MỤC LỤC
MỤC LỤC . 4
MỞ ĐẦU . 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAĐA, RAĐA THỜI TIẾT
TAM KỲVÀ HỆTHỐNG ĐO MƯA TỰ ĐỘNG. 8
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAĐA. 8
1.1.1. Lịch sửcủa rađa. 8
1.1.2. Nguyên tắc hoạt động. 8
1.1.3. Phương trình rađa đối với mục tiêu điểm trong chân không . 10
1.1.4. Diện tích phản xạhiệu dụng của mục tiêu khí tượng. Thểtích phân
giải của khối xung. 12
1.1.5.Các phương trình rađa Probert-Jones và phương trình rađa rút gọn đối
với mục tiêu khí tượng . 15
1.2. RAĐA THỜI TIẾT TAM KỲ. 18
1.3.HỆTHỐNG ĐO MƯA TỰ ĐỘNG . 20
CHƯƠNG 2: ƯỚC LƯỢNG MƯA TỪ ĐỘPHẢN HỒI VÔ TUYẾN
CỦA RAĐA KHÍ TƯỢNG . 25
2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MƯA. 25
2.1.1.Mưa và một vài loại mưa thường gặp . 25
2.1.2.Một số đặc trưng cơ bản . 26
2.1.3.Sựphân bốhạt mưa theo kích thước hạt. 27
2.1.4.Phân cấp cường độ mưa. 29
2.1.5.Sửdụng rađa đểphát hiện mưa. 30
2.1.6.Sửdụng rađa để ước lượng mưa. 31
2.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA SAI SỐ KHI ƯỚC LƯỢNG MƯA
BẰNG RAĐA KHÍ TƯỢNG . 34
2.2.1. Sai sốdo hệthống thiết bị rađa. 35
2.2.2.Sai số do địa hình . 35
2.2.3.Các sai số do điều kiện truyền sóng dị thường trong khí quyển . 36
2.2.4.Các sai sốdo công thức tính cường độ mưa không bao hàm hết các
đặc tính của vùng mưa. 37
2.2.5. Sai sốdo hệthống thiết bị đo mưa mặt đất. . 38
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ SAI SỐ. 39
3.1. PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG TỐI THIỂU . 39
3.1.1.Đặt bài toán vềcách tìm các tham số. 39
3.1.2.Phương pháp bình phương tối thiểu. 40
3.2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ. 44
3.2.1. Một sốkiến thức cơ bản về đánh giá. 44
3.2.2. Một số đại lượng thống kê khách quan thường được sửdụng trong
đánh giá. 45
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN, KẾT QUẢVÀ KẾT LUẬN . 48
4.1. TIẾN HÀNH XÂY DỰNG CÔNG THỨC. 48
4.1.1.Thu thập sốliệu. 48
4.1.2 Xửlí sốliệu và đồng bộsốliệu theo thời gian. 49
4.1.3 Tính toán và đánh giá công thức. 56
4.1.3 Giới thiệu phần mềm tính toán và kiểm nghiệm . 58
4.2 KẾT LUẬN . 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 63
PHỤLỤC. 65
PL1. Dạng đầu vào sốliệu rađa. 65
PL2. Dạng đầu vào của đo mưa tự động mặt đất. . 66
PL3.Mã nguồn phần mềm. . 69
PL4.Kết quảtính toán . 91
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng công thức tính lượng mưa từ số liệu ra đa Đốp-Le cho khu vực Trung Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác liên quan đến chất lượng đo đạc
của rađa, đặc biệt là các nhiễu phản hồi từ mặt đất và vật cản “làm mù” một
phần cánh sóng.
2.2.1. Sai số do hệ thống thiết bị rađa
2.2.1.1. Sự suy yếu do vòm che
Anten rađa thường đặt trong một vòm che làm bằng sợi thuỷ tinh, giúp
bảo vệ anten khỏi bị mưa, gió làm hỏng và cho phép hoạt động quay của nó
nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, khi mưa, chụp bảo vệ bị ướt gây ra sự suy yếu
năng lượng sóng điện từ của rađa.
2.2.1.2.Tính không ổn định của rađa và tính không chuẩn xác của
anten
Công suất của máy phát, độ khuếch đại của máy thu của rađa thường
không ổn định. Sự duy trì hệ thống ổn định là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra,
hiệu chuẩn không chính xác phần cứng của anten cũng là nguyên nhân đáng
kể gây ra sai số trong quá trình ước lượng mưa.
2.2.2.Sai số do địa hình
2.2.2.1. Nhiễu mặt đất
Búp sóng chính và búp sóng phụ của rađa đều có thể gặp mục tiêu mặt
đất, điều này thường gây ra các phản hồi vô tuyến cố định, đó là những nhiễu
địa hình. Những nhiễu địa hình ở gần trạm rađa do búp sóng phụ gây ra
thường là cố định do đó nó dễ dàng được loại bỏ; với những nhiễu địa hình ở
xa thì sẽ khó loại bỏ hơn.
