MỤCLỤC
PHẦNMỞBÀI . 1
1. Lý do chọn đề tài . 2
2. Đốitợng và phạm vinghiêncứu của đềtài . 3
3. Mục đích và nhiệmvụ nghiên cứu đềtài. 3
4. Cơsở lý luận vàphương pháp nghiên cứu . 3
5. Kếtcấu luận văn . 3
Chương 1 VĂN HÓAVÀVAI TRÒCỦA VĂNHÓA. 4
1.1 Mộtsốquan niệm vềvăn hóa . 4
1.2 Vaitrò c ủavăn hóa . 11
Chương 2 TH ỰC TRẠNGXÂYDỰNG ĐỜI SỐNG VĂNHÓA ĐỒNG BÀO
DÂNTỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG. 14
2.1 Đặc điểm chung về đờisống văn hóa củadân tộc Khmer Sóc Trăng. 14
2.1.1Sơlợc vàinét đờisốngvăn hóacủa đồng bào dân t ộc Khmer . 14
2.1.2 Những phong tục và lễhội tiêu biểu . 17
2.1.3 Tín ngưỡng - tôn giáo. 24
2.1.4 Cácloại hình nghệthuật . 25
2.2 Những thành tựu vàhạn chếtrong quá trình xâydựng đời sốngvăn hóa đồng bào dân t ộc Khmer Sóc Trăng . 26
2.2.1 Thành tựu đạt được trong thời gian qua . 26
2.2.2Hạn chếcần khắc phục. 46
Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦYẾUNHẰM XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA ĐỒNGBÀO DÂNTỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG
HIỆN NAY . 49
3.1 Xâydựng đời sống văn hóagắn liền với phát triển kinhtế đồng bào dân tộc Khmer . 49
3.2 Phát triển giáodục – đàotạo vùng đồng bào dântộc Khmer . 50
3.3 Tăng cờng củng cốhệ thống chính trịgóp phần xâydựng đờisống văn hóa đồng bào dân tộcKhmer Sóc Trăng . 52
3.4 Nâng cao chấtlợng hoạt động văn hóa- thông tin vùng đồng bào dân tộc Khmer . 54
3.5 Tiếptục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xâydựng đờisốngvăn hóakhu dân cư. 55
3.6 Phát huy nét đẹp cáclễhội,bảotồn vàgiữgìn các giátr ịvăn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer . 56
3.7 Nâng cao công tác phổbiến, giáodục pháp luậttrong đồng bào dân tộc Khmer . 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 60
PHỤLỤC . 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 68
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5992 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
135, tỉnh triển khai các chính sách hỗ trợ
công cụ sản xuất, nhà ở, hỗ trợ đồng bào Khmer đặc biệt khó khăn. Từ năm 2002
đến cuối tháng 6 năm 2004, toàn tỉnh đã xây dựng và bàn giao 503 nhà tình nghĩa
cho đồng bào thuộc diện chính sách và 4.923 nhà tình thương cho đồng bào Khmer
nghèo, đến 2005 số lượng nhà tình thương tỉnh đã xây dựng và bàn giao cho hộ
nghèo Khmer lên đến 11.120 căn với kinh phí thực hiện trên 55 tỷ đồng. Hơn nữa,
tỉnh hỗ trợ đời sống cho 3.142 hộ nghèo với kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng, hỗ trợ cho
2.884 hộ vay vốn sản xuất với tổng số tiền 2,3 tỷ đồng. Tỉnh còn triển khai các
chính sách hỗ trợ sản xuất, đời sống, thực hiện trợ giá, trợ cước cho đồng bào
Khmer với kinh phí thực hiện trên 30 tỷ đồng; phối hợp lồng ghép các chương trình,
dự án tài trợ của các nước, tổ chức phi chính phủ và ngân sách của tỉnh đầu tư hàng
năm hàng chục tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa trong vùng đồng bào
dân tộc Khmer. Trong 5 năm (2001-2005), các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn
tỉnh đã phát vay 514 tỷ đồng, trong đó ngân hàng chính sách xã hội đã phát vay 34
tỷ cho đồng bào Khmer. Từ kết quả thực hiện các chương trình, dự án và chính sách
xóa đói giảm nghèo nêu trên, tính đến nay toàn tỉnh có 100% xã vùng đồng bào
Khmer có đường xe môtô liên xã, 93/105 xã phường, trị trấn có đường ôtô, 100% xã
phường, thị trấn có trạm y tế và trường trung học cơ sở; 74,75% hộ có điện sử dụng,
66,26% hộ dân Khmer sử dụng nước sạch. Toàn tỉnh có 7300 hộ dân tộc Khmer
thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 42,92% năm 2001 xuống còn khoảng
28% năm 2003, đến năm 2005 còn 25% và năm 2007 còn 20%.
