MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG CHỨC HÀNH
CHÍNH NHÀ NƢỚC VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công chức hành chính nhà nước 8
1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức, công chức hành chính nhà nước 8
1.1.2. Đặc điểm của công chức hành chính nhà nước 16
1.1.3. Vai trò của đội ngũ công chức hành chính nhà nước 21
1.2. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước 23
1.2.1 Các nội dung xây dựng xây dựng đội ngũ công chức hành
chính nhà nước
23
1.2.2. Một số tiêu chí cơ bản đánh giá việc xây dựng đội ngũ công
chức hành chính nhà nước
24
1.2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình xây dựng đội ngũ
công chức hành chính nhà nước
27
1.3. Tính tất yếu khách quan, yêu cầu và các điều kiện đảm bảo
xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước hiện nay
31
1.3.1. Tính tất yếu khách quan và những yêu cầu 31
1.3.2. Điều kiện bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành
chính nhà nước
144 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước ở Tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ám đốc, phó giám đốc sở và
tương đương" [57]. Việc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức lãnh
đạo đã đáp ứng kịp thời, đủ về số lượng, đảm bảo tiêu chuẩn đã tạo điều kiện
để các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo quy định về phân công, phân cấp, giám đốc các sở, thủ trưởng
các cơ quan ngang sở, cơ quan trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp huyện quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiễm, điều động, khen thưởng, kỷ luật
đối với công chức giữ chức vụ trưởng, phó phòng, ban chuyên môn trực thuộc
sở, trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện (ngoài các chức danh do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý), không phải thỏa thuận với các sở, ngành hoặc
huyện ủy có liên quan và Sở Nội vụ.
Trong 4 năm từ năm 2007 đến năm 2010, các sở, ban, ngành
cấp tỉnh đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 393 công chức, viên chức giữ
các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; chủ
71
tịch ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 1.844 công
chức, viên chức giữ các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng
và tương đương [57].
Tháng 6/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có văn bản
yêu cầu tất cả các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh tạm dừng việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ, công chức, trừ một
số trường hợp cần thiết phải xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc
ban hành văn bản này nhằm phòng ngừa tình trạng một số sở, ban, ngành,
huyện, thị, thành phố, số cán bộ lãnh đạo, quản lý đến tuổi chuẩn bị nghỉ hưu
(cuối nhiệm kỳ 2004 -2011), tuyển dụng và đề bạt "ồ ạt" những công chức
không đủ tiêu chuẩn.
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý được tỉnh thực hiện
theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, vừa đảm bảo đội ngũ cán bộ có năng
lực, trình độ được rèn luyện thử thách trong thực tiễn. Đội ngũ công chức
hành chính nhà nước được luân chuyển đã phát huy được năng lực, trình độ,
khả năng của mình; đồng thời, qua luân chuyển để đào tạo đội ngũ công chức
hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Một số
huyện như Hoằng Hóa, Thạch Thành, thành phố Thanh Hóa,....trong 5 năm
qua, đã thực hiện luân chuyển từ cấp huyện xuống cấp xã và ngược lại hàng
chục cán bộ, công chức, số này đã và đang giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt
của các xã, phường, thị trấn và các phòng, ban chuyên môn của huyện.
"Trong thời gian từ tháng 3/2007 đến tháng 12/2011, các cấp, các ngành đã
thực hiện việc điều động, luân chuyển trên 700 lượt cán bộ, công chức theo
yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo quy trình, thủ tục" [57].
Cùng với các công việc trên, tỉnh đã điều động, biệt phái 12 công chức
hành chính nhà nước vào khu kinh tế Nghi Sơn để tập trung giải phóng mặt
bằng thực hiện các dự án đầu tư trong thời gian 2 năm. Đội ngũ công chức
72
được biệt phái này có nhiệm vụ giúp huyện Tĩnh Gia và Ban Quản lý Khu
kinh tế Nghi Sơn đẩy nhanh việc hoàn thiện các thủ tục trong công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng (trong thời gian 2 năm phải giải phóng mặt bằng
trên 2.000ha). Số công chức này hưởng mọi chế độ, chính sách ở cơ quan cũ,
được bố trí nơi làm việc, nghỉ ngơi, được tham gia vào các hội đồng giải
phóng mặt bằng và hưởng các chính sách theo quy định. Đến nay, các cơ
quan quản lý công chức biệt phái đã tiếp nhận lại số công chức này và bố trí
công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn.
Bên cạnh những kết quả trên, công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển,
biệt phái đối với công chức hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, đó là:
- Công tác điều động, bổ nhiệm công chức ở một số nơi còn mang tính
chủ quan của người đứng đầu cơ quan, đơn vị mà chưa căn cứ vào trình độ,
năng lực của đội ngũ công chức; còn có tình trạng nể nang trong cơ quan, đơn
vị. Chưa mạnh dạn điều động công chức hành chính nhà nước từ sở, ngành,
huyện, thị, thành phố này sang sở, ngành, huyện, thị khác hoặc điều động từ
cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại, điều động từ vùng xuôi lên vùng miền
núi. Vẫn còn tình trạng bổ nhiệm công chức chưa đủ chuẩn (về các loại bằng
cấp) hoặc chưa có tiêu chí chuẩn để bổ nhiệm, do đó có tình trạng bổ nhiệm
xong rồi mới đi học để trả nợ bằng cấp.
