MỤC LỤC
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1 CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊCHIẾN LƯỢC
1.1.1 Khái niệm vềchiến lược
1.1.2 Quản trịchiến lược
1.1.2.1 Khái niệm
1.1.2.2 Lợi ích của quản trịchiến lược
1.1.3 Các chiến lược đặc thù trong thực tiễn
1.1.3.1 Các chiến lược kết hợp
1.1.3.2 Các chiến lược chuyên sâu
1.1.3.3 Các chiến lược mởrộng hoạt động
1.1.3.4 Các chiến lược khác
1.2 NỘI DUNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.2.1 Xác định mục tiêu kinh doanh
1.2.2 Phân tích môi trường bên ngoài
1.2.2.1 Yếu tốkinh tế
1.2.2.2 Yếu tốvăn hoá-xã hội
1.2.2.3 Yếu tốchính trị-pháp luật
1.2.2.4 Yếu tốcông nghệ
1.2.2.5 Yếu tốcạnh tranh
1.2.3 Phân tích môi trường bên trong
1.2.3.1 Quản lý
1.2.3.2 Marketing
1.2.3.3 Tài chính-Kếtoán
1.2.3.4 Hệthống thông tin
1.2.3.5 Kiểm soát nội bộ
1.2.4 Quy trình phân tích và lựa chọn chiến lược
1.2.4.1 Giai đoạn nhập liệu
1.2.4.2 Giai đoạn kết hợp
1.2.4.3 Giai đoạn quyết định (ma trận QSPM)
1.2.5 Các lưu ý trong quá trình xây dựng chiến lược
1.2.5.1 Khía cạnh văn hoá
1.2.5.2 Khía cạnh chính trị
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.3.1 Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh tại một sốngân hàng thương mại
1.3.1.1 Ngân hàng Ngoại thương TPHCM
1.3.1.2 Ngân hàng TMCP Á Châu
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từviệc nghiên cứu công tác xây dựng
chiến lược kinh doanh của một sốngân hàng thương mại
Chương 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN TPHCM
2.1 GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN TPHCM
2.1.1 Giới thiệu chung
2.1.2 Một sốnét cơbản vềtình hình hoạt động
2.1.2.1 Mạng lưới hoạt động
2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn
2.1.2.3 Hoạt động tín dụng
2.1.2.4 Hoạt động dịch vụ
2.1.3 Đánh giá chiến lược hiện tại
2.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
2.2.1.1 Yếu tốkinh tế
2.2.1.2 Yếu tốvăn hoá
2.2.1.3 Yếu tốchính trị, luật pháp
2.2.1.4 Yếu tốcông nghệ
2.2.1.5 Yếu tốcạnh tranh
2.2.2 Phân tích môi trường bên trong
2.2.2.1 Quản lý
2.2.2.2 Marketing
2.2.2.3 Kếtoán-Tài chính
2.2.2.4 Hệthống thông tin
2.2.2.5 Kiểm soát nội bộ
Chương 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TPHCM GIAI ĐOẠN2007-2015
3.1 MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3.1.1 Tầm nhìn chiến lược
3.1.2 Mục đích xây dựng chiến lược kinh doanh
3.2 CĂN CỨ ĐỂXÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3.3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3.3.1 Xác định mục tiêu kinh doanh
3.3.2 Xác định chiến lược
3.3.2.1 Xác định chiến lược
3.3.2.2 Ý nghĩa của chiến lược được lựa chọn
3.3.3 Lộtrình thực hiện chiến lược
3.3.3.1 Giai đoạn 1 (2006 – 2007)
3.3.3.2 Giai đoạn 2 (2008 – 2010)
3.3.3.3 Giai đoạn 3 (2011 – 2015)
3.4 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
3.4.1 Nhóm giải pháp vềMarketing
3.4.1.1 Chính sách sản phẩm
3.4.1.2 Chính sách giá
3.4.1.3 Chính sách phân phối
3.4.1.4 Chính sách chiêu thị
3.4.2 Nhóm giải pháp vềLogistics
3.4.3 Nhóm giải pháp vềhoàn thiện bộmáy tổchức và nguồn nhân lực
3.4.4 Lành mạnh hoá tình hình tài chính
3.4.5 Nhóm giải pháp ứng dụng công nghệthông tin
3.5 KIẾN NGHỊ