Cụ thể huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã có những khởi sắc từ chương trình
135. Long Phú có số lượng đồng bào dân tộc Khmer trên 13.000 người chiếm 33%
dân số toàn huyện, có 8/15 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (hưởng chương trình
135). Năm 1999, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer chiếm 42%; đời sống gặp
nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, số hộ không có đất sản xuất
còn khá cao (chiếm 27%). Trong 5 năm qua, tận dụng các nguồn vốn từ chương
trình 135 của Chính phủ. Long Phú triển khai thực hiện xây dựng 39 công trình cơ
sở hạ tầng nông thôn, trong đó có 23 công trình đường giao thông nông thôn kết
hợp làm thủy lợi tạo nguồn, 12 cây cầu bê tông thay cầu khỉ, hai công trình điện
thắp sáng, xây dựng chợ nông thôn, cấp phát hơn 30 tấn muối iốt…Các công trình
này được triển khai chủ yếu ở các xã đông đồng bào dân tộc Khmer thuộc chương
trình 135. Nhằm giúp đồng bào Khmer cải thiện đời sống đạt hiệu quả, huyện Long
Phú thường xuyên kết hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh tổ chức các lớp chuyển
giao khoa học kỹ thuật, sử dụng giống lúa mới đạt hiệu quả kinh tế cao, trồng nấm
rơm, chăn nuôi gia súc…thu hút đông đảo đồng bào Khmer tham gia. Ngoài ra,
huyện còn tranh thủ các nguồn vốn, chương trình trợ giá, trợ cước của Trung ương
phân bổ cho các xã như: hỗ trợ bò sind, cấp phát tập cho học sinh, muối iốt cho các
hộ Khmer nghèo.
Trong năm 2006, huyện Long Phú đã triển khai xây dựng 500 căn nhà tình
thương, miễn giảm học phí, cấp học bổng, sách giáo khoa cho con em đồng bào dân
tộc Khmer, ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng. Hiện nay tỷ lệ học
sinh Khmer đến trường ngày càng tăng. Huyện có trường THCS dân tộc nội trú
được xây dựng tại xã Tân Hưng. Đội ngũ giáo viên người dân tộc Khmer không
ngừng tăng về số lượng, trình độ nghiệp vụ; bà con Khmer trong huyện được vay từ
ngân hàng để phục vụ sản xuất hàng năm hàng chục tỷ đồng. Có 8/15 xã trong vùng
đông đồng bào Khmer của huyện đều có trạm y tế, các dự án chăm sóc sức khỏe
được triển khai và thực hiện tốt. Đông đảo chị em tích cực tham gia thực hiện
chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, 9.222/9.675 chị thực hiện tốt các biện
pháp tránh thai.
Bện cạnh đó, nhà văn hóa ấp Khoan Tàng, thị trấn Long Phú hoạt động rất
tích cực, các phong trào văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên và rộng rãi.
Toàn huyện có 15 đội thông tin lưu động cơ sở. Trong đó, có một đội thông tin lưu
động người Khmer, mỗi phum sóc đều có đội văn nghệ phục vụ nhân các ngày lễ
hội. Trong huyện 9/13 ngôi chùa Khmer có phòng đọc sách; trạm truyền thanh
huyện Long Phú có chương trình tiếng Khmer phát sóng hai buổi/ngày…nên từ đó
mức hưởng thụ văn hóa, văn nghệ trong vùng đồng bào Khmer từng bước được
nâng cao. Đến nay, toàn huyện có 32.490 hộ, 32 ấp, 46 khu dân cư có đông đồng
bào Khmer sinh sống đạt tiêu chuẩn văn hóa. Hiện Long Phú có 60% hộ Khmer sử
dụng điện lưới quốc gia, 63% hộ có giếng nước sạch sử dụng, 55% hộ có phương
tiện nghe nhìn, tất cả các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer có đường ôtô đến
trung tâm xã, hệ thống đường giao thông liên ấp được xây dựng khang trang, 100%
xã có trạm y tế, có 13 chùa dạy tiếng Khmer, có hai trường vùng dân tộc được xây
dựng thành trường chuẩn quốc gia, số hộ Khmer nghèo của huyện giảm còn 27%,
hộ khá giàu chiếm hơn 11%, nhiều ngành nghề truyền thống phát triển, thương mại,
dịch vụ nông thôn vùng đồng bào dân tộc đang từng bước khởi sắc. Nhờ đó, ngày
càng nhiều gương điển hình trong lao động sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật nên kinh tế gia đình khá hơn góp phần làm giàu quê hương. Phấn khởi
trước sự thay đổi của đồng bào Khmer địa phương, ông Lý Thành Hưng trưởng
phòng Dân tộc -Tôn giáo huyện Long Phú cho biết: “Nhờ hưởng lợi từ các chương
trình 135, 134 của Chính phủ, nhiều hộ Khmer không chỉ nâng cao được nhận thức
trong đời sống sản xuất, sinh hoạt mà nhân cơ hội còn vươn lên đổi đời làm giàu
chính đáng”.