- Việc bổ nhiệm những công chức trẻ, có năng lực vào những vị trí
chủ chốt chưa nhiều, vẫn còn tình trạng "sống lâu lên lão làng"; công chức
sau khi bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý là giữ luôn chức vụ đó
trong nhiều năm hoặc hết thời gian bổ nhiệm lại thì lại chuyển sang đơn vị
khác mà ít có trường hợp không được bổ nhiệm lại.
- Cơ cấu công chức hành chính nhà nước là người dân tộc thiểu số
trong các sở, ban, ngành của tỉnh chiếm tỷ lệ thấp, số công chức là người dân
tộc thiểu số giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các sở, ngành còn rất ít.
73
- Công tác luân chuyển công chức hành chính nhà nước của tỉnh mới
chỉ thực hiện ở mức độ hẹp đối với một số trường hợp cán bộ lãnh đạo thuộc
diện Tỉnh ủy quản lý; luân chuyển trong nội bộ cơ quan được thực hiện ở một số
sở, ngành. Chưa thực hiện việc luân chuyển công chức hành chính nhà nước từ
tỉnh xuống cơ sở, từ cơ sở lên tỉnh để rèn luyện năng lực nắm bắt thực tiễn của
công chức, phục vụ cho đào tạo chuyên gia hoạch định chính sách cấp tỉnh.
2.3. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
Ở TỈNH THANH HÓA
2.3.1. Một số tình hình về bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nƣớc ở tỉnh Thanh Hóa
2.3.1.1. Về bộ máy
Năm 2006, tỉnh Thanh Hóa có 29 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh (gồm có các sở, ban, ngành, cơ quan trực thuộc ủy ban nhân
dân tỉnh); 27 ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và 636 ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn. Đến năm 2010, có 21 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh, 27 ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gồm có 335
phòng, ban; mỗi ủy ban nhân dân đều có 12 cơ quan, riêng ủy ban nhân dân
11 huyện miền núi có 13 cơ quan, hiện còn phòng dân tộc chưa thực hiện sáp
nhập vào văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện do đang
thực hiện việc quản lý các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xóa
đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở 11 huyện miền núi trên
địa bàn tỉnh); 637 ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [54].
Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ
quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện đến nay cơ bản được tổ
chức lại, có tên gọi và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo
đúng quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, Nghị định số 14/2008/NĐ-CP,
ngày 04/02/2008 của Chính phủ, các thông tư liên tịch của các bộ quản lý
ngành, lĩnh vực và Bộ Nội vụ.
74
Đối với cấp tỉnh, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính
phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành sáp nhập Ban
Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh vào Sở Nội vụ; hợp nhất Sở
Thủy sản với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; hợp nhất
Sở Thể dục thể thao với Sở Văn hóa thông tin, thành Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch; thành lập Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ; hợp nhất Sở
Công nghiệp với Sở Thương mại thành Sở Công thương; thành lập Văn
phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng; Chi cục Văn thư lưu trữ, Chi
cục Biển và hải đảo; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức bộ máy của Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn theo quy định tại Nghị
định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời thành lập một số chi cục,
một số phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với cấp huyện, thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính
phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đã tách phòng nội vụ- lao động, thương
binh và xã hội, thành phòng nội vụ và phòng lao động, thương binh và xã hội;
sáp nhập phòng tôn giáo vào phòng nội vụ; hợp nhất phòng công thương
thuộc ủy ban nhân dân thị xã, thành phố với phòng nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phòng kinh tế; hợp nhất phòng thủy sản với phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân các huyện: Quảng
Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn thành phòng nông nghiệp
và phát triển nông thôn; đổi tên phòng văn hóa-thông tin-thể thao thành phòng
văn hóa và thông tin; giải thể ủy ban dân số, gia đình và trẻ em thuộc Ủy ban
nhân dân huyện; tách phòng nông - công nghiệp thuộc ủy ban nhân dân huyện
Mường Lát, Quan Sơn thành phòng công thương và phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn, thành lập các phòng dân tộc thuộc các huyện miền núi,...
75
2.3.1.2. Về tổ chức và hoạt động
Cùng với việc thành lập, sáp nhập, chia tách các cơ quan, đơn vị, tỉnh
Thanh Hóa cũng đã điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các ngành,
đơn vị; tách các hoạt động mang tính dịch vụ công ra khỏi cơ quan hành chính
để thành lập đơn vị sự nghiệp như: hoạt động công chức, chứng thực của Sở
Tư pháp; hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi
trường; hoạt động thẩm định chất lượng trong xây dựng của Sở Xây dựng;
hoạt động thẩm định giá đất của Sở Tài chính;... "Trong 4 năm (từ năm 2007
đến năm 2010, các ngành, địa phương đã thực hiện thành lập mới 112 tổ
chức, kiện toàn và quy định chức năng, nhiệm vụ 264 tổ chức, góp phần đưa
các hoạt động của các tổ chức, đơn vị đi vào ổn định và phát triển" [54].