36
Rađa được đặt sao cho làm cực tiểu hoá các phản hồi mặt đất này,
nhưng ta không thể loại bỏ hết hẳn được chúng. Ta có một bản đồ ghi lại các
nhiễu mặt đất này, từ đó có thể tránh sự hiểu lầm phản hồi đó là do mưa gây
ra. Người ta cũng thử nghiệm các phần mềm để loại bỏ các mục tiêu cố định,
nhưng những phần mềm này lại loại luôn cả những vùng mưa nếu mưa là tĩnh
tại hoặc di chuyển theo hướng vuông góc với phương bán kính.
Nếu những phản hồi này không được lọc và được sử dụng vào công
thức Z – I để ước lượng mưa, tổng lượng mưa trong vùng phản hồi địa hình sẽ
lớn hơn giá trị mưa thực tế. Khi sử dụng phép lọc phản hồi địa hình trong
phần số liệu thô của rađa thì tổng lượng mưa ở những vùng không có ảnh
hưởng địa hình sẽ bị thấp hơn so với thực tế.
2.2.2.2. Sự che khuất
Giống như việc tạo ra các phản hồi vô tuyến cố định, tình trạng bị chắn
của búp sóng bởi mặt đất gây ra sự che khuất một phần hoặc toàn phần búp
sóng chính, như thế chỉ có một phần nhỏ hoặc không có năng lượng chiếu tới
mưa ở phạm vi xa hơn, gây ra sự phản hồi lệch lạc từ mục tiêu khí tượng. Có
thể ví dụ như, vùng mưa ở thấp quá, lại nằm xa, thì rađa không thể phát hiện
được, như vậy không thể đo được cường độ phản hồi từ vùng mưa đó. Hoặc,
vùng mưa nằm khuất hẳn sau các ngọn núi, quả đồi, như thế các tia sóng đã bị
chắn và không thể “chạm” được tới vùng mưa.
2.2.3.Các sai số do điều kiện truyền sóng dị thường trong khí quyển
Hiện tượng siêu khúc xạ có thể cho hiển thị các nhiễu địa hình ở xa
rađa khi sóng được phát với góc nâng thấp. Nếu chúng không được lọc, phản
hồi địa hình ở xa sẽ được đưa vào công thức Z – R để tính mưa và kết quả sẽ
cho ta cường độ mưa lớn hơn thực tế. Ngược lại, nếu phép lọc này được thực
37
hiện cả ở những vùng không xảy ra hiện tượng truyền sóng siêu khúc xạ, mưa
sẽ có giá trị ước lượng thấp hơn so với giá trị thực tế..
2.2.4.Các sai số do công thức tính cường độ mưa không bao hàm hết các
đặc tính của vùng mưa
2.3.4.1.Sự không lấp đầy búp sóng
Những vùng mưa ở xa rađa có thể có kích thước nhỏ hơn độ rộng của
búp sóng, do đó mục tiêu không thể lấp đầy búp sóng. Mà một trong những
giả thiết để sử dụng phương trình rađa là mục tiêu lấp đầy đồng nhất toàn bộ
thể tích xung. Vì thế một mục tiêu nhỏ hơn đọ rộng búp sóng vấn hiển thị như
thể nó lấp đầy bước sóng, tức là lớn hơn so với kích thước thực của nó. Như
vậy công suất phản hồi của toàn bộ mục tiêu này sẽ được san đều ra cho toàn
bộ độ rộng búp sóng, kết quả là cường độ mưa do ước lượng có giá trị nhỏ
hơn thực tế.
2.2.4.2. Sự khuếch đại tự động không bù đắp đúng sự suy yếu của tín
hiệu theo khoảng cách
Rađa tự động khuếch đại công suất thu lên một số lần để nhận được độ
phản hồi Z. Tuy nhiên ở những rađa thế hệ cũ, hệ số khuếch đại không tính
được chính xác, do không tính được độ truyền qua khí quyển (La).
2.2.4.3. Không tính đến đặc điểm phân bố hạt theo kích thước
Trong thực tế, hai vùng mưa có cùng cường độ mưa nhưng vì phân bố
theo kích thước hạt khác nhau nên sẽ cho giá trị cường độ phản hồi khác
nhau. Ví dụ, mưa từ mây thấp hoặc mưa địa hình tầng thấp thường là mưa bao
gồm nhiều hạt nhỏ, từ đó gây ra độ phản hồi yếu dẫn đến cường độ mưa ước
lượng sẽ thấp. Trong khi đó, mưa từ đối lưu có nhiều hạt lớn gây độ phản hồi
lớn và ước lượng cường độ mưa sẽ cao. Ngoài ra, trong một vùng mưa còn
38
xảy ra sự biến đổi phân bố kích thước hạt theo cả không gian lẫn thời gian,
điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến độ phản hồi thu được từ mục tiêu.