Bện cạnh sự phát triển của Long Phú, Huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cũng
đang trên đường đổi mới. Vĩnh Châu là huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống
chiếm 52,27% dân số (với 78.800 nhân khẩu). Toàn huyện có 9/10 xã đặc biệt khó
khăn được hưởng chương trình 135, 134 của Chính phủ. Thời gian qua, Vĩnh Châu
triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách chăm lo đời sống
đồng bào dân tộc Khmer. Từ nhiều ngồn vốn Vĩnh Châu tập trung đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng thiết yếu, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội vùng đông đồng
bào Khmer sinh sống. Nhờ vậy, sau hơn bảy năm thực hiện chương trình 135 và hai
năm thực hiện chương trình 134, đời sống vất chất và tinh thần của bà con ngày
càng được cải thiện, nâng cao.
Cuộc sống mới của đồng bào Khmer Vĩnh Châu có được là thành quả từ các
chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư,
cùng với việc hỗ trợ nâng cao đời sống giúp bà con Khmer thay đổi cách nghĩ, cách
làm, mạnh dạn đầu tư sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào cơ cấu mùa vụ, đa
dạng hóa vật nuôi, cây trồng đạt hiểu quả kinh tế khá cao. Thực hiện chính sách trợ
giá, trợ cước. Những năm gần đây, Vĩnh Châu được phân bổ kinh phí 3,6 tỷ đồng,
hỗ trợ hai mặt hàng là muối iốt và giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế. Trong
đó, có dự án hỗ trợ giống củ hành tím, tôm sú giống, nuôi bò lai sind, trồng tre lấy
măng…góp phần nâng cao trình độ, kinh nghiệm sản xuất và đời sống cho 1.783 hộ
khmer nghèo. Ngoài ra, Vĩnh Châu còn thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người
nghèo. Trong hai năm (2004 - 2005) bằng nhiều nguồn vốn, Vĩnh Châu đầu tư hơn
9,4 tỷ đồng xây dựng 1.754 căn nhà cấp cho hộ khmer nghèo đang bức xúc về nhà
ở. Năm 2006, từ nguốn vốn chương trình 134, huyện hỗ trợ xây dựng 1.100 căn nhà
tình thương với tổng kinh phí 8,48 tỷ đồng, mỗi căn trị giá 7,7 triệu đồng, trong đó
vốn tự có của bà con là 1,88 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Vĩnh Châu còn tập trung xây
dựng các thiết chế hoạt động văn hóa cơ sở, xây dựng và đưa vào hoạt động 5 nhà
văn hóa ở các xã với kinh phí 2,5 tỷ đồng và 21 ngôi chùa được phát triển như một
trung tâm văn hóa cộng đồng, phục vụ cho các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa,
điểm dạy tiếng Khmer, đọc sách báo, nhiều chùa được cấp tivi, loa phát thanh…
Từ những dự án đầu tư cụ thể thiết thực, đời sống tinh thần của bà con
Khmer Vĩnh Châu ngày được cải thiện. Đồng bào Khmer rất phấn khởi, đồng tình
với chủ trương của Đảng, Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, áp dụng khoa học
kỹ thuật vào đồng ruộng, biết chọn cây, con giống có hiệu quả kinh tế gắn với thị
trường tiêu thụ. Hiện nay, toàn huyện có gần 5.000 nông dân Khmer đạt danh hiệu
“sản xuất kinh doanh giỏi”, có trên 65 hộ có điện lưới quốc gia sử dụng, 100% xã
có đường ôtô đến trung tâm xã, số hộ nghèo giảm còn 28%, có gần 80% hộ Khmer
được công nhận “gia đình văn hóa”, đời sống văn hóa của bà con Khmer được giữ
gìn và phát triển.