3.5.1 Đối với Quốc hội, Chính phủ
3.5.1.1 Hoàn thiện các văn bản pháp quy điều tiết hoạt động ngân hàng
3.5.1.2 Xây dựng chính sách hỗtrợcác ngân hàng thương mại quốc doanh Việt
Nam phát triển thành các tập đoàn tài chính-ngân hàng đa năng
3.5.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
3.5.2.1 Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát
3.5.2.2 Các kiến nghịkhác
3.5.3 Đối với Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam
3.5.3.1 Hoàn thiện cơchếkhoán tài chính
3.5.3.2 Tăng tính chủ động cho các đơn vịthành viên
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiến hành thăm dò ý kiến đánh giá của khách hàng về từng mỗi yếu tố của
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM và của một số đối thủ cạnh
tranh chủ yếu. Thang điểm khách hàng dùng để đánh giá là thang điểm 5. Điểm số
của một yếu tố cụ thể nào đó càng cao càng thể hiện mức độ hài lòng của khách
hàng về yếu tố đó. Khách hàng chỉ chấm điểm cho ngân hàng mà họ có quan hệ
giao dịch. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.5: Đánh giá uy tín thương hiệu BIDV
- 47 -
Yếu tố Trọng số BIDV VCB ACB
Điểm
BIDV
Điểm
VCB
Điểm
ACB
Mức độ phức tạp của các thủ
tục giao dịch 8.79
3.54
3.77
3.89 31.10 33.14 34.17
Thời gian hao phí để thực hiện
giao dịch 8.23
3.70
4.02
3.66 30.42 33.05 30.12
Tính thuận tiện của thời gian
ngân hàng mở cửa hoạt động 7.68
3.72
2.92
3.74 28.54 22.44 28.69
Uy tín, thương hiệu của ngân
hàng 9.25
3.52
3.95
2.98 32.57 36.59 27.59
Thái độ phục vụ, tính chuyên
nghiệp của cán bộ-nhân viên 9.72
2.93
3.11
3.79 28.45 30.22 36.88
Địa điểm giao dịch thuận lợi,
an toàn, khang trang, hiện đại 8.83
3.17
3.20
3.42 27.96 28.26 30.16
Lãi suất huy động-cho vay, phí
dịch vụ cạnh tranh 8.06
3.23
3.80
3.72 26.00 30.63 29.96
Các chương trình khuyến mãi
hấp dẫn, giá trị khuyến mãi cao 5.70
3.16
3.42
3.64 18.01 19.45 20.74
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
(thăm hỏi, tăng quà) 8.29
3.15
3.65
2.96 26.10 30.23 24.56
Sự đa dạng của các loại hình
sản phẩm dịch vụ 7.01
3.03
3.86
3.57 21.27 27.09 25.01
TỔNG 270.42 291.09 287.88
Nguồn: điều tra khảo sát của tác giả
– Các nhóm cạnh tranh chủ yếu đối với một ngân hàng thương mại quốc
doanh có thể được liệt kê như sau:
9 Các ngân hàng thương mại quốc doanh khác: nhóm các ngân hàng thương mại
quốc doanh đến nay vẫn giữ vững vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính tiền tệ
Việt Nam. Do có lợi thế về bề dày thời gian hoạt động, vốn và hệ thống mạng lưới
rộng khắp (đặc điểm tương đồng với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TPHCM) nên nhóm ngân hàng này hiện được đánh giá là nhóm có lực cạnh tranh
đáng kể nhất trên thị trường. Thông qua cuộc điều tra khảo sát mà chúng tôi đã
trình bày ở trên, ngân hàng thương mại quốc doanh được đánh giá là đối thủ cạnh
tranh trực tiếp và quan trọng nhất đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển TPHCM là Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương TPHCM. Kết quả đánh giá
- 48 -
cho thấy, ở tất cả các nội dung, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM
(270,42 điểm) đều thua sút Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương TPHCM (291,09
điểm).
