MỤC LỤC
Đề mục Trang
Nhiệm vụ luận văn
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iii
Danh sách hình vẽ vii
Danh sách bảng biểu viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI: 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI: 1
1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 1
1.3.1 Phương pháp thực hiện: 1
1.3.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin: 2
1.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: 3
1.5 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 3
1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU 5
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, thành phần của thương hiệu 5
2.1.2 Giá trị thương hiệu 7
2.2 QUI TRÌNH 9P TRONG MARKETING 7
2.2.1 Nghiên cứu và phân tích môi trường kinh doanh 8
2.2.2 Phân khúc thị trường 10
2.2.3 Xác định thị trường mục tiêu 10
2.2.4 Định vị thương hiệu 10
2.2.5 Xây dựng thương hiệu 11
2.2.6 Định giá thương hiệu (định giá sản phẩm) 11
2.2.7 Quảng bá thương hiệu 11
2.2.8 Phân phối thương hiệu (kênh phân phối) 11
2.2.9 Dịch vụ hậu mãi 11
2.3 CÁC KHÁI NIỆM: 12
2.3.1 Marketing 12
2.3.2 Tính cách thương hiệu 12
2.3.3 Bản sắc thương hiệu 12
2.3.4 Thị trường 12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM COLUSA-MILIKET 13
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM COLUSA-MILIKET 13
3.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MẶT HÀNG CHÍNH 13
3.3 TỔ CHỨC, QUẢN LÝ: 14
3.3.1 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp trước khi cổ phần hóa 14
3.3.2 Cơ cấu tổ chức công ty hiện nay: 15
3.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban công ty: 15
3.3.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của phòng kế hoạch kinh doanh 16
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CƠ CẤU VỐN ĐIỀU LỆ 18
3.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 18
3.4.2 Cơ cấu vốn điều lệ: 19
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY: 20
3.5.1 Thuận lợi: 20
3.5.2 Khó khăn: 20
3.6 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 21
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 22
4.1 NHẬN THỨC CỦA CÔNG TY VỀ VẤN ĐỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY HIỆN NAY 22
4.2 Ý THỨC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY HIỆN NAY 23
4.3 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 24
4.3.1 Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu: 24
4.3.2 Thị trường mục tiêu: 26
4.3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh: 27
4.4 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY 31
4.4.1 Định vị thương hiệu công ty 31
4.4.2 Đánh giá ưu và khuyết điểm của quá trình xây dựng thương hiệu của công ty Colusa-Miliket trong những năm vừa qua: 34
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐANG NGHIÊN CỨU 35
5.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÔNG TY, ĐÁNH GIÁ CÁC CƠ HỘI VÀ SỰ ĐE DỌA 35
5.1.1 Môi trường vĩ mô: 35
5.1.2 Môi trường tác nghiệp: 38
5.1.3 Phân tích ngành: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài: 44
5.2 TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH NỘI BỘ, ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU 49
5.2.1 Marketing: 49
5.2.2 Tài chính – kế toán: 55
5.2.3 Sản xuất: 58
5.2.4 Nhân sự 61
5.2.5 Phân tích SWOT: 66
CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO THỰC PHẨM CHẾ BIẾN ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY 70
6.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU CÔNG TY 70
6.1.1 Định hướng phát triển 70
6.1.2 Mục tiêu marketing cho xây dựng và phát triển thương hiệu 70
6.1.3 Phương án hình thành chiến lược 71
6.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO THỰC PHẨM CHẾ BIẾN ĂN LIỀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM COLUSA-MILIKET 71
6.2.1 Xây dựng các thành phần Thương hiệu 71
6.2.2 Chiến lược 4P 72
6.2.3 Chiến lược truyền thông và quảng bá 77
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
7.1 KẾT LUẬN: 82
7.2 KIẾN NGHỊ: 82
7.2.1 Về yếu tố con người: 82
7.2.2 Về chiến lược 4P: 83
7.3 TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ LUẬN VĂN 84
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho thực phẩm chế biến của Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Colusa–Miliket, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền thông trong nước không còn phân biệt giá cả giữa công ty trong nước với công ty nước ngoài trong cách tính thời gian quảng cáo trên truyền hình, phát thanh cũng như trên báo chí. Ví dụ năm 2001, giá của 30 giây quảng cáo trên VTV vào giữa phim buổi tối dành cho công ty liên doanh nước ngoài là 26.700.000 đồng thì công ty Việt Nam chỉ phải trả 13.750.000 đồng cho cùng mẫu quảng cáo, nhưng từ năm 2005 thì cả hai phía đã phải trả chung một giá cho cùng một thời lượng quảng cáo.
