Quy mô và hiệu quả hoạt động của Liên hiệp HTX thương mạI Thành Phố thể hiện qua mức tăng trưởng doanh số bình quân hơn 30%/năm (riêng năm 2007, Saigon Co.op đạt được mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay 47% với doanh thu cả năm đạt trên 4.200 tỷ, trong đó chuổi Co.opMart đóng góp 93% với doanh thu gần 4.000 tỷ và cũng đạt được mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi chuỗi đi vào hoạt động. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 22%). Để thành lập và điều hành hoạt động của các Co.opMart tại các tỉnh thành, Saigon Co.op đã thành lập 8 doanh nghiệp hoạt động dưới mô hình công ty TNHH một thành viên cùng các doanh nghiệp tại địa phương thành lập 11 đơn vị liên doanh. Trong những năm tới, với định hướng duy trì là một trong những đơn vị kinh doanh bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Saigon Co.op dự kiến phát triển mới bình quân 10 siêu thị Co.opMart mỗi năm[11].
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược tài chính cho hợp tác xã thương mại dịch vụ Toàn Tâm trong giai đoạn 2008-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp hình thành và phát triển của Saigon Co.op.
v Giai đoạn khởi nghiệp: 1989-1991
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Lúc này Saigon Co.op gần như làm lại từ đầu với toàn bộ vốn vỏn vẹn chỉ có 100 triệu đồng. Không chỉ ít vốn, Liên hiệp còn phải gánh số nợ 13 tỷ đồng (tương đương 1 triệu USD lúc bấy giờ) do HTX tín dụng- đơn vị trực thuộc bị vỡ nợ chuyển sang. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/05/1989 UBND TP HCM có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành Phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán TPHCM- Saigon Co.op với hai chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Trụ sở chính đặt tại: 199-205 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP.HCM[11].
v Nắm bắt cơ hội phát triển: từ năm 1992-1997
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm cho các doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành Phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế Saigon Co.op trên thị trường trong nước và ngoài nước. Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của hệ thống là Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đây loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành Phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op[11].
v Giai đoạn khẳng định và phát triển: 1998 đến nay
Luật HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX góp phần tạo ra thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển. Nhận được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo Saigon Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu thị KF (Thụy Điển), NTUC Fair Price (Singapore), Co.op (Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang nét đặc trưng của phương thức HTX tại TP.HCM và Việt Nam.
Trải qua hơn 20 năm với nhiều thăng trầm cùng với sự đi lên của nền kinh tế, đến nay Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã và đang khẳng định uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tính đến cuối quý I năm 2008, hoạt động kinh doanh bán lẻ của Saigon Co.op bao gồm 28 siêu thị mang thương hiệu Co.opMart, 61 cửa hàng Co.op thuộc các HTX thành viên và cửa hàng Bến Thành tại TP Hồ Chí Minh đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo tầng lớp người tiêu dùng, thu hút hàng chục vạn khách hàng đến mua sắm (đến cuối năm 2007, Saigon Co.op có 124.581 khách hàng là thành viên)[11].
v Kết quả đạt được:
Quy mô và hiệu quả hoạt động của Liên hiệp HTX thương mạI Thành Phố thể hiện qua mức tăng trưởng doanh số bình quân hơn 30%/năm (riêng năm 2007, Saigon Co.op đạt được mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay 47% với doanh thu cả năm đạt trên 4.200 tỷ, trong đó chuổi Co.opMart đóng góp 93% với doanh thu gần 4.000 tỷ và cũng đạt được mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi chuỗi đi vào hoạt động. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 22%). Để thành lập và điều hành hoạt động của các Co.opMart tại các tỉnh thành, Saigon Co.op đã thành lập 8 doanh nghiệp hoạt động dưới mô hình công ty TNHH một thành viên cùng các doanh nghiệp tại địa phương thành lập 11 đơn vị liên doanh. Trong những năm tới, với định hướng duy trì là một trong những đơn vị kinh doanh bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Saigon Co.op dự kiến phát triển mới bình quân 10 siêu thị Co.opMart mỗi năm[11].