9 Các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: so về số lượng, các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài không có mạng lưới hoạt động rộng khắp như các ngân hàng
thương mại quốc doanh và các ngân hàng thuơng mại cổ phần. Tuy vậy, nếu xét về
thị phần hoạt động thì rõ ràng tại địa bàn TPHCM, các chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chiếm trên dưới 16% thị phần huy động vốn và gần 22% thị phần tín dụng
(năm 1993 tỷ lệ này là 2% và 3%). Điều đáng quan tâm là nhóm các ngân hàng này
vẫn còn bị rất nhiều rào cản mang tính bảo hộ của chính phủ. Như vậy, trong vài
năm sắp tới, nhóm chi nhánh các ngân hàng nước ngoài này được nhìn nhận như là
một thế lực cạnh tranh mới với công nghệ hiện đại bậc nhất, kinh nghiệm quản lý
tiên tiến, mạng lưới hoạt động phủ rộng toàn cầu,… Khi được hỏi về các mối đe
dọa do các ngân hàng nước ngoài đem lại, 84% trả lời do ngân hàng nước ngoài có
các dịch vụ đa dạng và hoàn hảo, 83% trả lời do ngân hàng nước ngoài có vốn lớn,
65% trả lời do ngân hàng nước ngoài có đội ngũ nhân sự mạnh và tinh thông
nghiệp vụ, 44% trả lời do ngân hàng nước ngoài có mạng lưới hoạt động toàn cầu
(PGS.TS Phạm Văn Năng, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, TS Trương Quang Thông –
Ngân hàng TMCP TPHCM nhìn lại một chặng đường – NXB Đại học Quốc gia
TPHCM).
9 Các ngân hàng thương mại cổ phần: xuất phát từ hình thức sở hữu phi quốc
doanh, nhóm ngân hàng này có được sự linh động, nhạy bén cần thiết trong hoạt
động kinh doanh. Chính sự linh động và nhạy bén này (mà các ngân hàng thương
mại quốc doanh không thể có được) quyết định sự thành công của nhóm ngân hàng
thương mại cổ phần trong suốt thời gian qua. Nếu ở năm 1993, thị phần huy động
vốn và thị phần tín dụng của nhóm ngân hàng này trên địa bàn lần lượt là 6% và
7% thì đến cuối năm 2005, các tỷ lệ này là 36% và 33%. Trong nhóm các ngân
hàng thương mại cổ phần, nổi bật lên là nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần
“tốp trên” bao gồm Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương
- 49 -
tín, Ngân hàng TMCP Đông Á,… Thực tế cho thấy, cách đây 10 năm, quy mô lẫn
hiệu quả hoạt động của nhóm ngân hàng này gần như không đáng kể so với các
ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
nhưng hiện nay đã được nhìn nhận như là một trong những đối thủ cạnh tranh hàng
đầu. Kết quả điều tra khảo sát của chúng tôi cũng phù hợp hoàn toàn với nhận định
vừa nêu. Trong khi Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM chỉ được
đánh giá là 270,42 điểm thì Ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá 287,88 điểm.
9 Các ngân hàng liên doanh: tính đến cuối năm 2005, toàn địa bàn TPHCM có
04 ngân hàng liên doanh (Vinasiam Bank, Indovina Bank, VID Public Bank, Ngân
hàng liên doanh Lào-Việt) nhưng thị phần của nhóm ngân hàng này không đáng kể
và không có được sự tăng trưởng trong suốt thời gian dài.
9 Các công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính: do nhiều nguyên nhân đặc
thù khác nhau nên thị phần của nhóm doanh nghiệp này trên thị trường TPHCM
không đáng kể.
9 Các công ty bảo hiểm nhân thọ: sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm trong
thời gian gần đây cũng được nhìn nhận là một trong những nguồn lực cạnh tranh
mà đặc biệt là cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn đối với Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM. Trải qua một giai đoạn tăng trưởng nhanh với
các tên tuổi như Bảo Việt, Prudential, AIA,… trong giai đoạn gần đây, tốc độ tăng
trưởng của nhóm doanh nghiệp này có phần chựng lại. Nguyên nhân chính là các
sản phẩm của nhóm doanh nghiệp này thường đòi hỏi khả năng trường vốn của
khách hàng. Xu hướng hiện nay là sự kết hợp giữa các công ty bảo hiểm và các
ngân hàng thương mại để bán chéo sản phẩm. Đây là xu hướng cần được các ngân
hàng thương mại quan tâm và đầu tư nghiêm túc.