Thực hiện Nghị quyết số 08/2004/NQCP, ngày 30/6/2004 của Chính
phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính
quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 02/3/2007, Ủy ban nhân
dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND quy
định về phân công, phân cấp công tác quản lý nhà nước về tổ chức, bộ máy và
cán bộ, công chức. Sau hơn 4 năm thực hiện đã phát huy được tính năng
động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các sở, ngành, các
huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước từ tỉnh đến cơ
sở; công tác quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức được giải quyết
nhanh hơn, giảm đầu mối trung gian, tiết kiệm chi phí lao động xã hội.
Kỷ luật, kỷ cương hành chính nói chung, giải quyết công việc của
người dân và doanh nghiệp nói riêng đã được các sở, ngành, các địa phương,
đơn vị trong tỉnh triển khai thực hiện khá quyết liệt. Đã ban hành, tổ chức
thực hiện quy chế làm việc; thanh tra, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện
các văn bản hành chính; phê bình, nhắc nhở những cơ quan, cá nhân thực hiện
chậm hoặc không đảm bảo chất lượng công việc. Các cấp, các ngành ban
76
hành cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ; thiết lập "đường dây nóng", thùng thư
góp ý, hộp thư điện tử, hộp thư thoại; công khai quy trình, thủ tục hồ sơ, thời
hạn, phí, lệ phítrên Website, Báo, Đài, Thư viện tỉnh, niêm yết tại công sở;
đeo thẻ công chức, viên chức;...
Đến nay, có 100% cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện
thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính. Bước đầu, phân cấp quản lý tài chính và ngân sách đã
phát huy tác dụng tích cực; cơ chế "xin-cho" đã được xóa bỏ.
Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO
vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được quan tâm. Từ năm
2005, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh đã khuyến khích, hỗ trợ các cơ quan hành
chính triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. Năm 2007, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch đào tạo chuyên gia tư vấn và thí
điểm áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại một số cơ
quan hành chính nhà nước. Đến nay, đã đào tạo được 15 chuyên gia tư vấn;
có 6 đơn vị (Sở Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Cục Hải quan
Thanh Hóa, Trường Đại học Hồng Đức, Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc)
được cấp Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (nay
đã chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2008) và thực hiện khá tốt việc duy
trì, đánh giá sau cấp Giấy chứng nhận. Các Sở Khoa học và Công nghệ, Lao
động-Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa, thị xã
Sầm Sơn, huyện Thọ Xuân; Cục Thuế Thanh Hóa đang xây dựng, áp dụng Hệ
thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008.
Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước được các cấp, các ngành đặc
biệt quan tâm. 100% sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã xây dựng
mạng LAN, kết nối Internet; số lượng máy tính bình quân trên một cán bộ,
công chức ở các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện tương đối cao
(nhiều sở, ngành đảm bảo mỗi cán bộ, công chức 01 máy). Ủy ban nhân dân
77
xã, phường, thị trấn đã có máy tính để làm việc, trong đó số lượng máy tính
đã kết nối mạng Internet khá nhiều. Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đã
xây dựng Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, đã liên kết
Website toàn quốc để quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Nhiều sở, ngành và ủy ban nhân dân cấp huyện đã xây dựng, đưa vào sử dụng
Website; Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế tỉnh liên kết Website nội bộ toàn
ngành; Sở Tài chính, Kho bạc tỉnh, Cục thuế,... kết nối mạng thông tin quản lý
tài chính, ngân sách; Sở Kế hoạch và Đầu tư kết nối mạng thông tin quản lý
đăng ký doanh nghiệp, Hầu hết cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp
huyện đã cài đặt phần mềm quản lý hồ sơ công việc, văn bản; phần mềm kế
toán, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức;; Cục Thuế áp dụng 20 chương trình
ứng dụng vào các khâu quản lý thuế; Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa
áp dụng các phần mềm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một
cửa hiện đại;....
Về cơ bản, hầu hết công sở các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân
cấp huyện đã được đầu tư đầu tư cải tạo, xây dựng mới, có đầy đủ trang bị
thiết bị làm việc thiết yếu; đã xây dựng, đưa vào sử dụng điểm cầu giao ban
trực tuyến điện tử tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban quản lý Khu kinh
tế Nghi Sơn, Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Lặc. Hội đồng nhân dân tỉnh ban
hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng công sở cơ quan hành
chính nhà nước cấp xã, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án đầu tư xây
dựng trụ sở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2009-2012 và đến 2015, theo đó,
đến năm 2015, cơ bản đảm bảo Ủy ban nhân dân các xã có trụ sở làm việc
theo tiêu chuẩn quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, quy chế tổ chức và hoạt động của một số cơ
quan, đơn vị trực thuộc chưa được chú trọng ban hành hoặc chưa cụ thể, rõ
ràng nên khi thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng, thiếu nhịp nhàng; tính chủ
động trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chức năng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xay_dung_doi_ngu_cong_chuc_hanh_chinh_nha_nuoc_o_ti.pdf