Sáng ngày 23/02/2008 tại Hội trường Thành uỷ TPHCM Saigon Coop đã vinh dự nhận giải hưởng: “dịch vụ được hài lòng nhất” năm 2008 do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
Trên phương diện quốc tế, liên tục 4 năm liền (2004-2007) được tạp chí bán lẻ Châu Á-Thái Bình Dương bình chọn nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, trong nhóm 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 2007, được dự án phát triển Liên hiệp quốc UNDP bình chọn đứng thứ 75 trong 200 doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Liên minh HTX quốc tế (ICA) đã xếp hạng Saigon Coop đứng thứ 10 trong 300 tổ chức HTX được sự giúp đỡ của ICA hoạt động hiệu quả nhất. Ngày 04/02/2008 thương hiệu Co.opMart chính thức được phát sáng tại nhà hát Hội nghị (Theatre Convention Hall) ở Frankfurt- Đức với giải thưởng Vàng Quốc tế Châu Âu năm 2008. Giải thưởng là một chứng nhận cho những nổ lực không ngừng trong hoạt động bán lẻ của hệ thống siêu thị Co.opMart trên thị trường bán lẻ trong nước và quốc tế. Giải Vàng chất lượng Châu Âu là những ghi nhận cho sự thành công về mặt lãnh đạo, chất lượng, cải tiến công nghệ kỹ thuật, sự hoàn hảo, dịch vụ khách hàng và uy tín của một tổ chức[11].
¯ Lịch sử hình thành và vị trí địa lý của HTX TMDV Toàn Tâm trong khu vực Quận 10:
Với mục tiêu phát triển mạng lưới Co.opMart rộng khắp cả nước và mong muốn đem lại nhiều tiện ích phục vụ khách hàng mua sắm ngày một tốt hơn cho người tiêu dùng trên địa bàn Quận 10 nói riêng và thành phố nói chung. Saigon Co.op đã thành lập HTX TM DV Toàn Tâm đưa vào hoạt động Co.opMart Lý Thường Kiệt bằng vốn góp của toàn thể CBCNV (Gần 3.000 xã viên)- đây là thành viên thứ 17 của hệ thống Co.opMart vào ngày 14/12/2006, trên cơ sở chuyển giao thương hiệu Co.opMart và hợp tác kinh doanh với SaiGon Co.op (Saigon Co-op cung cấp hàng hóa cho Toàn Tâm với giá gốc- hình thức tương tự các hệ thống Co.opMart khác), với vốn điều lệ là 15 tỷ đồng. Trụ sở đặt tại 497 Hoà Hảo, Phường 7, Quận 10, TPHCM. Co.opMart Lý Thường Kiệt được xây dựng với diện tích hơn 12.000m2 gồm một tầng hầm và bốn tầng lầu. Ngành nghề kinh doanh bao gồm: mua bán, ký gửi hàng hóa (gồm 5 ngành hàng là thực phẩm công nghệ; thực phẩm tươi sống-chế biến và nấu chính; hóa mỹ phẩm, may mặc và đồ dùng- kinh doanh hơn 50.000 mặt hàng ); bên cạnh đó đơn vị cho các Doanh nghiệp, hộ tư nhân bên ngoài thuê mặt bằng để kinh doanh: Polo, Debon, PNJ, Vera, Triumph, Trung tâm điện máy Thiên Hòa,…Co.opMart Lý Thường Kiệt được xem là siêu thị đẹp nhất, hiện đại nhất của Saigon Co.op.
Là một siêu thị mới ra đời trong khu vực dân cư Quận 10, chung quanh có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại đã có mặt và hoạt động kinh doanh từ nhiều năm trước như Big C Miền Đông, Trung tâm thương mại CMC, Siêu thị Saigon, Maximart… Ngoài ra siêu thị còn nằm trong khu vực có nhiều chợ bán sĩ như Chợ An Đông, Chợ Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn, Chợ Kim Biên, Chợ Thiết, Chợ Tân Bình,…Mặt khác đây là khu vực có khá nhiều người Hoa sinh sống nên phong tục tập quán mua sắm cũng có phần khác hơn các nơi khác. Đây chính là những thử thách cho một đơn vị mới ra đời. Làm thế nào để thu hút được khách hàng đến tham quan và mua sắm tại siêu thị luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của tập thể CBCNV Co.opMart Lý Thường Kiệt[13].
2.3 Tình hình tài chính của HTX TMDV Toàn Tâm trong thời gian vừa qua:
Các giám đốc tài chính thông minh xem xét tác động tổng thể của quyết định tài chính, quyết định đầu tư và sẽ xây dựng chiến lược tài chính thích hợp để hỗ trợ cho kế hoạch tăng trưởng trong tương lai của công ty. Hiểu quá khứ là bước mở đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Vì thế chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét tóm tắt các báo cáo tài chính của HTX TM DV Toàn Tâm và xem xét các số liệu tài chính để phân tích toàn bộ thành quả và đánh giá tình hình tài chính hiện hành của đơn vị từ đó xây dựng chiến lược tài chính thích hợp cho đơn vị trong giai đoạn mới.
