LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU . viii
DANH MỤC HÌNH CÓ TRONG LUẬN VĂN . x
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP . 4
1.1. Tổng quan về chiến lược và hoạch định chiến lược . 4
1.1.1. Khái niệm về chiến lược. 4
1.1.2. Vai trò của chiến lược. 6
1.1.3. Phân loại chiến lược . 7
1.2. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh . 9
1.2.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược. 9
1.2.2. Quy trình hoạch định chiến lược. 10
1.2.2.1. Lựa chọn sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu của tổ chức. 11
1.2.2.2. Phân tích môi trường kinh doanh. 12
1.2.2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô . 13
1.2.2.2.2. Phân tích môi trường ngành. 16
1.2.2.2.3. Phân tích môi trường bên trong (nội bộ) của doanh nghiệp.21
1.2.2.3. Thiết lập và đánh giá các phương án chiến lược . 25
1.2.2.4. Lựa chọn phương án khả thi . 31
1.3. Các căn cứ hình thành chiến lược . 32
1.4. Các công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược . 33
1.4.1. Mô hình BCG. 33
1.4.2. Phân tích SWOT. 35
154 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam hà – Udomxay đến năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng sản phẩm để chuyển dịch cơ
cấu kinh doanh hợp lý theo hướng: Triển khai các dự án mở rộng thị trường
tại thị trường Đan Mạch, Bỉ, thị trường tại khối Brich( gồm: Brazil, Nga, Ấn
Độ và Trung Quốc) và các thị trường chủ chốt như Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ,
Anh và Pháp; Tiếp tục cải tiến, đổi mới quản lý, thực hành tiết kiệm nhằm
đem lại hiệu quả cao, đảm bảo lợi ích hài hòa của toàn công ty, người lao
động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.3. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
2.3.1. Phân tích mô trường vĩ mô
2.3.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật
Nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia có nền chính trị tương đối
ổn định, có sự nhất quán về các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước.
Song đứng trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều
cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp
muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 61
nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp trong kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu
các chính sách, các luật lệ của nhà nước hay không. Cho dù doanh nghiệp
đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của
chính phủ nước đó như luật thuế, luật môi trường, luật lao động
Trong những năm vừa qua với sự quan tâm của Nhà nước trên lĩnh vực
xuất nhập khẩu đã tạo nên những yếu tố hấp dẫn và thu hút sự đầu tư ở cả
trong nước và ngoài nước.
Bảng 2.4: Lượng vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010 2011 2012
Vốn FDI (tỷ USD) 11 11 10.46
(Nguồn:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2010 và năm 2011 lượng FDI không
thay đổi nhưng đến năm 2012 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, nợ công xảy ra ở nhiều nước nên lương FDI của Việt Nam tuy có giảm
nhưng vẫn là con số cao trong bối cảnh khủng hoảng, suy giảm nguồn FDI thế
giới và cạnh tranh gay gắt. Một tác động nữa sau khi trở thành thành viên của
WTO là các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của các nước
công nghiệp và dịch vụ phát triển yên tâm đầu tư vào Việt Nam những dự án
lớn. Đầu tư mới và tăng vốn của các dự án cũ tại Việt Nam, được thể hiện qua
các con số sau: Tổng số vốn FDI đăng ký năm: năm 2010 đạt trên 18.6 tỉ
USD; năm 2011 đạt 14,6 tỉ USD; năm 2012 đạt trên 12.7 tỉ USD (8 tháng đầu
năm đạt 8.5 tỉ USD). Vốn FDI thực hiện năm 2010 đạt 11 tỉ USD, bằng
59.1% vốn đăng ký; năm 2010 đạt 11 tỉ USD; và năm 2012 đạt 10.46 tỉ USD.
Nguyên nhân là do chính phủ đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong vận
động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cải
cách thủ tục hành chính của các ngành các cấp. Đối với ngành xuất khẩu hàng
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 62
thủ công mỹ nghệ, môi trường chính trị ổn định đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trong nước yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh. Với thế
mạnh về mẫu mã phong phú, giá thành hợp lý, các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ có mức độ tăng trưởng bình quân khá cao 20%/năm.
Nét mới của FDI đăng ký và thực hiện thời kỳ 2010 - 2012 là có nhiều
dự án lớn. Các vùng thu hút nhiều vốn FDI, bên cạnh Đông Nam Bộ và đồng
bằng sông Hồng là duyên hải Nam Trung Bộ. Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay
đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ cho
thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết
của WTO. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012,
Việt Nam có 14.522 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng
vốn đăng ký 210,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
chiếm tỷ trọng cao nhất với 50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực
kinh doanh bất động sản (23,6%), dịch vụ lưu trú ăn uống (5%).
