

7. Tình hình quản lý vật tư đầu vào của công ty 49

II. Phân tích công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Giầy Yên Viên 52

1. Căn cứ xây dựng chiến lược tại Công ty Giầy Yên Viên 52

2. Phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh Công ty Giầy Yên Viên 53

3. Các giải pháp mang tính chiến lược đang được thực hiện tại công ty 54

4. Đánh giá các giải pháp mang tính chiến lược đang thực hiện ở công ty 57

 

PHẦN III

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN

I. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp 60

1. Môi trường vĩ mô 60

2. Môi trường tác nghiệp ( môi trường kinh doanh ngành) 65

II. Tổng hợp phân tích đánh giá các yếu tố ngoại vi (Ma trận EFE) 69

III. Phân tích nguồn lực bên trong công ty. 70

1. Đặc điểm nguồn nhân lực 70

2. Cơ cấu tổ chức của công ty 72

3. Khả năng tài chính doanh nghiệp 73

4. Các yếu tố sản xuất, vật chất kĩ thuật của công ty 74

5. Về hoạt động Marketing 76

6. Một vài yếu tố khác đặc trưng riêng của công ty 78

IV. Tổng hợp phân tích đánh giá các yếu tố nội vi (IFE) 78

V. Lập ma trận SWOT làm cơ sở hình thành chiến lược kinh doanh 79

1. Xác định mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp: 79

2. Lập ma trận SWOT, lựa chọn chiến lược kinh doanh. 80

VI. Lựa chọn và xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho công ty Giầy Yên Viên 81

1. Chiến lược tổng quát 81

- Chiến lược liên kết dọc về phía sau để có hậu phương vững chắc: 83

- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 83

- Chiến lược phát triển hội nhập dọc thuận chiều: 84

2.Chiến lược bộ phận nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh phương án 2 85