HTX TMDV Toàn Tâm được thành lập ngày 09 tháng 02 năm 2006 với vốn điều lệ đăng ký lần đầu là 600.000.000đ, đến ngày 19 tháng 12 năm 2006 thay đổi mức vốn điều lệ đăng ký lên 15.000.000.000 đồng và mới đây ngày 12/04/2008 thay đổi mức vốn điều lệ đăng ký lên 30 tỷ đồng. Trải qua thời gian hoạt động gần hai năm HTX TMDV Toàn Tâm đã đạt được những thành tích khả quan như được Uỷ Ban Nhân Dân Quận 10 bình chọn là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của Quận trong năm 2007[13]. Sau đây chúng ta cùng xem kết quả mà đơn vị đạt được trong thời gian vừa qua thông qua các báo cáo tài chính năm 2006-2007 và quý I năm 2008.
Bảng 2.3.1 Bảng cân đối kế toán của HTX TMDV Toàn Tâm đến ngày 31/12/2007 (ĐVT: triệu đồng)
TAØI SAÛN
2007
2006
A. TAØI SAÛN NGAÉN HAÏN
53,013
21,382
I.Tieàn vaø caùc khoaûn töông ñöông tieàn
35,142
10,935
1. Tieàn
35,142
10,935
II. Caùc khoaûn phaûi thu ngaén haïn
4,358
4,672
1. Phaûi thu cuûa khaùch haøng
3,176
4,567
2. Caùc khoaûn phaûi thu khaùc
1,182
105
III. Haøng toàn kho
12,908
4,637
1. Haøng toàn kho
12,908
4,637
IV. Taøi saûn ngaén haïn khaùc
605
1,138
1. Thueá GTGT ñöôïc khaáu tröø
605
1,138
B. TAØI SAÛN DAØI HAÏN
27,230
26,885
I. Taøi saûn coá ñònh
26,180
26,885
1. Taøi saûn coá ñònh höõu hình
26,180
26,885
- Nguyeân giaù
32,421
27,613
- Giaù trò hao moøn luõy keá
6,241
728
II. Caùc khoaûn ñaàu tö taøi chính daøi haïn
1,050
1. Ñaàu tö vaøo coâng ty lieân keát, lieân doanh
50
2. Ñaàu tö daøi haïn khaùc
1,000
TOÅNG COÄNG TAØI SAÛN
80,243
48,267
A. NÔÏ PHAÛI TRAÛ
50,352
35,416
I.Nôï ngaén haïn
35,598
20,756
1. Phaûi traû cho người baùn
29,118
19,922
2. Thueá vaø caùc khoaûn phaûi noäp nhaø nöôùc
3,039
210
3. Phaûi traû ngöôøi lao ñoäng
2,446
4. Caùc khoaûn phaûi traû, phaûi noäp khaùc
995
624
II. Nôï daøi haïn
14,754
14,660
1. Vay vaø nôï daøi haïn
14,754
14,660
B. NGUOÀN VOÁN CHUÛ SÔÛ HÖÕU
29,891
12,851
I. Voán chuû sôû höõu
27,509
12,851
II. Nguoàn kinh phí vaø quyõ khaùc
2,382
1. Quyõ khen thöôûng vaø phuùc lôïi
2,382
TOÅNG COÄNG NGUOÀN VOÁN
80,243
48,267
Bảng 2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007-2006, Quý I/2007 và Quý I/2008 (ĐVT: triệu đồng)
CHÆ TIEÂU
2007
2006
Quý I/2007
Quý I/2008
1. Doanh thu baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï
319,833
46,567
75,728
103,950
2. Doanh thu thuaàn veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï
319,833
46,567
75,728
103,950
3. Giaù voán haøng baùn
276,326
38,725
61,723
88,719
4. Lôïi töùc goäp veà baùn haøng vaø cung caáp dòch vuï
43,507
7,842
14,005
15,231
5. Doanh thu hoaït ñoäng taøi chính
27,641
3,173
7,521
5,241
6. Chi phí taøi chính
2,287
340
657
170
7. Chi phí baùn haøng
44,220
5,075
11,902
9,415
8. Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp
7,165
1,034
2,152
1,854
9. Lôïi nhuaän thuaàn töø hoaït ñoäng kinh doanh
17,476
4,566
6,815
9,033
10. Thu nhaäp khaùc
2,064
178
312
718
11. Chi phí khaùc
29
2
8
8
12. Lôïi nhuaän khaùc
2,035
176
304
710
13. Toång lôïi nhuaän keá toaùn tröôùc thueá
19,511
4,742
7,119
9,743
14. Chi phí thueá TNDN(28%)
5,463
1,328
1,993
2,728
15. Lợi nhuận sau thuế
14,048
3,414
5,126
7,015
2.3.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Đơn vị:
2.3.1.1 Tình hình tài sản của đơn vị:
Công ty kiểm soát tài sản của mình nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Có thể phân loại tài sản ra thành hai nhóm là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong chu kỳ hoạt động của đơn vị. Các loại tài sản ngắn hạn chủ yếu bao gồm tiền mặt, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Tài sản dài hạn là các nguồn lực được công ty đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận[6].