d. Công nghệ:
Hiện nay công nghệ và kỹ thuật đều phát triển rất nhanh, những thay đổi của công nghệ nhất là trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền là điều đáng quan tâm. Những tiến bộ kỹ thuật có thể tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có. Vì thế các đối thủ cạnh tranh với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị, dây chuyền sản xuất tiến tiến sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Đây là vấn đề cần theo dõi và cập nhật thường xuyên về những thông tin này.
Như vậy, mỗi yếu tố môi trường vĩ mô trên ảnh hưởng đến công ty một cách độc lập và cũng có trong mối liên kết với các yếu tố khác. Thông qua phân tích môi trường vĩ mô để nghiên cứu các triển vọng và các nguy cơ trong tương lai của công ty, giúp đề ra những mục tiêu đúng hướng và đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
5.1.2 Môi trường tác nghiệp:
Môi trường này bao gồm những thành phần bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến công ty, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của công ty. Có 5 yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
a. Đối thủ cạnh tranh:
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng với công ty vì việc quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, các hãng sản xuất mì ăn liền đang cạnh tranh nhau rất gay gắt, họ luôn tìm cách cho ra đời các sản phẩm mới với bao bì đẹp, chất lượng và mức giá phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Hiện tại ở thị trường nội địa có khoảng hơn 40 hãng sản xuất mì ăn liền trong đó có liên doanh, nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân đang giành giật thị trường. Một số đối thủ cạnh tranh có tiềm lực và uy tín trên thị trường hiện nay gồm có: Vifon-Acecook (đã đổi thành Vina-Acecook), Uni-President, Masan, Á Châu (Asifood), AOne (Saigon Ve Wong Co.Ltd), An Thái,…
Tìm hiểu từng đối thủ:
Vina-Acecook:
Đây là công ty đang dẫn đầu thị trường về sản phẩm mì ăn liền, có thị phần gần 50% ở nội địa.
CÔNG TY TNHH ACECOOK VIỆT NAM. Tên viết tắt: VINA ACECOOK
Ngành hàng: Thực phẩm chế biến.
Địa chỉ: 6/1B Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM
Sản phẩm chính: Mì, phở ăn liền, với 2 dòng sản phẩm: thứ cấp (mì Hảo Hảo) và cao cấp (mì lẩu Thái, mì kim chi, Đệ Nhất Mì Gia...) đều được người tiêu dùng ưa thích.
Công nghệ sản xuất: Nhật.
Thị trường: Trong nước và xuất khẩu (Mỹ, Úc, Canada, Campuchia, Nga, Singapore, Bỉ, Hà Lan).
Nhân sự: 2150 người với khoảng 300 người hoạt động bán thời gian.
Hệ thống phân phối: Có hệ thống đại lý riêng.
Cơ sở sản xuất: TP.HCM và Hưng Yên, Đà Nẵng, Bắc Ninh.
Vina-Acecook chuyển thành Công ty 100% vốn nước ngoài: Vina-Acecook sau một thời gian hoạt động dưới hình thức công ty liên doanh giữa công ty Vifon Việt Nam và công ty Acecook Nhật Bản (với số vốn đầu tư đăng ký là 6 triệu USD, trong đó Vifon góp 40%) đã thông báo từ ngày 1/3/2004 chính thức chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn Acecook Việt Nam.
Đây là công ty hoạt động dưới hình thức do các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư 100% vốn (6 triệu USD). Trong đó, Acecook Co.Ltd chiếm 94% và Marubeni Corporation chiếm 6%. Mục tiêu của Acecook Việt Nam là phấn đấu đạt mức tăng trưởng 20%, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 5,3 triệu USD. Tiếp tục giữ vị trí là nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu Việt Nam với 50% thị phần và phấn đấu đưa thương hiệu Vina-Acecook thành thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.