a. Chiến lược về công nghệ: 85

b. Chiến lược phát triển thị trường : 88

c. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: 92

Kiến nghị và kết luận 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Giầy Yên Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o nhất, điều hành hoạt động Công ty với chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước nhà nước về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nắm giữ và có quyền quyết định các vấn đề cũng như việc điều chuyển vốn trong Công ty, chỉ huy mọi hoạt động thông qua trưởng các phòng ban hoặc uỷ quyền cho phó Giám đốc điều hành. Căn cứ vào chủ trương pháp lệnh của nhà nước và tình hình thực tế Công ty, Giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty và các đơn vị thành viên để hoạt động đạt hiệu quả. Hai phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh : - Một phó giám đốc phụ trách xưởng giầy nữ: có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo và điều hành bộ phận sản xuất của xưởng giầy nữ. - Một phó giám đốc phụ trách xưởng giầy vải : Có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và phụ trách sản xuất của xưởng giầy vải Cụ thể các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, các bộ phận này chịu sự điều hành lãnh đạo của Giám đốc trên nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. Mối quan hệ giá các bộ phận bình đẳng hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao, gồm 6 phòng ban khác nhau có các chức năng hỗ trợ cụ thể. Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tổ chức công việc có liên quan đến tổ chức quản lý, tuyển sinh lao động, giải quyết chính sách chế độ tiền lương thưởng trong công ty, lập tính toán và đề nghị lãnh đạo công ty duyệt đơn giá tiền lương, ngoài ra còn có nhiệm vụ chấp hành, kiểm tra việc chấp hành công tác tổ chức lao động, chỉ lệnh của Giám đốc. Phòng kế hoạch vật tư, kinh doanh : Phụ trách nghiên cứu, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phối hợp cùng phòng tổ chức và phòng kỹ thuật công nghệ, xây dựng giá thành kế hoạch, trợ giúp giám đốc soạn thảo văn bản hợp đồng kinh tế với khách hàng, mua sắm quản lý nguyên vật liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, kiểm tra về mặt số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu, nhập, xuất thành phẩm trong kho. Phòng kỹ thuật công nghệ: Có chức năng quản lý thiết kế phác thảo và chế tạo các loại dưỡng mẫu theo yêu cầu đơn đặt hàng, giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm thử nghiệm mẫu mã vật tư đầu vào và đầu ra (KCS), chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất, lập kế hoạch định kỳ sửa chữa lớn máy móc thiết bị công nghệ, theo dõi sản xuất, phối hợp cùng phòng tổ chức hành chính tham gia đào tạo, nâng bậc lương cho đội ngũ công nhân. Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý toàn bộ tài sản tài chính các loại vốn, quỹ của công ty, bảo toàn và phát triển nguồn vốn sử dụng vốn có hiệu quả, tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế với khách hàng thực hiện công tác hạch toán kế toán trong Công ty, quản lý tiền gửi, tiền mặt các loại vật tư hàng hoá thanh toán lương, BHXH, BHYT,cho các bộ công nhân viên, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hàng quý lập báo cáo quyết toán sản xuất, chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như của Công ty, tham gia đề xuất với Giám đốc Công ty biện pháp tăng cường quản lý tài sản với quyền hạn và trách nhiệm của mình. Phòng xuất nhập khẩu : Có nhiệm vụ quan hệ với các cơ quan nhà nước liên quan đến công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, làm các thủ tục xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hoá, thực hiện xuất nhập hàng hoá theo đơn đặt hàng đã được ký hợp đồng kinh tế giữa công ty và các đối tác khách hàng. Phòng bảo vệ quân sự : Phụ trách quân sự bảo vệ trật tự an toàn tài sản công ty, phòng cháy chữa cháy, huấn luyện kiểm tra công tác phòng và cứu hỏa, phối hợp với các cơ quan nhà nước, địa phương và phòng tổ chức hành chính và triển khai luật nghĩa vụ quân sự đối với nam cán bộ, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ khu vực. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc để đáp ứng nhu cầu của sản xuất, một mặt góp ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả công việc, việc tổ chức bộ máy quản lý tập chung thống nhất từ trên xuống dưới tạo khả năng chuyên môn hóa và đẩy mạnh mối quan hệ liên quan giữa các bộ phận là một yếu tố tạo nên sự thành công, phát triển của Công ty(Sơ đồ II.2). Nhìn chung bộ máy tổ chức quản lý của công ty được bố trí gọn nhẹ các phòng ban chức năng đảm bảo tốt chức năng hoạt động của mình. Mệnh lệnh được cấp chỉ huy ban ra không bị chồng chéo, sự phối hợp giữa các khâu quản lý chuyên môn nghiệp vụ nhanh chóng và mang tính nhất quán cao. I.6. Tình hình lao động tiền lương của công ty: Tổng số lao động trong công ty năm 2000 hiện đang sử dụng là 1108 lao động trong đó tổng lao động thực tế làm việc có 964 người, sang năm 2001 do nhu cầu việc làm giảm tổng số lao động nhà máy giảm xuống còn 998 người trong đó số người thực tế có việc làm là 916 người. Số lao động nữ trong toàn nhà máy là 625 người chiếm tỉ lệ 62.5% đây là một tỷ lệ cao. Về chất lượng lao động của công ty có trình độ tay nghề từ bậc 2 đến bậc 4, hệ số cấp bậc công việc bình quân là 2,33. Lực lượng lao động chủ yếu là nữ và hầu hết còn trẻ tuổi. Bảng số II.3 Tình hình lao động trong công ty giầy Yên Viên Phân loại lao động Số lượng(người ) Tỉ lệ (%) Theo số lao động Tổng lao động 998 100.0% Lao động trực tiếp 919 91.4% Lao động gián tiếp 79 8.6% Theo trình độ Đại học 31 3.1% Cao đẳng vàTrung cấp 17 1.7% Công nhân kỹ thuật 852 85.4% Lao động khác 98 9.8% Mặt khác theo bảng II.3 cho ta thấy phân bổ lao động xét về mặt trình độ trong khối gián tiếp quản lý trong công ty, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung bình có tỉ lệ cao 39% là trình độ đại học, xét trong toàn công ty tỷ lệ này chiếm một số rất nhỏ( 3.1%) điều này do đặc điểm công việc của ngành công nghiệp da giầy nói chung, cũng như của công ty nói riêng còn mang tính thủ công, yêu cầu công việc giản đơn độ phức tạp không đòi hỏi cao. Thời gian làm việc của nhân viên y tế, bảo vệ theo ca 8h/ ca/ ngày, lực lượng bảo vệ có 11 người thay nhau làm việc suốt 3 ca liên tục trong ngày, ca đêm tính từ 22h-6h sáng. Nhân viên hành chính làm việc theo buổi, buổi sáng từ 7h30 đến11h30, buổi chiều từ 12h30 đến 4h30, một tuần được nghỉ 1 ngày chủ nhật. Hàng năm công ty thực hiện nghỉ tết dương lịch 1 ngày (1/1 năm dương lịch), ngày chiến thắng miền nam 1 ngày (30/4 năm dương lịch ), ngày quốc tế lao động 1 ngày (1/5 năm dương lịch), ngày quốc khánh 1 ngày (2/9 năm dương lịch ), tết âm lịch 4 ngày (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm) Bảng số II.4 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi Stt Chức danh Tuổi đời Dưới 30 30-39 40-49 50-59 1 2 3 4 5 6 7 8 Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Công ty Trưởng phòng Phó phòng Quản đốc phân xưởng Viên chức CMNV - Chuyên viên kỹ sư, kinh tế viên - Cán sự kỹ thuật viên - Chuyên viên kỹ sư kinh tế Nhân viên - Nhân viên hành chính - Nhân viên phục vụ bảo vệ Công nhân sản xuất - Lao động sản xuất - Lao động học nghề - Lao động thời vụ 5 3 2 612 34 68 1 2 4 2 4 3 166 1 2 4 3 1 2 3 3 2 15 52 1 1 1 1 Tông cộng 724 182 88 4 Công ty Giầy Yên Viên do đặc thù riêng của ngành mà công tác tiền lương chỉ sử dụng hai hình thức tiền lương chủ yếu đó là: hình thức lương thời gian đối với khối gián tiếp và hình thức lương khoán sản phẩm đối với khối trực tiếp : Hình thức trả tiền lương theo thời gian: Thực chất trả công theo số ngày công (giờ công) thực tế đã làm, được tính theo công thức: Ltg = Ttt * L Trong đó: Ttt: số ngày công thực tế đã làm trong kỳ L : mức lương ngày Lngày =LcbxHcbxHcvxN/26 Trong đó Lcb: mức lương tối thiểu do nhà nước quy định ( 210.000đ ) Hcb: hệ số lương phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ công tác Htn: hệ số trách nhiệm phụ thuộc vào công việc được giao N/26 : số ngày làm việc thực tế trên số ngày trong chế độ Lương sản phẩm : Dựa trên việc xây dựng đơn giá lương, công ty trả lương khoán sản phẩm đến từng công đoạn sản xuất như cán, bối vải, cắt may... theo khối lượng sản phẩm người công nhân sản xuất ra và đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhập kho và căn cứ vào quy định mức tiền lương cụ thể cho từng công đoạn. Các tổ trưởng phân xưởng lĩnh tiền lương tại phòng kế toán theo bảng tổng hợp