– Như vậy, qua việc nhìn nhận và phân tích các nhóm cạnh tranh chủ yếu,
chúng tôi có thể đưa đánh giá như sau:
9 Nhóm đối thủ cạnh tranh trực tiếp và hiện tại của Chi nhánh Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển TPHCM là nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh (do có các
thế mạnh tương đồng như vốn, mạng lưới, kinh nghiệm hoạt động) và các ngân
- 50 -
hàng thương mại cổ phần (do có được sự linh hoạt, nhạy bén đối với các thay đổi
của môi trường kinh doanh). Tuy vậy, trong số các ngân hàng thương mại quốc
doanh và ngân hàng thương mại cổ phần này, chỉ có Chi nhánh Ngân hàng Ngoại
thương TPHCM và Ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá cao hơn Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM. Như vậy, xét ở năng lực cạnh tranh, Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM vẫn được đánh giá khá cao và vẫn
còn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ từ phía khách hàng.
9 Nhóm các đối thủ trong tương lai được nhìn nhận là các ngân hàng có vốn
đầu tư nước ngoài. Khách quan để đánh giá thì không chỉ Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển TPHCM mà tất cả các ngân hàng thương mại trong nước khác
khó có khả năng để được các ngân hàng nước ngoài nhìn nhận là đối thủ cạnh tranh
chủ yếu. Như vậy, là nhà quản trị chiến lược, mục tiêu đặt ra cho Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM không chỉ dừng lại ở việc vượt lên các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp hiện tại mà phải có các bước chuẩn bị cần thiết nhằm đón đầu
vận hội và hạn chế các thách thức do quá trình hội nhập kinh tế đem lại.
Qua việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, chúng tôi đã có
được những nhận định cơ bản về các cơ hội và thách thức đối với Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM. Các nhận định này được xây dựng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mà cụ thể là lộ trình tháo dỡ các rào
cản cho hoạt động ngân hàng theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
Những cơ hội và thách thức này có thể được liệt kê như sau:
Cơ hội
9 O1: Hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cơ hội để mở rộng quan hệ trao đổi,
hợp tác trên phạm vi quốc tế.
9 O2: Cạnh tranh là động lực thúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều hành
quản trị và hiệu quả tài chính.
9 O3: Xu thế cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh sẽ tạo được
chủ động, linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh.
- 51 -
9 O4: TPHCM là địa bàn có hoạt động tài chính, ngân hàng diễn ra sôi nổi và
hiệu quả nhất trong phạm vi cả nước.
9 O5: Hoạt động kinh tế đối ngoại của TPHCM có tốc độ tăng trưởng cao nên
giúp đẩy mạnh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
9 O6: Tâm lý thích giao dịch với các ngân hàng thương mại trong nước của
người dân Việt Nam còn tồn tại.
9 O7: Các rào cản xâm nhập ngành do Chính phủ đặt ra.
Thách thức
9 T1: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh.
9 T2: Các chính sách và quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh
ngân hàng vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu tính bao quát.