¯TÀI SẢN NGẮN HẠN
Biểu đồ 2.3.1 Chu kỳ kinh doanh của đơn vị
Tiền mặt
Mua hàng hóa và dịch vụ
Tồn kho
Khoản phải thu
Tài sản ngắn hạn là các nguồn lực có thể chuyển tiền mặt trong vòng chu kỳ hoạt động của công ty. Một chu kỳ hoạt động của công ty là khoảng thời gian từ khi siêu thị mua hàng hóa cho đến khi thu được tiền từ việc bán hàng hóa và dịch vụ. Chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được gọi là vốn luân chuyển. Vốn luân chuyển là con dao hai lưỡi- công ty cần vốn luân chuyển để hoạt động hiệu quả, tuy nhiên vốn luân chuyển cũng tốn kém vì nó mất đi cơ hội từ đầu tư nếu như không sử dụng tiền làm vốn luân chuyển. Nhiều công ty cố gắng cải thiện khả năng sinh lời bằng cách giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn thông qua các phương pháp quản trị hàng tồn kho, hay tài trợ cho tài sản ngắn hạn bằng các khoản vay ngắn hạn như các khoản phải trả để giảm vốn luân chuyển, đồng thời khi giảm tài sản ngắn hạn để cải thiện khả năng sinh lời dự kiến lại làm tăng rủi ro thanh toán[6].
v Tiền mặt và các khoản tương đương tiền
Lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền mà công ty đang nắm giữ sẽ đánh giá được khả năng thanh khoản của công ty. Thanh khoản cung cấp tính linh hoạt để đạt được các lợi thế khi các điều kiện thị trường thay đổi và ứng phó được các chiến lược của các công ty cạnh tranh. Thanh khoản cũng liên quan đến khả năng của công ty phải thực hiện các nghĩa vụ khi đến hạn. Như vậy, tại đơn vị tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản năm 2006 là 22% và 43% vào năm 2007.
v Các khoản phải thu
Các khoản phải thu là số tiền phát sinh từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Tài khoản các khoản phải thu ám chỉ đến lời hứa miệng của các khoản công nợ do bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Số tiền phải thu của khách hàng năm 2006 là 4.567 trđ và 3.176 trđ vào năm 2007- khoản phải thu này chủ yếu là tiền thuê quầy, kệ, ụ khuyến mãi, bảng hiệu của các công ty như Unilever, Rohto, Vinamilk, P&G,… do siêu thị khai trương vào cuối năm 2006 nên các khoản tiền thuê này chưa thu được và khách hàng sẽ thanh toán vào đầu năm sau, đây là tình hình chung của hệ thống Saigon Co.op bởi vì thường các hợp đồng cho thuê này khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn vào cuối quý và họ sẽ thanh toán vào tháng kế tiếp. Thứ hai, các khoản phải thu khác đó chính là số tiền phải thu nội bộ các Co.opMart khác về Phiếu quà tặng do đơn vị họ phát hành, vì đặc thù của đơn vị nên cuối năm đơn vị chưa kịp bàn giao Phiếu quà tặng với các Co.opMart khác để thu tiền về và sau một năm hoạt động số tiền này ngày càng gia tăng nhưng chắc chắn đơn vị sẽ thu được tiền về.
v Hàng tồn kho
Do hoạt động kinh doanh chủ yếu của đơn vị là mua, bán, ký gửi hàng hóa nên hàng tồn kho rất quan trọng đối với đơn vị, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Dòng chảy hàng tồn kho tại đơn vị được xác định như sau:
Hàng tồn kho đầu kỳ + Mua ròng – Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho cuối kỳ.