lương chỉ rõ khối lượng sản phẩm và đơn giá kèm theo. Sau đó các tổ tự phân chia trong nội bộ theo số lượng sản phẩm thực tế của mỗi công nhân, công ty không can thiệp nhưng yêu cầu các phân xưởng phải phân chia công khai, chia đúng và chia đủ. Hình thức tiền lương này áp dụng không có lợi về mặt kinh tế cho những công việc khẩn cấp cần hoàn thành sớm. Tiền lương phải trả cho CNSX = số lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương của từng công đoạn Khi đó tiền lương của mỗi công nhân trong tổ sẽ được tính theo số lượng và đơn giá sản phẩm thực tế mà họ sản xuất ra đủ điều kiện nhập kho. Tổ trưởng đảm nhiệm chức năng chung trực tiếp theo giám sát và quản lý công nhân trong tổ mình phụ trách ghi chép và kiểm tra số lượng chất lượng sản phẩm của công nhân trong tổ để phục vụ cho công tác phân chia tiền lương chính xác. Tiền lương của mỗi công nhân tính bằng số lượng sản phâm làm ra trong tháng nhân với đơn giá tiền lương theo sản phẩm. Do đặc điểm của ngành da giầy nói chung hiện nay trên địa bàn công ty không có trường đào tạo chính thức công nhân, mặt khác công việc chủ yếu mang thủ công thực hiện trên máy may..., nên hàng năm công ty chủ động tuyển thêm công nhân vào làm việc theo hình thức tuyển hợp đồng có đánh giá kiểm tra tay nghề để xác định bậc thợ thực tế của người lao động, ngoài ra đối với những công nhân làm việc lâu năm trong nhà máy thời gian ba năm công ty sẽ tổ chức cho thi nâng bậc để đánh giá lại bậc thợ. Lực lương lao động trong công ty hầu hết là các nam, nữ thanh niên trên địa bàn các xã quanh khu vực công ty, đây là lực lượng thanh niên trẻ, khoẻ, có văn hoá học hết phổ thông trung học. Công ty còn tiếp nhận công nhân lành nghề và các công nhân khác theo yêu cầu sản xuất vào làm việc trong công ty. I.7. Tình hình quản lý vật tư đầu vào của công ty Tại công ty Giầy Yên Viên, nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều chủng loại khác nhau và được mua ở cả trong và ngoài nước. Việc tổ chức sản xuất của công ty hiện nay chủ yếu gia công sản phẩm theo hợp đồng ký kết với công ty của Đài loan và tổ chức ký kết hợp đồng trên cơ sở công ty gửi mẫu giầy đi chào hàng, khách hàng chấp nhận mẫu chào hàng, hai bên chấp nhận thống nhất về giá cả và ký hợp đồng sản xuất hoặc khách hàng đến đặt hàng sản xuất của công ty. Khi đó, bên mua mở LC cho bên bán trên cơ sở đó công ty mới đặt mua nguyên vật liệu theo đúng số lượng giầy đã ký hợp đồng thông qua việc tính toán định mực tiêu hao vật tư. Do đó, kho nguyên vật liệu của công ty có rất ít số dư khi kết thúc vụ giầy. Bảng số II. 4 Định mức vật tư cho 1000 sản phẩm giầy N01_V025 Định mức vật tư kiểu giầy cillas -1(N01) V08 cỡ 36-38 Vật tư đơn vị Đ/m cho 103 đôi Ghi chú Da thuộc bia 1850 Vải bạt 3419 - K095 m 215 Mành mộc K095 m 160 Định Mực in kg 0.2 Mức Chỉ 40/2( đối với N01) m 23000 Phần Mút 3mm m 50 Mũ Xốp EVA ( Đối với N01) m 28 Và Xốp 3m ( Đối với V08) tấm 52 Phần Dây tăng cường 1mm m 75 Tẩy Dây treo 3mm( treo tem) m 80 Đế ngoài đôi 1000 Chỉ khâu hậu(với V08) kg 0.5 Chỉ khâu mũ kg 18 Keo 338 thùng 0.5 Keo393 thùng 0.57 Phần Nước rửa331 thùng 0.15 Hoàn Nước cứng 348 lọ 0.3 Chỉnh Nước trápản lít 5 đóng Keo latex kg 5 Gói Giấy độn pho mũ tờ 8000 Phẩm Giấy bọc giầy tờ 1010 Que chống nhựa đôi 1000 Chống ẩm Miếng 1000 Nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh gồm có : - Nguyên vật liệu chính : vải bạt, vải phin, vải mộc mành, vải chéo... hoặc cao su các loại, hoá chất các loại - Nguyên vật liệu phụ gồm có chỉ dây giầy, ôzê.....và các loại nhiên liệu xăng công nghiệp để pha chế, bồi vải, làm keo, xăng dầu để phục vụ sản xuất. * Khấu hao tài sản cố định Trong quá trình sử dụng tài sản cố định do chịu ảnh hưởng cơ lý hoá..., để đảm bảo toàn vốn cố định công ty tiến hành thu hồi dần giá trị tài sản cố định thông qua việc tính khấu hao hàng năm các loại tài sản có trong công ty. Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao / năm Bảng II.5 : tình hình TSCĐ năm 2001 Đơn vị đồng Giá trị còn lại Nguyên giá Khấu hao cơ bản Giá trị còn lại Tổng số 8,366,575,335 17,090,141,930 1,257,415,200 7,109,160,135 I. Giầy vải 5,031,515,355 7,535,354,535 566,934,850 4,464,580,505 1. Vốn ngân sách 1,958,643,805 2,876,419,415 208,057,121 1,750,586,685 + T.bị 969,854,245 1,508,564,855 150,856,486 818,997,760 + Nhà xưởng 988,789,560 1,367,854,560 57,200,635 931,588,925 2.Vốn vay 2,126,019,100 3,427,544,900 267,011,250 1859007850 + Thiết bị 1,782,456,250 2,988,586,420 249,991,250 1532465000 + Nhà xưởng 343,562,850 438,958,480 17,020,000 326542850 3. Vốn tự có 946,852,450 1,231,390,220 112,518,230 842334220 + Thiết bị 946,852,450 1,231,390,220 112,518,230 842334220 II Giầy Nữ 3,255,059,980 9,474,787,395 682,480,350 2572579630 1. Vốn ngân sách 859,999,060 2,128,433,885 153,627,590 706371470 + Thiết bị 797,542,560 1,507,568,435 129,717,910 667824650 + Nhà xưởng 62,456,500 620,865,450 23,909,680 38546820 2.Vốn vay 2,169,195,500 7,097,293,130 508,087,510 1661107990 + Thiết bị 1,763,540,650 6,574,824,590 486,688,110 1276852540 + Nhà xưởng 405,654,850 522,468,540 21,399,400 384255450 3.Vốn tự có 225,865,420 249,060,380 20,765,250 205100170 + Thiết bị 225,865,420 249,060,380 20,765,250 205100170 Tài sản cố định Phân theo nguồn vốn Giá trị còn lại Nguyên giá Khấu hao cơ bản Giá trị còn lại Tổng 8,366,575,335 17,090,141,930 1,257,415,200 7,107,160,135 Vốn ngân sách 2,818,642,865 5,004,853,300 361,684,711 2,456,958,155 Vốn vay 4,295,214,600 10,524,838,030 775,098,760 4,240,115,840 Vốn tự có 1,252,717,870 1,560,450,600 133,283,480 1,047,434,390 Cơ cấu tài sản cố định theo như bảng trên cho ta thấy được là trong năm qua công ty hầu như hạn chế tiến hành đổi mới trang thiết bị hoạt động điều này được thể hiện thông qua giá trị tài sản cố định giảm 1219415200đ mà chủ yếu là công ty thực hiện khấu hao tài sản hiện có theo quy định nhà nước , phần đầu tư tài sản trong năm hầu như không đáng kể II. phân tích công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Giầy Yên Viên II.1. Căn cứ xây dựng chiến lược tại Công ty Giầy Yên Viên - Căn cứ vào chỉ tiêu phát triển và chỉ số tăng trưởng của toàn bộ ngành da giầy trong thời gian qua, các mục tiêu và định hướng phát triển chiến lược kinh doanh giày da xuất khẩu của ngành da giầy Việt nam đến năm 2002 (tăng doanh thu từ xuất khẩu giầy dép lên 1,9 tỷ USD, nhịp độ tăng trưởng GDP ngành sản xuất giày dép là 8%), căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết và phát triển ngành sản xuất giầy dép của Đảng và Nhà nước, phương hướng phát triển ngành sản xuất giày dép xuất khẩu của quốc gia đến năm 2010. - Căn cứ vào kết quả phân tích thị trường của Công ty để xác định nhu cầu thị trường về loại hình sản phẩm, phong cách, thói quen tiêu dùng...Căn cứ xu hướng tiêu dùng của thị trường để xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh . - Căn cứ vào chính sách đối ngoại để xác định thị trường mục tiêu quốc tế. - Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và thực lực của Công ty trong ngành sản xuất kinh doanh giầy dép và mức độ cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh trong khu vực . - Căn cứ vào việc phân tích, đánh giá, thực hiện mục tiêu kế hoạch đã đề ra. - Căn cứ vào nội lực của Công ty : tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất... II.2. Phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh Công ty Giầy Yên Viên Trong những năm gần đây, Công ty Giầy Yên Viên phải đối diện với biết bao khó khăn có thể kể đến như sự cạnh tranh với các doanh nghiệp giày dép liên doanh hiện đại, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, sự ép giá của khách hàng... Trong điều kiện như vậy, Công ty sẽ hoạt động có hiệu quả hơn, có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường khi công ty có một đường lối chiến lược đúng đắn, có những mục tiêu dài hạn hướng tới tương lai, hướng tới sự phát triển bền vững của công ty. Tuy nhiên đến nay, công ty Giầy Yên Viên chưa hề có một chiến lược kinh doanh chính thức. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời chậm trễ của chiến lược kinh doanh là do: * Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế mới chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường tư tưởng chiến lược kinh doanh mới du nhập vào nước ta dẫn đến việc nghiên cứu và vận dụng còn hạn chế. Những điều kiện, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chiến lược của Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp còn ít được quan tâm và đề cập đến. Những điều kiện để xây dựng, thực hiện chiến lược của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nước ta còn chưa thực sự được hình thành đầy đủ và đồng bộ. Việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô chưa ổn định và đáp ứng kịp sự chuyển biến của nền kinh tế - xã hội. * Các nguyên nhân chủ quan: Ban lãnh đạo công ty có xu hướng cải tiến "cái cũ" để thích ứng với những sự thay đổi của điều kiện kinh doanh hơn là thiết lập và thực thi các chiến lược kinh doanh trong điều kiện mới. Đội ngũ nhân viên trong công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, trong tư duy và phong cách làm việc còn hạn chế, kém năng động, sáng tạo và linh hoạt. Phong cách làm việc còn thụ động, công ty chưa chú trọng phát huy sáng kiến hay đề xuất đóng góp cho sự phát triển của công ty mà chỉ biết thực hiện và tuân thủ những mệnh lệnh của cấp trên. Các kế hoạch của Công ty được xây dựng và áp dụng trong thời gian ngắn, thường là 1 năm và chủ yếu dựa trên sự phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp, khả năng nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế, chức năng hỗ trợ tiêu thụ, phát triển Maketing còn chưa phát triển và hầu như chưa được triển khai mạnh mẽ, mục tiêu còn mang tính định tính, thiếu cụ thể. Bộ phận Marketing chưa đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu và phân đoạn thị trường mục tiêu. II.3. Các giải pháp mang tính chiến lược đang được thực hiện tại công ty Trong thời gian qua, để tồn tại và cạnh tranh được, Ban lãnh đạo Công ty Giầy Yên Viên đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau và trong quá trình đó đã nảy sinh những tiền đề cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh. *Thứ nhất, đó là việc xác định đúng đắn mục tiêu của công ty nhận định của ban lãnh đạo công ty trong những năm tới môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt - Sự cạnh tranh quyết liệt của hàng hoá Trung Quốc, đây là một thị trường giàu tiềm năng, một nguồn cung cấp hàng hoá với số lượng lớn và giá rẻ. Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại Trung - Mỹ có hiệu lực thì phần lớn đơn hàng sản xuất giầy đã bị thu hút về thị trường này. - Do có sự chuyển đổi cơ cấu mặt hàng : các đơn đặt hàng nhỏ lẻ, số lượng ít tăng lên, các đơn đặt hàng có số lượng lớn giảm đi . - Giá cả sản phẩm xuất khẩu trong những năm tới sẽ có xu hướng giảm sút. Căn cứ vào đặc điểm tình hình thị trường và tiềm lực của Công ty, phương hướng phát triển trong những năm tới sẽ là : - Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu vẫn là khối thị trường EU. - Đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực thì thị trường Mỹ sẽ là thị trường mà Công ty nhắm tới, Công ty sẽ tập trung mở rộng phát triển quan hệ giao dịch với thị trường đầy tiềm năng này . - Ngoài ra, thị trường khu vực Đông Nam á cũng là một thị trường mà Công ty rất quan tâm, tuy nhiên giá cả vật tư nguyên liệu và nhân công chênh lệch không nhiều. - Không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu khách hàng tạo nên những ấn tượng tốt đẹp của công ty với các đối tác sản phẩm, tiến độ giao hàng theo đúng hợp đồng yêu cầu của khách; Phấn đấu nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân và tăng cường thi đua sản xuất; Tiết kiệm và cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, bất hợp lý; Tất cả những mục tiêu đúng đắn và thiết thực trên là cơ sở để đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. * Thứ hai, Công ty đã tự điều chỉnh và xây dựng chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối, giao tiếp khuyếch trương. - Chính sách về sản phẩm: Công ty cố gắng rất nhiều trong việc đưa ra các chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng loại : giầy vải bạt mền V08, giầy ba ta, Giầy daV02, giầy thể thao, Giầy múa giả da,giầy N01, giầy khâu đen.... - Chính sách về giá cả: Trong điều kiện kinh tế thị trường sự cạnh tranh dẫn đến sức ép giảm giá hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp, giá cả được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược giá cả phải khách quan và thận trọng. Khách quan có nghĩa là phải căn cứ vào các thông tin thu thập được từ phía thị trường, còn thận trọng là phải đảm bảo sao cho thu thập đủ để bù đắp chi phí và có lãi, không bị thua lỗ, phá sản. Do vậy, thời gian qua Công ty Giầy Yên