Đến nay, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam,
trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD,
tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. TP HCM vẫn là địa
phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,2 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng
Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam giai đoạn
2010– 2012
Năm 2010 2011 2012
Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD) 175 191 206
(Nguồn: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê)
Đối với các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như
công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay, môi trường chính trị ổn định và
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 63
hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện đã giúp công ty thu hút được nhiều
đơn đặt hàng từ nước ngoài và việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào không còn
gặp khó khăn như trước đây.
Việt Nam gia nhập WTO mang lại cho các công ty xuất nhập khẩu nói
chung và công ty ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay nói riêng những cơ hội
và thách thức mới. Cơ hội là mức thuế xuất nhập khẩu vào nhiều thị trường
trên thế giới sẽ giảm xuống. Thách thức là sức ép cạnh tranh ngày càng khốc
liệt hơn do phải cạnh tranh với hàng hoá của các nước trên thế giới đặc biệt là
hàng hoá của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Hiện nay, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng
xuất khẩu cao trong những năm qua và nó có vai trò quan trọng chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông thôn bởi nó thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất
khẩu. Vì vậy, Nhà nước đã có chiến lược phát triển ngành thủ công mỹ nghệ
đến năm 2017 hướng tới mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD.
2.3.1.2. Môi trường kinh tế
Năm 2012, nền kinh tế trong nước có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu xảy ra. Tuy nhiên, với giá cả của nhiều mặt hàng và
giá của nhiều loại nguyên liệu, trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những
tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng
trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới.
Chính những điều đó có tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam nói
chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng, trong đó có Công ty cổ
phần XNK Nam Hà-Uđômxay. Sau đây ta sẽ nghiên cứu sự biến động của các
yếu tố kinh tế như sự tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ giá và ảnh hưởng của chúng như thế nào đến chiến lược phát
triển của công ty.
a. Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 64
Trong những năm vừa qua, tốc độ phát triển kinh tế cả nước ta ngày một
tăng, đời sống của bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, tốc
độ tăng trưởng GDP của Việt Nam thuộc loại cao (khoảng trên dưới 5-6%)
chỉ sau Trung Quốc nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP.Tuy
nhiên theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam sẽ chậm lại vì cơ sở hạ tầng không theo kịp. Bên cạnh đó,
các chiến lược và chính sách phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước ngày một chú trọng hơn.
Tốc độ tăng trưởng GDP là nhân tố đóng một vai trò quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. GDP tăng
trưởng tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng xuất khẩu,
thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của
người dân...
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ diễn biến tăng trưởng GDP của Việt Nam 2000 – 2012
(Nguồn: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê)
Mức tăng trưởng năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm
2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 65
thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức
tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, “khẳng
định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực
hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ”.
Tuy nhiên những bất lợi từ thị trường thế giới như nền kinh tế năm
2012 gặp bất lợi bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính
và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết đã ảnh hưởng xấu
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước, thể hiện ở
việc thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua
trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Đặc biệt, nhiều
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng
hoạt động hoặc giải thể. Dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 sẽ đạt
khoảng 5,3% và lạm phát sẽ ở mức từ 6% - 7%. Tăng trưởng của quý 1/2013
chủ yếu nhờ khu vực dịch vụ và xuất khẩu, trong khi cầu nội địa vẫn thấp,
khu vực công nghiệp và nông nghiệp đều tăng thấp. Cùng với lực cầu của nền
kinh tế đang rất yếu, tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm ở mức rất thấp,
chưa có điều chỉnh về chính sách giá, và theo thống kê số liệu 10 năm trở lại
đây, bình quân lạm phát quý 1 bằng khoảng 40% cả năm, lạm phát cả năm
nhiều khả năng sẽ dưới mức7%. Tình hình trên tạo dư địa cho việc giảm lãi
suất huy động xuống 7%, lãi suất cho vay xuống 10%.