2.2.4.4. Không tính đến trạng thái của các hạt mưa
Giáng thuỷ tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nếu trong một vùng mưa,
chỉ tồn tại duy nhất một loại giáng thuỷ, độ phản hồi sẽ mang tính ổn định
hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, một vùng mưa lại có nhiều loại giáng thuỷ khác
nhau; mưa hỗn hợp các hạt lỏng, băng, tuyết thì nói chung đều làm tăng độ
phản hồi, dẫn tới làm tăng giá trị ước lượng cường độ mưa. Dưới tầng 00C lớp
nước áo bên ngoài tinh thể băng sẽ phản hồi rất mạnh, tạo ra “dải sáng” có độ
phản hồi lớn hơn rất nhiều và gây nên sai số không nhỏ trong quá trình ước
lượng giá trị cường độ mưa.
2.2.5. Sai số do hệ thống thiết bị đo mưa mặt đất.
Trong các phương pháp tính toán cường độ mưa mặt đất với số rađa
thường coi số liệu mặt đất là luôn chính xác, thực tế chúng ta đều hiểu trong
ẩn chứa trong số liệu mưa mặt cũng còn nhiều sai số ví dụ: do chính thiết bị-
độ phân giải ở hệ thống đo mưa tự động này nếu mưa nhỏ hơn 0.5mm, lá cây
rơi vào làm nghẽn cổ phễu, thay đổi về vị trí điểm đặt sensor đo mưa.v.v..
39
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ SAI SỐ
3.1.PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG TỐI THIỂU
3.1.1.Đặt bài toán về cách tìm các tham số.
Khi muốn tìm mối tương quan giữa đại lượng Y nào đó với đại lượng
X, người ta thực hiện đồng thời 1 loại phép đo độc lập giá trị Y tương ứng với
1 giá trị X, sau đó vẽ đường phụ thuộc Y-X để định dạng hàm số khảo sát
thực nghiệm . Các kết quả có thể được biểu diễn dưới dạng bảng 1 hoặc dưới
dạng đồ thị.
Bảng 3.1
X X1 X2 .... XK .... XN
Y Y1 Y2 .... YK .... YN
Vấn đề đặt ra là tìm biểu diễn giải tích của sự phụ thuộc hàm chưa biết
đó, tức là chọn công thức mô tả các kết quả thực nghiệm. Điều đặc biệt của
bài toán là ở chỗ: vì tồn tại các sai số ngẫu nhiên khi quan trắc nên việc chọn
công thức để mô tả một cách chính xác tất cả các giá trị thực nghiệm là không
thật hợp lý.
Nói khác đi, đồ thị của hàm chưa biết không nhất thiết phải đi qua tất
cả các điểm, mà theo điều kiện cho phép phải làm trơn các “nhiễu loạn”. Dĩ
nhiên việc làm trơn các nhiễu loạn sẽ càng chính xác và càng tin cậy, nếu số
lượng thí nghiệm được tiến hành càng lớn, tức là nếu ta càng có dồi dào thông
tin.
Chẳng hạn, để kẻ đường thẳng y = ax + b chỉ cần hai điểm là hoàn
toàn đủ, nếu biết chính xác hai điểm đó. Nhưng vì tồn tại ít nhiều “nhiễu
loạn”, nên với cùng mục đích đó có thể cần tới vài chục điểm.
40
3.1.2.Phương pháp bình phương tối thiểu
Nếu mọi quan trắc của các giá trị của hàm: Nyyy ,...,, 21 được tiến
hành với cùng độ chính xác như nhau thì việc ước lượng các tham số
Naaa ,...,, 10 được xác định với điều kiện là tổng bình phương của các độ lệch
của các giá trị quan trắc được yk đối với các giá trị tính toán được
nk aaaxf ,...,,; 10 , tức là đại lượng:
2
1
10 ,...,,;
N
k
nkk aaaxfyS (3.1)
nhận giá trị bé nhất.