Sau khi chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài thì đổi tên là Vina-Acecook. Tháng 1 năm 2004, Công ty Vina-Acecook đã xây dựng nhà máy sản xuất mì ăn liền với số vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 2 triệu USD tại KCN Hòa Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Tháng 06 năm 2004: tăng cường thêm 1 nhà máy tại Bắc Ninh với 2 dây chuyền sản xuất.
Như vậy, đây là công ty có tiềm lực rất mạnh và thương hiệu Vina-Acecook đang dần chiếm lĩnh trên thị trường trong và ngoài nước.
Uni-President:
Tập đoàn Uni-President được thành lập ngày 1/7/1967 ở Đài Nam, Đài Loan. Trong vòng một thập kỷ gần đây, Uni-President đã đầu tư xây dựng nhiều nhà máy ở Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philipines và Việt Nam... Hiện nay Uni-President đang phát triển sản xuất 6 ngành hàng trong ngành thực phẩm, đó là: chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, nước giải khát, sản phẩm đông lạnh, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm gia vị; ngoài ra công ty này còn kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác. Tại Việt Nam, tên, địa chỉ và hoạt động của công ty như sau:
Tên công ty: Công ty TNHH Uni-President Việt Nam.
Đ/c: 16 – 18 Khu Công nghiệp Sóng Thần, đường DT743, Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Uni-President là tập đoàn thực phẩm lớn của Đài Loan. Năm 1999, Uni-President đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 151 triệu USD.
Sản xuất kinh doanh bốn ngành hàng chính: thức ăn gia súc – thức ăn thuỷ sản, bột mì, thức uống và mì ăn liền trong đó sản phẩm mì ăn liền chiếm 20% thị trường Việt Nam với các thương hiệu mì Unif (sản phẩm thứ cấp) và mì Vua Bếp (sản phẩm cao cấp). Công ty đã mời đầu bếp nổi tiếng thế giới Martin Yan làm người mẫu quảng cáo cho sản phẩm mì Vua Bếp.
Công ty có cách giới thiệu sản phẩm và tiếp thị rất độc đáo:
- Giới thiệu sản phẩm: công ty tổ chức một lễ hội mì diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/5/2003 nhằm giới thiệu sự ra đời của loại mì ăn liền nhãn hiệu Vua Bếp. Đây là cách giới thiệu sản phẩm được giới kinh doanh tại Tp. HCM đánh giá là rất độc đáo. Trước khi có lễ hội này diễn ra, công ty đã đưa hàng loạt quảng cáo với hình ảnh khá hấp dẫn của hàng chồng bát đĩa trắng phau nhảy nhót và sau đó là một dấu hỏi lớn dành cho người tiêu dùng.
Và tại lễ hội, công ty mới bật mí bí mật của quảng cáo - đó là việc tung ra sản phẩm mì Vua Bếp. Lễ hội kéo dài từ 9 giờ sáng đến 9 giờ 30 phút tối tại Nhà thi đấu quận 1, Tp. HCM. Người tiêu dùng tha hồ vào cửa tự do để tham gia một ngày hội vui tươi, trong đó có các tiết mục như thời trang, tấu hài, múa rồng, các trò chơi dân gian, với nhiều trò chơi có thưởng hấp dẫn. Một màn trình diễn các con rối mì của các em thiếu thi Nhà văn hóa quận 1 cũng làm cho lễ hội thêm vui tươi. Và điều mà người tiêu dùng chờ đợi nhất trong lễ hội này chính là tiết mục Rước Vua Bếp. Vua Bếp ở đây chính là Yan Can Cook, nhân vật truyền hình nổi tiếng thế giới về ẩm thực hiện đang là Thạc sĩ khoa học thực phẩm của Mỹ và là cố vấn của Viện ẩm thực Châu Mỹ. Ông được coi là vua bếp vì vận dụng một cách tài hoa sự phong phú tinh tế của nền ẩm thực phương Đông giàu truyền thống để sáng tạo ra một trường phái ẩm thực độc đáo.