Bảng 2.6: Thu nhập quốc dân của Việt Nam giai đoạn 2010-2012
Năm 2010 2011 2012
TNQD (Tỷ USD) 104,6 135,4 136
(Nguồn: Tradingeconomics.com)
Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế, xã hội năm 2012 của Tổng cục
Thống kê được công bố ngày 31/12, trong năm 2012, Việt Nam đã hoàn thành
hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 66
kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát tăng cao
trở lại. Thành công này là đáng được ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng tài
chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới trong
đó có Việt Nam vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất
khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh
vực kinh tế xã hội khác. Điều đó được minh chứng cụ thể bởi lượng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
b. Tỷ lệ thất nghiệp
Bên cạnh những thành tựu và khởi sắc nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội
Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập do chịu tác động của thị trường thế
giới và cả những yếu tố nội tại. Một trong những ảnh hưởng của sự khủng
hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam
Bảng 2.7 Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2010-2012
Năm 2010 2011 2012
Thất nghiệp 2,88 2,27 1,99
(Nguồn: Báo cáo của Tổng cục thống kê)
Năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam còn cao chiếm 2,88%, tỷ lệ thất
nghiệp năm 2011 đã giảm xuống 0,61%, từ mức 2,88% năm 2010 xuống
2,27% . Trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%
vào năm 2012 (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 4,43%, 2,27%)
Cùng với sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu thu nhập quốc dân của Việt
Nam ảnh hưởng
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 chủ yếu vẫn là
do tăng yếu tố số lượng, theo chiều rộng, trong đó, chủ yếu do tăng vốn đầu
tư, xuất khẩu trong khi chất lượng tăng trưởng vẫn thấp. Hiệu quả đầu tư
không cao và có xu hướng giảm dần theo thời gian cùng với quá trình tăng
vốn cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tỷ lệ nợ công trên thu nhập quốc
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 67
dân còn cao, năm 2010 là 32,7%, cuối năm 2011 nợ công của Việt Nam đã
lên tới 58,7% GDP. (theo số liệu của Cục Công sản, Bộ Tài chính). Tỷ lệ nợ
nước ngoài chiếm trên 40% thu nhập quốc dân trong các năm 2010 - 2012.
c. Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là yếu tố nhạy cảm của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm
cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng lên.
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ diễn biến CPI của Việt Nam từ 2002 - 2012
(Nguồn: news.zing.vn)
Lạm phát cao: chỉ số CPI năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 18,13 %.
Các mặt hàng được coi là có tốc độ tăng giá cao có thể kể đến là: vàng, xăng
dầu, lương thực thực phẩm, phương tiện đi lại, vật liệu xây dựng, đồ dùng và
các dịch vụ khác Tuy nhiên vào năm 2012 giảm mạnh còn 6,81%. Giá trị
đồng tiền Việt Nam giảm, lãi suất ngân hàng cao, thị trường chứng khoán, bất
động sản trầm lắng, giá vàng biến động lớn.
Đối với ngành thủ công mỹ nghệ lạm phát tăng cao làm tăng chi phí sản
xuất sản phẩm, ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp và tác động tới việc
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 68
ra quyết định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
d. Tỷ giá
Bên cạnh đó sự thay đổi của tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến các
hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến
đời sống của người dân. Theo dõi diễn biến trên thị trường ngoại tệ thời gian
gần đây cho thấy, VND đang mất giá so với USD, cặp tỷ giá USD/VND đang
có xu hướng tăng. Đây cũng chính là thời điểm thị trường xuất hiện tin đồn về
sự mất cân đối cung, cầu ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng
cho ngày 2/1/2010 là 17.941 VND/USD.
Tại thị trường chính thức, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước (NHNN)ngày 28/9/2011 là 20.830 VND/1 USD. Theo đó, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày
11/03/2013 ở mức 20.828 VND.
Giá đồng USD tăng hay giảm so với VND gây tâm lý hoang mang, lo
ngại trong dư luận. Trên thực tế, thời gian qua đồng USD đang ngày càng yếu
đi do chính phủ Mỹ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm khắc
phục những khó khăn như thâm hụt ngân sách và mất cân đối trong cán cân
thương mại.
Tỷ giá tăng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc mua bán ngoại tệ
vì nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu và ngoại tệ dùng
chủ yếu trong giao dịch là USD, đồng thời tác động tới khả năng trả nợ và
thanh toán của cả khách hàng và doanh nghiệp.
Tuy nhiên so với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da có
nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu nên giá trị thực thu ngoại tệ chỉ chiếm tỷ
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 69
trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với mặt
hàng này thì nguyên vật liệu lại được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của
nông lâm sản nên mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có
những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hầu như đạt 80-100% giá trị xuất khẩu. Cứ
một triệu USD xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ thì lãi gấp 5-10 lần so
với ngành khai thác; giải quyết việc làm từ 3000 đến 5000 lao động, nhóm
hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu
lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Đây cũng là lợi thế để công ty phát triển chiến
lược mở rộng thị trường đầu vào tăng nguồn thu nhập cho những người có
trình độ tay nghề thấp.