Chi phí hàng tồn kho ban đầu được ghi chép tại bảng cân đối kế toán, khi hàng tồn kho được bán, chi phí này được dịch chuyển đến bảng báo cáo thu nhập như là giá vốn hàng bán.
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Vòng quay khoản phải thu
73.4
Vòng quay hàng tồn kho
21.4
Số vòng quay hàng tồn kho của Co.opMart Lý Thường Kiệt trong năm 2007 là 21.4 vòng, trong khi đó kế hoạch Saigon Co.op giao cho đơn vị vòng quay hàng tồn kho năm 2007 là 21 vòng.
¯ TÀI SẢN DÀI HẠN
Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn phổ biến nhất là loại tài sản hữu hình như bất động sản, máy móc, thiết bị và tài sản vô hình như thương hiệu, bản quyền, bằng phát minh sáng chế,…. Do đơn vị mới thành lập và Co.opMart Lý Thường Kiệt được xem là siêu thị có quy mô và hiện đại nhất của SaiGon Co.op nên vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn, đơn vị dự tính chi phí đầu tư tài sản cố định khoảng 35 tỷ đồng bao gồm hệ thống phát điện, hệ thống điện lạnh, thang cuốn, thang máy, hệ thống tủ đông, tủ mát,…
2.3.1.2 Tình hình nguồn vốn của đơn vị:
Theo điều lệ của HTX TMDV Toàn Tâm nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị bao gồm vốn góp của xã viên, lợi nhuận giữ lại và các quỹ không chia do quá trình kinh doanh mang lại.
Vốn góp của xã viên là nguồn tài trợ vốn chủ sở hữu của đơn vị, theo điều lệ của HTX thì CBCNV có thời gian làm việc tại Saigon Co.op trên 1 năm sẽ được góp vốn vào HTX TMDV Toàn Tâm với mức vốn góp tối đa là 60 triệu đồng và tối thiểu là 1,5 triệu đồng (tuỳ thuộc vào chức danh công tác tại Saigon Co.op), số vốn này cuối năm 2006 là 12.851 trđ và con số này vào cuối năm 2007 là 20.519 trđ- sở dĩ nguồn vốn góp xã viên tăng lên là do điều lệ xã viên quy định việc góp vốn của xã viên có thể chia thành nhiều đợt và trong năm 2007 Saigon Co.op có quyết định tăng vốn góp của xã viên (1.000.000đ/ xã viên) từ quỹ phúc lợi của Saigon Co.op, do siêu thị khai trương vào cuối tháng 12/2006 nên cuối năm đơn vị quyết định tăng vốn chủ sở hữu bằng toàn bộ lợi nhuận sau thuế của năm 2006. Sau hơn một năm hoạt động Co.opMart Lý Thường Kiệt đã đạt được kết quả khá khả quan là doanh thu bán hàng hóa không ngừng gia tăng, lợi nhuận sau thuế của năm 2007 là 14.048 triệu đồng và ngày 24/03/2008 HTX TM DV Toàn Tâm tổ chức Đại Hội Xã Viên tại hội trường Liên Hiệp HTX TM Thành Phố, kết quả của đại hội quyết định chính sách cổ tức năm 2007 như sau:
ĐVT: Trđ
STT
CHỈ TIÊU
Trị giá
Tỷ lệ %
1
Lợi nhuận sau thuế năm 2007
14,048
100%
2
Trích lập các quỹ
5,619
40%
3
Chi trả cổ tức bằng tiền mặt
4,200
29.9%
4
Tăng vốn góp xã viên
4,229
30.1%
Như vậy, thu nhập của vốn xã viên năm 2007 khoảng 50% (8.429/16.290 trong đó tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tăng vốn chủ sở hữu là 50%. Dự kiến trong năm 2008 sẽ huy động thêm vốn góp của xã viên từ những CBCNV của SaiGon Co.op có thời gian công tác tính đến 31/12/2007 là 1 năm, với mức góp vốn tối đa là 2 tháng lương và tối thiểu là 1.500.000đ, ước tính sẽ có thêm 600 xã viên mới và lượng vốn chủ sở hữu cuối năm 2008 là 30 tỷ đồng.