Qua lễ Rước Vua Bếp mà Yan là nhân vật chính này, Yan cùng các đầu bếp nổi tiếng của Việt Nam biểu diễn qua cách chế biến nhiều món ăn độc đáo. Đồng thời những người tham gia lễ hội với tư cách là khán giả cũng sẽ có dịp thử tài qua việc trình bày tô mì của mình sao cho đẹp mắt. (Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, 8/2003)
Qua cách tiếp cận sản phẩm mì Vua Bếp của công ty này có thể thấy rằng thị trường Việt Nam giờ đây đang có những bước phát triển mới ngày càng mạnh mẽ và sôi động hơn. Tính cạnh tranh cao của thị trường cũng như những yêu cầu ngày càng nhiều của người tiêu dùng làm cho các nhà sản xuất và hệ thống phân phối không thể ngồi yên. Họ buộc phải suy nghĩ ra nhiều cách thức mới, độc đáo, hấp dẫn để có thể đưa một sản phẩm vào thị trường và tìm cách lôi cuốn người tiêu dùng.
Công ty công nghiệp thực phẩm Á Châu:
Công ty công nghiệp thực phẩm Á Châu được thành lập từ năm 1995. Logo "Gấu Đỏ" là biểu tượng của công ty.
Ngành hàng: Thực phẩm chế biến.
Địa chỉ: Ấp Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Sản phẩm chính: Mì ăn liền, ngoài ra công ty còn sản xuất nhiều loại thực phẩm ăn liền khác như: cháo, hủ tiếu, phở,... với nhiều hương vị và mang nhãn hiệu Asifood.
Thị trường trong nước: Một số tỉnh phía Bắc, miền Trung, miền Nam và Đông Nam bộ. Thị trường xuất khẩu: Campuchia.
Số lượng công nhân: 570 cán bộ-công nhân viên
Hệ thống phân phối: Có hệ thống đại lý riêng.
Hiện nay, công ty đang đẩy mạnh chiến lược quảng cáo sản phẩm.
Ngoài ra còn có các sản phẩm mì ăn liền khác hiện đang có mặt trên thị trường như: Chinsu (sản phẩm cao cấp) và Kokomi (sản phẩm thứ cấp) của công ty Masan gia nhập thị trường vào khoảng giữa năm 2003 và cũng được nhiều người tiêu dùng biết đến thông qua các quảng cáo trên truyền hình; công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương, công ty TNHH chế biến thực phẩm Phú Cường, công ty cổ phần thực phẩm Bình Tây, công ty TNHH Phúc Hảo,... Ngoài ra, công ty AJINOMOTO chuyên sản xuất bột ngọt nay lại sản xuất thêm mì ăn liền mang nhãn hiệu Aji-Ngon.
Cùng một số mặt hàng khác thì sản phẩm mì ăn liền trên thị trường hiện nay bị cạnh tranh rất gay gắt. Trên đây, chỉ là một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của công ty, và công ty còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác.
b. Khách hàng:
Khi quyết định tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, không chỉ riêng công ty mà đối với mọi doanh nghiệp đều phải xác định được thị trường cụ thể là xác định nhu cầu của khách hàng mà mình có khả năng cung ứng. Vì vậy, hướng vào thị trường là hướng vào khách hàng, đó là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.
Vấn đề khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Việc tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty là điều rất quan trọng cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng để từ đó đưa ra các cách thức phản ứng linh hoạt.
Việt Nam được xem là một trong những nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất ở Châu Á và người tiêu dùng có xu hướng đa dạng hoá khẩu vị, thích ăn những sản phẩm mì có hương vị khác nhau.
Nghiên cứu kiểu hành vi mua sắm:
Hiện nay, các sản phẩm mì ăn liền trên thị trường rất đa dạng, các công ty cạnh tranh nhau bằng cách tung ra các sản phẩm với nhiều nhãn hiệu, hương vị khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn, nên khách hàng có hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng.