Nếu các quan trắc được tiến hành với phương sai khác nhau (không
cùng độ chính xác), nhưng đã biết tỷ số giữa phương sai của các quan trắc
khác nhau, thì với điều kiện chỉ ra trên đây tổng (2-1) được thay bằng tổng
n
k
knkk waaaxfyS
1
2
10 ,...,,; (3.2)
trong đó các thừa số wk được gọi là các trọng lượng riêng quan trắc (trọng
số), chúng tỷ lệ nghịch với các phương sai:
22
2
2
1
21
1
:...:
1
:
1
:...::
N
Nwww
Nếu mọi quan trắc các giá trị của hàm được tiến hành với cùng độ
chính xác, nhưng tại mỗi giá trị của đối số xk ta tiến hành một loạt gồm mk
quan trắc và ta lấy giá trị trung bình của các kết quả quan trắc trong các loạt
có thể dùng làm trọng lượng : wk = mk (k = 1, 2, ... , N).
Điều kiện được phát biểu trên đây vẫn giữ nguyên khi xác định ước
lượng của các tham số của các hàm nhiều biến. Chẳng hạn đối với hàm z của
hai biến x và y, các ước lượng của các tham số Naaa ,...,, 10 được xác định do
điều kiện làm cực tiểu tổng:
41
n
k
knkkk waaayxfzS
1
2
10 ,...,,;, (3.3)
Việc tìm giá trị của các tham số Naaa ,...,, 10 làm cho hàm
S=S( Naaa ,...,, 10 ) đạt tới giá trị bé nhất, dẫn tới việc giải hệ phương trình:
0;....;0;0
10
nda
dS
da
dS
da
dS (3.4)
Nếu trong công thức thực nghiệm các tham số tham gia một cách tuyến
tính, thì hệ phương trình (3.3) là tuyến tính. Vì việc giải hệ phương trình
tuyến tính là đơn giản hơn việc giải hệ phương trình phi tuyến rất nhiều nên
nếu có thể được, ta biến đổi các công thức thực nghiệm đã chọn về dạng sao
cho các tham số cần xác định tham gia vào hệ đó một cách tuyến tính.
Chẳng hạn, nếu trong hàm đã chọn y = a + hsin(wx + f) giá trị w đã biết, thì
cần viết hàm đó dưới dạng:
y = a + bcoswx + csinwx (b = h sinf, c = h cosf)
và tìm các tham số a, b, c theo phương pháp bình phương bé nhất, và sau đó
tính các tham số h và f theo các tham số đó.
Phương pháp bình phương bé nhất có nhiều trường hợp riêng. Dưới đây ta xét
2 trường hợp riêng, đó là phương pháp hồi qui tuyến tính và phương pháp
biến đổi tham số.
Phương pháp hồi qui tuyến tính xác định các tham số của đa thức
Nếu công thức thực nghiệm có dạng một đa thức:
n
i
ii xay
1
. (3.5)
Các hệ số ai tham gia một cách tuyến tính vào công thức trên. Để tìm các
hệ số này, ta cần tìm n phương trình.
42
Giả sử có tất cả N trường hợp quan trắc có cả y và xi (i=1,..., n),
nếu ký hiệu Tky là giá trị thực thì ta có:
11 yyT
n
i
ii xa
1
1.
22T yy
n
1i
2ii x.a
.... ... ... ...
NTN yy
n
i
iNi xa
1
.
kTk yy
n
i
iki xa
1
.
Khi đó sai số sẽ là:
.
1
n
i
ikiTkkTkk xayyy (3.6)
Cần phải tìm dạng của y (tức các ai ) sao cho tổng sai số bình
phương là nhỏ nhất:
2
N
1k
n
1i
ikiTk
N
1k
2
k )xay(S
đạt min
0
a
S
j
(j=1, ..., n)
mà
jk
N
k
n
i
ikiTk
j
xxay
a
S
).(2
1 1
N
k
n
i
ikijk
N
k
jkTk xaxxy
1 11
0...
Như vậy, hệ phương trình đã dẫn tới hệ sau:
43
n
i
N
k
ikjki
N
k
jkTk xxaxy
1 11
0... (3.7)
j=1, ..., n
Ta có thể tính được các tổng
N
k
ikjk
N
k
jkTk xxvàxy
11
. theo các số liệu
thực nghiệm. Sau đó giải hệ (3.7) tìm được các ai , i=1, ..., n.
Nếu trường hợp có trọng số thì (3.7) tương đương hệ sau:
n 1,...,j,0
111
N
k
kikjk
n
i
i
N
k
kjkTk xxaxy (3.8)
với mỗi giá trị j ta có 1 phương trình, nên ở đây ta có n phương trình
tuyến tính, với n ẩn số ai , i=1,2,..,n.
Nếu trong công thức thực nghiệm các tham số tham gia một cách phi
tuyến, thì hệ phương trình (3.4) là phi tuyến. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp ta vẫn có thể xác định được gần đúng các tham số tham gia vào công thức
thực nghiệm một cách phi tuyến. Dưới đây ta chỉ nêu một vài thủ thuật biến
đổi công thức thực nghiệm phi tuyến baxfy ,; về dạng tuyến tính
Y=b1X+a1 bằng cách thay biến thích hợp (còn gọi là phép san bằng
công thức).