Tóm lại, sự biến động của môi trường kinh tế tác động đến các doanh
nghiệp trong nước nói chung và công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Nam Hà- Uđômxay nói riêng theo hai hướng: Sự tăng trưởng kinh tế tạo
cơ hội tốt trong việc đầu tư, mở rộng thị trường và quan hệ được mở rộng ra
phạm vi ngoài nước; mặt khác khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế
giới, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng cao tạo ra những thách thức đối với công
ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Nam Hà- Uđômxay như thị trường
quốc tế thu hẹp lại. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh
phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
2.3.1.3. Môi trường tự nhiên
So với một số mặt hàng xuất khẩu khác như may mặc, gỗ và giày da thì
ngành thủ công mỹ nghệ có lợi thế hơn là nguồn nguyên liệu được thu gom từ
phế liệu, thứ liệu của nông lâm sản hoặc được khai thác từ những vùng
nguyên liệu trong nước vốn là thế mạnh của nước Việt nam như tre, nứa, mây,
trúc, giang, bẹ chuối, cói...
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu do các địa phương đã khai thác bừa bãi,
thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng dần
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 70
cạn kiệt, hệ quả là các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào,
Campuchia và Indonesia...Đây là một trong những thách thức mà ngành xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ phải đối mặt. Do đó, để thực sự tạo lợi thế về
nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ chúng ta cần có kế hoạch khai thác
và trồng nguyên vật liệu hợp lý.
Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty chủ yếu công ty nhập
từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hà Nam,
Ninh Bình, Hà Tây.
2.3.1.4. Môi trường văn hóa- xã hội
Tỉnh Nam Định với dân số trên 1,8 triệu người, là tỉnh có mật độ dân
cư khá cao so với các vùng trong cả nước. Người Nam Định có đặc điểm cần
cù, thông minh, giàu tài năng. Trong cơ cấu lao động xã hội Nam Định, lao
động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn (gần 80%) và là một trong những tỉnh
có tỷ lệ cư dân thành thị thấp so với khu vực nông thôn.
Đối với Nam Định thì tốc độ tăng trưởng bình quân của Nam định năm
2010 dự kiến đến năm 2020 từ 13 đến 14%/năm. Mặc dù trong những năm
gần đây tình hình kinh tế, văn hoá của Tỉnh đã có nhiều khởi sắc song so với
điều kiện ở một số thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ... thì
vẫn còn chưa tạo được sức hút đối với nhân lực trình độ cao, nhiều chiến lược
phát triển chưa được đầu tư, tập trung. Để đáp ứng được yêu cầu này, chiến
lược phát triển chung còn gặp phải thách thức là chưa đảm bảo đủ về mặt số
lượng và về tổng thể chung chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Công ty
cần phải tuyển thêm người có trình độ, tiến hành đào tạo, tăng lương, tăng
phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc. Với sự phát triển kinh tế của Việt
nam hiện nay, mức sống của người dân cũng tăng lên điều đó tạo cơ hội tốt
cho cán bộ công nhân viên trong công ty nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, mức
thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty so sánh với mức thu nhập
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 71
của một số đối thủ cạnh tranh thì vẫn thấp. Điều đó tạo ra thách thức với công
ty trong vấn đề thu hút và giữ chân người lao động.
GDP bình quân trên đầu người của Nam Định thấp so với các tỉnh
trong khu vực và trong cả nước nhưng bù lại Nam Định lại có chỉ số phát
triển con người cao. Nam Định là địa phương đã có đầu tư ngân sách rất cao
so với GDP trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
và là một trong những tỉnh có an ninh lương thực cao ở đồng bằng Bắc Bộ.
Hệ thống giao thông, y tế, giáo dục phát triển mạnh; chính vì vậy, khi phân
tích chỉ số HDI, Nam Định được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố có chỉ số
phát triển con người cao.
Với sự phát triển của nền kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là sự thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề của các tầng lớp dân cư
trong tỉnh. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, công nghiệp
tăng lên, tỷ lệ lao động sản xuất nông nghiệp giảm đi.
Nam Định là một vùng quê văn hiến, một môi trường văn hoá tổng
hợp, hoà quyện và đan xen văn hoá biển với văn hoá miền châu thổ, văn hoá
bác học với văn hoá dân gian, văn minh đô thị với văn minh thôn dã, giá trị
tinh thần truyền thống với tác phong công nghiệp hiện đại Nam Định là
một vùng đất học với nhiều trường học nổi tiếng và nhiều thầy giỏi, trò
ngoan, nhiều người người đỗ đạt cao, nhiều nhà văn hoá lớn, nhiều thành tựu
khoa học, văn học, nghệ thuật ngang tầm quốc gia, quốc tế.