9 T3: Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các kênh huy động khác như
công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm nhân thọ,…
9 T4: Sự phát triển như vũ bão của các yếu tố công nghệ.
9 T5: Thói quen giao dịch bằng tiền mặt của người dân Việt Nam.
Bảng 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM
Yếu tố bên ngoài
Mức độ
quan
trọng
Đánh
giá
Số điểm
quan
trọng
Tiềm năng thị trường lớn, tốc độ tăng trưởng cao,… 0.05 3.28 0.16
Rào cản xâm nhập ngành lớn. 0.06 3.27 0.20
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm. 0.17 2.48 0.42
Sự ra đời của các kênh huy động khác 0.07 2.43 0.17
Pháp luật chưa được hoàn thiện và phù hợp với chuẩn mực. 0.11 2.98 0.33
Xu hướng cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh. 0.09 3.57 0.32
Áp lực cạnh tranh ngành cao. 0.14 2.56 0.36
Tâm lý thích giao dịch với ngân hàng VN của người dân. 0.14 3.13 0.44
Thói quen giao dịch bằng tiền mặt của người dân. 0.08 2.27 0.18
Tốc độ thay đổi công nghệ cao. 0.09 2.24 0.20
Tổng số điểm quan trọng 1.00 2.78
Nguồn: điều tra khảo sát của tác giả
- 52 -
Tiến hành khảo sát 10 đối tượng đã từng công tác hoặc đang công tác tại Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM, mặc dù kết quả hiện tại của ma trận cho
thấy khả năng phản ứng nói chung của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TPHCM là trung bình khá (2,78 điểm) nhưng trong tương lai, trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. (xem thêm phần Phụ lục 2 về nội dung khảo sát)
2.2.2 Phân tích môi trường bên trong
2.2.2.1 . Quản lý
– Đội ngũ làm công tác quản lý tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TPHCM đều đã được đào tạo một cách bài bản, chính quy, chuyên nghiệp và đặc
biệt là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Khách quan để đánh giá, Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đang sở hữu một đội ngũ nhân sự ở cấp quản lý
rất tốt nhưng vấn đề tổ chức phối hợp đội ngũ này còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó,
do bộ máy tổ chức khá cồng kềnh (nhiều phòng ban chức năng, bộ máy quản lý quá
dày do có nhiều cấp bậc quản lý không cần thiết,…) nên thông tin chưa được trao
đổi kịp thời, nhân viên hoàn toàn không có cơ hội tham gia vào công tác quản trị
chiến lược,…
– Việc phân công ủy quyền chưa được quan tâm thực hiện một cách triệt để và
nghiêm túc nên phần lớn thời gian của Ban Giám đốc là dành để giải quyết các sự
vụ cụ thể, công tác kế hoạch chưa được thực hiện nghiêm túc và bài bản.
– Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên còn quá xa. Trái ngược với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là cấp lãnh đạo luôn gần gũi và tạo điều
kiện tốt nhất để nhân viên được thể hiện và trao đổi quan điểm nhưng tại Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM, khoảng cách tâm lý được dựng lên và
chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động và đặc biệt là
hạn chế thông tin đầu vào cho việc định hướng x ây dựng chiến lược.
– Nhân sự: tính đến thời điểm 31/12/2005, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển TPHCM có 288 cán bộ-nhân viên đang công tác, trong số đó, tất cả các
- 53 -
vị trí làm công tác chuyên môn đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, có khả
năng sử dụng ít nhất một loại ngoại ngữ và thành thạo các phần mềm tin học văn
phòng. Cá biệt có những phòng chuyên môn (Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn, Phòng
Thẩm định Tín dụng) có trên 50% đội ngũ nhân sự có trình độ Thạc sỹ và 50% còn
lại đang trong thời gian hoàn thành các chương trình đào tạo Thạc sỹ. Do vậy, có
thể nói, sở hữu được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao như
vậy là một yếu tố hết sức thuận lợi và vấn đề đặt ra chỉ là làm thế nào để phát huy
yếu tố thuận lợi này. Tuy vậy, do những hạn chế từ phía cơ chế, chính sách của một
ngân hàng quốc doanh kết hợp với một mô hình tổ chức khá cồng kềnh nên đã gây
ra rất nhiều trở ngại cho việc phát triển hoạt động kinh doanh. Một số ý kiến đánh
giá về đội ngũ nhân sự như sau:
9 Nguồn nhân lực được đào tạo chính quy, bài bản, có kinh nghiệm thực tế
nhưng tinh thần làm việc chưa cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến
là việc đánh giá chất lượng lao động, chế độ đãi ngộ và chính sách phân phối thu
nhập chưa hợp lý nên không kích thích nhân viên chủ động trong công việc.
9 Tư tưởng ỷ lại của một nhân viên làm việc trong thành phần kinh tế quốc
doanh đi kèm với quan điểm “sống lâu lên lão làng” đã tạo thành một sức ì tâm lý
cho cán bộ nhân viên mà đặc biệt là những cán bộ nhân viên trẻ, có trình độ, có tâm
huyết thật sự.
9 Trước thực trạng đó, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM
đang phải đối phó với việc chảy máu chất xám mà điều đáng quan tâm là Ban Giám
đốc chưa có được biện pháp để ngăn chặn hoặc để giải quyết triệt để tình hình này.