Để tìm các tham số của hàm luỹ thừa
bxay .
áp dụng phép lôga xbay lglglg
đổi biến
xX
yY
lg
lg
ta đưa về dạng tuyến tính
Y=b1X+a1 (3.9)
44
với a1=lg.a
b1=b
Tuy nhiên, sau khi đã tìm được a1 và b1 và quay trở về các giá trị a, b
thì các giá trị này không còn đảm bảo nguyên tắc bình phương tối thiểu nữa
(sai số tính y không còn là nhỏ nhất nữa).
Phương pháp biến đổi tam số, tính trực tiếp sai số.
Ngày nay, nhờ sự trợ giúp đắc lực của máy tính, với tốc độ tính toán
lớn, ta có thể tính toán được các sai số trung bình bình phương (MSE) của
công thức thực nghiệm, khi lần lượt cho từng tham số biến đổi trong những
khoảng giá trị khác nhau và so sánh chúng để tìm ra bộ tham số tối ưu (cho
sai số MSE gần như nhỏ nhất). Sau khi dự đoán được dạng công thức thực
nghiệm ta tiến hành tính sai số ban đầu có thể dùng một bộ tham số bất kỳ với
sai số MSE có thể là lớn. Tiếp theo ta cho 1 tham số biến đổi còn các tham số
khác cố định và tính toán sai số trong suốt quá trình biến đổi một -nhiều của
dải tham số đã chọn. Ta sẽ thấy sai số lúc đầu giảm nhưng sau lại tăng, cứ để
sai số tăng nhưng tới khi bằng 1 phần của sai số ban đầu hoặc tăng tới biên độ
thì dừng lại. Sau đó lại cho 1 tham số khác biến đổi, các thám số khác cố định
và lặp lại các bước tính toán tương tự. Cứ như vậy quá trình tính toán được
lặp đi lặp lại với từng tham số biến đổi, cho tới khi sai số ngừng giảm hoặc
giảm không đáng kể thì dừng lại hoàn toàn, các vòng sau có bước biến đổi
của tham số ngày tinh (nhỏ) hơn.
3.2. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ
3.2.1. Một số kiến thức cơ bản về đánh giá
Đánh giá là quá trình so sánh các kết quả với các quan trắc có liên
quan, nhằm tìm ra ưu nhược điểm của một thiết bị. Đánh giá là một khía cạnh
45
của việc “đo lường” mức độ tốt, một đánh giá tốt là khi thông qua kết quả,
người đánh giá đưa ra được giải pháp tối ưu đối với sản phẩm. Đối với mưa
số liệu “thực” sử dụng để đánh giá dự báo được lấy từ quan trắc, vũ lượng ký,
vệ tinh … những sai số xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sai số hệ thống,
địa hình. Các quan trắc thường được coi là những mô tả chính xác của khí
quyển thực và thừa nhận điểm quan trắc là tiêu biểu cho cả khu vực đặt trạm
quan trắc. Kết quả đánh giá sẽ đưa ra một cái nhìn so sánh sản phẩm của các
hệ thống thiết bị hay các phương pháp tính toán khác nhau, đồng thời thông
qua đó giúp cho người làm dự báo khí tượng một số ý tưởng về cách tiếp cận
vấn đề một cách toàn diện nhất.
Các bước tiến hành đánh giá
Bước đầu của quá trình đánh giá là công việc hoà hợp số liệu quan trắc
cả về thời gian lẫn không gian, có nghĩa là đưa số liệu về cùng một thời điểm
và cùng một vị trí. Bước tiếp theo tuỳ thuộc vào mục đích đánh giá mà xử lý
số liệu, khi mục đích đánh giá đã được xác định thì người ta bắt đầu tiến hành
phân nhóm mẫu, có nghĩa là chia tập số liệu thành hai hay nhiều nhóm dựa
theo quy luật lựa chọn rồi đưa ra đánh giá cho từng nhóm riêng biệt.
3.2.2. Một số đại lượng thống kê khách quan thường được sử dụng trong
đánh giá
2.2.2.1. Sai số trung bình ME
ME được xác định bởi công thức sau :
N
OF
ME
N
i
ii
1 (3.10)
46
Trong đó, Fi là giá trị cần so sánh đáng giá (Ở khuôn khổ luận văn
này giá trị Fi là giá trị cường độ mưa tính toán từ giá trị phản hồi vô tuyến-
tạm gọi là giá trị tính toán.)
Oi là giá trị quan trắc chọn làm chuẩn (gọi tắt là giá trị quan trắc).
Trong luận văn nó chính là cường độ mưa quan tắc bở các trạm đô mưa mặt
đất.