Người tiêu dùng thay đổi nhãn hiệu rất nhiều lần, đầu tiên họ có thể mua một nhãn hiệu mì nào đó và không cần cân nhắc nhiều, sau khi tiêu dùng thì họ định giá, nhận xét, sau đó họ lại mua và dùng tiếp nhãn hiệu mì khác. Các sản phẩm mì ăn liền hiện nay với giá cả và chất lượng không chênh lệch quá nhiều nên đôi khi việc thay đổi nhãn hiệu chỉ là để tìm kiếm sự đa dạng chứ không phải vì không hài lòng.
c. Nhà cung cấp:
Công ty mua nguyên vật liệu với nhiều nhà cung cấp khác nhau nhằm đảm bảo sự ổn định về nguyên vật liệu đồng thời tránh được sự ép giá của người bán.
Bảng 5.3: Các nhà cung cấp của công ty Colusa-Miliket.
Nơi cung cấp
Nguyên vật liệu
Một số công ty ở Singapore
Dầu Short, các hương vị
Công ty dầu Tường An
Dầu Short, dầu đậu nành, dầu Shortening
Công ty Ajinomoto
Bột ngọt
Công ty Tân Thuận
Hành lá sấy khô, đậu.
Hợp tác xã Tiến Đạt
Hành, ngò
Công ty Huy Vũ
Hành, xả, ớt
Công ty Thanh Bình
Muối
Cơ sở muối Đông Hải
Muối
Cơ sở Hồng Tơ
Miến
Công ty Bích Chi
Phở
Công ty Lương Thực Tp. Hồ Chí Minh
Bột mì
Công ty CP Nông Sản & Bao Bì Long An
Bao bì sản phẩm
Công ty bao bì Sài Gòn
Bao bì sản phẩm
Công ty Đại Đồng Tiến
Bộ ly, tô mì
Công ty CP Nông sản & Bao bì Long An
Nhãn hiệu
Công ty xăng dầu COMECO
Dầu FO
Công ty xăng dầu COMECO
Dầu DO
(Nguồn: phòng Kế hoạch kinh doanh)
Công ty là khách hàng có mối quan hệ thường xuyên, lâu dài với các nhà cung cấp nên thuận lợi trong quá trình mua hàng. Mặt khác, bộ phận thu mua nguyên vật liệu của công ty luôn tìm hiểu thị trường, theo dõi thường xuyên về giá cả và nguồn cung ứng nguyên vật liệu nhằm ổn định đầu vào cho sản xuất.
d. Đối thủ tiềm ẩn:
Mì ăn liền ở thị trường Việt Nam rất được ưa chuộng, được sử dụng rộng rãi ở các đô thị, nông thôn trong các bữa ăn hằng ngày nhờ cách sử dụng tiện lợi và phù hợp với thu nhập của người dân. Vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất mì ăn liền hiện nay được phát triển và khả năng đối thủ mới tham gia sản xuất kinh doanh trong ngành sẽ là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công ty Colusa-Miliket nói riêng và của tất cả các hãng sản xuất mì ăn liền hiện đang có mặt trên thị trường. Hiện nay, Vissan (công ty nổi tiếng về các thực phẩm đông lạnh) cũng đang có kế hoạch đầu tư dây chuyền sản xuất mì ăn liền. Unilever’s Knorr cũng đã có kế hoạch triển khai sản xuất mì ăn liền.
e. Sản phẩm thay thế:
Do nhiều nguyên nhân làm cho người tiêu dùng có thể chọn các sản phẩm thay thế. Vì vậy, sản phẩm thay thế cũng là một nguy cơ làm giảm lợi nhuận của công ty. Hiện nay, các mặt hàng thực phẩm chế biến của công ty gồm có: mì, cháo, phở, hủ tiếu…. Như vậy, xét ở khía cạnh ngành thì sản phẩm thay thế của công ty là tất cả các sản phẩm cùng loại trên của các đối thủ cạnh tranh khác. Nếu xét ở góc độ cao hơn gồm có: cùng những sản phẩm trên nhưng được chế biến và bán hằng ngày ở các quán ăn; các dạng thức ăn được chế biến sẵn và chứa trong hộp (như thịt hộp); bánh mì, cơm, lúa, gạo, các loại thức ăn nhanh...