2.3.2 Phân tích dòng tiền:
Tiền mặt là số dư còn lại của dòng tiền vào trừ dòng tiền ra của tất cả các thời kỳ trước của công ty. Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền được tính từ 3 hoạt động chủ yếu của công ty là: hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ. Cụ thể tác động của thông tin dòng tiền giúp đánh giá khả năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền, giúp đánh giá việc sử dụng và nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, cụ thể giúp đánh giá khả năng trả nợ của công ty, chi trả cổ tức, gia tăng năng lực sản xuất và nguồn tài trợ, đánh giá quy mô thu nhập[6].
Bảng 2.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của HTX TMDV Toàn Tâm trong năm 2006-2007(đơn vị tính triêu đồng)
Chỉ tiêu
2007
2006
1. Dòng tiền hoạt động kinh doanh
- Thu tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ
408,540
25,917
- Chi tiền mua hàng
-326,632
-13,384
- Chi trả chi phí hoạt động
-37,372
-1,024
- Chi trả thuế
-5,318
- Chi trả lãi vay
-2,223
Tổng dòng tiền hoạt động kinh doanh
36,995
11,509
2. Dòng tiền đầu tư
- Chi tiền mua TSCĐ
-4,336
-28,085
- Chi góp vốn vào đơn vị khác
-1,050
Tổng dòng tiền đầu tư
-5,386
-28,085
3. Dòng tiền tài trợ
- Chi trả nợ vay dài hạn
-2,951
- Tăng nợ dài hạn
3,045
14,660
- Thay đổi trong vốn cổ phần
3,439
12,851
Tổng dòng tiền tài trợ
3,533
27,511
Dòng tiền ròng cuối kỳ
35,142
10,935
Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2006-2007 của HTX TMDV Toàn Tâm chúng ta nhận thấy:
v Năm 2006, dòng tiền vào lớn nhất là dòng tiền tài trợ (27.511 trđ)- do xã viên góp vốn là 12.851 trđ, và trong năm 2006 HTX TMDV Toàn Tâm ký kết với VCB Bình Tây hợp đồng tín dụng trị giá 20 tỷ đồng (trong năm giải ngân được 14.660 trđ); dòng tiền vào lớn thứ hai là dòng tiền hoạt động kinh doanh (11.509 trđ), HTX TMDV Toàn Tâm chính thức đưa Co.opMart Lý Thường Kiệt đi vào hoạt động vào ngày 14/12/2006. Việc sử dụng tiền chủ yếu là mua sắm tài sản cố định (28.085 trđ), chi trả tiền hàng cho nhà cung cấp (đơn vị đã nhập hàng từ tháng 11/2006 để chuẩn bị cho việc kinh doanh).
v Năm 2007, dòng tiền vào lớn nhất là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (36.955 trđ), do hoạt kinh doanh mua bán hàng hoá là hoạt động chủ yếu của siêu thị và trong năm 2007 đơn vị có vay thêm nợ dài hạn, mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc và xã viên có góp thêm vốn nhưng thấp hơn năm 2006.
2.3.3 Phân tích khả năng sinh lời của tài sản và vốn góp của xã viên:
Chúng ta có thể phân tích thành quả của doanh nghiệp dưới nhiều cách thức khác nhau như doanh thu, lợi nhuận gộp và thu nhập ròng là các thước đo thành quả được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, không thước đo nào trong các thước đo này đánh giá tốt nhất cho các thành quả toàn diện của công ty. Phân tích thành quả của công ty đòi hỏi một phân tích kết hợp, ở đó chúng ta đánh giá một thước đo trong mối liên quan với một thước đo khác. Mối quan hệ giữa thu nhập và vốn đầu tư được gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI), có lẽ ROI là thước đo nhận diện khái quát thành quả của công ty. Chúng ta sử dụng tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực phân tích bao gồm: tính hiệu quả quản trị, mức độ khả năng sinh lời, dự báo thu nhập, hoạch định và kiểm soát. Mức độ tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư chủ yếu tuỳ thuộc vào kỹ năng, tài xoay xở, sự khéo léo và động cơ thúc đẩy quản trị. Ban quản trị có trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị đưa ra các quyết định tài trợ, đầu tư và quyết định kinh doanh, chọn ra chiến lược hoạch định và các kế hoạch thực hiện[6].
Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư được tính toán như sau:
Khi tính toán tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư, chúng ta cần phân biệt giữa vốn đầu tư của HTX và vốn đầu tư của xã viên, vốn đầu tư của HTX bao gồm vốn cổ phần và nợ phải trả, còn vốn đầu tư của xã viên chính là vốn góp của xã viên.
Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp có thể đánh giá trên góc độ tổng tài trợ - nợ phải trả + vốn cổ phần hay một cách đơn giản hơn là tổng tài sản. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là một thước đo thích hợp cho tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh, nó phản ánh lợi nhuận của công ty được sinh ra từ tổng tài sản. Thước đo này không phân biệt lợi nhuận được tạo ra từ nguồn tài trợ nào.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản của HTX trong năm 2007 được tính như sau:
ROA =
= = 24,4%
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần của HTX trong năm 2007 được tính như sau:
ROE = = = 69%
Qua số liệu trên chúng ta thấy rằng trong năm 2006 và 2007 do đơn vị mới thành lập nên đầu tư nhiều cho việc mua sắm máy móc, trang thiết bị và đây là một yếu tố chiếm phần lớn trong tổng tài sản của đơn vị; bên cạnh đó do đặc thù kinh doanh của HTX là mua bán hàng hóa nên đơn vị phải dự trữ một lượng hàng hóa tương đối lớn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
2.3.4 Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận:
Phân tích khả năng sinh lời của công ty là một phần chủ yếu của quá trình phân tích báo cáo tài chính. Tất cả các báo cáo tài chính đều cần thiết cho phân tích khả năng sinh lời, nhưng trong đó báo cáo thu nhập là quan trọng nhất, báo cáo thu nhập cho thấy kết quả hoạt động của HTX. Phân tích khả năng sinh lời bao gồm phân tích doanh thu, giá vốn hàng bán và phân tích chi phí.
v Phân tích doanh thu:
Phân tích doanh thu tập trung vào một số vấn đề sau: các nguồn doanh thu chính là gì?, các nguồn doanh thu bền vững như thế nào? Doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho quan hệ ra sao?, khi nào thì doanh thu được ghi nhận và đo lường chúng?[6]
Phương tiện tốt nhất để phân tích các nguồn doanh thu là phân tích theo tỷ lệ. Phân tích theo tỷ lệ cho thấy mỗi loại doanh thu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của siêu thị. Tiếp theo đây chúng ta sẽ xem đồ thị bánh thể hiện doanh thu của Co.opMart Lý Thường Kiệt trong năm 2007 (Biểu đồ 2.3.2)
Biểu đồ 2.3.2
Tốc độ tăng trưởng doanh thu: Phân tích xu hướng trong doanh thu bằng các công đoạn khá hữu ích trong đánh giá khả năng sinh lời của công ty. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Co.opMart Lý Thường Kiệt thường là kết quả của một hoặc nhiều nhân tố bao gồm: biến động giá, biến động quy mô, theo thời vụ. Bởi vì phần lớn doanh thu của siêu thị từ bán lẻ cho người tiêu dùng nên phần doanh thu này sẽ bị biến động theo thời vụ như lễ, tết doanh thu sẽ cao hơn, mùa nắng doanh thu sẽ cao hơn mùa mưa, đồng thời yếu tố giá cả cũng tác động đáng kể, nhất là trong giai đoạn hiện nay trước diễn biến giá thị trường liên tục leo thang và chủ trương của Saigon Co.op và các đơn vị thành viên cam kết với Sở Thương mại là sẽ không tăng giá đối với các mặt hàng thiết yếu, điển hình như “cơn sốt gạo” vừa qua hệ thống Co.opMart vẫn bán gạo với giá không thay đổi nhằm góp phần bình ổn giá. “Saigon Co.op kiên quyết không chấp nhận những thông báo tăng giá không hợp lý từ phía nhà cung cấp, trong trường hợp không đàm phán được, chúng tôi sẽ ngưng không lấy hàng của nhà cung cấp đó nữa và tìm nguồn hàng khác có giá tốt hơn nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong cơn bão giá" – bà Lê Thị Quỳnh Chi- Phó Giám Đốc Marketing khẳng định[11].
Biểu đồ 2.3.3
Biểu đồ 2.3.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của Co.opMart Lý Thường Kiệt từ quý I/2007 đến quý I/2008, sở dĩ doanh thu hàng hóa quý II/2007 giảm so với Quý I/2007 là do trong quý I/200
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidung.doc