N là dung lượng mẫu
ME chỉ ra xu hướng trung bình của sai số. Độ lệch dương là giá trị tính
toán lớn hơn quan trắc, và ngược lại độ lệch âm là quan trắc lớn hơn giá trị
tính toán . Một giá trị tính toán tốt nhất có giá trị ME = 0. Trong dự báo số
thời tiết và dự báo số khí hậu, trường quan trắc và trường dự báo là lệch nhau
trong quá trình chạy dự báo số, và sự khác nhau giữa giá trị trung bình quan
trắc và giá trị trung bình dự báo thường được coi là sai số hệ thống. Khi biết
được sai số hệ thống của một dự báo, người ta có thể hiệu chỉnh nó trước khi
mang ra làm dự báo. Tuỳ theo mức độ phức tạp của dự báo số mà hiệu chỉnh
có thể sử lý bằng máy móc hoặc cũng có thể trực tiếp bằng tay.
3.2.2.2. Sai số tuyệt đối trung bình MAE
Sai số này được xác định như sau :
N
OF
MAE
N
i
ii
1 (3.11)
MAE là trung bình độ lớn các sai số, nó cho biết mức độ lệch trung
bình; nó không chỉ ra xu hướng của sai số mà chỉ ra độ lớn của sai số. Một giá
trị tính toán tốt nhất sẽ cho MAE = 0. MAE được tính bằng cách lấy tổng các
trị tuyệt đối sai số sau đó lấy trung bình. MAE kết hợp với ME có thể giải
quyết bài toán. Nếu ME khác không nhiều so với MAE thì nên hiệu chỉnh mô
47
hình, còn khác nhau nhiều thì việc hiệu chỉnh nó là không có cơ sở. MAE
không so sánh được với độ lệch chuẩn do sự khác nhau về bản chất, tuy nhiên
nó lại có thể dung hoà các sai số bằng cách lấy trung bình tổng tuyến tính
tuyệt đối các sai số.
3.2.2.3. Sai số trung bình bình phương MSE
MSE là trung bình của bình phương các sai số, nó đo độ lớn của sai số,
được lấy trọng số theo bình phương của sai số, đây là một biến hay được sử
dụng trong đánh giá so sánh. Nó được tính bởi công thức sau :
N
OF
MSE
N
i
ii
1
2
(3.12).
48
CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN, KẾT QUẢ
VÀ KẾT LUẬN
4.1. TIẾN HÀNH XÂY DỰNG CÔNG THỨC
4.1.1.Thu thập số liệu.
Hệ thống đo mưa tự động được triển khai tại Khu vực Trung trung Bộ
từ năm 2006 ban đầu chỉ có 3 trạm Hiệp Đức, Giao thuỷ và Nông Sơn, sau 1
năm hệ thống đã 20 trạm và hiện nay có 32 trạm trong đó có 10 trạm truyền
trực tuyến qua Internet ADSL. Do đó chúng ta có một bộ số liệu đo mưa mặt
đất tự động khảo sát phục vụ nghiên cứu khá lý tưởng bao gồm các trạm sau:
1. Hiệp Đức
2. Thượng Nhật
3. Câu Lâu
4. Thành Mỹ
5. Tam Kỳ
6. Trà My
7. Ái Nghĩa
8. Hiên
9. Quảng Ngãi
10.A Lưới
11.Nông Sơn
12.Hội Khách
13.Giao Thuỷ
14.Cẩm Lệ
15.Lý Sơn
16.An Chỉ
17.Sơn Giang
18.Ba Tơ
19.Phú Ốc
20.Cù Lao Chàm
21.Bình Điền
22.Tiên Phước
23.Hoà Bắc
24.Đức Phổ
25.Phú Ninh
26.Khâm Đức
27.Bà Nà
28. Sơn Hà
29.Minh Long
30.Tà Lương
31.Dung Quất
32.Bạch Mã
(Xem phần phụ lục PL2)
49
Trong đó 12 trạm cuối (từ trạm thứ 21 đến 32) là lắp tại các điểm đo
mưa nhân dân. Ngoài ra tại Đà Nẵng hệ thống này còn một trạm đo thời tiết tự
động lắp đặt từ tháng 23 tháng 8 năm 2008, nhưng do chưa thiết kế được hệ
thống truyền tự động nên không hiển thị được tại Website Đài Khí Tượng
Cao Không. Dự kiến toàn bộ hệ thống đo mưa này sẽ truyền tự động trong
năm 2009.
Số liệu rađa thời tiết Tam Kỳ năm 2006 và năm 2007 không đầy đủ do
rađa hỏng và giãn đoạn trong thời gian khá dài, tuy có số liệu nhưng không
chính xác. Cuối năm 2007 rađa này đã được sửa chữa và hoạt động ổn định
hơn chính vì vậy do đó tôi đã lựa chọn bộ số liệu đồng bộ rađa và đo mưa tự
động từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 10 năm 2008.(Xem phần phụ lục PL1).