Trong những năm gần đây, với sự đầu tư của Nhà nước, nền giáo dục trong
vùng đồng bào Khmer Sóc Trăng có nhiều thay đổi căn bản. Việc huy động trẻ em
trong độ tuổi đến trường, công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được triển
khai rộng rãi, số lượng học sinh Khmer ngày càng gia tăng. Năm học 2006 - 2007,
toàn tỉnh có 67.993 học sinh Khmer các cấp, trong đó mẫu giáo có 6.057 cháu; tiểu
học 40.319 em, trung học cơ sở 16.564 em, trung học phổ thông 5.053 em. Ở năm
học này, ngành giáo dục Sóc Trăng vẫn tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện giảng
dạy tiếng Khmer cho những học sinh Khmer ở các cấp học từ lớp 1 đến lớp 12. Đối
với bậc tiểu học thì việc giảng dạy tiếng Khmer là 4 tiết/tuần, ở THCS và THPT là 2
tiết/tuần. Tất cả học sinh người dân tộc được miễn học phí theo tinh thần Chỉ thị 68-
CT/TW ngày 18/04/1991 của ban Bí thư Trung ương Đảng. Ngoài ra, các em còn
được hỗ trợ tập, viết, sách giáo khoa Khmer để tạo mọi điều kiện cho các em học
sinh người dân tộc được đến trường. Chất lượng dạy tiếng Khmer ở các cấp học
(học kỳ I năm học 2006 - 2007) được Sở giáo dục tỉnh Sóc Trăng thống kế như sau:
- Cấp tiểu học: Có 32.843 học tham gia học chữ Khmer
Học lực tiếng dân tộc
Giỏi Khá Trung bình Yếu
2.452 6.879 15.033 8.479
- Cấp THCS: Có 11.981 học sinh tham gia học chữ Khmer
Học lực tiếng dân tộc
Giỏi Khá Trung bình Yếu
342 917 10.507 215
- Cấp THPT: Có 1.986 học sinh tham gia học chữ Khmer
Học lực tiếng dân tộc
Giỏi Khá Trung bình Yếu
104 275 1.012 505
Nguồn- Báo cáo tổng kết học kỳ I 2006 - 2007 (Sở Giáo dục tỉnh Sóc Trăng)
Quy mô dạy - học tiếng khmer năm học 2005 - 2006: Sóc Trăng tổ chức
giảng dạy tiếng khmer đại trà, được đánh giá xếp loại ghi vào học bạ bình đẳng như
các môn khác. Về quy mô trường, lớp, số học sinh ở các cấp học:
Cấp tiểu học có 111/266 trường với 41.582/123.429 học sinh, học tiếng
khmer là 36.060 học sinh.
Cấp THCS có 85/101 trường với 31.602/77.101 học sinh, học tiếng khmer là
16.024 học sinh
Cấp THPT có 15/27 trường với 5379/30.145 học sinh, học tiếng khmer là
1.965 học sinh.
Chất lượng học tập tiếng khmer của học sinh trong cuối năm học 2005-2006
tính chung các cấp học: khá, giỏi là 20,6%, trung bình 54,9%.
Thế nhưng ngành giáo dục chưa đủ giáo viên để tổ chức các lớp dạy song
ngữ theo hệ thống giáo dục vùng đông đồng bào dân tộc Khmer, chính quyền địa
phương cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy chữ khmer; tiếp tục vận động
các chùa tổ chức các lớp dạy chữ dân tộc trong dịp hè. Cần có chính sách hỗ trợ một
phần kinh phí, quỹ xây dựng trường lớp, xem xét việc miễn giảm học phí và cấp
sách vở, bút viết cho con em gia đình Khmer nghèo đói, khó khăn. Nhiều chùa
Khmer đã được chính quyền địa phương và Nhà nước khen thưởng.