Trong năm 2005, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đã phải giải
quyết gần 30 trường hợp xin nghỉ việc (không tính trường hợp nghỉ hưu). Nghiêm
trọng hơn, trong 03 tháng đầu năm 2006, Phòng Tổ chức cán bộ của Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đã phải tiếp nhận và giải quyết cho gần 30
trường hợp xin nghỉ việc. Tình hình này gây tốn kém chi phí tuyển dụng và đào tạo
mới, gây khó khăn cho hoạt động của các Phòng nghiệp vụ,…
- 54 -
9 Sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng chưa tốt, đặc biệt là kỹ năng làm
việc theo nhóm chưa được đầu tư bồi dưỡng.
9 Sự can thiệp quá sâu của yếu tố chính trị vào vấn đề tổ chức cũng được nhìn
nhận là một trong những bất cập của các doanh nghiệp quốc doanh.
2.2.2.2. Marketing
Công tác Marketing của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM
do Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn đảm nhận. Chức năng chủ yếu của Phòng này là
lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh tiền tệ, điều hành nguồn vốn và
thanh khoản, báo cáo thống kê và Marketing. Như vậy, công tác Marketing được
lồng ghép như là một chức năng phụ vào Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn. Do đó, trong
số 17 cán bộ nhân viên công tác tại Phòng này, chỉ có 03 nhân viên phụ trách công
tác Marketing (chính sách giá, quản lý sản phẩm, phát triển mạng lưới và chiêu thị)
nên gần như toàn bộ chiến lược Marketing của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển TPHCM là không có hoặc không rõ ràng, được tổ chức một cách manh
mún, thiếu hiệu quả. Thật vậy, toàn bộ các hoạt động Marketing của Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM như phân khúc thị trường, định vị thương
hiệu, nghiên cứu và cải tiến sản phẩm, chính sách định giá, khuyến mại, quảng
cáo,… đều thiếu đầu tư, thường xuyên diễn ra tình trạng “đầu voi, đuôi chuột” gây
phản cảm. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng này nhưng chủ yếu nhất có thể kể
đến là do sức ì của một ngân hàng thương mại quốc doanh chậm cải tiến, kém nhạy
bén với thị trường.
– Đánh giá chính sách giá: hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TPHCM chưa xác định được chính sách giá cho riêng mình. Việc ban hành các
biểu lãi suất huy động, lãi suất cho vay, biểu phí dịch vụ,… hoàn toàn dựa vào các
đối thủ cạnh tranh dẫn đầu thị trường nên Chi nhánh thường phản ứng khá chậm
chạp trước các thay đổi của môi trường kinh doanh. Hậu quả của sự phản ứng chậm
chạp này tất yếu sẽ là mất khách hàng hay kinh doanh thua lỗ. Mấu chốt của vấn đề
nằm ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chưa xây dựng được hệ thống
- 55 -
thông tin phục vụ cho việc định giá thành sản phẩm. Thật vậy, cho dù theo đuổi
chiến lược giá là theo đối thủ dẫn đầu thị trường thì nhà quản trị cũng phải nắm
được chi phí thực cho sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng mình được tạo ra là bao
nhiêu để phục vụ cho công tác quản trị điều hành. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng
của ngành dịch vụ mà đặc biệt là ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, chi phí đầu
vào thường khó được xác định và phân bổ một cách hợp lý, rõ ràng cho các sản
phẩm dịch vụ khác nhau. Đây là điểm yếu chung của các ngân hàng thương mại nói
chung chứ không riêng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM.