4.1.2 Xử lí số liệu và đồng bộ số liệu theo thời gian.
Để thực hiện phương pháp so sánh, đánh giá giữa giá trị cường độ mưa
rađa với giá trị cường độ mưa tại mặt đất cần đưa về cùng điều kiện không
gian và thời gian của các yếu tố đầu vào. Từ tập số liệu thu thập được ta cần
xử lí ban đầu để lựa chọn làm các cặp tính toán đồng nhất là: Cường độ mưa
mặt đất (I) và giá trị Phản hồi vô tuyến rađa (dBZ) ta thực hiện như sau:
Giá trị cường độ mưa mặt đất (I): là giá trị lượng mưa đo được trong
10 phút của mặt đất phải >0 ta đổi về cường độ mưa (mm/h). Do đầu vào là
các loại datalogger khác nhau, nên khi tiến hành cần thực hiện đăng ký
format cho phần mềm tính toán nhận dạng. Để thực hiện điều đó cần mô tả vị
trí các giá trị thời gian và giá trị đo được từ sensor đo mưa, bởi một số
datalogger ghi giá trị đếm số lần chao lật được và số datalogger còn lại ghi giá
trị thực của lượng mưa. Bước tiếp theo tuỳ thuộc dạng sensor sẽ có những
bước tính toán cơ bản đảm bảo chuyển toàn bộ số liệu cường độ mưa của các
trạm về cùng một dạng thống nhất
50
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn lượng mưa ghi được theo thời gian của datalogger
Hobo tại trạm Hội Khách
Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn lượng mưa ghi được theo thời gian của datalogger
Hobo tại trạm Thành Mỹ
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn lượng mưa ghi được theo thời gian của datalogger
RF3 tại trạm Lý Sơn.
51
Giá trị độ PHVT (tính ra dBZ): được lấy từ sản phẩm CAPPI tại độ
cao 3 km trung bình trong một miền tròn bán kính 1km có tâm trùng với toạ
độ của trạm đo mưa tự động (Hình 4.4). Với giá trị độ cao 3 km chúng ta có
thể tránh được ảnh hưởng của địa hình nếu lấy thấp hơn 3 km và nếu lấy cao
hơn 3 km cánh sóng sẽ “quệt” vào dải sáng (mức tan băng H-H00c) sẽ làm
cho độ PHVT thu được trở nên bất thường.
Hình 4.4 Vị trí lấy giá trị PHVT tương ứng với toạ độ trạm đo mưa mặt đất
Một trình quét bình thường của rađa Thời tiết Tam kỳ tạo ra tập số liệu
quét khối ( VolumeScan). VolumeScan này thường là tập hợp 10 góc nâng
quét tròn PPI (Hình 4.5)
.
Hình 4.5 Sản phẩm Volumescan rađa Thời tiết Tam Kỳ-thường là tập
hợp các góc nâng quét tròn PPI khác nhau.
52
Từ tập số liệu quét khối VolumeScan có thể tạo ra các sản phẩm thứ
cấp khác nhau, trong đó có sản phẩm CAPPI 3km và có thể có CAPPI với độ
cao khác nhau như 0.5 km, 1km, 1.5 km, 2 km, 2.5 km .v.v...
Hình 4.6 Hình a là các quét tròng PPI, hình b Sản phẩm mặt cắt
CAPPI 3km .
Hình 4.7 Sản phẩm mặt cắt CAPPI 3km tại Trạm Rađa thời tiết TamKỳ
lúc 03:30 ngày 13 tháng 8 năm 2008.
Ở đây với mục tiêu là tính toán công thức liên hệ giữa độ PHVT của
rađa và cường độ mưa của hệ thống đo mưa tự động trong thời điểm có mưa,
53
nên loại bỏ những số liệu không đồng bộ như: chỉ tồn tại 1 giá trị độc lập rađa
hoặc cường độ mưa mặt đất. Thông thường thời gian có mưa là nhỏ hơn rất
nhiều so với không mưa, (một phần do thỉnh thoảng một số máy trong hệ
thống máy móc ngưng hoạt động hoặc hoạt động chưa ổn định).
Sau khi xử lí đã thu được 2.048 cặp giá trị dBZ-I trùng nhau về mặt
thời gian (±3 phút) và không gian từ 27.415 giá trị phản hồi vô tuyến dBZ và
19.191 giá trị cường độ đo mưa mặt đất I. (Xem phần phụ lục PL3)
Sau đây là đồ thị biến trình của độ PHVT (dBZ) và cường độ mưa của
một số trạm sau khi đã đồng bộ về thời gian (Hình 4.8-.4.11)
Hình 4.8.Trạm Hội Khách
Hình 4.9.Trạm Hiên
I mm/h
mm/h
DBZ
DBZ
mm/hmm/h
số thứ tự cặp
DBZ
số thứ tự cặp
54
Hình 4.10.Trạm Tiên Phước. .