Trường Paly khu vực Nam Bộ ở Sóc Trăng đã đào tạo nhiều khóa về chữ
Paly và Phật học cho các sư sãi Khmer. Năm 1994 trường sơ cấp Paly được đổi tên
thành trường trung cấp bổ túc văn hóa Paly theo quyết định số 3.597 của chủ tịch ủy
ban nhân tỉnh. Ngày 20/12/2004, trường chính thức trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào
tạo. Mục tiêu đào tạo của trường là: nâng cao dân trí, trình độ tiếng Paly cho các sư
sãi khu vực Nam bộ, đồng thời đào tạo nguồn cán bộ phục vụ địa phương. Nhiều
học viên sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ địa phương như: Lâm Chia, Đỗ Hoàng
công tác tại Ban dân tộc tỉnh Sóc Trăng, Lâm Dên (đài truyền hình Sóc Trăng).
Thời gian đào tạo của trường là bốn năm từ lớp 6 đến lớp 12 (trong đó có hai năm
ba lớp). Tính đến năm học 2004 - 2005, nhà trường đã đào tạo 12 khóa với 235 học
viên tốt nghiệp phổ thông trung học và được cấp chứng chỉ trung cấp Paly.
Tuy nhiên, trong công tác giáo dục và đào tạo, trường bổ túc văn hóa Paly
còn bộc lộ nhiều bất cập: tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm 2004-2005 chỉ đạt 47,7%; cở
sở vật chất phục vụ việc dạy và học còn thiếu thốn; chữ Paly có nguy cơ bị mai một;
đội ngũ giáo viên giảng dạy chữ Paly còn thiếu và yếu. Hiện Sóc Trăng có trên
2.400 giáo viên là người dân tộc Khmer, trong đó gần 1.000 giáo viên dạy song ngữ
bậc tiểu học, trên 85 giáo viên dạy tiếng khmer bậc THCS và THPT.
Để nâng cao chất lượng học tập và đời sống cho học viên trường Bổ túc văn
hóa Paly cần xây dựng kế hoạch đổi mới chương trình và phương pháp; đầu tư hoàn
thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; cần nâng mức học bổng và tổ
chức lao động sản xuất để đảm bảo đời sống cho học viên; cần có quy chế quản lý
và chính sách hỗ trợ về tài chính cho giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi nhằm
khuyến khích họ trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn…
Trong giai đoạn hiện nay, các sư sãi ở các chùa không ngừng nâng cao trình
độ học vấn cho mình, vì đây là những người có uy tín và được đồng bào tin tưởng.
Về bản thân các sư sãi Khmer trong thời gian qua có những nét mới. Những thế hệ
sư sãi luôn chú trọng đến việc nâng cao kiến thức Phật học cũng như những hiểu
biết khoa học hiện đại, một số còn tham gia các khóa Phật học tại thành phố Hồ Chí
Minh và Cần Thơ. Nhiều sư sãi bỏ thời gian học tiếng Anh và tin học tại các trung
tâm hoặc các trường chuyên và sau đó trở về địa phương dạy cho thanh niên Khmer.
Có thể thấy rằng, trình độ Phật học, kiến thức khoa học và cả nhận thức
chính trị của sư sãi Khmer tuổi trẻ ngày nay đã được nâng cao không chỉ giúp cho
việc tu hành mà còn nâng cao mặt bằng dân trí vùng đồng bào dân tộc Khmer vốn
còn nhiều hạn chế.
Từ năm 2002 – 2006, thực hiện chế độ cử tuyển, tỉnh đã đưa 509 học sinh
Khmer đi đào tạo ở các trường (đại học 121 em, cao đẳng 14 em, các trường trung
học chuyên nghiệp 124 em, đào tạo nguồn 250 em). Toàn tỉnh đã xây dựng 5 trường
dân tộc nội trú, gồm 1 trường của tỉnh và 4 trường của các huyện: Mỹ Xuyên, Mỹ
Tú, Vĩnh Châu, Long Phú; với 1.584 học sinh (hàng năm chiêu sinh khoảng 420
học sinh). Tỉnh vừa hoàn thành và đưa vào hoạt động trường dân tộc nội trú ở các
huyện Thạnh Trị và Kế Sách. Trường trung cấp Paly Bổ túc văn hóa Paly trung cấp
Nam Bộ được thành lập từ năm 1994 để dạy song ngữ Việt – Khmer và chữ Paly
cho các sư sãi khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, qua đó đã tuyển 673 tăng sinh
trong các tỉnh và 285 tăng sinh đã tốt nghiệp. Đến học tại trường trung cấp Paly
Nam Bộ, các sư sãi được nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức đạo Phật và các
kiến thức xã hội, các tăng sinh đến từ các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà
Vinh, Tây Ninh…đều được ở khu kí túc xá khang trang để thuận tiện cho việc học
hành. Ngoài các môn học Khmer và phạn ngữ, các tăng sinh còn được học các môn
học phổ thông từ chương trình cấp II cho hết cấp III theo quy định của Bộ Giáo dục
- Đào tạo. Cho nên sau khi tốt nghiệp, ngoài việc nâng cao hiểu biết về chữ Khmer,
các vị tăng sinh còn đủ điều kiện để tiếp bước vào giảng đường đại học, cao đẳng.