– Đánh giá hiệu quả mạng lưới giao dịch:
Bảng 2.7: Hiệu quả tài chính năm 2005 của các Đơn vị trực thuộc
Đơn vị tính: triệu Đồng
CHỈ TIÊU PHÚ NHUẬN
TÂN
ĐỊNH
BÙI
THỊ
XUÂN
KHÁNH
HỘI
HOÀ
BÌNH
Huy động vốn 183,700
65,100
39,200 30,600
50,700
Dư nợ 24,800 - - - -
Thu nhập 2,430
3,850 2,700 930
4,000
Chi phí 4,300
3,270
2,600 1,030
3,380
Lợi nhuận -1,870 580
100 -100 620
Số cán bộ nhân viên 13
5
5 3
5
Lợi nhuận/lao động -144 116 20 -33
124
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM
Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động mạng lưới năm 2005
9 Xét ở góc độ hiệu quả kinh doanh, trong 05 đơn vị trực thuộc, có 02 đơn vị
(Phú Nhuận và Khánh Hội) hoạt động không có hiệu quả (thể hiện qua chỉ tiêu lợi
nhuận âm). Nguyên nhân lỗ là do các đơn vị này mới được thành lập trong năm
2005 nên lượng giao dịch còn ít, thu nhập chưa đủ bù chi phí. Các đơn vị trực thuộc
- 56 -
còn lại hoạt động kinh doanh có lãi nhưng lợi nhuận chưa cao và chưa tương xứng
với quy mô hoạt động. Như vậy, mặc dù Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TPHCM còn quản lý 05 đơn vị trực thuộc nhưng gần như các đơn vị trực thuộc này
đều hoạt động kinh doanh kém hiệu quả (các đơn vị trực thuộc kinh doanh hiệu quả
đều đã được bàn giao cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam).
9 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM thành lập các Phòng
Giao dịch chủ yếu để phục vụ công tác huy động vốn và chưa cho phép các đơn vị
này hoạt động tín dụng (ngoại trừ nghiệp vụ cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có
giá và sổ tiết kiệm). Thực tế cho thấy, nghiệp vụ huy động và nghiệp vụ cho vay là
hai nghiệp vụ có tác động tương hỗ nhau nên sẽ rất khó phát triển và hoạt động hiệu
quả nếu một trong hai nghiệp vụ nêu trên chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
2.2.2.3 . Kế toán-Tài chính
Tình hình tài chính của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM được đánh giá khá tốt thể hiện qua
hiệu quả kinh doanh ngày càng cao (chỉ số ROA, ROE, NIM tăng đều qua các
năm).
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh năm tài chính 2005 (chỉ số giá 8.40%)
CHỈ TIÊU 2004 2005
Điều chỉnh
thu nhập và
chi phí năm
2005
Tăng
trưởng
Thu lãi 477.66 578.71 533.87 11.77%
Thu ngoài lãi 31.93 34.04 31.40 -1.65%
Thu nhập bất thường 6.79 6.26
Chi lãi 323.72 397.20 366.42 13.19%
Chi ngoài lãi 45.48 42.89 39.57 -13.00%
Chi dự phòng rủi ro 49.13 90.95 83.90 70.78%
LỢI NHUẬN 91.26 88.50 81.64 -10.54%
Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM - Báo cáo tổng kết năm
2005
- 57 -
Năm tài chính 2005, thu nhập trước thuế, trước dự phòng rủi ro của Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM đạt 179,45 tỷ Đồng, tăng 31% so
với năm 2004. Thu nhập trước thuế, sau dự phòng rủi ro đạt 88,50 tỷ Đồng (trích
dự phòng rủi ro 90,95 tỷ Đồng). Hệ số NIM (thu nhập từ lãi/tài sản có sinh lời bình
quân) đạt 3,12%, tăng 0,28% so với năm 2004. ROA đạt 0,67%. Như vậy, xét ở
góc độ hiệu quả kinh doanh, năm tài chính 2005 được đánh giá là năm tương đối
thành công đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM thể hiện
qua chỉ tiêu thu nhập trước thuế, trước dự phòng rủi ro tăng 31% so với năm 2004.
Tuy nhiên, nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh vẫn tập trung ở nghiệp vụ tín dụng mà
chất lượng tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM lại
đang có những dấu hiệu không tốt thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu chiếm đến 9,61% (tỷ lệ
này đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM là dưới 2%). Tỷ lệ nợ
xấu tăng làm khoản chi dự phòng rủi ro tăng cao và kết quả là lợi nhuận trước thuế
sau dự phòng rủi ro của năm tài chính 2005 lại thấp hơn năm 2004.