Các đặc điểm văn hóa, xã hội trên đây đã phần nào ảnh hưởng tới việc
sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Nam Hà- Uđômxay:
+ Cơ hội: Công ty có thể tận dụng lao động nhàn rỗi ở nông thôn để sản
xuất hàng hoá với số lượng lao động lớn và chi phí thấp hơn so với các ngành
khác.
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 72
+ Thách thức: Do đặc điểm lao động trong khu vực nông nghiệp thông
thường rất nhàn rỗi, thường một năm có 2 mùa vụ chính nên khi vào những
mùa vụ thì công ty lại không có lao động để sản xuất. Do đó, công ty cần có
kế hoạch sản xuất phù hợp theo yêu cầu của khách hàng và phải chủ động
được nguồn nhân lực của mình.
2.3.1.5. Môi trường công nghệ
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc đã hỗ trợ rất hiệu
quả cho hoạt động của cán bộ trong công ty như: sử dụng máy in; sử dụng
máy tính để thiết kế mẫu sản phẩm, sử dụng hệ thống mạng máy scanđể
thực hiện các công việc của khối phòng ban Như vậy, cơ hội đến từ sự phát
triển khoa học-kỹ thuật đối với phát triển nguồn nhân lực công ty đó là nguồn
nhân lực trẻ có khả năng ứng dụng tốt thiết bị máy móc hiện đại và thách thức
đến từ sự phát triển khoa học-kỹ thuật đó là sự hạn chế về kinh phí đầu tư vào
máy móc thiết bị của công ty và sự hạn chế về năng lực, điều kiện kinh tế của
người cán bộ, trong công tác quản lý nhân sự không có cơ chế đào tạo, không
có cơ chế hỗ trợ trong việc ứng dụng.
Sự tiến bộ khoa học công nghệ luôn là một yếu tố tích cực trong việc
thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Phần lớn công nghệ mới ra đời để thay thế
công nghệ cũ, lạc hậu, kém phát triển. Năng suất từ việc ứng dụng công nghệ
mới sẽ cao hơn, tạo ra những sản phẩm có tính năng tốt hơn, đa dạng hơn, đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Công ty trong năm 2012 đã
đầu tư các máy móc thiết bị mới để nâng cao năng suất lao động và khắc phục
giá nhân công ngày tăng cao.
Máy móc trang thiết bị của Công ty được đầu tư lắp đặt cho từng công
đoạn sản xuất và kết cấu sản phẩm như 50 máy cuốn hàng tre, 20 máy đánh
ráp, 4 buồng phun sơn, 5 phòng máy sấy bảo ôn và 1 lò sấy hơi. Với điều kiện
công nghệ như hiện nay công ty có thể sản xuất ra các sản phẩm với chất
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 73
lượng cao có chi phí thấp. Sự tiến bộ khoa học công nghệ luôn là một yếu tố
tích cực trong việc thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Phần lớn công nghệ mới
ra đời để thay thế công nghệ cũ, lạc hậu, kém phát triển. Năng suất từ việc
ứng dụng công nghệ mới sẽ cao hơn, tạo ra những sản phẩm có tính năng tốt
hơn, đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Nam Hà- Uđômxay trong
năm 2012 đã đầu tư các máy móc thiết bị mới để nâng cao năng suất lao động
và khắc phục giá nhân công ngày tăng cao.
2.3.2. Phân tích môi trường ngành
2.3.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng gay gắt. Vì vậy, việc nâng cao năng lực
cạnh tranh cho công ty là một trong những vấn đề được công ty cổ phần Nam
Hà- Uđômxay rất quan tâm. Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Nam Hà- Uđômxay được chia thành 2 nhóm
chính:
Nhóm thứ nhất bao gồm các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài như:
Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, ThaiLan... trong số đó các doanh nghiệp
Trung Quốc được coi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất.
Nhóm thứ hai gồm các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong
nước. Theo thống kê của hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ, hiện nay cả nước có tới 2017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như
hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp. Trong đó làng nghề đan
tre, trúc, mây gọi chung là mây, tre, đan có số lượng lớn nhất với 713 đơn vị,
chiếm 24% tổng số làng nghề. Tuy nhiên, với quy mô sản xuất kinh doanh và
uy tín tạo dựng sau 20 năm hoạt động, các đối thủ cạnh tranh trong nước mà
hiện tại công ty đánh giá là những đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất là Công ty
Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học viên: Nguyễn Như Hoa Viện Kinh tế và Quản lý 74
TNHH Tiến Động, Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh
Long, Công ty cổ phần Najimex, Công ty XNK thủ công Mỹ Nghệ Nam
Định. Bởi các công ty này chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng giống
công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng thủ công m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272223_492_1951708.pdf