Thời gian qua tỉnh đã quan tâm tạo điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất giúp
trường hoạt động có hiệu quả. Ngoài việc đã nâng cấp và mở rộng trường với kinh
phí 19 tỷ 335 triệu đồng; hiện đang đầu tư thêm 6 tỷ 500 triệu đồng để xây dựng
nhà ăn cho tăng sinh. Hàng tháng mỗi tăng sinh được trợ cấp 280 ngàn đồng.
Năm học 1992 - 1993 là năm đầu tiên ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sóc
Trăng khởi đầu hoạt động trong hoàn cảnh mới tách từ tỉnh Hậu Giang (4/1992).
Tổng kết 10 năm (1993 - 2002), Sóc Trăng đạt được nhiều thành tựu trong công tác
giáo dục vùng đồng bào Khmer:
Về quy mô đào tạo
Số lượng học sinh phổ thông tăng lên rõ rệt, nhất là học sinh Khmer. Tổng số
học sinh Khmer năm 2002 - 2003 tăng gấp đôi so với năm 1992 - 1993. Trong đó
học sinh Khmer bậc THCS tăng bốn lần, cấp THPT tăng gần mười lần. Đây là kết
quả của chính sách cử tuyển, miễn giảm học phí và đào tạo nguồn cán bộ người dân
tộc Khmer của Đảng và Nhà nước thông qua hệ thống các trường phổ thông dân tộc
nội trú tại địa bàn tỉnh.
Sự phát triển số lượng học sinh người Khmer ở Sóc Trăng
Năm
Tổng số học sinh
Khmer các cấp
Học sinh
tiểu học
THCS THPT
1992-1993 36.941 31.907 4.290 315
2000-2001 76.179 53.023 16.639 2.989
2002-2003 72.744 53.049 16.033 3.666
Nguồn - [24, tr 118]
Số lượng trường ở các cấp học không ngừng tăng lên, mạng lưới trường học
đã phát triển đến tận phum sóc của người Khmer, tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc
đến trường dễ dàng hơn.
Số trường học ở Sóc Trăng
Năm Trường MN
(nhà trẻ, mẫu
giáo)
Trường
tiểu học
Trường
THCS
THPT
1992-1993 14 131 75 14
2001-2002 38 236 97 23
Nguồn - [24, tr119]
Chất lượng, hiệu quả đào tạo: kết quả tốt nghiệp các cấp của học sinh Khmer
toàn tỉnh có nhiều chuyển biến sau 10 năm.
Nguồn - [24, tr121]
Số liệu trên cho thấy, sau 10 năm số lượng học sinh dự thi tốt nghiệp các cấp
đều tăng (gần ba lần ở cuối cấp tiểu học, hơn năm lần ở bậc THCS và hơn 14 lần
bậc THPT), tỷ lệ đậu tốt nghiệp cũng tăng lên, đặc biệt ở tiểu học và THCS. Hệ bổ
túc văn hóa cũng tăng trưởng về số lượng và kết quả tốt nghiệp. Tuy nhiên, kết quả
thi tốt nghiệp vẫn còn thấp hơn kết quả chung của toàn tỉnh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, từ 1992-1993 đến nay phong trào
thi học sinh giỏi tiếng Khmer cấp tỉnh được tổ chức hàng năm cho học sinh các khối
lớp 5, lớp 9, lớp 12, số học sinh đăng ký dự thi mỗi năm đều tăng.
Để đáp ứng nhu cầu số học sinh ngày càng tăng, cần bồi dưỡng cán bộ, giáo
viên Khmer ở Sóc Trăng và đào tạo sinh viên Khmer ở các bậc cao đẳng, đại học.