2.2.2.4. Hệ thống thông tin
Sau khi triển khai thành công Dự án hiện đại hóa ngân hàng với sự hỗ trợ
của Ngân hàng Thế giới, hệ thống thông tin của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam được đánh giá rất cao ở khả năng tích hợp và quản lý tập trung thông tin,
giao dịch được xử lý hoàn toàn tự động. Với hệ thống này, các giao dịch được thực
hiện nhanh chóng, an toàn, bảo mật; các báo cáo được xử lý tự động; thông tin
được tập hợp kịp thời để phục vụ cho công tác điều hành quản trị,.... Tuy vậy, do
chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng các giao dịch ngân hàng theo chuẩn
mực quốc tế nên việc triển khai ứng dụng tại Việt Nam có nhiều vấn đề chưa thực
sự phù hợp. Ngoài ra, do hạ tầng kỹ thuật của nước ta chưa đáp ứng được các yêu
cầu truyền và xử lý, lưu trữ một khối lượng thông tin quá lớn trong cùng một đơn vị
thời gian nên thường xảy ra tình trạng nghẽn đường truyền. Một vấn đề cần lưu ý
khác là khả năng tuơng thích giữa chương trình với người sử dụng. Không phải bàn
cải về chất lượng của chương trình hiện đại hóa nhưng do hạn chế về nhận thức và
khả năng thao tác vận hành của người sử dụng nên rất nhiều các ứng dụng của
- 58 -
chương trình chưa được khai thác hoặc khai thác không triệt để. Điều này thật sự là
một lãng phí lớn.
Tổ chức luân chuyển thông tin nội bộ chưa được tổ chức tốt, thiếu khoa học, không
kịp thời và đầy đủ,… làm hạn chế cơ sở dữ liệu cho việc ra các quyết định quản trị.
2.2.2.5 . Kiểm soát nội bộ
Hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM
bao gồm hệ thống các quy trình và quy chế hướng dẫn chi tiết từng nghiệp vụ cụ
thể đồng thời được kiểm tra giám sát bởi đội ngũ Kiểm soát viên trực thuộc Phòng
Kiểm tra nội bộ. Tuy vậy, do được “lập trình” sẵn theo những quy trình và quy chế
kiểm soát cụ thể nên bộ phận kiểm soát nội bộ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển TPHCM vẫn tồn tại các yếu điểm sau:
– Do hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế nhằm mục đích phát hiện các sai
phạm dự kiến nên hệ thống này chắc chắn bị vô hiệu hóa đối với các sai phạm hay
các rủi ro bất thường chưa tiên liệu được.
– Nhân lực phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đạt yêu cầu về số
lượng lẫn chất lượng.
– Trong điều kiện thực tế thường xuyên thay đổi, các quy trình, quy chế và các
thủ tục kiểm soát mau chóng trở thành bất cập, rườm rà, phản tác dụng.
– Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thiết lập trực thuộc quyền quản lý
của Ban Giám đốc Chi nhánh nên chưa phát huy được sự độc lập trong hoạt động.
Qua việc phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong, chúng tôi đã có được
những nhận định cơ bản về các điểm mạnh và điểm yếu của Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển TPHCM. Những điểm mạnh và điểm yếu này có thể được liệt
kê như sau:
Điểm mạnh
9 S1: Là chi nhánh của một ngân hàng thương mại quốc doanh có tiềm lực tài
chính vững mạnh, hoạt động ổn định, có uy tín,…
- 59 -
9 S2: Mô hình tổ chức mang tính tập trung và chuyên môn hoá cao về nghiệp
vụ.
9 S3: Triển khai thành công chương trình hiện đại hóa hệ thống công nghệ
thông tin theo hướng quản lý dữ liệu tập trung, tạo điều kiện để nâng cao tính chính
xác, nhanh chóng, an toàn cho các sản phẩm dịch vụ.
9 S4: Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm thực tiễn, được đào tạo bài bản, được
sự tín nhiệm của chính quyền địa phương.
9 S5: Lực lượng chuyên viên trẻ (dưới 35 tuổi chiếm 78%), có trình độ chuyên
môn cao (gần 75% có trình độ đại học và trên đại học).
Điểm yếu
9 W1: Thị phần nhỏ bé và đang có chiều hướng sụt giảm liên tục.
9 W2: Năng lực quản trị điều hành chưa cao, chưa nhạy bén với những thay
đổi của môi trường kinh doanh, tâm lý ngại rủi ro và quá cẩn trọng,…
9 W3: Chưa xác định được chiến lược kinh doanh dài hạn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45762.pdf