5.1.3 Phân tích ngành: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài:
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài sẽ tóm tắt và đánh giá các thông tin, các yếu tố của môi trường bên ngoài công ty đã phân tích ở trên. Quá trình xây dựng bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty:
Hình 4.4: Qui trình xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
Quy trình xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty
Bước 1: Sinh viên thu thập thông tin thứ cấp về môi trường bên ngoài tác động lên công ty.
Bước 2: Xây dựng ma trận các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên công ty. Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn các chuyên gia của công ty. Bảng câu hỏi xin xem phụ lục.
Bước 3:Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong công ty.
Bước 4: Kiểm định lại sự phù hợp của các yếu tố ảnh hưởng của môi trường lên công ty thông qua các đánh giá của chuyên gia. Nếu mô hình cần thêm hoặc loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng thì sinh viên sẽ quay lại thực hiện bước 2.
Bước 5: Nếu mô hình là đúng thì sinh viên tổng hợp các đánh giá của chuyên gia và đưa ra bảng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài có chấm điểm của các chuyên gia công ty.
Bảng 5.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty.
Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức độ quan trọng
(1)
Phản ứng
(2)
Số điểm quan trọng
(3)
Phân loại
1. GDP tăng, thu nhập của người dân ngày càng tăng
0,07
3
0,21
Cơ hội
2. Đời sống công nghiệp tác động đến nhu cầu ăn uống của người dân
0,04
2
0,08
Cơ hội
3. Luật DNNN mới làm cho DNNN không còn được bao cấp như trước.
0,11
3
0,33
Nguy cơ
4. Luật DNNN mới tạo sự tự chủ và góp phần gắn doanh nghiệp với thị trường.
0,08
3
0,24
Cơ hội
5. Chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
0,05
4
0,20
Cơ hội
6. Sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật, sự thay đổi của công nghệ mới.
0,06
3
0,18
Cơ hội
7. Cạnh tranh giữa các hãng sản xuất mì ăn liền ngày càng gay gắt.
0,12
2
0,24
Nguy cơ
8. Nhiều đối thủ cạnh tranh có nguồn lực và tiềm lực lớn.
0,12
2
0,24
Nguy cơ
9. Người tiêu dùng có xu hướng đa dạng hoá khẩu vị.
0,06
3
0,18
Nguy cơ
10. Khách hàng có hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng, mới lạ.
0,08
4
0,32
Nguy cơ
11. Quảng cáo có tác động nhiều đối với người tiêu dùng.
0,08
1
0,08
Nguy cơ
12. Giá cả và chất lượng nguyên vật liệu của người cung cấp
0,05
3
0,15
Nguy cơ
13. Khả năng thay đổi các nhà cung cấp.
0,02
4
0,08
Nguy cơ
14. Nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới
0,04
2
0,08
Nguy cơ
15. Sản phẩm thay thế.
0,02
1
0,02
Nguy cơ
Tổng cộng
1,00
2,63
(1): Mức độ quan trọng cho thấy các yếu tố có sự tác động lớn đối với công ty. Phân loại tầm quan trọng từ 0,00 (không quan trọng) đến 1,00 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1,00.
(2): Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này, trong đó: mức phân loại 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là phản ứng thấp.
(3) = (1)*(2): để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho công ty. Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà công ty có thể có là 4,00 và thấp nhất là 1,00. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,50.
- Nếu tổng số điểm quan trọng từ 3,00 đến 4,00 cho thấy công ty đang phản ứng mạnh với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của công ty.
- Nếu tổng số điểm quan trọng là 1,00 cho thấy công ty không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa bên ngoài.
Công ty có số điểm quan trọng cao nhất (0,33) đối với yếu tố thứ 3, số điểm quan trọng đứng thứ hai (0,32) là yếu tố thứ 10 và số điểm quan trọng đứng hàng thứ 3 (0,24) là các yếu tố thứ 4, 7, 8.
Thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty cho thấy có 3 yếu tố có mức độ quan trọng nhất đối với công ty, đó là:
(a) Cạnh tranh giữa các hãng sản xuất mì ăn liền ngày càng gay gắt: mức độ quan trọng của yếu tố này là: 0,12.