Viên đã áp dụng chính sách giá hết sức linh hoạt thông qua việc đánh giá các phương án khác nhau của các mức giá dự kiến theo khối lượng bán, lợi nhuận gián tiếp và trực tiếp, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ quyết định: Chấp nhận trong các mức giá dự kiến một giá thỏa mãn tốt nhất các mục tiêu đã đề ra. Nếu không có mức giá nào thỏa mãn các mục tiêu của doanh nghiệp thì phải xây dựng giá mới. Công ty áp dụng phương thức trích theo tỉ lệ đơn hàng đối với các khách hàng trực tiếp đem lại hợp đồng sản xuất cho công ty. Chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt nói trên đã tạo sự tin tưởng, thu hút khách đến với công ty, đồng thời cũng khuyến khích và tạo được niềm tin của khách hàng với công ty. - Chính sách phân phối: Chính sách phân phối là tập hợp các phương hướng và biện pháp để đưa sản phẩm của công ty vào các kênh tiêu thụ khác nhau nhằm thu hút được nhiều khách, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Công ty có hơn 30 Đại lý ở các tỉnh phía bắc thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ trực tiếp một lượng hàng hoá hàng hàng năm cho công ty. Các đại lý được công ty ưu tiên cung cấp vật tư hàng hoá phục vụ bàn hàng và thanh toán tiền khi hàng hóa bán được, công ty căn cứ vào sản lượng bán mà trích lại cho cửa hàng phần trăm hoa hồng. Ngoài ra công ty còn có các biện pháp hỗ trợ cho các đại lý thông qua hình thức thanh toán chậm tiền hàng trong điều kiện buôn bán gặp gặp khó khăn, điều này đã tạo thuận lợi hơn cho các đại lý tiêu thụ hàng của công ty. Ngoài ra, trong điều kiện hạn chế sản xuất công ty đã chú trọng tạo dựng các mối quan hệ với một số nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước, Chính sách này là tiền đề cơ sở cho việc xây dựng chiến lược "liên kết dọc ngược chiều" cho công ty. - Chính sách giao tiếp, khuyếch trương: Công ty thường xuyên tham gia các kỳ Hội chợ trong và ngoài nước, qua đó trao đổi, tiếp xúc, mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng nước ngoài : SEIDEN, FLEXCON, HABITEX, SHIPLEC ( Đức) và hãng KEELYWU( Đài loan) hiện đang là một bạn hàng chủ yếu đem lại hợp đồng sản xuất cho công ty. Trong năm nay, công ty cũng đã tham gia Hội trợ hàng công nghiệp, triển lãm giới thiệu sản phẩm ngành giầy dép Việt nam ...Tại đây, công ty đã giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, tìm hiểu thị trường và sản phẩm của các doanh nghiệp bạn cũng như tìm hiểu thêm về thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên duy trì và thúc đẩy mối quan hệ với bạn hàng lâu năm, khách hàng cũng như chính quyền sở tại dưới hình thức như tặng quà, gửi thiếp chúc mừng vào các ngày lễ, tết, tham gia tài trợ một số hoạt động phong trào của khu vực... * Thứ ba là việc nâng cao chất lượng trong công ty Công ty được thành lập với sự tiếp nhận cơ sở vật chất của ba xí nghiệp vật tư thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ: xí nghiệp vật tư giấy Gỗ Diêm, xí nghiệp vật tư tạp phẩm, xí nghiệp vật tư sành sứ thuỷ tinh... cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhận thức được tình hình yếu kém về cơ sở vật chất, cán bộ lãnh đạo công ty không quản ngại khó khăn tìm hướng đi để khắc phục, công ty đã thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất - xuất nhập khẩu sản phẩm giầy dép trang bị máy móc phục vụ sản xuất các sản phẩm đạt yêu cầu khách hàng. Công ty đã trang bị dây truyền sản xuất giày dép có công xuất 1,9 triệu đôi/năm, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Công ty đã nhìn nhận và đánh giá được vai trò của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong việc tạo dựng các sản phẩm có chất lượng hoàn hảo, chất lượng cao phục vụ nhu cầu khách hàng và thông qua đó góp phần đem lại sự thành công trong kinh doanh của công ty. Công ty rất quan tâm đến việc đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong công ty, thực hiện chính sách ưu tiên đối với những người có năng lực, áp dụng hình thức khen thưởng khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm tạo dựng bầu không khí làm việc tích cực. Hàng năm, Công ty tổ chức các cuộc thi tay nghề, các cuộc thi lên lương... cho đội ngũ công nhân viên. Bên cạnh đó, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24560.DOC
Tài liệu liên quan