Tính đến tháng 9/2002, giáo viên Khmer toàn tỉnh 2.233 người (giáo viên tiểu học
trên 1.700 người, đã chuẩn hóa gần 75%, giáo viên THCS trên 300 chuẩn hóa trên
85%, giáo viên THPT trên 100, chuẩn hóa 90%), trong đó giáo viên dạy song ngữ
(Việt-Khmer) ở bậc tiểu học 1.107 người, giáo viên chuyên dạy bộ môn Khmer ngữ
bậc THPT có 58 người. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đứng vào hàng ngũ của
Đảng là 250 người.
Tốt nghiệp
tiểu học
THCS THPT Bổ túc cở sở
Bổ túc
TH
Năm
Số
dự thi
Tỷ
lệ
(%)
Số
dự thi
Tỷ
lệ
(%)
Số
dự thi
Tỷ
lệ
(%)
Số
dự thi
Tỷ
lệ (%)
Số
dự thi
Tỷ
lệ (%)
1992-1993 2.381 80,5 531 73,8 46 63 40 75 23 91,3
2001-2002 7.897 97 2.766 85 624 68,7 73 98,63 321 98,75
Riêng học sinh Khmer được cử tuyển vào các lớp đại học, cao đẳng, dự bị
đại học, dự bị cao đẳng và trung học chuyên nghiệp từ 1992 - 2002 với tổng số là
667 người, được thống kê như sau:
Năm
Đại học -
cao đẳng
Dự bị ĐH
Dự bị
CĐ
THCN
Tổng cổng
từng năm
1992 14 32 0 0 46
1993 9 40 0 0 49
1994 10 38 0 0 48
1995 16 34 0 0 50
1996 18 25 0 0 43
1997 17 36 0 0 53
1998 16 40 0 0 56
1999 6 25 0 0 31
2000 18 35 0 0 53
2001 24 40 0 0 34
2002 21 38 30 85 174
Tổng cộng: 667
Nguồn - [24, tr 123 ]
Với kết quả đạt được nêu trên về giáo dục dân tộc Khmer trong tỉnh là do
Nhà nước có những chính sách đúng đắn, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến
cơ sở đã quan tâm đúng mức đến phát triển giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc
nói riêng.
Các ban ngành đoàn thể các cấp cũng có sự quan tâm, góp phần tạo mọi điều
kiện phát triển giáo dục vùng dân tộc. Cụ thể như Mặt trận tổ quốc, Ban dân tộc tỉnh
Sóc Trăng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, các
hội quần chúng như: Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, Hội Phật giáo, nhất là ở các
chùa hỗ trợ việc vận động con em dân tộc đi học đúng độ tuổi…Sau 10 năm thực
hiện chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và Hội liên hiệp phụ nữ Sóc
Trăng về công tác xóa mù chữ và hạn chế trẻ em bỏ học, Sóc Trăng được đánh giá
là tỉnh thực hiện tốt và có nhiều sáng tạo cho chương trình góp phần vào thành quả
chung của quốc gia về chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đặc biệt với đối
tượng trẻ em và phụ nữ dân tộc Khmer, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ
kháng chiến.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo
dục tiểu học, khi triển khai chương trình (1992), tỉnh Hội phụ nữ Sóc Trăng phối
hợp với ngành giáo dục thực hiện thí điểm chương trình tại xã Tài Văn, huyện Mỹ
Xuyên (xã đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chiếm 76% dân số của huyện),
có số lượng chị em phụ nữ mù chữ rất cao. Sau khi khảo sát về trình độ văn hóa, thu
nhập, đời sống, tư tưởng tác động đến sự bất bình đẳng trong giáo dục - đào tạo với
phụ nữ và trẻ em gái…Tỉnh Hội tiến hành phân loại đối tượng mù chữ cần phải học
lớp xóa mù chữ hay lớp tình thương. Hội còn tổ chức tuyên truyền vận động chị em
tham gia sinh hoạt tổ, hội ở địa bàn dân cư theo sở thích, ngành nghề, lứa tuổi… để
lồng ghép các lớp xóa mù chữ và lớp tình thương vào hoạt động tại địa bàn. Đối với
chị em, trẻ em mù chữ do khó khăn về kinh tế, Hội vận động chị em tham gia nhóm
“phụ nữ tiết kiệm” để hướng dẫn chị em tính toán làm ăn, thực hành tiết kiệm, đồng
thời lồng ghép học tập để được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp từ nguồn vốn tiết
kiệm, vốn chương trình quốc gia…Bằng cách đó, sau một năm chỉ đạo ở xã Văn Tài
trên 95% chị em là thành viên, hội viên đều thoát mù chữ, kể cả con em của các chị