(b) Nhiều đối thủ cạnh tranh có nguồn lực và tiềm lực lớn: mức độ quan trọng: 0,12.
(c) Luật doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới làm cho DNNN không còn được bao cấp như trước: mức độ quan trọng của yếu tố này là 0,11.
Đối với yếu tố (a) và (b) có mức phản ứng là 2 nghĩa là khả năng phản ứng của công ty với 2 yếu tố này ở mức trung bình: hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất mì ăn liền đang cạnh tranh nhau và có nhiều đối thủ rất mạnh nhất là các công ty vốn nước ngoài trong khi công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa-Miliket là một doanh nghiệp nhà nước vừa cổ phần hóa có nguồn vốn còn hạn chế. Vì thế, đối với 2 yếu tố có mức quan trọng cao này thì khả năng phản ứng của công ty chỉ ở mức trung bình.
Yếu tố (c) có mức phản ứng là 3: khi luật DNNN mới được áp dụng và khi chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty không còn được một số ưu đãi như trước đây và công ty đã có sự chuẩn bị trước đối với vấn đề này, tự thân vận động và tìm những bước đi thích hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do đó khả năng phản ứng của công ty đối với yếu tố này là trên mức trung bình.
Công ty phản ứng tốt (mức phản ứng là 4) với các yếu tố:
Chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước: Khi công ty được cổ phần hoá đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công ty trong sản xuất kinh doanh, tăng tính chủ động và khả năng huy động vốn để mở rộng hoạt động của mình. Do vậy, công ty đã có các kế hoạch hoạt động đối với vấn đề này.
Khách hàng có hành vi mua sắm tìm kiếm sự đa dạng: công ty luôn tìm cách cải tiến sản phẩm để thích ứng với yếu tố này.
Khả năng thay đổi các nhà cung cấp: hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp đang chào hàng và công ty có nhiều sự thuận lợi trong việc lựa chọn nhà cung cấp thích hợp cho mình.
Tuy nhiên có một yếu tố cũng rất quan trọng đối với công ty (mức độ quan trọng là 0,08) nhưng khả năng phản ứng của công ty rất ít (mức phân loại là 1) đó là yếu tố: Quảng cáo có tác động nhiều đối với người tiêu dùng. Vì trước đây công ty do nhà nước quản lý nên mức chi tiêu cho quảng cáo vẫn còn thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Tổng số điểm quan trọng của công ty là 2,63 cho thấy công ty ở trên mức trung bình trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội và tránh những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH NỘI BỘ, ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU
Để tìm ra những chiến lược hợp lý và có hiệu quả thì điều quan trọng là phải biết được công ty có thể và không thể làm tốt những gì, đang có và không có những gì.
Là một phần trong quản lý chiến lược, phân tích nội bộ là quá trình xem xét, đánh giá hoàn cảnh nội bộ, những hoạt động của công ty để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó tìm cách giảm bớt điểm yếu và phát huy điểm mạnh để đạt được lợi thế tối đa. Các yếu tố nội bộ của công ty để xem xét bao gồm: marketing, tài chính kế toán, sản xuất và nhân sự.
Các yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó hoạt động marketing - thị trường là yếu tố đầu tiên, xuất phát của công ty vì muốn sản xuất ra sản phẩm như thế nào thì điều trước tiên phải có hoạt động marketing điều tra thị trường và tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng rồi sau đó mới tiến hành sản xuất và bán sản phẩm bởi “chúng ta bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái nhà sản xuất có”. Sau đó, kết quả của các hoạt động trên ra sao sẽ được thể hiện trong các báo cáo tài chính của công ty. Còn yếu tố nhân sự với con người là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng và chi phối các hoạt động còn lại của công ty bởi vì trình độ chuyên môn kỹ thuật, thời gian công tác hoạt động, thái độ và không khí làm việc... tất cả điều ảnh hưởng quan trọng đến kết quả kinh doanh của công ty.
5.2.1 Marketing:
Dựa trên việc phân tích 4 hoạt động chính của markerting
a. Sản phẩm:
Mì ăn