Sau đây là đồ thị của quan hệ giữa độ PHVT-Z’ (dBZ) với I (mm/h)tại
một số trạm.(Hình 4.12-4.14)
Hình 4.12 . Z’-Imđ Tại trạm Trà My.
Hình 4.13. Z’-Imđ Tại trạm Hội Khách
I mm/h
mm/h
DBZ
DBZ
I mm/h
mm/h
DBZ
DBZ
Hình 4.11.Trạm Trà My
số thứ tự cặp
số thứ tự cặp
55
Hình 4.14a. Z’-Imđ Tại trạm Thành Mỹ.
Hình 4.14b. Z’-Imđ Tại trạm Hiên.
Hình 4.14c. Z’-Imđ Tại trạm Quảng Ngãi
Hình 4.14d. Z’-Imđ Tại trạm Thượng Nhật.
Hình 4.14e. Z’-Imđ Tại trạm Hiệp Đức.
56
Với những đánh giá ban đầu cho thấy từ tấp số liệu khảo sát, tuy những
biến đổi theo thời gian trên đồ thị của giá trị Z’ và lượng mưa đo được không
tương quan với nhau một cách chặt chẽ( có những điểm cự trị của lượng mưa
tương ứng với điểm cực trị của Z’, nhưng cũng có những điểm cực trị của Z’
không tương ứng. Điều đó có thể là sự trễ pha theo thời gian và nằm trong nó
ẩn chứa nhiều sai số. Nhưng ta vẫn cảm nhận được sự tồn tại mối quan hệ của
Z’ với cường độ mưa. Các hình từ 4.11-4.17 cho thấy mối quan hệ này có
dạng logarit, cụ thể là các hình dạng Z’=b1 lgI+ a1
Đặt: lgI=x; Z’=Y
Ta có: Y=a1+b1X
4.1.3 Tính toán và đánh giá công thức
Với sự phát triển vượt bậc của khoa học máy tính, việc tính toán với
chuỗi số liệu lớn đó là điều đơn giản, để tìm một cặp hệ số thực nghiệm A,b
tham gia vào công thức thực nghiệm một cách phi tuyến, ta có thể dùng
phương pháp bình phương tối thiểu sau khi đã tuyến tính hoá (còn gọi là san
bằng) công thức. Chúng tôi đã thử tính theo phương pháp hồi qui tuyến tính.
Kết quả thu được một công thức như sau:
Y=a1+b1X Để dễ so sánh với công thức Marshall Palmer, ta chuyển
sang dạng Z=A.Ib trong đó Z’=10 logZ hay Z=10(Z’/10) trong đơn vị mm6/m3.
Kết quả tìm được:
Y = 0.2097 + 0.0239 X
A= 10(a1/10)=1.04946260728285
b= 0.0024
Tuy nhiên sai số lớn sẽ xảy ra khi quay trở lại kiểm nghiệm với ngay
chuỗi số liệu phụ thuộc, vì công thức cuối là phi tuyến trong khi ta đã dùng
phương pháp hồi qui tuyến tính. Do đó để tìm cặp hệ số thực nghiệm A,b
57
chúng tôi xây dựng một phần mềm tính sai số trung bình bình phương của
công thực nghiệm phi tuyến dạng Z=A.Ib , với các giá trị A và b lần lượt biến
đổi trong các khoảng giá trị khác nhau và dừng lại khi sai số này đủ nhỏ (nhỏ
hơn một giá tới nào đó), cách làm như sau:
Ban đầu lấy A, b lớn(tương ứng MSE lớn), A cố định và cho b biến đổi
ta liên tục tính sai số MSE(i), sẽ thấy lúc đầu nó giảm sau lại tăng. Cho sai số
này tăng tới khi bằng một phần sai số ban đầu hoặc tăng bằng giá trị biên độ
thì dừng lại biến đổi b, Sau đó lại giữ b cố định và cho biến đổi A và cũng
thấy sai số ban đầu giảm sau đó lại tăng nhưng cũng chỉ cho tăng đến giá trị
bằng một phần sai số bắt đầu cho b biến động thì dừng b lại và cho A biến
đổi, cứ như vậy cho đến khi sai số dao động không đáng kể thì dừng lại
Giá trị ban đầu của A là n chạy từ 2000 của b là 5, cuối cùng giá trị sai
số MSE không đổi hay biến đổi không đáng kể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvths_hoang_minh_toan_0491.pdf