không biết chữ cũng được đi học các lớp tình thương. Từ kết quả này, Hội phụ nữ
nhân rộng chương trình ra các xã trong huyện và tỉnh. Đến nay 100% các cơ sở Hội
phụ nữ trong tỉnh đã thực hiện tốt công tác này. Hàng năm, tỉnh Hội phụ nữ đều tích
cực tuyên truyền vận động các chị em phụ nữ Khmer đưa con em đến trường, kiến
nghị ngành Giáo dục xét miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn; vận động 43.288 lượt em học sinh bỏ học trở lại trường. Bên cạnh đó, Hội
còn vận động xây dựng quỹ học bổng, tặng 182 suất/năm với trị giá gần 60 triệu
đồng cho các em nữ sinh Khmer vượt khó học tốt. Hơn 10 năm qua các Hội phụ nữ
còn phối hợp tổ chức được 557 lớp xóa mù chữ cho 12.452 lượt người theo học và
717 lớp tình thương, phổ cập giáo dục tiểu học cho 18.705 lượt trẻ em. Vận động tổ
chức quốc tế tài trợ xây dựng 10 cầu giao thông nông thôn và 24 phòng học kiên cố
trị giá gần một tỷ đồng ở các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào Khmer nhằm tạo
điều kiện cho các em học tập. Đối với các lớp xóa mù chữ và lớp tình thương, Hội
còn khuyến khích cán bộ hội phụ nữ cơ sở trực tiếp đứng lớp giảng dạy.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, Sóc Trăng cũng
gặp những hạn chế. Để khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả chương trình trong
thời gian tới, ngoài việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, quan tâm phát triển
các công trình phúc lợi công cộng vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer…bản
thân người đi vận động xóa mù chữ và phổ cập giáo dục phải thực sự có tâm huyết
và trách nhiệm, thuyết phục chị em như người thân trong gia đình để tạo niềm tin
cho họ phấn đấu vươn lên, tham gia học tập nâng cao trình độ.
Song song công tác giáo dục, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế
văn hóa vùng đồng bào Khmer. Tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả và đẩy mạnh
việc xây dựng tụ điểm văn hóa trong các chùa Khmer. Trong 5 năm trở lại đậy Sóc
Trăng xây dựng được 65 tụ điểm văn hóa trong chùa như: tụ điểm văn hóa chùa Tập
Rèn (xã Thới An Hội - Kế Sách); chùa Tắc Rồng (Tham Đôm - Mỹ Xuyên); chùa
Sà Lôn (Đại Tâm - Mỹ Xuyên); chùa Cham pa (phú Tân - Mỹ Tú); chùa Xẻo Me
(Vĩnh Phước - Vĩnh Châu); chùa Sóc Vồ (phường 7 - thành phố Sóc Trăng); chùa
Bốn mặt (Phú Tân - Mỹ Tú), tạo điều kiện để đồng bào sinh hoạt, nâng cao chất
lượng đời sống tinh thần. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm tạo
điều kiện tốt để đồng bào và các sư sãi tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo đúng nghi
thức tôn giáo của dân tộc Khmer, phù hợp với điều kiện kinh tế và đúng quy định
của pháp luật trên tinh thần “vui tươi, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm”. Hiện nay,
tỉnh có một đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp và bốn đoàn nghệ thuật tập thể,
tư nhân; trong đó có ba đoàn nghệ thuật sân khấu dù kê, và đoàn nghệ thuật Rô băm
thường xuyên lưu diễn trong tỉnh và nhiều địa phướng khác trong vùng; nhiều đội
nhóm văn nghệ quần chúng thường xuyên phục vụ tốt nhu cầu của bà con Khmer
thu hút hơn 500.000 lượt người xem. Toàn tỉnh có hai di tích lịch sử trong tổng số
sáu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của tỉnh đã được công nhận (một di tích
kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu là chùa Khleang và di tích danh lam thắng cảnh chùa
Mahtúp - Mã Tộc - Chùa Dơi). Nhà bảo tàng Khmer Sóc Trăng nằm đối diện với
chùa Khleang tạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc khmer tỉnh sóc trăng hiện nay – thực trạng và giải pháp.pdf